Chuyên ngành

108 Bí Quyết Giáo Dục Con Của Cha Mẹ Thông Thái

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tống Dự Thư

Download sách 108 Bí Quyết Giáo Dục Con Của Cha Mẹ Thông Thái ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Làm cha mẹ là một sự kiện trọng đại và vui vẻ trong cuộc đời.

Bắt đầu từ khoảnh khắc con trai của bạn chào đời, bạn đã có niềm vui vô cùng vô tận: Con dùng giọng nói non nớt gọi bạn tiếng “bố” hoặc “mẹ” đầu tiên; con buông đôi tay của bạn chầm chậm học đi; con bưng một cốc nước chia sẻ sự vất vả với bạn; con nói thầy cô dạy con phải học hành chăm chỉ, ngày ngày vươn lên, báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ; con bắt đầu tự dọn dẹp phòng, khi dọn mọi thứ sạch sẽ chờ đợi lời khen của bạn; con lên đại học, phải rời xa gia đình làm một nam tử hán; rồi một ngày, con nói với bạn rằng con đã “biết yêu”…

Cùng với những niềm vui ấy, khi làm cha mẹ cũng có nghĩa là bạn đang gánh trên vai trách nhiệm quan trọng nhất của cuộc đời. Bạn phải dạy con nói chuyện, dạy con đọc, dạy con học cách làm một số việc nhà hợp với sức của mình, dạy con học cách “chung sống hòa bình” với các bạn, dạy con học cách suy nghĩ độc lập, dạy con nhận thức được vai trò giới tính của mình. Ngoài ra, bạn còn phải gánh vác trách nhiệm bồi dưỡng phẩm chất và đạo đức cho con, bồi dưỡng con trở thành một nam tử hán có tính cách kiên cường, phẩm chất vượt trội, tự tin lạc quan, biết cách suy nghĩ, độc lập tự chủ….

Việc học tập ban đầu của mỗi đứa trẻ đều bắt đầu từ gia đình. Là người thầy đầu tiên của trẻ, vai trò của bạn trong quá trình trưởng thành của trẻ là không thể thay thế. Là nhà thiết kế đầu tiên trong cuộc đời trẻ, bạn phải cung cấp cho trẻ nhân tính, tự tôn, tự tin, phẩm vị, tình cảm,… và phải bồi dưỡng khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng xã hội… So với những kiến thức, kỹ năng và khả năng mà nhà trường cung cấp cho trẻ thì những điều này càng có thể quyết định tương lai trẻ sẽ thành công hay không.

Trong khi đó, bản tính của con trai sẽ làm tăng thêm rất nhiều khó khăn trong quá trình bồi dưỡng này, chúng hoạt bát hiếu động, bản tính cố chấp, lòng tự tôn mãnh liệt, thích mạo hiểm, thích cạnh tranh, có tâm lý anh hùng, khả năng biểu đạt cảm xúc cũng yếu hơn con gái, tinh thần khám phá và ý thức độc lập của chúng cũng vô cùng lớn, nếu giáo dục không đúng cách còn có thể khiến chúng nảy sinh tâm lý chống đối, không nghe theo bất kỳ lời khuyên nào của bạn…

Vì thế, bồi dưỡng được một cậu bé trở nên ưu tú là một quá trình rất gian khổ, bạn cần phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tâm huyết và tình yêu mới có thể thuận lợi đưa trẻ đến bến bờ thành công. Trong quá trình này, bạn phải chú ý rất nhiều việc, thậm chí một sơ suất rất nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng to lớn với trẻ: vô tình nói tục cũng sẽ tác động đến trẻ; một vài thói quen không tốt sẽ truyền nhiễm sang cho trẻ; một lời đánh giá không đúng đắn sẽ làm tổn thương tới lòng tự tôn của con trai; phương pháp xử lý sự việc không tốt cũng sẽ được trẻ kế thừa và phát triển…

Có thể nói, việc bồi dưỡng con trai trở thành một nam tử hán cũng là một thử thách lớn trong cuộc đời bạn.

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?

Bạn có biết làm thế nào để rèn luyện ý thức tự lập cho trẻ không?

Bạn có biết làm thế nào để bồi dưỡng khả năng học tập ưu tú cho trẻ không?

Bạn có biết phải làm thế nào mới có thể bồi dưỡng cá tính lành mạnh cho trẻ không?

Bạn có biết làm thế nào để nâng cao EQ cho con không?

Bạn có biết làm thế nào để bồi dưỡng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ không?

Có lẽ bạn vẫn chưa hiểu rõ hoặc thiếu lý luận và hướng thực hiện chi tiết. Bạn cần phải nhanh chóng hành động. Hãy bắt đầu từ cuốn sách này, để nó mở ra các vấn đề mà trẻ gặp phải trong quá trình trưởng thành, để nó nêu lên các điểm mấu chốt cần phải bồi dưỡng để con trai trở thành người ưu tú, để nó giúp bạn lựa chọn phương thức giáo dục thích hợp hơn cho con trai của mình.

Bồi dưỡng phẩm chất và thói quen cho trẻ là một quá trình lâu dài, cần sự giáo dục và dẫn dắt không ngừng, hơn nữa còn cần phải bắt đầu từ nhỏ. Bạn càng sớm nắm được phương pháp giáo dục đúng đắn, dựa vào đặc điểm của từng độ tuổi để áp dụng phương thức giáo dục phù hợp thì sự trưởng thành của trẻ cũng sẽ càng thuận lợi. Cuốn sách này kết hợp quan niệm giáo dục trong và ngoài nước để bồi dưỡng 10 khía cạnh quan trọng nhất của trẻ; cung cấp 108 chi tiết quan trọng, đưa ra những phương pháp nổi bật và mang tính ứng dụng cao, hi vọng có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh.

Khi con trai của bạn dần dần trở nên ưu tú, dần dần trở thành một người đàn ông thành công thì bạn sẽ có cảm giác vô cùng tự hào và vui sướng. Nhìn lại chặng đường đó, bạn sẽ thấy mọi nỗ lực của mình thật xứng đáng!

CHƯƠNG 1
BỒI DƯỠNG CON TRAI ƯU TÚ, NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LÀM

Trong quá trình bồi dưỡng con cái thành tài, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong quá trình này, ngoài sự quan tâm về vật chất đối với con cái, cha mẹ còn phải chú ý những ảnh hưởng từ lời nói và hành vi của mình đối với tính cách và phẩm chất tâm lý của trẻ. Vì thế, muốn con trai thành tài và thành người có ích, cha mẹ phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý của con, đồng thời áp dụng những phương pháp khoa học trong quá trình tương tác với trẻ.

1. TẠO KHÔNG KHÍ GIA ĐÌNH HÒA THUẬN

Cơ sở để trẻ thành tài là giáo dục, cơ sở của giáo dục là gia đình. Gia đình là ngôi trường đầu tiên, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Vì thế, giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng, và trách nhiệm của cha mẹ cũng rất nặng nề.

Tiến hành giáo dục gia đình như thế nào? Là chú trọng giáo dục trẻ ở trong gia đình sao? Hay là cung cấp môi trường học tập hoàn hảo cho trẻ? Không chỉ có vậy. Giống như nhà giáo dục Liên Xô cũ là Anton Makarenko đã từng nói: “Đừng tưởng rằng chỉ có nói chuyện với trẻ hoặc giáo dục trẻ, căn dặn trẻ mới là đang tiến hành giáo dục. Trong từng thời khắc của cuộc sống, thậm chí ngay cả khi bạn không ở nhà, bạn cũng đang giáo dục trẻ. Cách ăn mặc của bạn, cách bạn nói chuyện với người khác, bàn luận về người khác, cách bạn bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, cách đối xử với bạn bè và kẻ thù… tất cả đều có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ”. “Ý nghĩa quan trọng” ở đây chính là một kiểu tác động và giáo dục. Sự tác động và giáo dục này lại nảy sinh thông qua văn hóa gia đình.

Điều đó cũng chính là lý do vì sao trong cuộc sống hiện thực, một số gia đình có điều kiện vật chất vô cùng ưu việt nhưng con cái lại trở nên hư hỏng; ngược lại, một số gia đình mặc dù điều kiện kinh tế kém nhưng con cái vẫn thành tài. Tìm hiểu nguyên nhân, có thể dùng bốn từ để khái quát: gia phong khác nhau. Muốn con cái trưởng thành lành mạnh, cha mẹ phải tạo ra không khí gia đình hòa thuận, có thể bắt đầu từ những mặt sau.

(1) TẠO MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH TỐT ĐẸP
Xây dựng môi trường gia đình hoàn toàn không phải là dùng những đồ dùng sinh hoạt thời trang và cao cấp, quan trọng là phải sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, có thể khiến trẻ được tận hưởng về mặt tinh thần. Ngoài ra còn phải thông qua hành vi của cha mẹ, thông qua những quy tắc hành vi mà các thành viên trong gia đình tuân thủ để trẻ nhận được những tác động tích cực.

* Môi trường sinh hoạt lành mạnh

Do tình hình kinh tế của mỗi gia đình, điều kiện nhà ở khác nhau, vì thế không yêu cầu về tiêu chuẩn trang trí. Nhưng nhà ở phải sạch sẽ, hài hòa, nên có những loại sách thích hợp cho trẻ đọc, để trẻ có thể sống trong một gia đình có không gian thoải mái, yên tĩnh, ấm áp, có văn hóa.

Một số gia đình không chú ý việc trang trí, không chú trọng vệ sinh sạch sẽ, đồ đạc vô cùng lộn xộn; có gia đình chú trọng vệ sinh sạch sẽ nhưng lại cấm đoán trẻ quá nhiều, không được chơi cái này, không được làm cái kia, khiến hành động của trẻ bị hạn chế; có gia đình trang trí rất hiện đại nhưng lại không có chỗ cho trẻ chơi, như thế đều không được.

* Thói quen sinh hoạt tốt

Mỗi gia đình đều nên có thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi cố định, bao gồm: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, làm việc, học tập… và các thành viên trong gia đình đều phải tự giác tuân thủ. Điều này có thể kích thích trẻ hình thành quan niệm về thời gian đúng đắn, tạo tiền đề khi trẻ đi học và ra ngoài xã hội, tạo cơ sở cho việc tự giác tuân thủ kỷ luật và duy trì trật tự xã hội, chú trọng đạo đức xã hội sau này.

(2) TẠO KHÔNG KHÍ GIA ĐÌNH HÒA THUẬN
Các thành viên trong gia đình cùng tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau là điều kiện tiên quyết trong giáo dục con cái. Trong không gian sinh hoạt gia đình, quan niệm của cha mẹ, sự đầm ấm của gia đình, mối quan hệ dân chủ bình đẳng, phong thái văn minh lịch sự, tinh thần phấn đấu vươn lên đều là động lực tích cực và có tác dụng thúc đẩy sự trưởng thành của trẻ.

* Tình cảm vợ chồng bền vững

Quan hệ vợ chồng hòa thuận, không những có thể mang lại hạnh phúc cho gia đình mà còn có thể tạo cho trẻ cảm giác ấm áp, khiến trẻ có cảm giác an toàn và tinh thần trách nhiệm. Vì thế, vợ chồng phải yêu thương, tin tưởng và thông cảm cho nhau, khi nảy sinh mâu thuẫn thì phải lập tức giải quyết, không mang những cảm xúc trong công việc về nhà. Trưởng thành trong gia đình hòa thuận, văn minh thì trẻ mới có thể có cảm xúc ổn định, tình cảm phong phú, tính cách vui vẻ, đoàn kết thân ái…

* Chú trọng giao lưu và tương tác giữa cha mẹ và con cái

Hiện nay, rất nhiều cha mẹ do công việc bận rộn mà không giao lưu nhiều với con cái. Trong khi đó sự khác biệt về giá trị quan và tính cách giữa hai thế hệ cũng rất dễ hình thành khoảng cách tâm lý. Chỉ khi hai bên thường xuyên giao lưu, trao đổi, rút ngắn khoảng cách tâm lý thì mới có thể có cùng chung ngôn ngữ. Vì thế, cha mẹ nên lấy thân phận bình đẳng để bước vào thế giới nội tâm của trẻ, tìm hiểu nhu cầu tâm lý và tôn trọng những yêu cầu hợp lý của trẻ. Như thế vừa có thể thúc đẩy giao lưu tình cảm với trẻ, vừa khiến trẻ dễ chấp nhận sự giáo dục của cha mẹ, thúc đẩy việc hình thành tính cách hoạt bát, vui vẻ.

* Kỳ vọng vào trẻ một cách thích hợp

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với trẻ có thể khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu của cha mẹ, là động lực thúc đẩy trẻ vươn lên. Nhưng nếu kỳ vọng xa rời khả năng thực tế thì sẽ khiến giáo dục gia đình trở thành áp lực đối với trẻ. Một khi trẻ không đạt được yêu cầu của cha mẹ, cha mẹ sẽ thất vọng, oán trách, thậm chí đánh mắng, vậy thì sao có thể nói đến không khí gia đình hòa thuận được nữa? Vì thế, để trẻ trưởng thành hạnh phúc, cha mẹ nên điều chỉnh kỳ vọng của mình phù hợp với thực tế.

(3) XÂY DỰNG KHÔNG KHÍ HỌC TẬP TÍCH CỰC
Trong một gia đình, vật chất có phong phú đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu thiếu sự hình thành của môi trường văn hóa, thiếu sự cộng hưởng của những “món ăn tinh thần” thì gia đình ấy cũng không hoàn thiện. Vì thế, cha mẹ hãy tạo ra một “gia đình có học thức”, để việc học trở thành một việc tự nhiên đối với trẻ, giống như việc cây hấp thu ánh nắng mặt trời và nước vậy.

* Cha mẹ phải là tấm gương tốt

Hiện nay, rất nhiều trẻ không có thói quen đọc sách, một nguyên nhân quan trọng đó là do cha mẹ không thích đọc sách. Thiết nghĩ, nếu trẻ đọc sách trong tiếng quát mắng, tiếng chơi bài, tiếng tivi, tiếng nhạc thì cho dù trẻ ngồi trước bàn học, cũng khó có tâm tư để đọc sách. Vì thế, đừng mượn cớ rằng công việc của mình bận rộn, nếu thật sự muốn đọc sách, muốn để trẻ hình thành thói quen tự giác đọc sách thì cha mẹ nên bớt chút thời gian đọc sách.

* Cho trẻ lựa chọn sách mà mình thích

Về việc chọn sách, cần phải tôn trọng hứng thú của trẻ, thuận theo tự nhiên, không nên ép trẻ đọc những cuốn sách mà trẻ không thích. Nếu không sẽ chỉ khiến trẻ thêm chán ghét với sách vở mà thôi. Trẻ được tự do trong việc đọc sách dưới sự hướng dẫn hợp lý của cha mẹ, sẽ có cơ hội vui vẻ khi đọc sách.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button