Văn học trong nước

Cánh Phượng Tình Thơ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thu Trinh

Download sách Cánh Phượng Tình Thơ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mùa hè năm 1972 hai anh em tôi được mẹ gửi lên ở nhà dì Hai ở thị trấn Bảo Lộc để đi học. Lúc đó anh Quang Hùng bắt đầu vào lớp 11 và tôi bắt đầu vào lớp 9. Dì Hai có tất cả bốn người con, chị Bích Phượng lớn nhất, sau hai lần thi tú tài không đậu chị bỏ con đường đi học chỉ ở nhà phụ dì Hai buôn bán, trông nom nhà cửa và nấu nướng. Anh Quốc Dũng cùng tuổi với tôi học lớp 9. Hai người con còn lại của dì nhỏ tuổi hơn chúng tôi, chị Bích Dung học lớp 5 và anh Quốc Trung học lớp 6.
Dì Hai có một cửa tiệm bán gạo ngoài chợ, dì là người cai quản và đứng bán chính, chị Bích Phượng mỗi ngày ra phụ với dì vào buổi sáng lúc chợ đông người. Gần trưa, chị Phượng về nhà nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa, đến chiều chị mới quay ra lại tiệm phụ dì Hai dọn hàng và đóng cửa. Dượng Hai làm hành chánh cho phòng bưu điện của thị trấn. Dượng làm công chức nên ngày nào cũng ‘sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về’. Buổi trưa thì dượng ghé về nhà để ăn cơm và ngủ trưa, sau đó lại quay lại văn phòng làm việc đến chiều mới về.
Sau khi gửi hai anh em tôi lên ở trọ nhà dì Hai, mẹ tôi vẫn tiếp tục ở lại Sài Gòn đi làm. Tháng tháng mẹ gửi tiền lên cho dì Hai để phụ giúp trả tiền chi phí ăn uống và học hành cho anh em tôi. Dì Hai nhất định không bao giờ chịu lấy số tiền này. Dì nói rằng gia đình dì đủ dư giả để nuôi thêm anh em tôi, cháu chắt trong nhà dì không muốn tính toán những chuyện nhỏ nhặt như vậy. Tuy nhiên mẹ tôi không chịu, mẹ nói nếu dì Hai không lấy tiền thì mẹ sẽ không nhờ nữa và sẽ đem anh em tôi trở về lại Sài Gòn. Dì Hai chẳng đặng mới nhận tiền. Dì chỉ lấy một số nhỏ làm tượng trưng, nói tiền này dì để cho anh em tôi may quần áo mặc, mua sách vở đi học và để xài riêng khỏi phải xin ai.
Dì Hai thương mẹ con tôi lắm. Dì là chị lớn nhất trong nhà, mẹ tôi là em gái kế dì, theo sau là Cậu Tư và cậu Út. Dượng Hai chồng của dì Hai thì hiền như cục bột. Dượng để vợ mình toàn quyền quyết định trong nhà muốn làm gì thì làm. Tính đàn ông không để ý tới những việc vặt vặn trong nhà, chuyện hai anh em tôi đến ở cũng không gây phiền hà gì cho dượng. Dượng nói, thật ra anh em tôi đã mang những điều lợi cho gia đình dượng. Thứ nhất, vì có anh Quang Hùng, dượng cảm thấy yên tâm có người cho dượng nhờ cậy canh chừng anh Quốc Dũng. Anh Quang Hùng trở thành người giám thị không chính thức của anh Quốc Dũng. Dượng Hai giao cho anh nhiệm vụ để ý dò la xem anh Quốc Dũng có hay đi chơi bời lêu lổng hay không, có trốn học hay không và học hành như thế nào ở trong trường. Điểm lợi thứ hai mà dượng thấy, đó là tôi có thể kèm chị Bích Dung và anh Quốc Trung học và làm bài ở nhà. Ai cũng biết tôi học giỏi mà lại kiên nhẫn, dạy kèm cho hai anh chị nhỏ học thật không ai bằng. Có tôi, dượng tiết kiệm được tiền, đỡ phải gửi hai con nhỏ đi học kèm với người khác.
Hai anh em tôi được gia đình dì Hai đón nhận vào ở trong nhà một cách nồng nhiệt và mọi người ai cũng thương chúng tôi. Có lẽ tình chị em thắm thiết giữa dì và mẹ tôi trong nhiều năm đã ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong hai gia đình. Là anh chị em bạn dì nhưng chúng tôi thương nhau không khác gì anh chị em cùng cha mẹ. Anh Quang Hùng được ở chung phòng với anh Quốc Dũng và Quốc Trung, còn tôi thì ở chung phòng với chị Bích Dung.
Để hiểu tại sao anh em tôi phải đi trọ học nhà dì Hai thì phải đi tìm hiểu về chuyện của cha mẹ tôi. Chuyện của cha mẹ tôi nếu đem ra kể có lẽ có thể viết thành một quyển tiểu thuyết dầy. Cha và mẹ tôi đã bắt đầu kết hợp với nhau bằng một cuộc tình lãng mạn thơ mộng thời sinh viên, nhưng lại kết thúc bằng một đổ vỡ đắng cay chua chát. Cha tôi người Huế, nhà ở Đà Lạt xuống Sài Gòn học đại học. Lúc đó nhà ông bà nội trên Đà Lạt rất giầu, làm chủ nông trại rau và trái cây lớn. Họ mong rằng cha sau khi ra trường sẽ có đủ kiến thức để phát triển ngành nghề cho gia đình. Mẹ tôi là gái miền nam, sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, sinh viên cùng trường với cha tôi nhưng nhỏ hơn hai khóa.
Cha và mẹ đã gặp nhau, quen nhau và yêu nhau. Cuộc tình của họ là một cuộc tình đẹp và thơ mộng nhưng lại lắm gian nan. Về phía mẹ tôi thì không có gì trở ngại vì bà ngoại bận buôn bán suốt ngày, ít để ý đến con gái. Bà ngoại lại là người dễ dãi nên cũng không la rầy gì. Cha tôi cũng được coi là đẹp trai, lại thêm con nhà giầu, như vậy thật không có gì đáng để bà ngoại phản đối hay ngăn cản. Sự phản đối đã có thật ra là từ phía gia đình nội tôi.
Gia đình cha tôi là người Huế, nghe nói khi xưa lâu lắm rồi ông tổ ông cố cũng thuộc vào hàng quan đời nhà Nguyễn. Sau này khi nhà Nguyễn suy sụp, ông cố đem gia đình vào Đà Lạt định cư lập nghiệp. Sang đến đời ông bà nội, ông bà vẫn mang nặng tính khắc khe và cổ hủ. Ông bà nội lúc nào cũng coi trọng mặt mũi bề ngoài và muốn giữ gìn sự cao quý của giòng dõi. Lâu trước khi cha tôi vào Sài Gòn học đại học, ông bà nội đã có ý muốn cha tôi lấy một cô gái thuộc một gia đình giầu có trên Đà Lạt và cũng là con gái của người bạn thân quen của bà nội. Tuy nhiên cha tôi không chịu, cha nói cha không thể lấy vợ mà không có tình yêu. Cha nói cái thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đó cổ hủ phong kiến đã qua rồi, thanh niên thời đại mới phải được quyền tự do luyến ái và lấy người mình yêu.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button