Lịch sử - địa lý

Nội chiến Hoa Kỳ

Noi chien Hoa Ky - Charles P.Roland1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Charles P. Roland

Download sách Nội chiến Hoa Kỳ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cách nay hơn một thế kỷ, người Mỹ phải chịu hậu quả của một cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” gây tổn thất to lớn. Cuộc chiến này tái hiện lại hầu như toàn bộ chủ nghĩa anh hùng và đức hy sinh, sự tàn bạo và nỗi kinh hoàng của cuộc chiến giữa người Hy Lạp với người dân thành Troy xưa kia. Sau nội chiến Hoa Kỳ, chiến thắng của Liên bang miền Bắc đã mãi mãi thay đổi tiến trình lịch sử của nước Mỹ, và như vậy cũng thay đổi tiến trình lịch sử nhân loại.

Tác phẩm Nội chiến Hoa Kỳ súc tích nhưng dễ hiểu theo lối văn kể chuyện. Chuyện kể về cuộc chiến tranh “máu chảy ruột mềm” của người Mỹ. Sách không chỉ phân tích nghiên cứu về xu thế nguyên nhân và hệ quả hoặc những bài học xương máu rút ra từ cuộc chiến, mà nó còn kể về diễn tiến cuộc chiến tranh cục bộ này. Sách nhấn mạnh chủ yếu vào hành động quân sự, một thành tố giúp phân biệt chiến tranh với tất cả các hoạt động khác của con người. Nó đề cập đến nhiều vấn đề chính trong sự phát triển của chính trị, kinh tế, ngoại giao, xã hội và văn hóa của thời kỳ ấy, sách cho thấy diễn tiến mọi mặt đã tác động đến tiến trình xung đột như thế nào.

Tổng thống Lincoln nổi lên như một nhà lãnh đạo chiến tranh kiệt xuất. Điều này thể hiện ở đức tính kiên trì theo đuổi mục đích của ông: gìn giữ Liên bang Hoa Kỳ, không chấp nhận chính quyền miền Nam li khai. Đồng thời ông vẫn rất linh hoạt trong việc chấp nhận mục tiêu của cuộc chiến là giải phóng chế độ nô lệ. Sách không quên vạch ra những hệ quả không mấy tốt đẹp của chiến tranh luôn đi kèm với tình trạng xâm chiếm, phá hủy và xâu xé lẫn nhau từng một thời “như nấm sau mưa” ở miền Nam nước Mỹ.

Cuối cùng, sách mang lại cho độc giả sự nhẹ nhõm khi đánh giá những hậu quả bao quát của cuộc chiến này. Liên bang Hoa Kỳ đã được gìn giữ trọn vẹn với những lý tưởng về tự do, công bằng, và một chính phủ dân chủ được Lincoln trình bày trong bài phát biểu nổi tiếng nhất của ông: Diễn văn Gettysburg. Câu chuyện về nội chiến Hoa Kỳ là một thiên sử thi của dân tộc Mỹ.

1. Bước ngoặt chính trường

Một quang cảnh đầy kịch tính bắt đầu tại Nghị viện Hoa Kỳ. Hôm đó là ngày 29/01/1850. Thượng nghị sĩ đáng kính, đảng viên đảng Whig, ngài Henry Clay bang Kentucky đang trên bục diễn thuyết. Cả khán phòng im lặng lắng nghe. Nổi tiếng là một bậc thầy về nghệ thuật hòa giải chính trị. Thượng nghị sĩ Clay vừa trở lại nghị viện sau khi nghỉ ngơi khá lâu. Ông hy vọng tìm được một giải pháp tạm làm lắng dịu những cảm xúc ray rứt nảy sinh trước thực tại của miền Bắc và miền Nam, đồng thời đưa đất nước trở lại cảnh thanh bình.

Bế tắc nảy sinh từ những bất đồng về xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị vẫn tiếp tục không có lối thoát. Những bất đồng trong việc diễn giải hiến pháp và tính hợp pháp của ngân hàng Hoa Kỳ, những khoản chi tiêu của chính phủ Liên bang và một loại thuế bảo hộ đã gây căng thẳng đáng sợ giữa miền Bắc và miền Nam. Nhưng vấn đề gây căng thẳng lớn nhất và dai dẳng nhất vẫn là vấn đề sở hữu nô lệ. Chiếm hữu nô lệ là một thể chế đã hình thành và gây căng thẳng giữa hai miền. Bản thân vấn đề chiếm hữu nô lệ đã thực sự là một yếu tố gây tranh cãi và phẫn nộ cả về mặt cảm xúc lẫn đạo đức.

Thỏa ước chính trị lớn đầu tiên về vấn đề này (theo sau việc áp dụng hiến pháp Hoa Kỳ) là Thỏa ước Missouri. Thỏa ước ra đời năm 1820 sau một cuộc tranh cãi gay gắt tại hạ viện. Ngoài việc công nhận bang Missouri là bang có quyền chấp nhận thể chế chiếm hữu nô lệ là hợp pháp, và bang Maine là bang tự do để giữ thế cân bằng, theo thỏa ước này, chế độ tiếm hữu nô lệ bị cấm tại các miền đất thuộc Liên bang ở miền Bắc giới tuyến. Còn miền Nam giới tuyến cho phép chế độ nô lệ được tồn tại.

Sự bất đồng về tính pháp lý của thỏa ước này đã làm dấy nên nỗi sợ hãi sâu xa trong lòng không ít chính trị gia nước Mỹ. Từ nơi nghỉ dưỡng tại Monticello, cựu Tổng thống Thomas Jefferson, người Virginia đã viết: “Vấn đề quan trọng này như một hồi chuông báo cháy ngay giữa đêm khuya, đã làm thức tỉnh và dấy lên trong tôi nỗi kinh hoàng. Tôi cho đó là một hồi chuông báo tử của chính quyền Liên bang. Biên giới về địa lý ăn liền với một nguyên tắc đáng chú ý cả về mặt đạo đức lẫn chính trị sẽ không bao giờ bị xóa mờ. Mỗi một kích thích mới sẽ làm cho lằn ranh chia cắt ấy ngày càng thêm sâu hơn”. Ông còn nói thêm: rất có khả năng miền Nam, một ngày nào đó, sẽ buộc phải viện tới kế li khai và phát động một cuộc chiến tranh tự vệ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button