Lịch sử - địa lý

Lược sử nước Việt bằng tranh

luoc su nuoc viet bang tranh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Lược sử nước Việt bằng tranh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ


2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bác Hồ dạy “Dân ta phải biết sử ta”. Con trẻ là một phần của nhân dân và tương lai của đất nước. Để đưa lịch sử ngấm vào con trẻ, cuốn sách này đã dùng cách chép lại lịch sử bằng những lời kể súc tích và tranh minh họa đẹp.

Mong các bạn đọc trẻ tuổi sau khi đọc cuốn sách này sẽ hiểu thêm, các thế hệ nhân dân ta đã phải nỗ lực ra sao để vượt qua những thử thách của lịch sử. Họ đã tạo nên những chiến công hiển hách, những gương mặt sáng láng để tôn vinh. Họ đã để lại cho hôm nay một cơ đồ mà các thế hệ cha anh của các bạn đã dày công xây đắp. Rồi mai đây, chính thế hệ của các bạn sẽ phải gánh vác, phải phấn đấu cho nước ta thêm giàu, dân ta thêm mạnh, lịch sử dân tộc thêm vẻ vang

Theo truyền thuyết, lịch sử nước ta khởi đầu từ năm 2879 TCN, khi Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía Bắc giáp hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc), phía Nam giáp Hồ Tôn (phần đất ven biển miền Trung Việt Nam), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), phía Đông giáp biển Đông. Kinh Dương Vương lấy con gái vua hồ Động Đình, sinh được một người con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi, xưng là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân kết duyên cùng tiên nữ núi Vụ Tiên là Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy lại nở thành trăm người con. Nhưng hai giống Rồng – Tiên khó lòng chung sống bởi người dưới nước, kẻ ở trên núi. Âu Cơ đành dẫn 50 con lên vùng sơn cước, Lạc Long Quân đưa 50 con xuống khai phá miền biển cả. Họ lập làng, lập nước và trở thành tổ tiên của người Việt ngày nay. Tục truyền, người con cả trong số những người theo mẹ được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương.

Lần theo các dấu tích khảo cổ học, khoảng mấy nghìn năm trước, từ hang động vùng núi Đọ xứ Thanh, Bình Gia xứ Lạng…, người Việt cổ tiến xuống chinh phục các đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả (sông Lam). Với đôi bàn tay khéo léo và trí thông minh, sáng tạo, họ đã thuần dưỡng cây hoang dại thành cây trồng theo mùa vụ, thay thế những mảnh đá, mảnh tước ghè đẽo thô sơ bằng những công cụ kim loại. Một nền văn minh mới đang dần nảy nở.

Đến khoảng năm 700 TCN, người Việt cổ bước vào thời kì Văn hóa Đông Sơn. Họ đã đạt đến đỉnh cao về kĩ thuật, thẩm mĩ chế tác đồ đồng, tiêu biểu như trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh đó, họ cũng đã bắt đầu sử dụng đồ sắt. Nền văn hóa – văn minh thịnh đạt ấy đã thúc đẩy hình thành nhà nước sơ khai ở miền lưu vực sông Hồng – nhà nước của các vua Hùng.

Các vua Hùng lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ bây giờ). Con trai của vua gọi là Lang, Đạo; con gái gọi là Mê nàng (Mị nương). Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Người bình dân thời này được gọi là Lạc dân. Trong làng, trong nước bắt đầu chia ra kẻ giàu người nghèo nhưng chưa rõ nét.

Người dân bản chất thuần hậu, chất phác, chủ yếu làm nghề trồng trọt. Họ cấy cày trên những mảnh ruộng của làng nước. Cây lúa tẻ dần trở thành cây lương thực chính thay cho lúa nếp. Với những sản vật từ đồng ruộng, người Việt đã chế biến thành những thức bánh đậm đà, giản dị như bánh chưng, bánh dày… mà đến tận ngày nay chúng ta vẫn thường gặp trong những dịp lễ Tết. Nhiều phong tục, nếp ăn, lối sống của người Việt đã được định hình từ thời ấy.

Đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ, năm 214 TCN, hơn 50 vạn quân Tần ồ ạt tiến sang nước ta. Đất nước rơi vào họa xâm lăng, triều đình lại đang trong lúc suy vi, không còn đủ sức tập hợp dân chúng đứng lên chống giặc. Lúc này, thủ lĩnh Thục Phán của bộ tộc Âu Việt láng giềng đã đứng lên, thay vua Hùng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tần.

Năm 208 TCN, kháng chiến thắng lợi, Thục Phán hợp nhất các bộ lạc rồi lên ngôi, lấy hiệu An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Ông đã cho xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) thành một chiến lũy phòng thủ kiên cố bậc nhất thời bấy giờ. Cổ Loa có chín vòng thành xoáy theo hình trôn ốc (ngày nay chỉ còn lại dấu tích ba vòng: Thành Nội, Thành Trung, Thành Ngoại). Bên ngoài mỗi vòng thành đều có hào nước sâu bảo vệ. Tương truyền, An Dương Vương còn có nỏ thần Liên Châu, bắn một phát ra trăm mũi tên.

Vua Triệu Đà nước Nam Việt đánh Âu Lạc mấy lần đều thất bại, bèn vờ kết tình hòa hiếu. Hắn sai con trai Trọng Thủy mang lễ vật sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và xin ở rể. An Dương Vương cả tin nên mắc mưu sâu. Bởi thế, năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Nước ta rơi vào thời kì nghìn năm Bắc thuộc. Năm 111 TCN, nhà Hán thay thế Triệu Đà, người Việt nổi dậy khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên là của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng) ở Mê Linh (thuộc Hà Nội) vào năm 40.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button