Quà tặng cuộc sống

Chicken Soup 11: Vượt Qua Thử Thách Đầu Đời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Chicken Soup 11: Vượt Qua Thử Thách Đầu Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Các bạn trẻ thân mến,

Sáu năm trước chúng tôi đã thực hiện cuốn Chicken Soup for the Teenage Soul. Như các bạn đã biết, cuốn sách ấy đã được đón nhận nồng nhiệt, và hàng triệu độc giả trẻ đã tìm thấy nguồn an ủi cũng như sự động viên trong những câu chuyện được viết bởi chính những người bạn đồng trang lứa với mình. Chúng tôi đã nhận được hàng ngàn lá thư yêu cầu biên soạn thêm những quyển sách dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Những lời yêu cầu này, cùng với rất nhiều câu chuyện được gửi đến đã mang lại cho chúng tôi sự động viên cũng như nguồn tư liệu cần thiết để tiếp tục thực hiện các tập sách.

Mỗi tuần, chúng tôi lại tiếp tục nhận được hàng trăm lá thư cùng những câu chuyện của các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới gởi đến qua Internet và qua đường bưu điện. Khi đọc cả núi thư nhận được, chúng tôi để ý thấy chương viết về những khó khăn là chương được ưa chuộng nhất trong những tập sách. Ít lâu sau, chúng tôi nhận được những lời yêu cầu thực hiện một quyển sách viết riêng về vấn đề này. Chúng tôi đã đáp lại những yêu cầu ấy bằng quyển sách mà các bạn đang cầm trên tay.

Mặc dù nội dung của những câu chuyện này có thể khiến người đọc cảm thấy lo lắng, và thậm chí nó còn khá bi thảm, nhưng ảnh hưởng của nó đến khả năng nhận thức, học hỏi và trưởng thành của các bạn trẻ là rất to lớn. Chúng tôi tin rằng đó chính là lý do mà những câu chuyện thuộc thể loại này đã được đón nhận rất nồng nhiệt. Chẳng hạn như trong các quyển sách trước, chúng tôi đã có một số câu chuyện kể về cái chết của một người cha hoặc một người mẹ nào đó. Đây là một trong những nỗi khiếp sợ ghê gớm nhất đối với mỗi đứa trẻ, và có thể sẽ có người thắc mắc việc chúng tôi đưa những câu chuyện đó vào liệu có ích gì. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhiều lần nhận được những tâm sự như thế này của bạn đọc: “Sau khi đọc xong câu chuyện ấy, tôi đã ngồi ngay xuống viết cho bố mẹ một lá thư xin lỗi vì tôi đã khiến bố mẹ phải khổ sở như thế” và “Mặc dù tôi và mẹ vẫn còn những bất đồng nhỏ, nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác. Tôi yêu quý mẹ nhiều hơn và tôi BIẾT tất cả những gì mẹ làm là vì mẹ yêu tôi. Trước khi đọc được câu chuyện ấy, tôi đã không hiểu được điều này”. Ít khi chúng tôi cho in một câu chuyện nào mà người viết không học được hay nhận ra một điều gì đó sâu sắc từ chính trải nghiệm của họ. Chúng tôi hy vọng bài học này cũng sẽ được chuyển tải đến bạn, giúp bạn xoa dịu những nỗi đau tương tự như thế. Ít nhất nó cũng giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn khi đối mặt với thử thách.

Tiêu chí quan trọng nhất của chúng tôi khi chọn in một truyện là câu chuyện đó phải giúp độc giả trở thành người tốt hơn sau khi đọc. Ví dụ minh chứng cho điều này là bài thơ rất được yêu thích “Lẽ ra phải có ai dạy cho anh ấy biết”. Bài thơ kể về một cô bé sau khi đi dự tiệc về đã bị một tài xế say xỉn tông chết. Đó là một bài thơ rất cảm động mà mỗi khi đọc lại, chúng tôi vẫn rơi nước mắt. Hàng ngàn bạn trẻ đã hưởng ứng bài thơ đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đó bằng lời cam kết sẽ không bao giờ lái xe khi đã uống say. Rất nhiều bạn trẻ đã viết thư cho bố mẹ và hứa như thế; trong khi một số bạn chỉ đơn giản là tự hứa với chính mình. Điều đáng mừng nhất là sau nhiều năm, chúng tôi còn nhận được những lá thư thông báo rằng các bạn vẫn thực hiện đúng cam kết đó.

Không một ngôn từ nào có thể diễn tả được cảm xúc của chúng tôi khi nghe những câu chuyện như thế. Chúng tôi cảm thấy biết ơn họ và chúng tôi thấy mình thật nhỏ bé, nhưng hơn bất cứ điều gì, chúng tôi chắc chắn rằng khi những câu chuyện ấy có thể thay đổi được cuộc sống thì chúng tôi sẽ còn tiếp tục biên soạn những tập sách như thế này.

JACK CANFIELD & MARK VICTOR HANSEN

Hồi ức về mẹ

Tháng Giêng năm 1998, tôi nhận được một cuộc điện thoại mà bất kỳ một nữ diễn viên nào cũng mong đợi: tôi được thủ vai Julie Emrick trong vở kịch truyền hình Hạnh phúc. Lẽ ra đó là một trong những khoảnh khắc hân hoan nhất trong cuộc đời của tôi, nhưng ba tháng trước đó, một việc đã xảy đến khiến cho mọi thứ đều bị đảo lộn. Tháng Mười năm 1997, mẹ tôi, Christine Johnson, được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư. Mười tháng sau, mẹ mất ở tuổi năm mươi ba, và cuộc sống của tôi không bao giờ trở lại như xưa được nữa.

Mẹ là người bạn tốt nhất của tôi. Mẹ dạy tôi biết trân trọng từng ngày. Tôi nghĩ đó chính là chìa khóa để bước vào cuộc sống. Tôi cố gắng ghi nhớ điều đó, rồi chuyển nó thành một thói quen. Và mỗi khi gặp phải một vướng mắc gì, tôi lại nghĩ đến mẹ.

Tôi giống như người bạn tri kỷ lớn lên cùng mẹ ở Mũi Cod, Massachusetts. Vì cả anh Greig Jr. – hiện đã ba mươi ba tuổi, và chị Julie của tôi – giờ cũng ba mươi hai tuổi, đều lớn tuổi hơn tôi (hiện nay tôi hai mươi chín tuổi), nên lúc anh chị bắt đầu đi học thì chỉ còn tôi với mẹ ở nhà với nhau suốt ngày. Những lúc ấy, hai mẹ con cùng làm các công việc lặt vặt hoặc chỉ đi loanh quanh.

Tôi với mẹ vẫn luôn gắn bó với nhau ngay cả khi tôi phải trải qua giai đoạn nổi loạn của tuổi dậy thì. Lúc học trung học, tôi thường về nhà trễ do mải lo mấy chuyện vớ vẩn của tuổi mới lớn, thế là bố mẹ gửi tôi vào một trường dân lập ở New Hampshire. Chỉ sau tám tháng, tôi bị đuổi khỏi trường do bị bắt gặp trong phòng ngủ tập thể của bọn con trai. Ôi! Hình phạt cho tôi là tôi phải tới học tại một ngôi trường nhỏ trong một nhà thờ ở địa phương. Mỗi khi làm sai điều gì mà tôi lại ra sức chối hoặc che giấu thì mẹ sẽ nổi giận. Nhưng nếu tôi biết nhận lỗi và xin lỗi mẹ thì mẹ sẽ dịu lại. Mẹ thực sự rất công bằng.

Mẹ còn là một cổ động viên tuyệt vời. Ngay từ khi còn bé, tôi đã biết mình rất thích biểu diễn, và mẹ luôn là cổ động viên nhiệt tình nhất của tôi.

Năm mười chín tuổi, khi tôi quyết định đến thành phố New York để theo đuổi nghề diễn viên thì mẹ và cả bố tôi – Greig Johnson, lúc đó là một người bán xe hơi, đã không hề nói: “Thật mạo hiểm” hay “Đừng làm thế”. Hai năm sau, năm 1993, tôi lại chuyển đến Los Angeles và nhận vai diễn đầu tiên là nhân vật Kimberly.

Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ cho đến mùa Thu năm 1997. Bác sĩ nghĩ rằng trong tử cung của mẹ có một u nang đã phát triển lớn và cần phải được cắt bỏ. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu thủ thuật cắt bỏ tử cung đơn giản đó lại trở thành một điều gì đó tệ hại hơn? Mẹ có vẻ nghi ngờ về điều này. Trước ca phẫu thuật vài ngày, mẹ gọi cho tôi trong một tâm trạng lo sợ: “Amy Jo này, điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bị ung thư nhỉ?”, và tôi cũng có tâm trạng như mẹ: “Mẹ, mẹ đừng nói thế. Đừng mà”. Rồi cũng đến lúc phải phẫu thuật. Mọi người đều không nghĩ rằng mẹ bị ung thư, nhưng các tế bào ung thư lại xuất hiện ở khắp nơi trong cơ thể mẹ. Một dạng ung thư hiếm thấy, nó bắt đầu từ ruột thừa, cho đến lúc bác sĩ phát hiện ra thì nó đã lan rộng ra khắp cơ thể của mẹ.

Tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút khi bố gọi điện để báo tin ấy cho tôi biết. Đó là ngày lễ Halloween. Tôi đáp máy bay ngay về cùng gia đình trong tâm trạng choáng váng. Tôi nhớ cái đêm tôi đã ngồi cùng bố, hình như là hai ngày sau khi biết tin. Bố nói là bố biết mẹ sẽ chết. Tôi cũng thế, nhưng tôi nói: “Không đâu bố ạ, chúng ta phải luôn hy vọng”.

Mẹ đón nhận tin này cùng cái chết được báo trước bằng một sự can đảm lạ thường. Giáng sinh năm đó, mẹ cũng biết đấy có lẽ là mùa Giáng sinh cuối cùng của mẹ, nên mẹ đã mua vé và đưa tất cả chúng tôi đi xem vở kịch được chuyển thể từ bộ phim Vua sư tử tại rạp Broadway ở New York. Vở kịch thật xúc động vì đó là câu chuyện nói về vòng luân hồi sinh tử vô tận. Khi tới cảnh Simba trông thấy hồn của sư tử cha, tôi quay sang nhìn mẹ. Mẹ khóc. Nhưng chưa bao giờ mẹ tỏ ra suy sụp trước mặt các con hay trước bạn bè. Tôi nghĩ chỉ có bố mới biết được mẹ đang sợ hãi đến dường nào.

Mẹ đã thử nhiều biện pháp trị liệu khác nhau. Mẹ còn tới một bệnh viện ở Washington, D.C. để thực hiện một ca phẫu thuật mà các bác sĩ hy vọng là sẽ kéo dài thêm thời gian sống cho mẹ. Những ngày ấy, chị tôi và tôi đã ngủ trên những cái giường nhỏ kê trong phòng bệnh của mẹ.

Nhưng ca phẫu thuật không thay đổi được gì. Họ đã mổ cho mẹ nhưng bảo rằng họ không thể làm được gì hơn. Các tế bào ung thư đã lan quá rộng. Mọi người ai cũng cố giúp mẹ, khuyên mẹ nên dùng những liều thuốc đặc trị và có chế độ ăn kiêng đặc biệt. Chúng tôi thì tìm trên Internet tất cả những thông tin có thể giúp chữa được bệnh ung thư. Ở đó có hàng triệu thứ mà người ta cố chào mời để bán cho bạn. Cuối cùng, mẹ nói: “Thôi! Mẹ không muốn thử thêm thứ gì nữa. Đừng bắt mẹ uống những thứ thuốc vớ vẩn đó nữa!”.

Suốt mùa đông và mùa xuân năm đó, tôi cứ đi đi về về giữa L.A. và Mũi Cod. Mọi người trong đoàn kịch Hạnh phúc thật tốt bụng. Đã đôi lần họ phải dừng vở kịch hoặc sắp xếp lại lịch diễn để tôi có thể về nhà. Đạo diễn còn gửi cho mẹ tôi mấy cái nón và mấy cái áo thun cùng một lá thư: “Chúng cháu rất quý con gái của bác”. Tôi nghĩ điều đó đã giúp mẹ cảm thấy yên lòng vì biết rằng tôi sẽ được chăm sóc khi mẹ ra đi.

Mẹ không muốn ra đi ở bệnh viện, nên các nhân viên ở bệnh viện đã đến nhà tôi vào tháng Bảy năm 1998. Họ thật giỏi vì đã giúp được mẹ tôi chấp nhận sự thật rằng mẹ sẽ chết. Điều đó giúp mẹ có thể nói lời tạm biệt với tất cả mọi người. Một ngày nọ, mẹ gom tất cả những món nữ trang và tài sản yêu thích của mình lại và bảo từng người mà mẹ yêu quý lên phòng, rồi mẹ phân phát hết tất cả mọi thứ. Mẹ trao tặng lại những món quà ấy cho những người mà theo mẹ nhớ là họ đã tặng chúng cho mẹ gần hai mươi năm về trước.

Mẹ vẫn giữ được tính hài hước cho đến tận giây phút cuối cùng. Bốn ngày sau khi bác sĩ dự đoán là mẹ sắp phải ra đi, mẹ ngồi trên giường và bắt đầu hát! Mẹ nhìn hai chị em tôi và nói đùa: “Mẹ sẽ làm gì nhỉ? Một người phụ nữ không thể sống thiếu đồ trang sức đâu”.

Mẹ muốn tôi quay trở lại công việc, vì đoàn kịch đã phải sắp xếp lại kế hoạch dàn dựng tác phẩm vì tôi, nhưng tôi bảo tôi muốn ở lại với mẹ. Cuối cùng, mẹ phải năn nỉ: “Chuyện này có thể kéo dài cả tháng ấy chứ. Con phải đi thôi”. Tôi đã chào tạm biệt mẹ rất nhiều lần. Tôi ôm mẹ, hôn mẹ, đi xuống lầu, ngồi vào trong xe và sau đó lại chạy lên, cứ như thế đến bảy lần. Sau cùng, mẹ nói: “Amy Jo, chuyện này bắt đầu buồn cười rồi đó. Đi đi con”. Đó là lời chào tạm biệt khó khăn nhất mà tôi phải nói. Ba ngày sau, ngày 19 tháng Tám năm 1998, mẹ mất.

Chị tôi gọi điện và báo cho tôi biết tin dữ. Tôi bất động một hồi lâu. Sau đó tôi đi vào phòng khách và ngồi đó, bất chợt tôi có một cảm giác kì lạ mà tôi chưa từng cảm nhận bao giờ. Cảm giác ấy giống như mẹ đang ở trong phòng cùng tôi vậy. Như thể mẹ trở lại để mang đến sự yên bình cho tôi. Điều đó giúp tôi có đủ nghị lực để trở về nhà dự tang lễ của mẹ và tiếp tục cuộc sống của mình với bố và những thành viên khác trong gia đình.

– Amy Jo Johnson

“Tôi vẫn luôn nhớ thương những người tôi yêu quý – những người không còn bên tôi nữa, nhưng tôi thấy mình thật thanh thản vì đã rất yêu thương họ. Lòng biết ơn cuối cùng cũng chiến thắng nỗi đau mất mát.”
– Rita Mae Brown

ĐỌC THỬ

“Phủi bụi đi!”

Tôi có một người bạn tên Trey. Tuy hơn tôi những mười tuổi nhưng Trey vẫn thơ ngây như một đứa trẻ. Năm tôi sáu tuổi, anh ấy là bạn học cùng lớp giáo lý với tôi. Thoạt nhìn, anh ấy có vẻ to lớn và đáng sợ. Ngày đầu tiên đi học, tôi thấy anh ngồi bó mình chật ém trong chiếc ghế gỗ bé xíu. Nhưng cũng chính vào ngày đầu tiên ấy, anh và tôi đã trở thành hai người bạn thân thiết khi anh bẻ đôi phần bánh của mình và chia cho tôi một nửa với nụ cười xếch đến tận mang tai. Anh ấy giống như một người luôn che chở cho tôi, một người bạn thật đặc biệt. Đúng là anh ấy bị kém phát triển trí tuệ, nhưng điều ấy cũng chẳng hề gì vì tôi luôn xem anh như một người bạn đã trưởng thành, một người bạn rất hiểu tôi. Tuy nhiên, thời gian trôi qua và tôi bắt đầu cao lớn hơn Trey. Tôi lớn nhanh như thổi trong khi Trey thì chỉ cao thêm được một chút. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn anh và thầm nghĩ không biết Trey có để ý rằng tôi đã không còn học chung với anh ở lớp giáo lý hay không nhỉ? Liệu anh ấy có nhận ra rằng tôi đã trưởng thành và có cuộc sống riêng của mình trong khi anh vẫn mãi giậm chân tại chỗ?

Một năm trước khi tôi bước vào giảng đường đại học – nơi tôi dự định sẽ tham gia chơi nhiều môn thể thao như thời mình còn học trung học – mẹ Trey đã hỏi tôi có muốn cùng Trey đi chơi vào mỗi thứ Bảy và xem đó như một công việc làm thêm không. Giá như tôi đã đồng ý vì tình cảm của mình đối với Trey, nhưng thực chất tôi đã chấp nhận lời đề nghị của mẹ Trey chỉ vì tôi cần tiền để trang trải học phí. Thường thì hai chúng tôi đến thư viện, cửa hiệu bán những chú chó con hoặc đơn giản chỉ là đi dạo quanh công viên vì thực ra “công việc” chủ yếu của tôi là giúp Trey hòa nhập với xã hội và bớt cô đơn.

Điều khiến tôi ngại nhất đó là anh chàng nặng hơn 90 ký này rất thích bắt tay với mọi người. Dù Trey luôn toét miệng cười, nhưng anh ấy cũng rất dễ bị tổn thương vì bị từ chối khi cứ chộp lấy những người xa lạ rồi hồ hởi chìa bàn tay to lớn của mình ra với mong muốn được bắt tay họ. Thật khó để nói cho anh ấy biết rằng hành động đó là hoàn toàn không nên.

“Đứng cạnh tôi đây này, và đừng có vồ lấy người khác như thế. Chẳng ai thích vậy đâu.” – Tôi hơi gắt gỏng với Trey.

“Biết rồi!” – Trey trả lời một cách ngoan ngoãn, như thể anh không hề quan tâm gì đến thế giới này và cũng chẳng có điều gì là quan trọng cả.

Khi Trey tập đi xe đạp, tôi thấy Trey rất chật vật khi giữ thăng bằng và ngã liên tục hàng chục lần. Cứ mỗi lần thấy anh như thế, tôi lại thở dài ngao ngán. Tôi giậm giậm chân mình xuống đất, cố kiên nhẫn nói với anh: “Phủi sạch quần áo đi, ta thử lại nào”. Tôi tự cho mình là một người thông minh, người luôn có sẵn những câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của Trey. Nhưng điều đó cũng đã dần thay đổi.

Mùa hè năm đó, trong trận thi đấu môn bóng chày cho đội tuyển thành phố, tôi đã bị ngã sóng soài trên sàn đấu do miếng chêm giày của tôi bị vướng vào nền nhà. Chân tôi bị kéo ngược ra sau, trật về phía bên phải trong khi người tôi vẫn đang nhoài về phía trước. Cha mẹ tôi lúc ấy đang ngồi ở hàng ghế đầu, đã nghe rõ hai tiếng “rắc” lớn phát ra từ chân tôi. Ngay sau đó, tôi được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương. Kết quả phim chụp X quang cho thấy chân của tôi bị gãy, còn bàn chân thì bị trật ở phần mắt cá chân. Ca phẫu thuật cấp cứu đã kéo dài đến vài giờ. Các bác sĩ đã đặt một chiếc đinh kẹp để nối bàn chân với phần mắt cá chân và dùng một chiếc đinh ốc cố định phần xương chân bị gãy.

Sáng hôm sau tôi thức dậy sớm, người vẫn còn cảm giác lảo đảo vì tác dụng của thuốc mê vẫn chưa dứt hẳn. Tôi thấy cha, mẹ và cả Trey đang ở cạnh bên mình. Hẳn là Trey đang đợi tôi cùng nhảy nhót vui đùa với anh.

“Chào cậu.” Vẫn với nụ cười xếch đến tận mang tai, Trey chào tôi đồng thời đưa tay vuốt má tôi.

“Chào Trey.” Tôi bắt tay Trey một cách yếu ớt. Lúc này chân của tôi đang rất đau còn thần trí tôi cũng khá nặng nề sau ca phẫu thuật.

“Giũ bỏ mọi thứ đi, chúng ta thử lại lần nữa nào.” Trey lặp lại những gì mà tôi đã thường nói với anh.

“Tôi nghĩ mình không làm được đâu.”

“Được rồi.” Anh ấy nhẹ nhàng gật đầu và lao ra khỏi phòng như thể muốn tìm những người khác để bắt tay vậy.

“Trey, đừng bắt tay người khác nữa. Không ai thích vậy đâu Trey.” Tôi thều thào.

Trước khi ra viện, các bác sĩ chỉnh hình nói rằng có thể tôi sẽ không thể nào đạt được độ uyển chuyển nơi mắt cá chân như trước đây được. Điều đó quả là một thử thách lớn đối với một nhà vô địch chạy nước rút và nhảy cao như tôi. Suốt tám tuần liên tục tôi phải đi lại bằng nạng để sức nặng của cơ thể không làm ảnh hưởng đến vết thương ở mắt cá chân. Giờ thì chính Trey lại là người thiếu kiên nhẫn. Anh ấy muốn được đi đâu đó chơi nhưng tôi không thể. Trey ngồi bắt chéo tay ngang chiếc bụng quá khổ của mình, anh nhìn tôi tỏ vẻ hờn dỗi.

Chúng tôi đọc nhiều sách dành cho thiếu nhi, vẽ tranh… nhưng rõ ràng là Trey cảm thấy chán ngán với những trò chơi như thế. Trey muốn đến cửa hiệu bán vật kiểng để ngắm những chú chuột bạch và những chú chim sặc sỡ. Anh ấy cũng muốn đến thư viện để tha hồ đếm tất cả những quyển sách trên kệ. Anh ấy còn muốn ra công viên chơi, nơi đó tôi sẽ đẩy anh bay cao trên chiếc xích đu. Nhưng giờ đây, tôi không thể làm được những việc như vậy.

Trong thời gian đó, tôi luôn hoài nghi và ám ảnh bởi vô số câu hỏi, đại loại như: Liệu tôi có kịp phục hồi để tham dự cuộc chạy đua vượt chướng ngại vật? Chẳng lẽ tôi sẽ không bao giờ đạt được phong độ như trước đây? Tôi có vượt qua được cuộc đua 300m vượt rào – cuộc đua mà tôi đã để lại nhiều ấn tượng tại mùa giải trước hay không? Tôi có còn cơ hội nào để tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình? Không biết những gì bác sĩ chẩn đoán có chính xác không nhỉ?

Tôi đã cố gắng thực hiện những bài tập vật lý trị liệu một cách chăm chỉ. Thỉnh thoảng Trey đi loanh quanh tôi để xem tôi làm tới đâu và anh ấy cười nắc nẻ mỗi khi thấy tôi khốn khổ vì không tài nào di chuyển được. “Cố lên nào!”- Trey bảo tôi. Đối với Trey, cuộc sống mới đơn giản làm sao. Còn với tôi bây giờ, cuộc sống quả thật quá phức tạp và bế tắc. Tôi đã phải rất cố gắng để không bật khóc trước mặt Trey.

Cuối cùng, sau khi để cặp nạng sang một bên, tôi nỗ lực hết sức mình để đạt được những gì như trước kia. Trey đã cùng chạy đua với tôi trên con đường nhựa phủ đầy hắc ín, con đường ấy dẫn đến ngôi trường trung học thuở xưa của tôi. Trey chạy chầm chậm quanh tôi, thỉnh thoảng anh ấy còn tự vướng chân mình và té ngã trên nền đường.

“Phủi bụi nào!” Anh tỏ ra vô cùng tự tin khi nói với chính mình điều đó, rồi anh phủi những vết dơ bám ở chân và đầu gối của mình. Tôi thấy Trey luôn đón nhận những thất bại với một quyết tâm cao độ. Trey chẳng bao giờ bỏ cuộc.

Sau nhiều tháng rèn luyện, cuối cùng tôi cũng có thể tham dự cuộc thi 300 mét vượt rào. Cha mẹ tôi và Trey đã đến khán đài để cổ vũ cho tôi.

Khi tiếng súng lệnh xuất phát vang lên, tôi lao về phía trước và có thể cảm thấy chân mình như căng ra theo mỗi bước chạy. Chân tôi liên tục chạm phải những thanh chắn trên đường đua. Tôi vẫn thở đều. Tôi nhận thấy một số vận động viên khác ở xung quanh tôi, ở kế bên tôi, họ vượt lên tôi và số khác đã bỏ tôi lại một quãng khá xa. Mặc kệ cơn đau tăng dần ở mắt cá chân và nỗi sợ hãi đang choáng hết lòng ngực tôi, tôi cố chạy thật nhanh. Chỉ cần chạy đến phía bên kia đường đua là tôi có thể ngã vào vòng tay của những người đang hò reo cổ vũ. Không còn thời gian để nghĩ ngợi gì thêm, tôi chỉ còn biết cắm đầu chạy hết sức mình.

Khá nhiều vận động viên khác đã vượt lên tôi, từng người, từng người một đã qua mặt tôi. Mỗi khi đến rào chắn, họ nhẹ nhàng nhảy qua cứ như những chú chim bay qua những hòn sỏi nhỏ vậy.

“Nhìn cô gái khỏe khoắn kia kìa. Chạy đi Tiffany!”. Tôi nghe có giọng ai đó đang cố hò hét cổ vũ cho một vận động viên trên đường đua. Năm ngoái khi tham gia cuộc thi này, tên tôi luôn được mọi người gào thét động viên như vậy.

Lúc trước tôi hoàn toàn có thể vượt qua những hàng rào chắn trên đường đua một cách nhẹ nhàng và dễ dàng. Vậy mà giờ đây tôi cảm thấy như thể mình đang cố kéo lê thân người một cách vô vọng. Bỗng nhiên tôi cảm thấy có một cái gì đó biến đổi bên trong con người mình. Tôi chợt nghĩ đến Trey và những gì anh ấy đã làm để đối mặt với những khó khăn của mình. Bất giác, mọi bất ổn trong tôi dường như chẳng có gì là ghê gớm. Với luồng sinh khí mới của lòng quyết tâm, tôi cố tiến lên phía trước. Tôi ước gì mình có được một sức mạnh phi thường để có thể vượt qua những người đang dẫn đầu và chạm đích đầu tiên, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Thực tế là tôi đã về chót một cách rất khó khăn, về chót trong cuộc thi mà năm ngoái tôi đã lập kỷ lục. Nhìn lên phía khán đài, cha mẹ và Trey đang cổ vũ cho tôi nhiệt tình hơn tất cả những lần tôi đã giành chiến thắng.

Tôi đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn không thể giành được vị trí nhất, nhì hay ba trong cuộc thi. Tôi cũng không thể lập được kỷ lục nào trong các giải đấu ở trường. Hy vọng giành một suất học bổng ở trường cũng không còn, nhưng tôi đã được học một bài học giá trị hơn bất kì một tấm huy chương nào mà tôi đã đạt được trước đây. Đó là “Đừng bỏ cuộc và hãy thử lần nữa”. Tôi cũng biết được rằng dũng khí không xuất hiện trong những trường hợp dễ dàng, nó chỉ phát huy tác dụng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, khi bạn đã cố hết sức nhưng vẫn bị mọi người bỏ lại phía sau. Giờ thì tôi đã hiểu được lòng can đảm của Trey khi anh cứ muốn bắt tay những con người hoàn toàn xa lạ dẫu có bị cười nhạo hay chối từ.

Hiện giờ tôi không còn đau buồn hay nuối tiếc về hình ảnh một vận động viên mà lẽ ra tôi có thể được như vậy. Tôi cũng không còn dằn vặt về những cuộc thi mà lẽ ra tôi đã thắng hay những kỷ lục mà tôi đã hy vọng sẽ lập được. Khi quyết định tìm cho mình một con đường khác để đi, tôi nhận thấy thế giới này chứa đầy những triển vọng.

Vào những ngày thứ Bảy ở công viên, nếu có ai cứ liếc nhìn chúng tôi thì tôi sẽ kéo tay áo của Trey và bảo: “Đến bắt tay họ đi Trey”. Cặp nạng của tôi giờ đây bám đầy bụi và được để ở một góc ẩm mốc trong ga-ra. Trong khi đó, những hạn chế về mặt trí tuệ của Trey vẫn không có gì thay đổi, anh vẫn hồn nhiên như một đứa trẻ. Mỗi ngày qua đi, tôi lại thấy Trey can đảm hơn nhiều, điều mà tôi chẳng thể nào làm được.

– Kimberly Ann Shope

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button