Văn học trong nước

Gieo Gió Gặt Bão

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bình Nguyên Lộc

Download sách Gieo Gió Gặt Bão ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

– Uổng quá!
– Gì mà uổng quá? Hảo hỏi chồng và ngó theo hướng nhìn của ông Nho: người ta đông nghẹt trước rạp chiếu bóng hôm đó, không thể biết ông ấy đang nhìn cái gì.
– Gì mà uổng quá? Hảo lập lại câu hỏi.
– Cái áo.
– Áo nào?
– Cái áo đầm của con bé kia kìa.
Hảo chợt để ý đến chiếc áo đầm của một gái bé chừng mười hai tuổi, nhưng bà vẫn chưa hiểu nghĩa tiếng „uổng“ của chồng.
Như đoán được ý vợ, ông Nho cắt-nghĩa rõ:
– Anh nói uổng là uổng cho con bé chớ không phải uổng cho chiếc áo. Con bé kháu-khỉnh, dễ thương như vậy mà mặc áo rất nhà quê.
– Ờ phải. Áo nầy đẹp nhưng lại là áo mua ở tiệm. Hồi mua chắc không đo, nên dài quá. Hoặc có đo nhưng cha mẹ đứa bé không sành, mua dài, nên xem nó quê đi.
– Anh thấy gái bé Tây chỉ mặc ngang đầu gối thôi.
– Đúng như vậy. Nhưng người mình ít hay để ý đến điều đó.
– Thành ra con bé ngộ quá, lại giống thiếm xẩm già.
Hai vợ chồng cười xòa.
Không bảo nhau mà cả hai người đều nhìn hết đứa bé nầy đến đứa bé khác.
Hảo thèm-thuồng cả đến những đứa trẻ gương mặt không dễ thương một chút xíu nào hết. Một chị vé cá kèo – bà đoán thế vì chị ta mặc áo bà ba – dắt một thằng con trai tròn như ốc mít. Hảo chợt khám-phá một điều cũ xì mà như là rất mới lạ: là hạnh-phúc không thể mua được. Chị nọ không biết có đủ tiền cho con ăn quà hay không. Nhưng tất cả sự-nghiệp của vợ chồng bà không giúp bà mua được một đứa con mà hai vợ chồng mong đợi trên mười năm rồi.
Một bà sang trọng đang túi-bụi với bầy con sáu đứa gần xấp xỉ tuổi nhau, ý chừng sanh năm một. Bà vừa mắng thằng lớn nó hốt đậu rang mà chọi vào con của người khác thì hai đứa giữa đánh nhau để giành kẹo, trong khi đứa bé hơn hết, trợt chơn ngã lăn cù. Trông bà ấy thật là khổ-sở vì bầy con. Nhưng Hảo chỉ mong được khổ-sở như thế.
Nhìn trẻ giây lâu, bà sực nhớ đến chồng, nhưng bà không dám ngó ông Nho. Hơn một lần, vào những trường-hợp như vầy, bà đã bắt gặp đôi mắt trách-móc của ông. Ý-nghĩ của chồng về sự hiếm-hoi của bà, bà thấy là bất-công. Mặc dầu vậy, bà vẫn nghe mình có lỗi, nên cứ sợ đôi mắt phàn-nàn kia. Nếu nó không phàn-nàn thì nó buồn buồn khiến bà nghe xót-xa làm sao!
Nhưng rốt cuộc rồi bà cũng ngó chồng.
Ông Nho đang nhìn một cô gái luống tuổi, đứng với nhiều bạn gái khác. Cô gái không đẹp gì cho lắm, nhưng tròn-trịa, có gương mặt dễ thương. Không hiểu vì sao Hảo cảm-giác cô ta là con gái. Bề ngoài có dấu hiệu gì rõ-rệt đâu để phân biệt một thiếu phụ và một cô gái?
Theo bản-năng sai-khiến, bà vội kéo tay chồng đi vào phòng chiếu bóng liền.
Phiên chiếu đến đoạn cô đào hát ấy vừa diễn xong một màn kịch vội-vàng chạy vào buồng mình để cho con bú; đứa bé được người nhà bồng đến. Câu chuyện xưa, về thuở mà đào hát bên Âu-châu còn khổ không kém đào hát của ta.
Ông Nho nghiêng mình qua, giảng thầm cho vợ nghe:
– Em thấy nghệ-thuật của người ta khéo lắm không? Họ không chụp cô đào vạch vú ra cho con bú ngay trước mặt mình, không phải vì sợ lòi vú trước mặt thiên hạ, khó coi, mà vì cảnh ấy lạt phèo, không diễn-tả nổi tình ý gì hết.
Đàng nầy họ chụp cô đào đưa lưng về phía mình. Ta chỉ thấy cái lưng, và bên hông cô đào một bàn chơn trẻ ló ra. Bàn chơn ấy co quíu lại lần lần, diễn tả mãnh liệt nỗi sung-sướng của đứa bé đang đói, được bú vú mẹ.
– Kín-đáo dữ vậy à? Rồi làm sao khán-giả hiểu nổi.
– Xem phim quen là hiểu ngay. Người không quen mà thông minh, cũng hiểu ngay được.
– Nhưng bí-hiểm làm chi vậy?
– Không, người ta có cố bí-hiểm đâu. Tả bằng hình-thức khác thì xoàng quá, thì người ta phải tả bằng hình-thức tâm-lý. Rủi-ro hình thức nầy lại khó hiểu, chớ ai muốn thế làm chi.
Nhưng tại sao chánh-trị, khoa-học, em cần học để hiểu còn nghệ-thuật thì em đòi sanh ra là hiểu ngay?
– Vi nghệ-thuật phải phổ-thông.
– Nếu nó phổ-thông được thì càng tốt. Nhưng làm thế nào mà ai cũng hiểu được. Hồi anh mới cưới em, em cứ cho áo màu đọt chuối là đẹp. Bây giờ em thấy màu ấy quê, rồi lại cười những cô gái quê khác sao thích màu đó. Anh cho khiếu thẩm-mỹ của em bây giờ là đúng. Mà phải qua một thời-gian giáo-dục thẩm-mỹ. Hồi còn con gái, em có hiểu ngay rằng màu đọt chuối là quê đâu. Nếu hây giờ anh vẽ cô gái mặc áo màu đọt chuối, mấy cô gái quê thích ngay, vì họ thấy màu ấy đẹp. Nhưng em và phần đông lại không thích thì bảo sao?
Bà Nho không thèm nghe chồng nói nữa, chỉ thèm cái khổ của cô đào khổ trên màn bạc, và suốt phiên đầu bà chỉ nghĩ vơ vẩn về một cuộc đánh đổi đời bà với đời bất kỳ người phụ-nữ nghèo nàn nào, miễn là không tuyệt-tự như bà.
Phim sau dành riêng cho trẻ em, nên hôm đó các bậc cha mẹ dẫn trẻ theo rất đông.
Phim chiếu tích „Thằng út đi giày bảy dậm“. Tích rằng: nhà tiều-phu kia có bảy đứa con, không đủ sức nuôi nên vợ chồng lén bàn mưu với nhau đem con lên rừng sâu rồi bỏ trốn về, mặc chúng ra sao thì ra. Trong bảy đứa con nhà thợ rừng ấy, thằng út là thông minh hơn cả, v.v…
Ông Nho chắc đã cố ý đưa bà đi xem phim hôm nay, tại rạp nầy. Toàn trẻ con là trẻ con: trẻ con trước rạp, trẻ con trong rạp, trẻ con trong phim sau.
Không rõ chồng nghĩ gì, chớ riêng bà, bà không vui. Yêu trẻ, bà vẫn yêu hơn ai hết. Nhưng mà nhắc-nhở trắng-trợn như thế nầy, sao mà nó đau lòng quá.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button