Kinh điểnTiểu thuyết - ngôn tình

Bát tiên đắc đạo – Nguyễn Đức Lân

Bat-tien-dac-dao1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BÁT TIÊN ĐẮC ĐẠO

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bát tiên đắc đạo – Nguyễn Đức Lân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nằm trong mảng “Văn học cổ điển Trung Quốc”, gồm những tác phẩm được giới bình dân ưa chuộng, hoan nghênh đã lâu năm, truyền từ đời này sang đời nọ. Một đặc điểm khó phủ nhận là: mảng văn học đó có tính chất “văn học truyền khẩu”, “văn học dân gian”.

Lúc đầu có thể do một hoặc một số người có văn tài, dựa vào truyền thuyết, huyền thoại hoặc lịch sử để kể lại sự tích của các anh hùng, liệt nữ, hoặc các vị thần tiên, đề cao trung hiếu, tiết nghĩa, mà sáng tác ra.

Nhưng rồi, qua quá trình kể lại cho giới bình dân nghe, lại được sự sửa chữa, góp ý của những người này, nên cuối cùng bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là sự đóng góp của tập thể, không mang tên người sáng tác.

Ngay cả những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, như “Tam Quốc Chí” của La Quán Trung, “Thuỷ Hử truyện” của Thi Nại Am, “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân, “Phong thần diễn nghĩa” của Hứa trọng Lâm…, lúc đầu người ta cũng không biết tên tác giả, sau này giới nghiên cứu tìm tòi mải, mới nêu ra được danh tính La Quán Trung, Thi Nại Am… vừa nêu trên, nhưng cũng không chắc lắm, vì có người cho rằng “Tam Quốc Chí” là của Thi Nại Am, hoặc của 2 thầy trò La và Thi cùng sáng tác. Vả lại, “tiểu truyện” của các tác giả cũng rất sơ sài và mơ hồ, có khi chỉ được ghi rất vắn tắt: kẻ ẩn dật đời Minh, ông già ở ẩn đời Thanh… ngoài ra, các bộ tiểu thuyết khác đều là “khuyết danh”.

Bát Tiên Đắc Đạo, tác giả không biết là ai, sống vào thời đại nào, nhưng qua những lời tác giả tự nhận là “Kẻ làm sách này” thỉnh thoảng lên tiếng, ta có thể đoán chừng đó là một nhà văn ở thời cận đại, có thể là ở cuối đời nhà Thanh, và đầu đời Dân Quốc. Đây chỉ là lời phỏng đoán, không lấy gì làm chắc chắn lắm. Nhưng thiết nghĩ việc đó cũng chẳng quan trọng gì.

Truyện này thuật lại sự tích của tám vị tiên, được dân gian truyền tụng. Tám vị tiên đó là

1. Lý Thiết Quài

2. Hán Chung Ly

3. Lam Thái Hòa

4. Trương Quả Lão

5. Hà Tiên Cô

6. Lã Động Tân

7. Hàn Tương Tử

8. Tào Quốc Cửu.

Tám vị thần tiên này sống ở nhiều thời đại khác nhau, ẩn cư ở Bồng Lai đảo, kết thành nhóm bạn, kéo nhau ra biển Đông Hải (Bát Tiên quá hải), giao chiến với vợ chồng lão long vương, đánh bại họ. Để kết nối Bát tiên lại với nhau, tác giả đã cho họ sống qua nhiều kiếp. Những chỗ lắt léo đó, mời quí vị độc giả đọc qua tác phẩm, sẽ rõ.

Trích dẫn :

Mượn long đan, người tiên giúp hiếu tử
Nãy lòng tham, quan ác đòi thần châu
Người xưa thường nói: “Các vị thần tiên chẳng qua cũng chỉ là 1 những người phàm tục. Phàm nhân ai cũng có thể trở thành thần tiên, chỉ sợ lòng không kiên định mà thôi”. Điều đó cho thấy tiên, phàm hai giới vốn chỉ là một. Đã có người phàm, tại sao người phàm lại không thể tu luyện để trở thành thần tiên ? Nếu các vị độc giả không tin, kẻ làm sách này xin đưa ra những chứng cứ, để mọi người cùng nghiên cứu nhé. Từ xưa đến nay, các vị thần tiên vốn cũng nhiều, nhưng các vị thần tiên được người đời nghe biết tới, ai nấy đều ngưỡng mộ, thì không đâu bằng tám vị thần tiên ở tám động phủ, mà người ngày nay xưng tụng là “Bát tiên”.

Người làm sách này từ nhỏ vốn chuộng Đạo, đã từng đọc qua những kinh sách, những “thiên đình bí kíp” mà người đời ít ai được xem qua, đã từng đọc qua nhiều “kỳ thư”, đã biết tới những cố sự của các vị thần tiên, nói ra vị tất đã mấy ai tin. Thôi thì tôi xin kể lại sự việc “Bát tiên đắc đạo” từ đầu chí cuối ra sao, thuật lại hầu quí vị nghe chơi. Những sự tích này có lẽ ngay cả đàn bà, con trẻ cũng đã từng nghe qua, có lẽ còn rành hơn cả kẻ làm sách này nữa.

Việc Bát tiên đắc đạo trải qua rất nhiều năm, muốn kể lại cho có đầu có đuôi thì không gì bằng mượn sự tích của hai vị long quân, tức hai con rồng, làm dẫn chứng. Hai con rồng đó, một con ở Tây Thiên, một con ở Nam Hải.

Nguyên vào đời thái cổ, một dải đất Nam Thiềm Bộ Châu toàn là thủy quốc. Nơi đó có tên là Quán Khẩu, chính là nơi mà Ngọc Hoàng thượng đế phong cho người cháu gọi bằng cậu của ngài, là thần Nhị Lang cai quản. Vì thế, người ta thường gọi vị thần này là “Quán Khẩu Nhị Lang”. Ngày nay ở vùng Tứ Xuyên có một nơi tên là huyện Quán, chẳng biết có liên quan gì tới đất Quán Khẩu của thần nhị Lang hay không? Vào thời Nhị Lang trấn thủ Quán Khẩu, ngài thường hiển thần linh, giúp đỡ dân chúng, nên nhân dân ở vùng đất liền phụ cận rất sùng bái ngài, lập đền thờ, miếu mạo, bốn mùa hương khói. Nào ngờ ở thủy quốc đó lại có một lão long (rồng già), vì sợ oai linh của thần Nhị Lang mà suốt năm không dám xuất đầu lộ diện, cứ ẩn mình ở dưới đáy biển mà tu luyện, thọ tới hàng ngàn hàng vạn năm, đạt được tấm thân bất hoại. Nhị Lang thần thông quảng đại, việc gì cũng biết, sự gì cũng hay, nhưng thấy lão long khổ tu đã lâu năm, lại không hề xuất hiện hại người, nên cũng bỏ qua, chẳng lý tới hắn làm chi. Ở bờ biển gần đó, có một chàng hiếu tử, họ Bình, tên Hòa, vốn mồ côi cha từ nhỏ, nhờ bà mẹ góa Vương thị thủ tiết nuôi con, vỗ về chàng trở nên một thanh niên dũng mãnh. Nhưng bà Vương thị vì phải làm lụng quá vất vả để nuôi con, nên dần dà hai mắt mù tịt. Bình Hòa tìm trăm phương ngàn kế, cầu Thần khấn Phật, tìm đủ cách chữa trị mắt cho mẹ , nhưng cuối cùng vẫn không có kết quả. Chàng phẫn uất nói :

– Mẹ ta là người quá tốt, sao đến nỗi chịu thảm cảnh này ? Còn có thiên đạo nữa không ? Thần Phật còn linh thiêng nữa chăng ?

Vương thị biết con là người quá hiếu thảo, tìm đủ cách trị bệnh cho mẹ mà không được, nên quá phẫn uất mới nói những lời như vậy chứ hàng ngày con bà vẫn chịu thương chịu khó, không ngại vất vả kiếm tiền nuôi mẹ. Vì thế, bà rất được an ủi trong lòng. Thấy con thường có lời oán trời, trách người, bà tìm lời ngăn cản, khuyên can :

– Con ơi, mẹ tuy mù cả hai mắt, nhưng được người con hiếu thảo như con, chẳng những lo chữa mắt cho mẹ, còn vất vả kiếm tiền nuôi mẹ, mẹ cảm thấy rất hài lòng, dẫu hai mắt không nhìn thấy gì, cũng có sao đâu ?

Bình Hòa nói :

– Mẹ đừng nói vậy. Làm con mà hiếu thuận cùng cha mẹ là lẽ đương nhiên, là bổn phận của người làm con, chứ mẹ một đời trung hậu, trinh tiết, há nên chịu cảnh thảm thương thế này ? Con nhất định dẫu phải lên trời, xuống đất, cũng tìm cách chữa trị cho mẹ, bất luận thế nào cũng cầu xin được thuốc tiên, chữa cho mẹ sáng cặp mắt, con mới cam tâm !


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button