Chuyên ngành

Cải cách giáo dục Nhật Bản

cai cach giao duc nhat ban sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ozaki Mugen

Download sách Cải cách giáo dục Nhật Bản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Khi nhìn vào lịch sử giáo dục hiện đại của Nhật Bản bao gồm cả giáo dục quốc gia chủ nghĩa trước chiến tranh và giáo dục quốc dân dựa trên nền dân chủ sau chiến tranh, có thể thấy đó là lịch sử của các cuộc cải cách giáo dục của quốc gia (quốc dân). Và các cuộc cải cách đó trong phần lớn các trường hợp là mang tính chính trị và được tổng quát hóa như một cuộc cải cách chính trị. Có một thực tế là vai trò của giáo dục Nhật Bản hiện đại luôn đi kèm với chính trị và chìa khóa giải quyết các vấn đề chính trị của thời đại thường được đòi hỏi ở giáo dục.

Trong báo cáo của Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Ban đã hé lộ nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình. Đồng thời nó phải là trường học nơi các giờ học dễ hiểu được triển khai, những điều không hiểu có thể được coi là lẽ tự nhiên, những thất bại trong học tập, những dò dẫm và vấp ngã được tiếp nhận như là chuyện đương nhiên. Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng lực của bản thân.

Trong môi trường giáo dục như thế thì không phải chỉ có giờ học các môn giáo khoa mà thông qua toàn bộ cuộc sống ở trường học, trong quá trình hoạt động học tập cùng với giáo viên, việc bản thân trẻ em có thể cảm nhận mình được coi trọng như là một con người không có gì thay thế, được tin cậy và được nếm trải hạnh phúc khẳng định bản thân và thực thi cái tôi là rất quan trọng”

Quả thật giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Và một khi như vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường hợp những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân, đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.

Cuốn sách này sẽ xác nhận điều đó trong dòng chảy mang tính lịch sử của giáo dục Nhật Bản hiện đại và ngay cả khi suy ngẫm về cải cách giáo dục hiện tại thì đây cũng là điều cần phải được hiểu một cách thấu đáo và phổ biến với tư cách như là một định lý lịch sử.

Vài chương trích dẫn :

Sau khi Hội đồng Giáo dục lâm thời được thành lập (8/1945) và thu hút không biết bao nhiêu là bản báo cáo, tham luận các loại thì trong khoảng hơn 10 năm này cũng có rất nhiều lý luận về cải cách giáo dục nổi lên rồi biến mất. Ở tất cả các cấp độ, từ Trung ương đến địa phương đều diễn ra hoạt động kiến nghị, đưa ra báo cáo và thử nghiệm tiến hành cải cách giáo dục và những hoạt động này còn kéo dài đến tận ngày nay. Cải cách giáo dục hay vấn đề giáo dục giờ đây đã trở thành đề tài thường nhật.

Tuy nhiên, dẫu cho tính cấp thiết của cải cách giáo dục được ý thức như thế thì các lý luận cải cách giáo dục gần đây thường quá giản đơn hoặc ngược lại rất phức tạp, khó có thể nắm bắt được một cách dễ dàng. Không phải chỉ có các cuộc tranh luận mà hiện thực cải cách giáo dục cũng vậy. Cho dù có rà soát chúng một cách chi tiết đi chăng nữa thì cũng khó mà hiểu được phương hướng của cuộc cải cách.

Xin đưa ra hai, ba ví dụ.

Hãy xem cuộc cải cách giáo dục với nội dung thực hiện tuần học 5 ngày ở trường đã diễn ra thế nào vào những năm 90. Mục đích thực chất của nó là rút ngắn thời gian lao động trong năm nhằm đối phó với dư luận thế giới cho rằng “người Nhật bị mắc bệnh nghiện làm việc” và nương theo hướng đó cả xã hội và trường học đã cố thực hiện lối sinh hoạt sao cho dồi dào, phong phú và chậm rãi. Nhưng rồi việc thực hiện nó thì ra sao nào? Quả thực là trên thực tế cứ hai tuần một lần trường học lại tiến hành học 5 ngày/tuần. Tuy nhiên, chương trình của ngày thứ Bảy đã được chất lên chương trình của những ngày thường làm cho cả giáo viên và học sinh bị đẩy vào cảnh học hành quá tải. Tại sao lại dẫn đến tình trạng này?

Hoặc là đề án thực hiện giáo dục liên thông 6 năm cho cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông2 trong báo cáo của Hội đồng Giáo dục Trung ương đã có kết cục như thế nào?

Ban đầu mục đích của nó là nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực của giáo dục thi cử, thực hiện chương trình giáo dục “yutori”3 tạo ra tư duy mang tính sáng tạo ở tầm chiến lược.

Tuy nhiên, trong quá trình tranh luận sôi nổi thì nó lại biến thành cuộc cãi vã về tính “cần thiết” thực tế của việc phát hiện sớm tính ưu tú về trí tuệ và phát triển trí tuệ đó cùng sự đảm bảo về mặt hệ thống cho nó và sự đa dạng hóa hệ thống trường học, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em hiện tại. Kết quả là phương châm thực hiện trở nên rối loạn và rồi chuyện thực hiện chế độ giáo dục liên thông 6 năm để làm gì rơi vào cảnh tranh luậnkhông có hồi kết. Những chuyện như thế là do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cơ bản là do ý nghĩa của triết lý cải cách ban đầu bị mất đi trong quá trình tiến hành cải cách. Khi lý luận trở nên quá phức tạp thì cải cách không thể nào trở thành điều dễ lý giải.

Vậy thì ban đầu giáo dục là gì?

Murai Minoru, Giáo sư danh dự Trường Đại học Keio Gijuku đã chi ra ba mô hình tư duy về giáo dục. Những mô hình này vốn đã được biết đến nhiều, tuy nhiên ở đây tôi vẫn muốn giới thiệu lại một cách đơn giản (xin tham khảo mục Giáo dục, Tư tưởng cải cách giáo dục trong cuốn Đại từ điển Giáo dục).

Trước hết là mô hình thủ công. Mô hình thủ công đưa đất mềm dẻo vào khuôn đúc để tạo hình hay nói cách khác là nhuộm chúng bằng một loại sắc màu hay hoa văn nào đó theo mẫu hình ảnh ban đầu. Tiếp theo là mô hình nông nghiệp. Mô hình nông nghiệp có thể ví giống như quá trình trồng cây. Mô hình này coi trọng tính chất tự nhiên, tự lực trưởng thành của trẻ em và giáo dục luôn ở cạnh để chăm sóc chúng. Cho dù mô hình nào đi nữa thì những mô hình này cũng được thực hiện trong mối quan hệ một đối một. Nó trái ngược với giáo dục từ thời cận đại trở đi khi quốc gia xuất hiện, nơi tạo ra chế độ giáo dục gia công trẻ em trong một khoảng thời gian nhất định giống như quá trình tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn của nền đại công nghiệp nhằm có được những con người duy trì quá trình hiện đại hóa. Mô hình này gọi là mô hình sản xuất. Mô hình sản xuất đã khiến cho giáo dục được tiếp nhận bên trong một hệ thống, tổ chức khổng lồ và nó có đặc trưng là xuất phát từ một tư tưởng mới từ trước đến nay chưa hề có và trở thành sự ưu tiên cao nhất của mục đích quốc gia.

Murai còn đưa ra sự nỗ lực chinh phục Sự “bế tắc” của mô hình sản xuất trong lý luận giáo dục mới (mô hình con người). Tuy nhiên ở đây trước hết cần xác nhận rằng giáo dục hiện đại là giáo dục được quốc gia tổng quát hóa, được chế độ hóa ở mức độ nào đó và được tổ chức hóa (người ta gọi đây là giáo dục quốc dân) chứ không phải là sự vận hành phi hệ thống và mang tính một đối một.

Quả thật, giáo dục hiện đại là thể chế được tổ chức một cách quy mô bởi quốc gia và thông qua giáo dục mà xã hội được “tái sản xuất” trong đó trẻ em được được đảm bảo về nhân quyền và sinh tồn. Một khi như vậy thì đương nhiên, một loạt các yếu tố căn bản như giải quyết các vấn đề quốc tế, đối phó với các vấn đề xã hội, trợ giúp sự sinh tồn của cá nhân sẽ trở thành các vấn đề cơ bản của giáo dục. Cũng có trường họp những yếu tố mang tính ngoại lệ như phục vụ quyền lợi của cá nhân, đoàn thể, tổ chức cũng có thể được đưa vào.

Đương nhiên khi cải cách giáo dục thì quan điểm lập trường về các vấn đề quốc gia, quốc tế, phương sách đáp ứng những yêu cầu của xã hội (công nghiệp, khu vực, gia đình, kĩ thuật, lao động…), sự đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cá nhân, hoặc là tùy theo từng trường hợp còn có cả câu trả lời đối với yêu cầu của các thế lực, tập đoàn đặc biệt nào đó trong xã hội (thể chế quan liêu, quân đội, các tổ chức nghề nghiệp…) sẽ trở thành các yếu tố cơ bản. Khỏi cần phải nói cũng hiểu rằng các yếu tố này gắn kết, đan cài vào nhau một cách tương hỗ rất phức tạp và trên thực tế việc tư duy tách biệt chúng có thể nói là điều không thể. Tuy vậy, lịch sử lại chỉ ra một cách minh xác những yếu tố chiếm ưu thế trong thời kì cụ thể và các đề án cải cách giáo dục đã xuất hiện trong bối cảnh như thế nào.

Ví dụ như sự xuất hiện của vấn đề “Đức dục quy nhất” và Sắc chỉ giáo dục4 chính là cuộc cải cách giáo dục sinh ra từ ý thức về vấn đề thiết thực ở tầm quốc gia: vấn đề trật tự truyền thống đang bị cuộc công nghiệp hóa đầu thời cận đại tấn công phá hủy và sự dao động về ý thức trật tự sẽ được tái sinh như thế nào trong ý thức quốc dân mới. Cả vấn đề cải cách học chế và cuộc tranh luận lớn xung quanh nó vốn tiếp diễn hơn 10 năm trời, suốt từ năm 1890, cũng là cuộc cải cách mang trong mình rất nhiều các vấn đề xã hội như giáo dục trung học có vị trí như thế nào giữa giáo dục tiểu học (sơ cấp) và giáo dục bậc cao (đại học), sẽ tạo ra một hệ thống trường học như thế nào để có được mối liên kết từ giáo dục tiểu học đến giáo dục bậc cao (đại học), đồng thời sẽ phải mở rộng giáo dục bậc cao như thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục của quốc dân. Và nữa, phong trào giáo dục tự do vào những năm 1920 chính là cuộc vận động giáo dục mang tính thực tiễn xuất phát từ tình hình học sinh nhằm trả lời các câu hỏi sẽ làm như thế nào để đưa giáo dục trường học ra khỏi tình trạng khép kín, tập quyền cao độ đẩy học sinh vào tình cảnh ngột ngạt và làm thế nào để phục hồi tinh thần tự do của học sinh.

Các cuộc cải cách giáo dục này nhờ vào sự tích lũy thành quả của các công trình nghiên cứu lịch sử giáo dục đã được phục dựng lại một cách toàn diện bằng việc làm rõ các yếu tố đan cài trong đó như bối cảnh, quá trình cải cách cụ thể, các yêu cầu mang tính xã hội, ý thức quốc dân…

Từ việc điểm lại những điều nêu trên, chúng ta sẽ đi đến một sự khái quát như thế nào đây về vai trò lịch sử của giáo dục? Chẳng phải đó là việc giáo dục đã thúc đẩy quá trình”công nghiệp hóa” của xã hội (= thúc đẩy quá trình hiện đại hóa) và trong mối quan hệ không thể tách rời, giáo dục đã góp phần đưa sự giam giữ mang tính truyền thống đối với sự tồn tại con người thành sự giải phóng (= “cá nhân hóa” ) hay sao? Cuốn sách này sẽ xác nhận điều đó trong dòng chảy mang tính lịch sử của giáo dục Nhật Bản hiện đại và ngay cả khi suy ngẫm về cải cách giáo dục hiện tại thì đây cũng là điều cần phải được hiểu một cách thấu đáo và phổ biến với tư cách như là một định lý lịch sử. Nói tóm lại, cho dù là giáo dục dưới thể chế Thiên hoàng thời trước chiến tranh hay giáo dục thời chủ nghĩa quân phiệt đi chăng nữa thì cũng không hề có sự tách rời khỏi dòng chảy này. Quốc gia với thể chế Thiên hoàng đã thúc đẩy công nghiệp hóa trong nước và nó mang trong mình cả nguyên lý không thể tránh khỏi là cá nhân hóa, chủ nghĩa quân phiệt cũng thế, để phục vụ các cuộc chiến tranh với bên ngoài thì công nghiệp, kĩ thuật và năng lực trình độ cao của cá nhân trở thành sự cần thiết đương nhiên. Và “Giáo dục sau chiến tranh” cũng vậy, định lý này đã trở thành nguyên lý chính sách dẫn dắt cải cách giáo dục. Có thể nói giáo dục đã phát huy chức năng của mình ở phương diện như thế.

Tiếp theo, để lý giải được một cách rõ ràng bản chất của cải cách giáo dục hiện tại, tức là để lý giải được tình hình rối rắm hiện nay được tạo nên từ những yếu tố nào và người ta đang cố giải quyết vấn đề theo phương hướng nào thì cần phải giải mã được lịch sử. Thường hay xảy ra tình huống người ta trở thành người có liên quan trực tiếp và mất đi sự phán đoán bình tĩnh khi xem xét toàn diện vấn đề. Với những vấn đề như giáo dục thì hầu hết mọi người đều là những người có liên quan trực tiếp và đặc biệt ở lĩnh vực có vẻ như ai cũng dễ trở thành cố chấp như giáo dục thì điều này cần phải được đặc biệt lưu ý. Tuy vậy, điều tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện tìm kiếm các sự thực tương tự trong lịch sử rồi thêm vào đó các ván đề giáo dục hiện thực để rồi luận về quá khứ lẫn tương lai. Phép loại suy chẳng qua cũng chỉ là phép loại suy mà thôi. Chẳng hạn như sự thịnh hành của thuyết tiến hóa xã hội và thuyết xã hội hữu cơ là những ví dụ tiêu biểu. Người ta đã căn cứ vào các thành quả khoa học tối tân lúc bấy giờ như thuyết tế bào, thuyết tiến hóa để lập luận về các vấn đề của thời đại như quan hệ quốc tế (mạnh được yếu thua, kẻ thích nghi được thì sinh tồn), về sự thành lập, cấu tạo của trật tự xã hội (họ thuyết minh rằng cá nhân là tế bào, Thiên hoàng là đầu não, chính phủ là thần kinh). Khi ấy các thuyết này với tư cách là sự giải phẫu mang tính khoa học đối với xã hội nên rất thịnh hành, tuy nhiên ngày nay không một ai công nhận những luận thuyết này là khoa học cả. Trái lại, người ta đánh giá đó chỉ là một thủ đoạn dẫn dắt dư luận mang tính chính trị. Cũng giống như thế, việc cắt tỉa lấy một bộ phận sự kiện lịch sử nào đó, nhào trộn với nhu cầu hiện tại để tìm ra câu trả lời đối với những ván đề hiện thực đủ loại cũng là một ví dụ khác về phép loại suy. Những ví dụ như vậy có thể liệt kê không bao giờ hết.

Tuy vậy, không chỉ đơn giản với tư cách là loại suy mà nó nằm ở chỗ các yếu tố mang tính quốc gia hay mang tính xã hội, cá nhân đã đề xướng cải cách giáo dục nhằm giải quyết những vấn đề nào và cố phát huy chức năng của giáo dục như thế nào.

Cũng giống như thế, cần phải xem xét xem cải cách giáo dục đã đưa ra phương thuốc nào để giải quyết các tình huống, các vấn đề khi đó và trên thực tế đã có những kết quả nào được tạo ra. Thêm nữa, cũng cần phải hiểu việc học tập và cuộc sống của trẻ em đang ở trong tình trạng như thế nào, nó đang được tiếp nhận ra sao và người ta đang cố gắng thay đổi hay chưa.

Tôi cho rằng lịch sử giáo dục Nhật Bản hiện đại sẽ là tiền đề thích hợp để biết được các vấn đề của thời đại và mối quan hệ tương ứng liên quan của cải cách giáo dục và nó cũng sẽ cung cấp cho chúng ta hình mẫu đã từng có trong lịch sử. Nếu quyển sách này giúp ích cho các bạn trong việc suy ngẫm về cải cách giáo dục hiện tại và tìm ra những cách nhìn nhận để lý giải tình hình một cách dễ dàng từ lịch sử cải cách giáo dục Nhật Bản thì với tôi đó thực sự là niềm hạnh phúc.

ĐỌC THỬ

Sự xuất phát của giáo dục hiện đại

1. Giáo dục trong quá trình khai sáng văn minh

Cuộc sống hàng ngày của trẻ em

Bằng cuộc cải cách Minh Trị, thể chế Mạc Phủ ước chừng kéo dài 260 năm đã sụp đổ. Và rồi dưới tác động của một loạt các chính sách được thực thi bởi chính phủ Duy tân, chế độ phân chia địa vị xã hội hà khắc và rất nhiều quy định khác mang tính tiền cận đại đã bị giải trừ một cách từ từ hoặc nhanh chóng. Tự do sở hữu, tự do đi lại, tự do lựa chọn nghề nghiệp, những quy chế xoay quanh cá nhân đã được cải cách rộng lớn và trẻ em giờ đây xét ở phương diện hệ thống trước hết thuộc về “con người” với tư cách là cá thể tự do hơn là sự phụ thuộc vào địa vị xã hội hay gia đình và được coi là những người đi học.

Tuy nhiên, hiện thực xã hội không hề thay đổi nhanh như sự biến cách của chế độ. Đặc biệt ở vào thời kì trước khi có lệnh bãi bỏ các phiên (han) chuyển thành các tỉnh (ken) vào tháng 8 năm 1871, sự thống trị của chính phủ Duy tân chỉ mới giới hạn ở những vùng đất trực trị cho nên sự thay đổi diễn ra rất chậm chạp. Cuộc sống thường ngày của trẻ em (về độ tuổi thì tùy theo địa vị xã hội, giai cấp hay khu vực mà có sự thay đổi nhưng nói chung thông thường thời bấy giờ người ta coi trẻ em là những người có độ tuổi từ 6 đến 16) không có gì thay đổi lớn và nhanh chóng trước và ngay sau cuộc Duy tân.

Con cái của tầng lớp cựu võ sĩ vốn là giai cấp đặc quyền, nếu là con trai thì khoảng 10 tuổi sẽ tham gia vào tổ chức gọi là “những người bạn của trẻ em”. Ở đây, các bé trai sẽ được huấn luyện về võ nghệ và giáo dục về văn hóa trong môi trường với những quy định khắc nghiệt. Các bé trai sẽ nằm trong tổ chức này cho tới khi 15, 16 tuổi. Và như vậy mối quan hệ hình thành ở đây có mối liên hệ thông suốt với mối quan hệ con người với con người sau này khi các bé trai đã trở thành người lớn. Các bé trai này cũng theo học ở các trường của các phiên (han) ở các địa phương và trang bị vốn văn hóa cho mình với nội dung chủ yếu là Nho học. Sau khi đã làm lễ trưởng, thành phần đông vẫn đến các trường tư mở tại nhà riêng của thầy hoặc các võ đường để học tập. Đối với các bé gái thì về cơ bản được giáo dục tại gia đình với nội dung trọng tâm là các đức tính và kĩ năng thuộc về phái nữ như: đạo làm vợ, may vá thêu thùa, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa… Cũng có ngoại lệ khi các bé gái đến ở với gia đình khác học theo thầy để nâng cao văn hóa nhưng phần đông mối quan hệ xã hội bị hạn chế.

Con cái những gia đình thương nhân cũng vậy, nếu là con trai thì sau khi tiếp nhận nền giáo dục tại nhà khoảng 10 tuổi sẽ được tổ chức vào các “Hội trẻ em”. Ở đây thông qua cuộc sống tập thể, các em sẽ học được ý thức cộng đồng hay luật lệ, đồng thời khi 6, 7 tuổi các em này cũng đi học ở các lớp học mở trong chùa. Thông thường, trẻ em sẽ học ở đây cho đến lúc 11, 12 tuổi. Nội dung học tập là đọc, viết, tính toán, lấy việc học viết làm trung tâm. Ngoài ra thông qua các cuốn sách giáo khoa Ourai(1), trẻ em cũng học được các tri thức thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và học được cách ghi chép, tính toán sổ sách. Khi tròn 13, 14 tuổi, các em ra khỏi gia đình và trở thành những đứa trẻ học việc, đến 17, 18 tuổi thì làm lễ chính thức trở thành người lao động thực thụ. Đối với trường hợp là thợ thủ công thì khi 21, 22 tuổi, vào lúc thời kì học việc chấm dứt, sẽ chính thức trở thành người thợ thủ công thực thụ. Đối với các bé gái thì sau khi tiếp nhận giáo dục văn hóa tại nhà ở độ tuổi 14,15, nếu là con cái của những gia đình thương nhân khá giả sẽ được gửi tới làm người học việc trong các gia đình hào thương hay võ sĩ. Những gia đình nghèo cũng thường gửi con cái đến làm người giúp việc trong các gia đình thương nhân giàu có. Cho dù là ở trường hợp nào đi nữa thì trẻ em ngay từ nhỏ đã phải đến sống ở gia đình khác và phải lao động, tiếp nhận sự giáo dục, huấn luyện và nếm trải cuộc sống khá khắc nghiệt và điều này được coi là cần thiết để trở thành người lớn.

Ở các gia đình nông dân, cũng giống như trẻ em ở các gia đình thương nhân, sau khi tiếp nhận giáo dục văn hóa thì vừa lao động vừa trưởng thành. Các bé trai khi 6, 7 tuổi sẽ được tổ chức vào “Hội trẻ em” trong quãng thời gian trước khi bước vào tuổi 15, 16 để trở thành thành viên của “Hội thanh niên”. Trong môi trường giáo dục tập thể, các em sẽ học đọc, học viết, học về luật lệ, tập tục của làng và đồng thời cũng trở thành những người đảm nhận các hoạt động liên quan đến các nghi lễ của làng trong năm. Trẻ em trong các gia đình nông dân khá giả từ lúc 6, 7 tuổi sẽ đến học tại các lớp học trong chùa trang bị vốn văn hóa cho mình với trọng tâm là Nho học, những trẻ em ham học sau đó tiếp tục theo học tại các trường tư tại gia để nâng cao trình độ văn hóa. Các bé gái thì vừa được giáo dục tại nhà đồng thời cũng là thành viên của “Hội thêu thùa” giống như hội, nhóm của các bé trai, tiếp nhận giáo dục văn hóa mang tính cộng đồng và khi 15, 16 tuổi thì trở thành thành viên của “Hội thiếu nữ”. Con gái của các gia đình nông dân khá giả thì khi 6, 7 tuổi có thể đến học tại các lớp học trong chùa và khoảng 15 tuổi thì ra khỏi nhà để trở thành người học việc.

Cho dù xuất thân từ tầng lớp nào đi nữa thì nói chung, trẻ em vẫn tiếp nhận sự huấn luyện, giáo dục trong môi trường bè bạn, trong các tổ chức tùy thuộc theo địa vị xã hội, khu vực mà trưởng thành về nhân cách. Mặt khác, thông qua việc học tập tại các lớp học trong chùa, các trường học của phiên (han) mà trẻ em được trang bị năng lực đọc, viết cơ bản, được giáo dục tri thức. Với các bé gái thì học được kĩ năng thêu thùa, may vá và khoảng 15, 16 tuổi thì chính thức trở thành người trưởng thành.

Cải cách giáo dục của Chính phủ Duy tân
Phương châm giáo dục của Chính phủ Duy Tân trong thời kì trước khi diễn ra sự phế bỏ các phiên (han) chuyển thành các tỉnh (ken) do nền móng của chính phủ chưa ổn định và chủ thể thực sự quyết định các chính sách của chính phủ liên tiếp thay đổi cho nên không thống nhất. Tuy nhiên, nếu nói một cách tổng quát thì cho dù vẫn còn nằm trong phạm vi của sự chuyển biến từ chủ nghĩa phục cổ sang chủ nghĩa khai sáng, từ lập trường nhị nguyên giáo dục dành cho người cai trị và giáo dục dành cho người bị trị sang tư tưởng phức tuyến giáo dục dành cho tầng lớp tinh hoa và giáo dục đại chúng, thì về cơ bản nó đã diễn ra sự chuyển biến về phía quan điểm nhất nguyên là giáo dục quốc dân.

Cải cách giáo dục đầu tiên của Chính phủ Duy tân là đề án “Học xá chế” do Tham dự nội quốc sự vụ cục phán sự Tamamatsu Misao cùng các học giả ngành Quốc học khác soạn thảo. Hình mẫu của “Học xá chế” là kiểu kí túc xá đại học cổ đại với 5 môn học là Học thần (thờ phụng tổ tiên Thiên hoàng, Bản giáo học (thần điển, hoàng tịch…), Kinh thế học (lễ nghi, luật lệ), Từ chương học (ca từ, từ văn…), Phương tài học (thiên văn, y thuật…), Ngoại phiên học (Hán, Lỗ, Anh quốc, Pháp quốc…). Bên cạnh đó, để đảm bảo có trong tay nhân tài, vào tháng 5 cùng năm chính quyền đã cho đổi tên cơ sở học tập ở Kyoto thành “Đại học liêu đại” và mở cửa chiêu sinh với tư cách là nơi học về Hán học và Hoàng học. Có thể thấy rằng trong thời kì này Chính phủ đang dò dẫm trong con đường Vương chính phục cổ.

Trong khi đó ở Tokyo, sau khi dời đô (tháng 4 năm 1869), vào tháng 8 trường học Shoheiko của cựu chính quyền Mạc phủ được phục hưng với tư cách là trường đại học, đồng thời trường Kaisei và trường y được coi là chi nhánh của trường đại học. Đến tháng 9, trường đại học có thêm chức năng là cơ quan hành chính giáo dục trung ương. Sau cuộc Chiến tranh Boshin(2), Chiến tranh Đông Bắc, sự đầu hàng của Enomoto Takeaki, sự chống trả bằng vũ lực của phái chống đối chấm dứt, chính phủ Duy Tân cũng chuyển từ chế độ công – quân, liên hợp chư hầu sang thành chính phủ lấy Thiên hoàng làm trung tâm với sự lãnh đạo chủ yếu trong chính phủ thuộc về các võ sĩ thuộc tầng lớp dưới như Okubo Toshimichi, Kido Takayoshi. Sự kiện này nói lên rằng tính tất yếu và tính hiện thực của việc phục hồi chế độ Thiên hoàng cổ đại không còn nữa. Từ đây trở đi, ý tưởng tái kiến thiết trường học lấy Kyoto làm trung tâm không bao giờ xuất hiện lại lần thứ hai.

Ở trường Đại học Tokyo, các môn học như Quốc học, Hán học, Dương học được thiết lập và tư tưởng coi Quốc học là trọng tâm được xướng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên trên thực tế do sự mâu thuẫn bên trong mà trường học không phát huy được chức năng của mình và dẫn đến tình trạng phải đóng cửa vào tháng 7 năm 1870. Tư tưởng giáo học dựa theo nguyên lí chính giáo đồng quy(3) cũng chấm dứt. Trước đó vào tháng 1 năm 1870, Trường đại học được tái tổ chức thành Đại học và các trường Daigaku Minamiko, Higashiko với tư cách là chi nhánh của trường đại học đã đứng ra độc lập.

Biệt lập với công việc trên, những người theo phái Dương học như Mitsukuri Rinsho, Kanda Takahira, Mori Arinori đã được Viện Thái chính(4) bổ nhiệm làm nhiệm vụ điều tra giám sát trường học. Dưới tay những người này, tháng 3 năm 1870, Đại học quy tắc, Trung tiểu học quy tắc được biên soạn và công bố nhằm thúc đẩy cải cách trường học. Theo Đại học quy tắc thì Đại học phải là đại học kiểu phương Tây với 5 khoa là Giáo khoa, Pháp khoa, Lí khoa, Y khoa dự bị và chính thức, Văn khoa. Theo quy định của Trung tiểu học quy tắc thì tiểu học là nơi trẻ em 6, 7 tuổi nhập học và học tập các môn phổ thông cùng với 5 môn chuyên khoa ở đại học, trung học sẽ tiếp nhận trẻ em ở độ tuổi từ 16 đến 22 để học về chuyên môn, những học sinh “tuấn tú” sẽ được gửi đến đại học và trung học nhắm đến mục tiêu thu hút nhân tài trong lòng quốc dân rộng lớn. Tuy nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng, sự triển khai chính sách giáo dục một cách chính thức còn phải đợi đến khi việc bãi bỏ các phiên (han) chuyển thành các tỉnh ( ken) được thực thi.

Về giáo dục dành cho dân chúng, vào tháng 3 năm 1869, Chính phủ đã ban hành Phủ châu thi chính thuận tự quy định rằng ở các phủ, tỉnh phải lập các trường tiểu học để làm cho dân chúng hiểu được quốc thể, thời thế và giữ gìn phong tục. Đến tháng 8 cùng năm thì đặt thêm Truyền giáo sứ tăng cường giáo hóa các tư tưởng như tư tưởng hoàng quốc, tư tưởng tôn kính thánh thần, sau đó vào tháng 2 năm 1870 tiếp tục ban bố chiếu chỉ Đại giáo tuyên bố về truyền giáo, tháng 4 năm 1872 thì tiến hành cải tổ thành Ban “Thần chi” nằm trong Bộ Giáo dục, đến tháng 5 đặt ra chức giáo đạo tăng cường giáo hóa dân chúng “giữ gìn quốc thể, làm rõ đạo nghĩa quân thần, tăng cường giáo hóa” (Kiến nghị của Tá viện, Lịch sử phát triển chế độ giáo dục từ thời Minh Trị, quyển một).

Đại giáo tuyên bố mặc dù có nội dung chủ yếu là các hoạt động truyền giáo nhưng do có một khoảng cách đối với trào lưu khai sáng và đảm nhận công việc này lại là các thần quan và tăng lữ, những người vốn có nguyên lý tư tưởng và ý tưởng khác nhau, cho nên hoạt động chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền một cách chung chung về tư tưởng quốc thể lấy Thiên hoàng làm trung tâm. Về sau, vào tháng 4 năm 1875, đại học viện, nơi đào tạo những người làm nghề giáo đạo bị đình chỉ và hầu hết chúng trở thành hữu danh vô thực. Tháng 8 năm 1894, cuối cùng chức giáo đạo cũng chấm dứt.

Giáo dục ở các phủ, phiên (han) và tỉnh (ken)
Trong bối cảnh đó, ở các địa phương sự thành lập các trường học độc lập hay sự thiết lập, vận hành các tổ chức giáo dục là điều đáng lưu ý.

Ví dụ ở phủ Kyoto từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1869 (năm Minh Trị thứ 2), các trường tiểu học như Trường tiểu học Ryuuchi, Trường tiểu học Bangumi đã có đến 64 trường được mở. Việc này một mặt thể hiện sự thử nghiệm trước sự chuyển đổi phương phâm giáo dục dân chúng của chính phủ; mặt khác là sự dò dẫm ban đầu về hành chính giáo dục thống nhất kiểu phương Tây, về chế độ học khu, nội dung giáo dục lấy tri thức làm trung tâm, chương trình, chế độ lên lớp theo năm căn cứ vào chế độ thi cử nghiêm ngặt để tiến tới trường học hiện đại.

Có thể nói đây là một bước tiến ban đầu của trường tiểu học hiện đại ở Nhật Bản.

Fukuzawa Yukichi khi thị sát trường học được sáng lập lúc đương thời đã ghi lại như sau: “Việc chia thành phố ra thành 64 khu và phân chia trường học nói lên rằng họ đã có học về “lịch sử trường học” ở phương Tây. Ở mỗi khu này thiết lập một trường tiểu học. Ở trong khu vực đó không kể giàu sang phú quý hay nghèo khó, trẻ em nam nữ từ 7, 8 tuổi đến 13, 14 tuổi đều được phép đến đây học tập. Ở trong trường thì phân làm hai, cung cách giáo dục nam nữ cũng khác nhau, nói cách khác là học sinh ngồi riêng… Về số lượng học sinh trong trường tiểu học thì ở những trường ít là khoảng từ 70 đến 100, những trường nhiều từ khoảng 200 đến hơn 300 người. Trong trường học cực kì sạch sẽ, ở trên tường không hề có vết xây sát, chỗ ngồi cũng không hề có vết bẩn, không hề có sự khinh suất hay hỗn loạn, không có điểm nào vi phạm cả” (Ghi chép về trường học Kyoto, tạp chí 50 năm tiểu học Kyoto).

Ở các phiên (han) cũng vậy, ví dụ như ở phiên Shizuoka (tỉnh Shizuoka) tháng 1 năm 1869 đã thành lập trường tiểu học trực thuộc trường quân sự Numazu, nhận trẻ em 7, 8 tuổi nhập học, chia làm ba cấp lớp, ở đó các học sinh phải học đọc, viết, tính toán, địa lý, thể dục, bơi lội… Trường tiểu học này trở thành cơ sở giáo dục dự bị của trường quân sự với tư cách là cơ sở giáo dục chuyên môn. Đây là trường tiểu học được thành lập với mục đích đào tạo nhân tài đồng thời cũng là nơi sớm đưa vào các nguyên lý hiện đại như tổ chức hành chính lấy học khu làm trung tâm, nội dung chương trình giáo dục thống nhất, áp dụng chế độ thi cử, lên lớp… Cũng ở phiên (han) này, cho đến trước khi việc bãi bỏ phiên (han) thành lập các tỉnh (ken) được tiến hành, đã lấy trường tiểu học này làm mô hình mẫu để tổ chức ra các trường tiểu học cùng loại khác khắp trong phiên (han).

Bên cạnh đó, ở phiên (han) Fukushima (tỉnh Hiroshima), tháng 6 năm 1871 có trên 100 ngôi trường là nơi “khai sáng” được thành lập. “Không phân chia sĩ, nông, công, thương” trẻ em nam nữ từ 7 đến 13 tuổi tất cả được đến học tại các trường “khai sáng” và các môn học bắt buộc là Hướng dẫn về cách thức sản xuất, Thế giới quốc tận(5), Vạn quốc lịch sử, Cùng lý đồ giải”(6)… Sự phân biệt giữa võ sĩ với dân thường được xóa bỏ và ở đây có thể thấy rõ nỗ lực truyền dạy tri thức thực dụng của phương Tây và ý thức chạy đua với thời đại. Bên cạnh đó trong các trường tiểu học ở phiên (han) Kanazawa cũng như ở các phiên khác trên toàn quốc đã xuất hiện nhiều sự thử nghiệm tiến hành thành lập và vận hành các trường tiểu học kiểu Tây Âu.

Cũng khoảng thời gian này, tỉnh Kanagawa có các trường địa phương và ở Nagoya thì có các “nghĩa trường” với số lượng được thành lập vượt quá con số 400. Các trường tiểu học của các phủ, phiên (han) và tỉnh (ken) này cho dù mức độ có khác nhau nhưng đều có những điểm chung là được thành lập với tư cách là cơ sở giáo dục sơ cấp thống nhất và do đó nó có tổ chức hành chính tập quyền, có chuẩn bị chế độ sách giáo khoa và nội dung giáo dục mang tính hiện đại, cố gắng đảm bảo có được những giáo viên có tư chất nhất định. Về sau, các trường này đã đóng vai trò tiên phong khi chính phủ thực thi giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, ngay cả những chuyển động này cũng chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng có liên quan đến việc lựa chọn chính sách như cuối cùng thì các lớp học trong chùa sẽ được thanh toán như thế nào, có nên cải tạo để biến chúng trở thành những trường tiểu học hiện đại hay không. Bên cạnh đó sẽ thống nhất như thế nào giữa giáo dục sơ cấp nhằm đào tạo nhân tài với giáo dục quốc dân là giáo dục cơ sở nhằm phục vụ cuộc sống của dân chúng. Thêm vào đó ở giai đoạn mà quốc gia thống nhất mang tính trung ương tập quyền chưa hình thành thì đó cũng chỉ mới dừng lại là những bước đi dò dẫm mang tính cá thể.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button