Kinh điển

Con Bim Trắng Tai Đen

con bim trang tai den1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : G. Trôieppônxki

Download sách Con Bim Trắng Tai Đen ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Hầu như mỗi thế kỷ đều mở đầu bằng một tác phẩm làm chấn động cả dư luận và trở thành những sự kiện đặc sắc trong đời sống văn học của xã hội: Con Bim trắng tai đen chính là sự kiện văn học của thế ký 2O. Câu chuyện viết về thân phận một con chó. Dưới ngòi bút kỳ diệu của Trôiepônxki và với sự hiểu biết sâu sắc khiến ta phải kinh ngạc của tác giả về đời sống của loài vật. Bim xuất hiện trên những trang sách như một nhân vật độc lập, sinh động có tính cách hẳn hoi với một thế giới nội tâm tinh tế và phong phú đã chinh phục hoàn toàn độc giả khiến chúng ta thường mến thông cảm và bùi ngùi khi phải chia tay với con chó hết sức tinh khôn và rất mực trung thành ấy.

Không phải ngẫu nhiên ở Liên Xô sau khi đọc tác phẩm này, không ít người thuộc các lứa tuổi nghề nghiệp, thị hiếu khác nhau… không ai bảo ai đã đi lượm những con chó bơ vơ không chủ đem về nuôi và cũng đặt tên cho chúng là Bim. Cả ở nước ta cũng rất nhiều chú chó được mang tên Bim như để tưởng nhớ tới con Bim bất hạnh. Tuy chết đi nhưng vẫn để lại dấu vết trên cõi đời này và cũng không hiếm những giọt nước mắt nóng bỏng, trong sáng đã nhỏ xuống trên số phận đáng thương của con Bim tội nghiệp.

Con Bim trắng tai đen là một bài thơ bằng văn xuôi ca ngợi tình bạn chung thủy, sự trung thực và vẻ đẹp của thiên nhiên diễm lệ.

ĐỌC THỬ

Hai thày trò một buồng

Rầu rĩ và dường như tuyệt vọng, nó bỗng kêu lên ăng ẳng, lóng ngóng lăn lê ra chỗ này chỗ kia, – nó tìm mẹ. Chủ bèn ôm nó lên lòng rồi nhét đầu vú sữa vào cái mõm xinh xinh của nó.

Mà chủ chó con vừa đầy tháng ấy còn biết làm thế nào khi nó còn chưa hiểu cái quái gì trên đời này cả, và dù cho nó có rền rĩ mấy đi chăng nữa thì không mẹ vẫn hoàn là không mẹ. Và thế là hai hôm đầu chốc chốc nó lại cố cất lên cái điệu nhạc buồn ấy. Tuy vậy nó cũng ngủ thiếp đi trên tay chủ với chai sữa ôm khư khư trong lòng.

Nhưng đến ngày thứ tư thì cún ta đã bắt đâu quen quen với hơi ấm tay người. Giống chó con vốn rất nhạy cảm với sự vuốt ve.

Nó còn chưa biết tên mình, nhưng một tuần sau thì đã xác định được một cách chính xác nó là con Bim.

Được hai tháng nó đã đưa con mắt ngạc nhiên mà nhìn các vật trong phòng: cái bàn giấy quá cao đối với nó, còn trên tường, khẩu súng, cái túi săn và khuôn mặt người tóc dài. Tất cả những cái đó nó cũng mau thấy quen mắt. Bây giờ thậm chí nó đã chẳng ngạc nhiên gì về chuyện người trên tường cứ yên re, không nhúc nhích: người ấy chẳng cựa quậy thì cũng chẳng có gì đáng quan tâm. Thực ra đôi lúc nó cũng ngó ngó nghiêng nghiêng: thế là cái quái gì nhỉ, – mặt người kia sao lại từ trong cái khung nhìn ra, như từ sau cửa sổ vậy?

Bức tường thứ hai nom hay hơn. Tường ghép toàn bằng những phiến khác nhau mà chủ nó có thể rút ra rồi lại đặt vào như cũ được. Tới bốn tháng tuổi, khi đã có thể đứng dựng lên hai chân sau, Bim đã tự mình lôi ra được một phiến, nghiên cứu xem nó là cái gì. Nhưng chẳng hiểu sao cái phiến ấy lại kêu sột soạt và giắt một tờ vào răng Bim. Xé nát tờ giấy ấy ra thật là lý thú vô cùng.

– Lại cái trò gì nữa thế này? – Chủ nó kêu lên. – Không được! – Và gí mũi Bim vào cuốn sách. – Không được. Không được.

Mắng xong, chủ thôi không đọc sách nữa, nhưng Bim thì chưa thôi: nó chăm chú nhìn chồng sách hồi lâu, đầu lúc nghiêng bên nọ, lúc ngoẹo bên kia. Và xem chừng nó đã quyết định thế này: cái này là không được thì ta lấy cái kia vậy. Nó len lén bíu vào gáy một cuốn sách rồi lôi tuột xuống gầm đi văng; nằm đó, thoạt đầu nó lấy răng xé một góc bìa, rồi góc thứ hai, rồi trong lúc mải mê nó quên cả thận trọng, lôi cuốn sách bất hạnh ấy ra giữa phòng, bắt đầu lấy chân xé ra một cách dễ dàng như không, vừa xé lại còn vừa nhảy cẫng lên nữa chứ.

Và thế là lần đầu tiên trong đời, nó đã được biết thế nào là “đau”, thế nào là “không được”. Chủ nó rời bàn đứng dậy, nghiêm khắc nói:

– Không được! – Ông bẹo tai nó. – Mày xé rách mất của tao cuốn “Kinh thánh cho giáo dân và người ngoại đạo” rồi, đồ ngốc ạ! – Và nhắc lại: – Không được! Sách – Không được! Ông bẹo tai nó cái nữa.

Bim kêu lên ăng ẳng, bốn chân chổng cả lên trời. Và cứ nằm tênh hênh thế, nó nhìn chủ, không sao hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra.

– Không được! Không được! – Chủ cố ý nói đi nói lại và gí cuốn sách vào mõm nó mấy lần, nhưng đã thôi không trị tội nó nữa. Rồi ông bế nó lên, vuốt ve nó và cứ một điều nói mãi: – Không được, cu con ạ, không được đâu, đồ ngốc ạ. – Rồi ông ngồi xuồng. Và đặt nó lên lòng.

Từ thuở còn thơ, Bim đã nhận được ở chủ bài học luân lý qua câu chuyện cuốn “Kinh thánh cho giáo dân và người ngoại đạo” như vậy đó. Bim liêm liếm tay chủ và đăm đăm nhìn vào mặt ông.

Nó đã thấy thích khi chủ chuyện trò với nó, nhưng giờ đây quanh đi quẩn lại nó mới hiểu được có hai tiếng “Bim” và “không được”. Và nó cũng lấy làm thú vị, rất thú vị quan sát mớ tóc bạc xõa xuống trán chủ nó như thế nào, đôi môi hiền hậu của ông mấp máy như thế nào, và mấy ngón tay ấm áp dịu dàng của ông khẽ vuốt lên lông nó như thế nào. Nhưng Bim cũng biết xác định được một cách tuyệt đối chính xác vào lúc nào chủ nó đang vui hay đang buồn, đang mắng hay khen nó, đang gọi hay đuổi nó đi. Quả là đôi lúc ông cũng buồn thật. Lúc đó ông vừa nói với mình vừa nói với Bim:

– Thày trò ta sống như thế đấy, ngốc nghếch ạ! Mày nhìn gì bà vậy? – Ông chỉ bức chân dung. – Cu con ạ, bà mất rồi. Bà không còn nữa, không còn… – Ông vuốt ve Bim và nói, không chút hồ nghi: – Chà, Bim ơi, cu con ngốc nghếch của tao. Mày còn chưa hiểu cái quái gì cả.

Nhưng ông chỉ đúng có phần nào thôi, bởi vì Bim đã hiểu là lúc này đây, người ta sẽ chẳng đùa nghịch với nó đâu, rằng cái câu “ngốc nghếch” là ám chỉ nó, và cả cái tiếng “cu con” cũng vậy. Thế là, mỗi lần người bạn lớn của nó gọi “đồ ngốc” hay “cu con” thì Bim lập tức chạy đến như nghe thấy gọi tên riêng của nó vậy. Và nếu vào lứa tuổi nó, nghe giọng nói mà hiểu được nghĩa thì rõ ràng nó hứa hẹn là một con chó thông minh hiếm có.

Nhưng chỉ trí khôn thôi có đủ để xác định vị trí của con chó trong họ hàng nhà chó không? Đáng tiếc là không. Ngoài cái năng khiếu thông minh ra, ở Bim không phải điều gì cũng ổn cả.

Sự thực là nó vốn do hai bố mẹ nhà nòi sinh ra, thuộc giống chó Xette, có một dòng dõi nhiều đời. Tổ tiên nó mỗi đời có một bản lý lịch riêng. Chủ có thể dựa theo lý lịch đó để không những tìm tới ông bà, cụ, kị của Bim, mà nếu muốn thì có thể tới cả ông bà, cụ, kị của ông bà, cụ, kị nó nữa. Về điểm ấy thì tất nhiên là tốt rồi. Nhưng vấn đề là ở chỗ bên cạnh tất cả những ưu điểm của nó, Bim có một nhược điểm lớn về sau này đã ảnh hưởng nhiều đến số phận nó: mặc dù nó vốn thuộc giống chó Xette Xcôtlen (Xette -Gorđôn), nhưng màu lông lại không điển hình của giống ấy chút nào, điều cơ bản là ở chỗ đó. Theo tiêu chuẩn chó săn thì chó Xette- Gorđôn bắt buộc phải đen tuyền với ánh biếc sắc lông cánh quạ, và bắt buộc phải có những mảng xém màu hung sáng pha đỏ có đường viền rõ rệt; ngay cả những vết trắng trên những chỗ không có trong tiêu chuẩn quy định cũng bị xem là một khuyết tật lớn ở giống Gorđôn. Bim ta sinh ra thì lại như thế này: mình trắng, nhưng lại có những vết xém hơi hung hung, thậm chí lại còn thoáng rõ những nốt lấm tấm hung nữa, chỉ có một tai và một chân là đen thôi – đúng màu đen cánh quạ, – còn tai kia thì màu vàng nhạt pha hung. Hiện tượng ấy quả thật là lạ lùng: về mọi mặt nó là giống chó Xerte- Gorđôn nhưng màu lông thì lại chẳng có vẻ tí nào. Một ông tổ mấy đời nào đó phải chịu trách nhiệm về chuyện đã xảy ra cho Bim: cha mẹ nó là chó Gorđôn còn nó thì lại là chó bạch tạng.

Nói chung thì với đôi tai mỗi tai một màu như thế và với sắc lông xém dưới đôi mắt to, thông minh màu cánh gián thẫm, cái mõm Bim nom lại còn dễ thương hơn, nổi hơn, và có vẻ nom lại thông minh hơn, hoặc có thể nói là thâm thuý, trầm tư hơn những con chó thường thấy. Thực ra, như vậy thì không thể gọi được là cái mõm chó mà phải gọi là mặt mũi chó mới đúng. Nhưng theo các định luật của ngành nghiên cứu về chó thì trong trường hợp cụ thể, màu trắng phải bị coi là một dấu hiệu suy thoái. Nhìn chung là đẹp, nhưng xét theo tiêu chuẩn màu lông thì rõ ràng là đáng ngờ, thậm chí, tồi. Cái rủi ro của Bim là ở đó.

Tất nhiên Bim không hay biết gì về những lỗi lầm trong sự ra đời của nó. Vì thiên nhiên đâu có cho các chú chó con được quyền lựa chọn cha mẹ sinh ra mình. Bim cũng không được phú cho ngay cả cái khả năng nghĩ đến chuyện ấy. Nó cứ sống là sống, và trong khi chờ đợi, cứ phởn đã.

Nhưng chủ nó thì bứt rứt không yên: liệu người ta có cấp cho Bim giấy chứng chỉ dòng dõi, nó sẽ củng cố vị trí của Bim trong hàng chó săn không, hay suốt đời nó sẽ phải mang thân phận chó loại?

Tóm lại, ông chủ của mẹ Bim đã quyết định loại bỏ con lông trắng ra khỏi lứa đẻ, nghĩa là đem dìm chết đi, nhưng đã có một người lẩn thẩn thấy con chó đẹp thế thì thương. Con người lẩn thẩn ấy là ông chủ Bim bây giờ đây. Ông thích đôi mắt nó, các bạn thấy không, nom rất chi là thông minh. Thế đấy! Và bây giờ vấn đề đặt ra là: liệu người ta có cấp cho nó tờ chứng chỉ dòng dõi hay không?

Trong khi đó chủ nó cố đoán xem vì lẽ gì mà Bim lại sinh ra dị tướng như vậy. Ông lật lại tất cả các sách nói về săn bắn và nuôi chó, mong sao tiến gần được tới sự thật, dù chỉ là chút ít, để sau này chứng minh được rằng Bim chẳng có tội tình gì. Chính vì vậy mà ông đã trích từ nhiều cuốn sách, ghi lại vào một quyển vở dày tất cả những điều có thể thị thực cho Bim quả là một đại biểu của giống chó Xette. Bim đã là bạn ông thì đối với bạn bao giờ ta cũng phải cứu giúp chứ? Bằng không thì Bim đừng hòng ăn bàn ăn giải gì trong triển lãm, đừng hòng có huy chương vàng kêu leng keng trước ngực: dù cho nó có là con chó ngàn vàng khi đi săn, nó cũng cứ bị loại khỏi hàng chó giống như thường.

Trên đời này còn có gì bất công cho bằng!


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button