Lịch sử - địa lý

Xứ Đông Dương

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Paul Doumer

Download sách Xứ Đông Dương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Các bạn đang cầm trong tay cuốn sách do Alpha Books xuất bản, với nhan đề gợi lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động và bi thương mà Việt Nam và các nước láng giềng đã trải qua: Xứ Đông Dương, được dịch nguyên bản từ tiếng Pháp: L’Indo-Chine française. Tác giả cuốn sách là một trong những người dấn thân và là yếu nhân góp phần tạo ra giai đoạn lịch sử nói trên; đó là ông Joseph Athanase Paul Doumer, từng là Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), sau này là Tổng thống Cộng hòa Pháp (1931-1932).

Cuốn sách thuộc thể loại hồi ký đúng như tên gọi và tác giả cũng khẳng định trong Lời mở đầu: “Người ta yêu cầu tôi sắp xếp lại các ký ức của mình, đặc biệt dành cho giới trẻ, cho những con người sẽ là công dân, những người lính của ngày mai”. Nhưng đọc hết cuốn sách, bạn sẽ thấy nội dung của nó rất hấp dẫn, vượt xa khỏi thể loại hồi ký vì trước tiên, cuốn sách đã tạo cho tác giả một cơ hội lý tưởng để đưa ra những nhận xét, đánh giá, thậm chí cả lời khuyên mang đậm nhãn quan chiến lược về nhiều lĩnh vực của một chính trị gia, một nhà quản lý đầy kinh nghiệm và có nhận thức sâu sắc về thời cuộc.

Ngay ở Lời mở đầu, tác giả đã phân tích tường tận bối cảnh – có thể nói rất phức tạp – dẫn đến việc ông được bổ nhiệm Toàn quyền Đông Dương. Đó là cuộc tranh cãi quyết liệt, chia rẽ sâu sắc chính giới Pháp liên quan đến câu hỏi liệu hệ thống thuộc địa Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng có lợi ích gì đối với chính quốc không trong khi nước Pháp luôn phải trợ cấp cho xứ sở này? Bản thân ông Doumer là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất sự gắn bó của Pháp với hệ thống thuộc địa. Nhưng ông lại là ứng cử viên lý tưởng được mọi phe phái chấp nhận. Trên thực tế, Paul Doumer, người rất am hiểu về Đông Dương vì đã từng là báo cáo viên về ngân sách cho các xứ thuộc địa tại Nghị viện Pháp, được cả giới chính trị lẫn thuộc địa nhìn nhận là “người cần có tại đó” và “không thể không [được] trao chính quyền Đông Dương” để cứu vãn thuộc địa và xây dựng nên một bộ máy thống trị của Pháp phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa lần nhứ nhất tại Đông Dương.

Chương I – Từ Paris đến Sài Gòn ghi lại hành trình đi nhậm chức của ông. Ở mỗi xứ sở ông dừng chân, từ Ai Cập đến Singapour qua Ấn Độ, Ceylan, tác giả đều đưa ra những đánh giá mang tính chất địa-chính trị vào cuối thế kỷ XIX. Chúng ta cùng đọc những dòng ông viết về Ai Cập: “Điều tạo ra giá trị muôn đời của Ai Cập không nằm ở bản thân đất nước này, dù nó lớn tới đâu, mà nằm ở vị trí tuyệt vời của Ai Cập, nơi tỏa ra các con đường tới các châu lục cổ là châu Âu, châu Á và châu Phi’’. Đã từng là Đại sứ tại Singapour, tôi rất ấn tượng trước tầm nhìn của ông về vị trí chiến lược của quốc đảo này và sau hơn một thế kỷ nó vẫn giữ nguyên giá trị. “Singapour là một trong những cảng tàu bè qua lại nhiều nhất để tới các vùng biển Viễn Đông. Mọi tuyến đường biển đều phải qua đây: châu Âu đi Trung Quốc, Nhật Bản, Sibérie, Đông Dương và Xiêm La. Người ta thấy tầm quan trọng về thương mại và chiến lược của địa điểm này, “cái rốn” của hành tinh. Như mọi người nghĩ, người Anh không để cho nước khác nghĩ tới chuyện chiếm Singapour. Vì thế họ sở hữu gần như mọi điểm giao cắt trên thế giới và giám sát các tuyến hàng hải. Họ muốn làm chủ mặt biển và họ coi Singapour là một trong những cách hữu hiệu để đạt được mục đích đó”.

Các chương II, III, IV, V, VI với tiêu đề là những địa danh, lần lượt là: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên và Ai Lao, vừa được viết theo lối hành văn hồi ký, vừa chứa đựng những kiến thức về lịch sử, địa lý, thiên nhiên, con người, văn hóa của xứ Đông Dương. “Bây giờ là lúc cần đưa ra một khái niệm chính xác hơn về Đông Dương, điều kiện tự nhiên của nó ra sao, chính trị và kinh tế ở đó vào năm 1897 thế nào, và những thay đổi gì đã diễn ra tại đó, tiếp theo là phải gợi lại từng sự kiện và nhen lại ấn tượng mà tôi đã trải nghiệm khi gặp gỡ, khi tiếp xúc với Đông Dương lần đầu”. Qua những trang sách này, bạn đọc sẽ thấy tác giả là một người quan sát rất tinh tế và có khả năng dẫn chuyện hết sức cuốn hút. Dõi theo ngòi bút của ông, ta có cảm giác được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau mang bản sắc riêng và đầy sống động cũng như khuyết tật của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX.

Chương VII được đặt tên một cách kiêu hãnh “Sự trỗi dậy của Đông Dương” là bản tổng kết về sứ mệnh Toàn quyền Đông Dương của tác giả. Theo đó ông tự nhận đã tạo ra “một nền hòa bình vững chắc”, “một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng một hệ thống giao thông cơ bản”. Trong hồi ký, Doumer viết: “Vài tuần sau khi tới nơi, khi đã có cái nhìn khái quát về vùng đất này cũng như làm quen với những con người sẽ là cộng sự của tôi trong công cuộc tổ chức và phát triển thuộc địa, tôi đã gửi một báo cáo tổng thể tóm lược lại tình hình sở tại, đồng thời chỉ rõ những biện pháp thích hợp”. Đó là chương trình bảy điểm được chính phủ Pháp chấp thuận và ông đã quyết tâm thực hiện trong năm năm với trọng trách Toàn quyền Đông Dương. Trước khi rời Đông Dương, Paul Doumer đã nói một cách hào hùng: “Trong năm năm vừa qua, chính quyền trung ương tại Đông Dương đã hoàn thành trọn vẹn bổn phận cai quản một thuộc địa quan trọng…

ĐỌC THỬ

Nỗ lực phải bỏ ra cho việc này chứng tỏ tôi đã không sai lầm khi bảo lưu yêu cầu của chúng tôi tại Nghị viện trong những giới hạn hẹp hơn mức ngài Toàn quyền và ngài Bộ trưởng Thuộc địa, vị đồng nghiệp Guieysse8 của tôi, mong muốn. Ngài Armand Rousseau, ngay từ đầu đã có phần buồn phiền khi phải chứng kiến khoản tiền ông muốn được cấp giảm đáng kể, đã tới trao đổi với tôi về việc này và đề nghị tôi đưa ra bằng chứng cho sự tự tin của tôi: Sở Kiểm tra Tài chính Đông Dương đã được thành lập vào năm trước, theo cái cách mà ngài Toàn quyền hoàn toàn không hay biết và có vẻ như đã đặt toàn quyền dưới quyền giám hộ của nó. Ngài Rousseau quyết liệt bày tỏ rằng cần đưa mọi thứ về lại đúng chỗ, và việc kiểm tra tài chính cần được thực hiện đối với các cơ quan công quyền, nhân danh và đại diện Toàn quyền chứ không phải ngoài sự kiểm soát của Toàn quyền, và thậm chí có lúc chống lại Toàn quyền. Câu trả lời thật dễ dàng: tôi rất vui mừng bày tỏ với ngài Rousseau sự tin tưởng tuyệt đối, và chính tôi cũng vô cùng căm ghét bất kỳ thứ gì có biểu hiện của sự vô tổ chức trong chính quyền để không tiêu hủy mất nguyên do khả dĩ của nó khi người ta báo cho tôi. Sắc lệnh tổ chức Sở Kiểm tra Tài chính lập tức được điều chỉnh.

Ngài Armand Rousseau lên đường đi Đông Dương, và đã không trở về nữa. Ngày 10 tháng Mười hai năm 1896, bức điện khẩn báo tin ông qua đời đến Bộ Thuộc địa. Tôi biết tin qua một người bạn, vị đồng nghiệp của tôi, ông Camille Krantz9, người cũng thân thiết với Armand Rousseau. Chúng tôi vẫn hay nói chuyện với nhau về ngài Toàn quyền, về trách nhiệm nặng nề của ông cũng như lòng can đảm ông thể hiện trong việc thực thi trách nhiệm đó. Cái chết của ông làm cả hai chúng tôi cùng cảm thấy thương tiếc, đau buồn. Hơn nữa, tại Nghị viện, tin dữ này quả là một nỗi kinh hoàng thực sự. Bắc Kỳ không được ưa thích tại đây. Cuộc chinh phục đã phải trả giá bằng quá nhiều máu và tiền bạc. Vùng đất này vẫn chưa được bình định hoàn toàn, và ngoài những chi phí quân sự, nơi này vẫn định kỳ đòi hỏi những hy sinh về tài chính từ chính quốc. Những trận chiến và bệnh tật tiếp tục cướp mất người của chúng ta. Và đây, lại thêm một Toàn quyền mới qua đời, chỉ sau ít tháng nhậm chức tại Đông Dương! Cái tên Armand Rousseau gia nhập vào danh sách những người tiền nhiệm của ông, Richaud10 và Paul Bert11, những nạn nhân của thuộc địa này giống như ông.

Tại cùng phiên họp của Hạ viện nơi tin buồn được công bố, tôi đã viết cho tờ báo Paris tôi cộng tác một bài cáo phó mà tôi sẽ trích ra đây vài dòng. Đến nay tôi cũng sẽ không thay đổi chút nào cái quan điểm mà tôi đưa ra khi đó.

Tôi đã viết:

“Tất cả những ai đã quen biết ngài Rousseau đều thương tiếc ngài, một con người chính trực và nhân hậu, một nhà cai trị tích cực và cẩn trọng. Tựu chung lại, ngài đã ra đi quá sớm, nhưng vinh quang thay một cuộc đời của lao động đầy thành quả, hòa hợp và thanh thản, bất chấp những biến cố ngài đã trải qua. Là kỹ sư hay chính khách, Nghị sĩ, Tổng trưởng hay Toàn quyền, ngài Rousseau vẫn luôn trước sau như một; ngài luôn tiến thẳng về phía trước, trong tâm trí không hề có chỗ cho sự phức tạp quanh co, xa lạ với những toan tính, không thể nhân nhượng những đề xuất vì lợi ích cá nhân.

Con người có trí tuệ mẫn tiệp này trước hết là một người can đảm, theo nghĩa cao nhất của từ này. Người ta có thể trao cho ngài những sứ mệnh phức tạp nhất với niềm tin chắc chắn rằng ít nhất ngài cũng sẽ hoàn tất nó trong danh dự. Không ai, dù là đối thủ hay kẻ thù, từng nghĩ tới việc nghi ngờ sự trung thực của ngài.

Hẳn ngài đã chứng kiến cái chết lại gần mà không hề nuối tiếc hay sợ hãi. Bất chấp những sứ mệnh tốt đẹp ngài còn có thể hoàn thành, bất chấp những điều ngài còn có thể phụng sự cho đất nước mình, thậm chí bất chấp cả những mối liên hệ thân thương ràng buộc ngài với thế giới này, ngài hẳn đã kiêu hãnh đón nhận một đoạn kết quang vinh không kém gì cái chết của người lính trên chiến trường. Thật ít người trong những năm tháng mà chúng ta đang sống lại có niềm vinh quang và kiêu hãnh được chết vì tổ quốc như thế!

Và chính vì sự thịnh vượng, sự vĩ đại của tổ quốc mà ngài Rousseau tận lực tại Đông Dương. Vào thời điểm thế giới già nua đang mơ ngủ của Viễn Đông bừng tỉnh giấc và chuyển mình, nơi các quốc gia Âu châu đang tìm kiếm thuộc địa tranh đua nhau để tới được trước những nơi còn trống, nơi các quốc gia này gắng sức giành lấy phần của mình trên một miền đất mênh mông đang dâng mình cho những ai cần cù nhất, Bắc Kỳ đối với đất nước chúng ta là một căn cứ không gì sánh được cho những hoạt động chính trị và thương mại.

Chính nhờ ngài mà chúng ta mới có thể đến được miền nam Trung Hoa. Các tuyến đường sắt tại Bắc Kỳ, nếu bản thân chúng có giá trị nào đó cho những vùng đất chúng chạy qua, thì chúng có giá trị lớn nhất trong vai trò là phương tiện để thâm nhập vào Trung Hoa. Chúng có thể mở ra cánh cửa xứ sở này, ít nhất là một phần, cho hàng hóa và ảnh hưởng của nước Pháp…”

Ngay sau cái chết của Armand Rousseau, người ta đã bận bịu với việc tìm người kế nhiệm, và tại Điện Bourbon12, nhiều người tiếp cận tôi và nói với tôi bằng nhiều cách khác nhau: “Ông là người cần có mặt tại đó.” Những gì tôi đã viết, đã nói và làm trước đây cho xứ Đông Dương đã tạo nên trạng thái tâm lý này. Thời gian tôi công tác tại Bộ Tài chính, nơi tôi đã phải trải qua những thời điểm khó khăn, cũng đủ để mọi người tin tôi sẽ hành động tích cực, nếu cần thiết, để thực hiện những điều hữu ích tại châu Á.

Một trong những người mà lời nói có sức nặng nhất với tôi, một người vừa là bạn trong chính giới vừa là bạn ngoài đời, người tôi đánh giá cao về trí tuệ và tính cách tế nhị cũng như tâm hồn chính trực và sự bình tĩnh, đã nói với tôi bằng những lời mà tôi còn nhớ gần như nguyên văn:

“Chúng tôi không thể không trao chính quyền xứ Đông Dương cho anh và anh không được từ chối. Anh hội đủ những tố chất cần có để thành công, và anh đã sẵn sàng hơn ai hết để đảm trách một nhiệm vụ như thế. Tại đó, anh sẽ phụng sự đất nước chúng ta một cách kiên quyết, không do dự và không bối rối, với sự yên tâm mà không phải lúc nào chúng ta cũng có trong các cuộc tranh đấu chính trị nội bộ. Chính anh cũng đã vài lần nói với tôi như thế: những thái độ, những biện pháp mà người ta buộc phải thực hiện do tinh thần đảng phái, do cố kết chính trị, không khỏi làm lương tâm anh trăn trở. Liệu chúng ta có thể đoan chắc đã không tự làm chính mình mù quáng và không làm điều có hại cho nước Pháp hay không? Ở đó, những nỗi lo ngại như thế không thể tồn tại; bổn phận thật đơn giản, con đường thật thẳng.”

Cùng ngày, Chính phủ, hay ít nhất là Bộ trưởng Thuộc địa thông báo với tôi ý định trao cho tôi chức vụ Toàn quyền tại Đông Dương. Ngài Chautemps tới gặp tôi, nhắc lại cuộc trò chuyện giữa chúng tôi hồi năm trước:

“Chắc ngài cũng rõ”, ông nói với tôi, “tôi không thể có động thái này với ngài mà không bàn trước cùng các đồng nghiệp của tôi trong nội các. Ngài André Lebon13, người hiện tại nắm giữ Bộ Thuộc địa, và hồi đó phụ trách Bộ Thương mại, cũng biết việc này. Hồi đó ngài ấy đã nhất trí với tôi về vấn đề liên quan tới ngài, và hiện vẫn nhất trí… Lúc này liệu ngài có sẵn sàng đảm trách chính quyền Đông Dương không nếu lời đề nghị được đưa ra với ngài?”

Tôi nói với ngài Chautemps rằng trước khi đưa ra cho ông câu trả lời, dù là có điều kiện, tôi cần phải cân nhắc, trao đổi với gia đình và vài người bạn mà tôi nghĩ mình rất cần sự tán thành của họ. Mặt khác, tình hình chính trị đã khác so với năm 1895; sự chia rẽ giữa những người phe cộng hòa trở nên sâu sắc hơn, và tôi tự hỏi liệu tôi có thể chấp nhận để những người đã tranh đấu với tôi vì quyền lực, mà chính tôi cũng đã từng tranh đấu với họ, bổ nhiệm tôi không.

Quả thực, cuộc tranh đấu giữa phái cấp tiến và phái ôn hòa từ vài tháng trước đó đã trở nên rất quyết liệt. Những câu hỏi liên tiếp về vấn đề Panama, về các tuyến đường sắt phía nam, vẫn còn nguyên đó; và sự quyết liệt một số người nhắm vào các chính trị gia bị coi là can dự vào những vụ việc này đã thổi bùng lên những cơn phẫn nộ hoàn toàn lý giải được. Trong những tuần cuối cùng của nội các Bourgeois, cuộc tranh đấu diễn ra liên tục. Nó diễn ra tại Thượng viện trong mọi chủ đề bàn thảo, và thậm chí cả bên ngoài chủ đề; và tại đó các bộ thường xuyên lâm vào cảnh thiểu số. Ở Hạ viện, nơi đa số vẫn ủng hộ nội các – một đa số khá yếu ớt và bấp bênh – việc đưa ra bàn thảo dự luật về thuế thu nhập trở thành dịp để người ta ra đòn với nhau.

Trong số những đối thủ dữ dội nhất của chúng tôi, và cũng là khôn khéo nhất, những người đã chiến đấu với chúng tôi trên bục diễn thuyết, ngoài các hành lang của Hạ viện và Thượng viện, cũng như tại Điện Élysée14, tôi có thể kể ra các ngài Poincaré15, Delombre16, Cochery17, André Lebon, Étienne18, Thomson, Méline19, Krantz, Emmanuel Arène20, Barthou21, Leygues22… Những bối cảnh đặc thù và những chất vấn cá nhân, vẫn diễn ra hầu như liên tục, đã tùy tiện vạch ra một đường ranh giới giữa hai phe trong nội bộ những người cộng hòa. Nhưng cho dù chính trị hiện thời chia rẽ chúng tôi, cho dù chúng tôi tranh cãi về các ý tưởng, về các giải pháp mà chúng tôi tin là đúng, giữa chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Ngay hôm sau cái ngày mà nội các trong đó có tôi sụp đổ, tôi ăn tối cùng với các ngài Poincaré, André Lebon và Barthou tại nhà hàng Marmite, và trong lòng chúng tôi hầu như đã quên hết những lời qua tiếng lại ở Nghị viện, đến mức dành cho nhau những lời lẽ thân tình và cùng nâng cốc vì niềm tin chung của chúng tôi vào sự lớn mạnh của tổ quốc và sự trường tồn của chính quyền cộng hòa. Mối quan hệ thân mật này cho phép chúng tôi – cho dù chúng tôi có đang nắm quyền lực, thuộc phe đa số hay thuộc phe đối lập – cùng nhau bàn bạc về các vấn đề của nước Pháp. Nếu đúng như người ta nói rằng mối quan hệ giữa các chính khách ngày nay không còn như trước thì sự thay đổi về cung cách này không có nghĩa là một tiến bộ.

Với bối cảnh như vào năm 1896, cũng không có gì lạ khi nội các của Méline đã nghĩ rằng có thể tin tưởng giao phó cho một thành viên phe cộng hòa đối lập, một người có vẻ đặc biệt phù hợp, những chức trách mà người ta không thể quy cho một tính chất chính trị nào dù là rất nhỏ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng về phần mình, dù là bất kỳ lúc nào Méline cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc đẩy khỏi Nghị viện một đối thủ khó chịu.

Về phần tôi, những cân nhắc về đảng phái có thể khiến tôi do dự đã bị những người bạn trong chính giới và bạn ngoài đời mà tôi hỏi ý kiến bác bỏ. Những người tôi đã trao đổi, đã hỏi ý kiến ngay từ đầu, hoặc vì vị trí quyền lực của họ và những vấn đề họ nắm giữ, hoặc vì tình bạn gắn bó họ với tôi và mối quan hệ thân tình giữa chúng tôi, gồm có các ngài Léon Bourgeois23, Brisson24, Fernand Faure25, Berteaux26, Maruéjouls27. Còn có nhiều người khác mà hoàn cảnh và nhiều khi là sự tình cờ xui khiến tôi tới hỏi ý kiến họ. Quan điểm của tất cả, ngoại trừ một người, là tôi cần đảm trách chính quyền Đông Dương. Người bạn đưa ra ý kiến khác không hề có động cơ nào ngoài sự lo lắng thân tình đã khiến ông thấy quan ngại cho triển vọng về một thời gian lưu trú kéo dài ở nơi khí hậu có tiếng là nguy hiểm chết người cùng sự lao lực không thể tránh khỏi. Ý kiến này đã không thể ảnh hưởng tới quyết định cần đưa ra. Và cũng chính vì cái chết của Armand Rousseau, xảy ra sau cái chết của nhiều người tiền nhiệm khác, đã cho thấy chức trách này không phải là không nguy hiểm, nhiều cân nhắc thứ yếu khác mờ nhạt dần và việc từ chối trở nên khó khăn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button