Khoa học - viễn tưởng

Bí mật tàu ngầm Éc-sơ-plô-ra

download-sach-bi-mat-tau-ngam1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BÍ MẬT TÀU NGẦM ÉC-SƠ-PLÔ-RA

Tác giả : Viết Linh

Download sách BÍ MẬT TÀU NGẦM ÉC-SƠ-PLÔ-RA full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KHOA HỌC – VIỄN TƯỞNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :               PDF | PRC | EPUB

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sau nền văn minh cổ đại, châu Âu bị giai cấp phong kiến dìm vào đêm, dài trung cổ suốt mười lăm thế kỷ. Nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học kỹ thuật đã bị kìm hãm.

Phát minh ra nghề in, việc dùng chữ đúc kim loại của người Đức Giô-han Quy-ten-béc năm 1455 khiến tư tưởng và tri thức được truyền bá nhanh chóng, rộng rãi; sự phát hiện ra châu Mỹ của nhà hàng hải Cri-xtốp Cô-lông năm 1490 đã mở rộng sự hiểu biết của con người, đã đánh thắng nhiều quan niệm lạc hậu. Hai sự kiện này có thể xem là một cái mốc nổi bật đánh dấu chuyển biến nhiều mặt trong đó có khoa học kỹ thuật ở châu Âu. Cả một châu lục từ thời trung cổ bước sang thời đại phục hưng. Từ đây, châu Âu ở vào một giai đoạn sôi nổi với những phát minh có tầm quan trọng đặc biệt dẫn đến sự chuyển mình lớn trong cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (còn gọi là cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII). Cuộc cách mạng này bắt đầu từ Anh và cũng sôi sục nhất ở nước này.

Để rút ngắn thời gian nghiên cứu và có thể nhanh chóng bắt tay vào sản xuất hàng loạt những mặt hàng quan trọng hòng tranh giành quyền lợi, bọn gián điệp khoa học kỹ thuật và kinh tế đã không ngừng hoạt động với bất kỳ một thủ đoạn nào đã mua bán hoặc đánh cắp những bí mật của nhau đồng thời ra sức tìm mọi cách giấu kín bí mật của mình. Hành động của chúng đã dẫn đến không biết bao nhiêu bi kịch cho những tài năng, những nhà khoa học chân chính, yêu nước và người dân lương thiện.

Vài phần giới thiệu :

Nghe tiếng bánh xe ngựa lọc cọc, Bi-ốt-ghe vội mở mắt choàng tỉnh đậy. Trời! Chẳng lẽ đã sáng rõ đến thế này rồi cơ à? Bi-ốt-ghe dụi mắt, nhìn ra. Quả nhiên ánh nắng đã xiên qua khung cửa sổ chiếu xuống cái giá trên tường dựng bát đĩa. Những cái đĩa xam xám, cũ kỹ ngày thường nom đã xấu xí; giá có ánh nắng rọi vào lại càng phô bầy cái màu xám xịt như bám đầy cáu ghét vậy.

Bi-ốt-ghe tung chăn, xỏ chân vào đôi giầy cũ đã há mõm cứ thế chạy một mạch tới hiệu bào chế thuốc Xoóc-nơ. Bi-ốt-ghe rất biết tính ông chủ mình. Chỉ cần cậu đến chậm độ mười lăm phút hoặc làm điều gì trái ý lão chủ một chút là có thể bị đuổi ngay khỏi hiệu.

Thời buổi khó khăn ở cái vương quốc Xắc-xôm này, công việc thì ít, người làm thì nhiều, bao người có nghề trong tay mà còn thất nghiệp huống chi là lũ trẻ mười ba, mười bốn đi học việc như Bi-ốt-ghe này!

Hiệu thuốc kia rồi! Mấy cánh cửa gỗ đã nhấc ra. Bi-ốt-ghe vội rón rén đi vào. Thì ra bác vú đi ở cho nhà lão Xoóc-nơ, vốn thương chú bé học việc nên đã mở giúp cửa cho cậu. Thấy Bi-ốt-ghe tới, bác ta đang lau dở tấm cửa kính ngoài quầy hàng vội đưa miếng giẻ lau cho Bi-ốt-ghe rồi khẽ đưa mắt vào nhà trong như ra hiệu cho chú bé giúp việc hãy coi chừng.

Quả nhiên chỉ một lúc sau, lúc bác vú vừa xuống bếp thì trong phòng ngủ của ông chủ đã vang lên tiếng ngáp rõ dài, kèm theo là một câu hỏi càu nhàu:

– Cái thằng chết dẫm Bi-ốt-ghe đã đến chưa ấy nhỉ?

Bi-ốt-ghe vội đáp:

– Cháu đã đến rồi ạ! Cháu đang lau tủ kính ạ!

– Có nhanh tay lên không mà còn rửa chai lọ chứ! Tao sắp dậy pha thuốc đây! Hừm… – Lão chủ vừa càu nhàu khạc nhổ bừa bãi.

– Vâng ạ! – Bi-ốt-ghe lau xong mặt kính bưng một sọt chai lọ ra bể nước trong sân. Cậu vừa đi vừa mỉm cười sung sướng: “May mà lão ta không biết mình đến muộn”.

Tiếng là học việc ở hiệu bào chế thuốc nhưng có bao giờ Bi-ốt-ghe được pha thuốc. Công việc chủ yếu của cậu tạ là rửa chai lọ, lau chùi dụng cụ, đồ đạc trong hiệu thuốc.

Bi-ốt-ghe thấy thèm cái cảnh được mặc một chiếc áo choàng trắng, đội mũ trắng bỏ một thứ bột thuốc nào đó vào một cái ống đo rồi dùng một chiếc đũa thủy tinh vừa khẽ khuấy đều vừa đổ một thứ thuốc nước khác vào, thế là trong cái ống đo thủy tinh đó: thứ nước xanh màu nước biển tự nhiên bốc khói như sôi lên sùng sục rồi chuyển dần sang màu đỏ tươi. Thế là từ thứ thuốc màu đỏ này, người ta sẽ pha thêm nước cất hoặc cồn vào rồi đổ ra những cái lọ con đem bán. Khách hàng chỉ việc mua về, đem bôi lên chỗ mụn nhọt là khỏi.

“Không biết đến bao giờ, mình mới được đổ thứ thuốc này vào với thứ thuốc kia để pha chế thuốc thành một loại thuốc chữa bệnh”. Bi-ốt-ghe vừa buồn rầu suy nghĩ vừa rửa chai lọ. Có lẽ vì biết được những loại “thuốc” kỳ diệu này, nên Bi-ốt-ghe đã không rửa chai lọ bình thường vì làm như vậy rửa đỡ tốn công, mất nhiều thì giờ. Anh thường ngâm chai lọ vào nước tro bếp một đêm, để rồi sáng hôm sau mới dùng cát, tro để súc kỹ. Những chai thuốc! Có khi thứ thuốc chỉ đáng giá có năm hào thì lão chủ sẽ bán thành năm đồng, nghĩa là tăng giá lên gấp mười lần sau khi đã trang trí vào vỏ chai cho đẹp lên, chú ý từ cái nhãn hiệu dán ngoài tới cái nút chụp giấy bóng đỏ, cắt thành những cái dải nhỏ loăn xoăn rất đẹp.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button