Chuyên ngành

Thành Tâm Để Thành Công

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Download sách Thành Tâm Để Thành Công ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Tâm Linh – Tôn Giáo

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

MỀM MỎNG VỚI CHUYỆN ĐÚNG SAI

Tự thuật

Sau khi phó tổng biên tập tạp chí Thiên Hạ Trang Tố Ngọc đã thấm nhuần giáo lí Phật-đà, bà nhận thấy tạp chí này thiên về mảng quản lí kinh doanh, quản lí khoa học kĩ thuật hiện đại quá nhiều nên đặc biệt mở thêm chuyên mục về các ngành khoa học nhân văn. Thế là bà đã thương thảo với Phùng nữ sỹ, cuối cùng đến xin tôi viết bài cho chuyên mục này nhằm phục vụ nhu cầu đông đảo bạn đọc.

Do công việc quá bận rộn và quỹ thời gian có hạn, nên tôi và vị phó tổng biên tập chỉ có thể dành ra nửa ngày để bàn luận về bốn đến sáu vấn đề được cô ấy chuẩn bị trước. Sau đó, cô ấy sẽ dựa vào nội dung thảo luận ghi chép lại và phần băng ghi âm được chỉnh sửa thành bài văn hoàn chỉnh cho đăng lên chuyên mục ” Quản lí nhân sinh” trên tạp chí với nguyên tắc mỗi tháng một bài, bắt đầu từ số 172. Tuy nhiên đôi khi chúng tôi có thể bỏ qua một, hai số nào đó nếu thấy không thích hợp.

Kết quả thu được sau khi xuất bản rất khả quan, tỉ lệ bạn đọc tham khảo chuyên mục này xếp thứ mười trong tổng số bốn, năm mươi bài văn khác của cùng cuốn tạp chí. Đến số 202, do công việc của phó tổng biên tập Trang Tố Ngọc quá bận rộn nên chúng tôi đành cho dừng xuất bản một thời gian và cho biên tập thành bộ sách phát hành vào ngày 01 tháng 03 năm 1998 với tên gọi “cần mềm mỏng khi đánh giá đúng sai”.

Tôi nghĩ mình rất có duyên với tạp chí “Thiên hạ”. Trong tạp chí số 200, tôi được bầu chọn là một trong 200 nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với Đài Loan trong vòng 400 năm trở lại đây (tính từ Trịnh Thành Công). Trong tạp chí số 202, quý độc giả lại dành cho tôi sự ưu ái mới đầy bất ngờ, xếp thứ 37 trong số 50 người nổi tiếng được chọn ra từ hơn 200 người đến từ nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm phát hành tròn 200 số báo, ngày 10 tháng 01 năm 1998, “Tạp chí thiên hạ” tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Hy vọng Đài Loan rực rỡ năm 2000” do Ân Doãn Bồng dẫn chương trình, và tôi được mời tham dự với vai trò là một trong năm vị chủ tịch hội đàm nổi tiếng nhất, gồm có Viện trưởng viện nghiên cứuTrung Ương – ông Lý Viễn Triết, người sáng lập tập đoàn máy tính Acer; ông Thi Chấn Vinh, nhà mỹ học đoạt giải thưởng; nhà phê bình nổi tiếng Long Ưng Đài và tôi – Thánh Nghiêm. Tôi cảm thất rất vinh dự và vui mừng pha lẫn chút bất ngờ khi được mời tham gia buổi tọa đàm mang tầm quốc tế lớn như vậy.

Vài năm gần đây, tôi viết các chuyên mục dài kỳ cho các thời báo nổi tiếng như tờ “Nhật Báo Trung Ương”, “Thời báo Trung Quốc”, “Đại Thành báo”, “Liên hợp báo”, “Thời Báo Tự Do”, “Nhật Báo Trung Hoa”, với số lượng mỗi tuần một bài, mỗi chuyên mục kéo dài khoảng một đến hai năm, thậm chí có thể tập hợp xuất bản thành một đầu sách mà các nhà xuất bản như nhà xuất bản Pháp Cổ, Hoàng Quan, Viễn Lưu, Liên Kinh đều rất sẵn sàng giúp tôi cho ra đời nhiều tác phẩm tương tự như vậy. Về tạp chí, nhà xuất bản Pháp Cổ và Nhân Sinh cho ra nhiều ấn phẩm nhất, tạp chí ” Thiên hạ” có thể duy trì được 30 tháng đồng thời được in ấn phát hành thành sách tham khảo và được bình chọn là một trong sáu đầu sách bán chạy nhất thị trường cũng là một điều hết sức bất ngờ đầy thú vị đối với bản thân tôi.

Trình tự sắp xếp của cuốn sách này ban đầu do Tiêu Man và Mã Thế Phương biên tập và chỉnh lí, bộ sách gồm 19 trang, do một số nguyên nhân khách quan nên chúng tôi cho biên tập lại một bộ khác thêm nội dung phần giới thiệu mở đầu và phần cảm ơn quý độc giả.

Thánh Nghiêm, thiền tự Đông Sơ, NewYork ngày 07 tháng 05 năm 1998.

Bài một

ĐA TÌNH CẦN ĐÚNG LẼ

Có lí nhưng chưa hẳn đã được thông hành khắp thiên hạ; yêu người có lúc đấy là mầm họa cho người. Con người hiện đại sống trong mối quan hệ đầy những chuyển biến phức tạp, vậy họ làm cách nào để bày tỏ sự quan tâm của mình đến những người xung quanh mà không ràng buộc họ? làm sao để có thể phân biệt thị phi không gây tổn thương cho họ?

Cuộc sống xã hội hiện đại ngày càng ngột ngạt, chủ yếu là do sự mất cân bằng giữa tình cảm và lí tính gây ra. Ví như một số người mải mê theo đuổi danh lợi, quyền thế, địa vị mà tự dồn mình vào cuộc sống đầy những căng thẳng lo toan; hay như nhiều vị “ưu tư thời cuộc, thương xót lê dân” cũng phải lo lắng; thậm chí có một số kẻ bản thân không có gì, không theo đuổi bất cứ ước mơ hoài bão nào mà vẫn lâm vào cảnh ưu tư lo lắng rằng một ngày nào đó họ sẽ gặp tai nạn khi đang đi trên đường. Trong cái xã hội và cảnh ngộ như thế, thử hỏi có ai không lo lắng cho bản thân và cho người khác?

TÌNH YÊU

Những người có nhận thức lý tính, họ không ngừng lo lắng cho cuộc đời, cho bản thân họ, cho thế hệ con cháu sau này, cho những người xung quanh và nhân loại toàn cầu. Còn những kẻ lo quẩn lo quanh trong thời thiển cận thì lại lo lắng bất cứ chuyện gì cũng xảy đến ngay cả khi họ nhàn rỗi.

Những người có nhận thức lý tính thuần túy sẽ bị thế giới hiện thực khước từ, còn những ai thuộc tuýp người nhận thức cảm tính thuần túy thì sẽ bị thế giới hiện thực nhấn chìm, vùi dập. Đương nhiên việc giảng giải đạo lí khắp mọi nơi mọi lúc mà không có lòng bao dung, ép buộc, dồn con người ta đến đường cùng cũng không được chấp nhận; những người thường xuyên thay đổi cảm xúc ắt hẳn là kẻ hồ đồ, không thể đồng cảm được với ai. Tuy nhiên ta có thể đứng trên lập trường và quan điểm mình là người giỏi nhất để biểu đạt tình yêu đối với người khác, chứ không phải đồng tình với mọi người dưới góc độ của chính bản thân họ, hay nói cách khác, đó không phải là sự đồng tình khi ta tự đặt mình vào vị trí của họ. Thứ tình yêu thiếu lý tính như vậy có thể phát triển lên thành sự chiếm hữu, sự khống chế và phủ nhận không gian tự do của người khác.

Làm thế nào để điều chỉnh lý tính và cảm tính?

Dù tính cực đoan của lý tính và cảm tính đều có thể gây ra tai họa và rắc rối, nhưng đó là sự thật mà chúng ta phải công nhận và chấp nhận nó. Hơn thế, trước tiên ta nên bắt đầu từ việc tìm ra phương pháp điều hòa sự cân bằng giữa lí tính và cảm tính, tiếp đến là vượt qua chúng, và cuối cùng là vận dụng chúng một cách tự nhiên nhất, thành thạo nhất. Chỉ như vậy ta mới có thể giúp nhân loại thiết lập cõi Niết bàn nơi nhân gian.

Câu hỏi đặt ra là ta phải làm sao để cân bằng lí tính và cảm tính? Trước tiên, khi nhận ra tâm tư tình cảm của mình bất định, trong tâm tràn ngập sự hận thù bất bình, thể xác và tinh thần đều rơi vào trạng thái căng thẳng, nói năng lộn xộn, hay bị kích động mạnh khó kiềm chế thì phải phân biệt được rõ ràng điều gì đang xảy ra với bản thân mình. Đây là thời khắc cảm tính trong ta trỗi dậy mạnh mẽ, và cũng là điềm báo rằng ta rất dễ xảy ra tranh chấp với người khác. Và việc giải quyết vấn đề vào thời điểm này là không đúng trọng tâm và không thích hợp. Dĩ nhiên, ta sẽ cảm thấy mình bị oan ức, bị mắng nhiếc, bị chỉ trích, không thể biện bạch được, điều tất yếu là huyết áp sẽ tăng cao, tâm tính cũng theo đó mà không giữ được sự cân bằng, ổn định.

ĐỌC THỬ

Biến chiến tranh thành hòa bình

Trong những thời khắc quan trọng như vậy, tốt nhất ta nên tự nhủ mình cần cho đầu óc nghỉ ngơi, thả lỏng toàn bộ cơ bắp, bụng dưới, thần kinh; nếu có thể làm được điều đó thì đồng nghĩa là ta đã biến chiến tranh thành hòa bình, biến binh khí thành tơ lụa.

Khi lí tính thức tỉnh cũng là lúc ta cần sự phối hợp của cảm tính. Nếu cảm tính quá mạnh thì sự khai thông của lí tính là rất cần thiết, như vậy thế gian mới có được sự ấm áp của tình người và sự trang nghiêm của xã hội. ( theo tạp chí “Thiên hạ” số 192).

Phương pháp nhận biết người tài, cách dùng người tài và giữ chân người tài

Ta cần phải có những ưu sách gì để nhận biết người tài, dùng người tài và giữ chân người tài?

Trong xã hội đầy ắp những cạnh tranh khốc liệt hiện nay, từ việc quan sát ngôn từ hành vi cho đến việc tu dưỡng đức tính, đều đòi hỏi nhà lãnh đạo phải vận dụng hết trí óc của mình để tìm ra cách nhận biết người tài, cách dùng người tài và giữ chân họ ra sao. Là một nhà kinh doanh, một nhà quản lí, việc nhận biết thu hút nhân tài không để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám là việc vô cùng quan trọng.

Trước tiên, chúng ta bàn đến vấn đề nhận biết nhân tài. Ngay từ cái nhìn đầu tiên về dáng vẻ, ngôn từ, thái độ, ánh mắt ta có thể nhận biết được đó có phải là người có tâm tính ổn định hay không. Một vài người có thói quen biểu hiện tâm tính rất căng thẳng, nhưng điều đó không có nghĩa là tư tưởng, trí não và công việc của anh ta có vấn đề không tốt. Một sự thật nghiễm nhiên là những người như họ mãi mãi không có năng khiếu làm lãnh đạo, chỉ làm nhà quản lí cấp dưới hoặc làm người chấp hành thực thi nhiệm vụ mà thôi. Vậy nguyên do vì sao họ lại không làm được lãnh đạo kinh doanh cao cấp? Câu trả lời là bởi tính rụt rè nhút nhát, căng thẳng, thiếu sự bình tĩnh vững vàng khiến người khác nghĩ họ thiếu mất sự tự tin cần thiết và hiểu ra rằng họ sẽ là trợ thủ rất tốt trong công việc.

Tiếp đến ta xét sự từng trải và kinh nghiệm của loại người này. Có người tuy trình độ học vấn cao nhưng sự từng trải và kinh nghiệm của anh ta không thích hợp với công việc, do vậy điều mà nhà tuyển dụng cần phải xem xét kỹ lưỡng là liệu tần suất thay đổi công việc của anh ta có cao không? liệu có xứng đáng với sự tín nhiệm mà công ty ưu ái dành cho anh ta? hay anh ta có phải là nhân tài cần đến cho một nhiệm vụ hay dự án đặc biệt quan trọng nào đó không? Đó là hàng loạt những câu hỏi và vấn đề mà nhà lãnh đạo cao cấp cần phải suy xét tỉ mỉ.

Dùng người trước tiên cần phải làm an lòng người

Đối với bất cứ công ty hay đơn vị nào cũng vậy, không nên xem nhẹ tính ổn định công việc của nhân viên mới vào đối với những chức vụ quan trọng. Nếu muốn giữ chức cán bộ từ bậc trung trở lên, tính cách phải ổn định thì công việc mới ổn định. Nếu tính cách thiếu hay không đủ vững vàng thì rất dễ thay lòng đổi dạ, có thể tiết lộ tình hình của công ty bất cứ khi nào. Còn đối với nhân viên vừa gia nhập công ty mà đứng chân ở vị trí chức vụ quan trọng, ắt hẳn không lâu sau đó lại ra đi, dù anh ta không ăn cắp bất cứ tài liệu nào hay tiết lộ bí mật gì, thì cũng đều gây tổn thất cho doanh nghiệp đó. Việc thường xuyên xáo trộn thay đổi như vậy sẽ ảnh hưởng nhất định đến tính ổn định của cơ quan bộ ngành liên quan. Do vậy mà không thể thường xuyên thay đổi nhân viên cơ sở trong công ty, lại càng không thể để nhân viên chủ quản dễ dàng bỏ việc được.

Thường xuyên thay đổi công việc không đồng nghĩa với việc anh ta không ổn định, cần xem xét đến nguyên do nào khiến anh ta thay đổi nhiều như thế. Một số người do gặp phải vấn đề trong môi trường làm việc mà cần thay đổi công việc, chứ không phải là vấn đề cá nhân anh ta; hoặc có thể do mong muốn đạt được mục đích nào đó mà anh ta thường xuyên chủ động hoặc bị động thay đổi công việc. Việc thay đổi nhiều công việc như vậy khiến anh ta trở thành nhân tài có kiến thức am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi đạt được một trình độ nhất định nào đó, có thể ông chủ doanh nghiệp sẽ trọng dụng anh ta vào những vị trí quan trọng.

Thứ hai ta cần bàn về làm sao để dùng nhân tài? Sử dụng nhân tài cần chú trọng làm an lòng người

Đầu tiên là an cư, xây dựng gia đình: nhà quản lí cần phải nghĩ cho gia cảnh của họ, cần tìm hiểu tình hình gia cảnh họ ra sao, nếu quá tồi thì tất nhiên anh ta không thể an tâm làm việc được. Quan tâm đến cấp dưới giúp gia đình họ an định, không cần phải lo lắng bất cứ điều gì, thì anh ta nhất định sẽ dốc toàn tâm toàn lực giúp công ty.

Thứ đến là an nghiệp: nhà quản lí cần nghĩ thấu đáo tiền đồ của cấp dưới. Không nhất thiết là phải thăng chức từng bậc một, mà ta phải cho họ thấy được họ đang không ngừng đạt được thành công, khiến họ luôn có cảm hứng làm việc và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ta có thể giao nhiệm vụ phát triển mở rộng lĩnh vực nào đó cho một nhân viên có thể duy trì làm việc lâu dài trong công ty nhằm củng cố sự ổn định vững vàng của công ty và thể hiện sự trưởng thành của chính bản thân nhân viên đó.

Tiếp đến là sự an tâm: cần chủ động tìm hiểu những khó khăn mà nhân viên gặp phải trong cuộc sống và giúp họ cùng giải quyết vấn đề này. Với vai trò là nhà lãnh đạo của cả một tập thể, đại diện cho hàng trăm con người, thì các ông chủ hiểu rất rõ công ty mình đang xảy ra chuyện gì, cần phải cân nhắc tới khó khăn mà nhân viên gặp phải và giải quyết những khúc mắc đó. Như vậy nhân viên của công ty mới cảm kích trước sự tận tình quan tâm chu đáo của nhà lãnh đạo.

Hơn thế, bàn về cái “đạo” dùng người ở đây là ta cần bàn đến sự đối đãi chân thành và có lễ nghĩa. Tuy nhà quản lí không hiểu nhiều về nhân viên mới, nhưng một khi đã mời họ làm việc thì cần phải tin tưởng đi đôi với việc quan tâm họ chu đáo, đó chính là tìm hiểu anh ta tiến hành công việc thế nào, có gặp phải khó khăn gì không. Nếu anh ta làm tốt cần có khen thưởng kịp thời, nếu làm chưa tốt lắm cầnan trợ giúp anh ta. Điều này chứng tỏ rằng nhà quản lí nắm rõ công việc của anh ta như lòng bàn tay, ngay cả khi anh ta có nghịch ngợm đến đâu cũng không dám dở trò tráo trở. Sau khi được đào tạo thành thạo, nhà quản lí hay các ông chủ phải đưa ra cho anh ta thấy cái nhìn khẳng định của mình đối với anh ta, sự tôn trọng, tán thưởng dành riêng cho anh ta, tuyệt đối không được cho mình ở vị trí cao chỉ cần chú trọng khoe khoang bản thân mà coi nhẹ anh ta.

Cảm giác quy thuộc và giữ nhân tâm

Thứ ba, ta bàn đến việc giữ chân nhân tài.

Hiện nay, rất nhiều công ty không giữ chân được nhân viên, không phải hoàn toàn là vấn đề về ông chủ, mà có thể là do sự cám dỗ, mê hoặc của môi trường bên ngoài. Ví như, một công ty nào đó có đãi ngộ hấp dẫn hơn, có cơ hội thăng chức nhanh hơn, cơ chế quản lí tốt hơn, khiến cho họ cảm thấy mình sẽ trưởng thành nhanh hơn trong môi trường làm việc đó, tất cả những nguyên nhân trên đều khiến họ dễ dàng thay đổi nghề nghiệp.

Một công ty được cho là tốt nếu có lịch sử phát triển lâu dài, có hệ thống cơ cấu tổ chức, tất cả nhân tài đều do công ty đào tạo ra, và những nhân viên mới nhanh chóng được thăng chức từng cấp bậc một.

Khi công ty vừa thành lập, nhà lãnh đạo nên thu hút những người có kinh nghiệm, có năng lực thực sự để trợ giúp; hoặc kết hợp làm ăn với một số bạn bè cùng chung chí hướng. Chỉ sau một thời gian ta sẽ có được đội quân cấp dưới được đào tạo từ những bước đầu của chính mình. Cần tạo cho những nhân viên này cảm giác như họ đang thuộc về một đại gia đình, có cảm giác an toàn khi đến công ty, họ nắm chắc tiền đồ trong tay, như vậy lẽ nào họ lại đành lòng ra đi?

Tuy nhiên, dù cơ cấu đó có hoàn mỹ ra sao đi nữa thì cũng có một vài nhân tài sẽ dứt áo ra đi, bởi có thể công ty khác trả lương hấp dẫn hơn, hoặc họ tự tách riêng ra thành lập doanh nghiệp nhỏ của mình, hoặc vì một lí do nào đó mà ra đi. Nhưng không sao cả, chỉ cần mở rộng tấm lòng, có cái nhìn rộng lượng hơn, rằng ta đã đóng góp cống hiến cho đất nước, cho xã hội bằng cách đào tạo ra những nhân tài này. Khi trong đầu các nhà quản lí luôn có ý niệm này, chắc chắn một điều rằng những nhân viên không còn làm việc trong công ty nữa cũng thầm cảm ơn ông chủ, cảm ơn công ty đã dành cho họ nhiều ưu ái đến vậy, và dĩ nhiên là danh tiếng của công ty sẽ ngày một bay cao, bay xa hơn.

Mặt khác, cũng có trường hợp một vài nhân viên bỏ việc của công ty khác và đến với công ty của bạn. Thông thường, trừ phi công ty có nhu cầu tuyển dụng, thì ta cũng không nên phớt lờ những nhân viên này, bởi họ có thể đảm nhận chức vụ quan trọng. Cách nhìn nhận, phương pháp làm việc của họ khó có thể đạt được sự công nhận của nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn. Nhưng những công ty có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm cũng không thể hoàn toàn loại bỏ những ứng viên sáng giá này, và việc mở rộng cái nhìn khách quan đối với nhân tài có kỹ năng đặc biệt, am hiểu chuyên môn sâu sắc là điều rất cần thiết.

Đồng tâm hiệp lực

Áp dụng quan niệm mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới thể hiện công ty đó đang trên đà phát triển mạnh hướng tới tương lai. Còn việc bổ nhiệm họ vào vị trí nào, thì tốt nhất nên thành lập bộ phận mới do chính những nhân tài này đảm nhiệm. Không nhất thiết phải sắp xếp họ vào vị trí chủ quản của bộ phận hệ thống nào đó. Nếu không anh ta sẽ mất nhiều thời gian để tìm hiểu rõ cơ cấu hoạt động và các vấn đề liên quan đến bộ phận đó. Nếu đúng lúc một bộ phận nào đó đang thiếu chủ quản thì nhất thiết phải tìm một nhân viên mới bên ngoài bổ sung ngay vào vị trí đó, nếu không tìm được nhân viên mới thì cần phải trao đổi tìm hiểu kỹ hơn.

Vậy tại sao một công ty nào đó không giữ chân được nhân tài? Có thể do một vài nguyên nhân sau: thứ nhất, có thể do nhân viên tự thôi việc. Nếu nhà quản lí quan tâm họ hơn trong một khoảng thời gian thì họ có thể lưu lại làm việc. Thứ hai, có thể điều kiện bản thân họ không đáp ứng được yêu cầu của công ty, tính cách đặc thù dù có lỗ lực đến mức độ nào cũng không thấy được thành tích mình đạt được, không có cảm giác thành công trong sự nghiệp, ngược lại còn thấy mình bất lực và luôn tự khiển trách bản thân, và tự nhủ chi bằng thôi việc thì tốt hơn. Thứ ba, họ hy vọng sự cải thiện nào đó trong hoạt động điều hành công ty ở nhà quản lí, hoặc là sự cải thiện về mặt nhân sự không phù hợp với cách nghĩ của anh ta, cảm thấy đôi chút thất vọng mà cần chuyển đi. Thứ tư, có thể là nguyên nhân gia đình sau khi kết hôn, hoặc do mong muốn cải thiện hoàn cảnh sống, mong muốn có được cơ hội đào tạo chuyên sâu hơn.

Là một nhà kinh doanh, nhà quản lí, bạn nên tìm cơ hội trò chuyện với nhân tài sắp từ chức, cần biết được nguyên do vì sao họ lại muốn ra đi và tìm hiểu cảnh ngộ của họ. Họ sẽ thẳng thắn nói cho bạn biết nguyên nhân nếu trong đầu bạn không có ý nghĩ bạn sẽ tìm được người khác giỏi hơn thay thế vị trí của anh ta. Khi bạn thành khẩn nói với họ rằng, “công ty đang ra sức cải tiến mọi thứ, và đang trong quá trình hoàn thiện, hy vọng họ có thể ở lại cùng bạn nỗ lực xây dựng công ty”, chắc hẳn anh ta sẽ cảm kích trước sự thành khẩn này và sát cánh cùng bạn. Một khi xác định rõ phương hướng hoạt động, công ty tràn đầy sức sống và viễn cảnh thành công thì việc giữ chân nhân tài không phải là vấn đề.

Trên thế giới, không có một ngành nghề nào là mãi mãi hưng thịnh, cho nên việc nuôi dưỡng quan niệm đồng tâm hiệp lực trở lên vô cùng quan trọng.

Mở Rộng Tấm Lòng Làm Lãnh Đạo

Là một thành viên trong một đoàn thể lớn, vậy trách nhiệm của lãnh đạo là gì?

Làm sao gỡ bỏ sự chi phối của tâm lý và làm thế nào để chia sẻ thành công cùng nhân viên?

Là một nhà lãnh đạo, tâm lý quan trọng nhất là phải có trách nhiệm chứ không phải quyền uy mà mình có được. Tư cách của nhà lãnh đạo đại diện cho toàn thể công nhân viên, là biểu tượng cho sự tín nhiệm, danh dự và vinh quang vẻ vang của cả công ty.

Trong các doanh nghiệp, mỗi người đều có vị trí và lập trường riêng, và lẽ tất nhiên là trách nhiệm cũng khác nhau. Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải dùng trí lực, kinh nghiệm, kiến thức xã hội, cùng nguồn tài vụ của bản thân phục vụ cho chính xã hội đó.

Phục vụ xã hội như thế nào là một vấn đề cần được coi trọng. Trước hết cần quy tụ lại những thành viên có cùng quan niệm hoặc tiếp thu quan niệm với mình để cùng nhau tạo dựng sự nghiệp. Trong công việc này, nhà lãnh đạo chỉ vào vai nhà chủ đạo mà thôi, không có nghĩa anh ta là tổng thể của công ty. Chỉnh thể đơn vị chỉ tất cả nhân viên tham gia hoạt động trong đó, bao gồm đối tác làm ăn, cổ đông, viên chức, thậm chí là khách hàng, nói cách khác, đó là những nhân viên, những con người có mưu cầu về sinh tồn, về sự phát triển, sự hưởng thụ trong cùng một môi trường.

Công ty không phải là tài sản cá nhân của bất cứ ai. Do vậy, nhà lãnh đạo không được coi tài chính, tài sản của công ty là tài sản bỏ túi của mình, càng không được coi tài sản lưu động, bất động sản, sức người sức của, uy tín kinh doanh đều do bản lĩnh một tay mình dành được, không thể chi phối một cách tùy tiện. Một khi có ý niệm này, có thể công việc kinh doanh thành công trong khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng hành với nó là sự xuất hiện của nhiều nguy cơ tiềm ẩn, gây ra sự bất bình, không công bằng, người khác không phục bởi công lao, sự tận tâm tận lực, sự cống hiến của họ bị lãng quên, bị phủ nhận.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button