Kỹ năng mềm

Sức Mạnh Lòng Kiên Nhẫn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : M. J. Ryan

Download sách Sức Mạnh Lòng Kiên Nhẫn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Dường như thế giới chúng ta đang sống ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy không ngừng của sự bận bịu hối hả, chứa đựng bao hệ lụy của đời sống công nghiệp hiện đại. Công việc chất chồng, ra đường thì kẹt xe và khói bụi, điện thoại kêu inh ỏi cả trong giấc ngủ… Tất cả những điều này có vẻ đã trở thành một phần không thể chối bỏ của cuộc sống ngày nay. Hơn lúc nào hết, con người cảm thấy mình cần một trạng thái bình yên, một cảm nhận hạnh phúc – một hạnh phúc không mâu thuẫn với sự thành đạt đòi hỏi sự nỗ lực hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

“Sức mạnh của lòng kiên nhẫn” của M. J. Ryan sẽ mang đến giải pháp cho những vấn đề trên. Là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như The Happiness Makeover (Hạnh phúc không khó tìm), Random Acts of Kindness (Cách hành xử hào hiệp và vị tha) và Attitudes of Gratitude (Tri ân cuộc sống), Ryan nhận thấy rằng những đức tính cao đẹp muôn thuở luôn có sức mạnh đem lại ánh sáng và tình yêu cho cuộc đời chúng ta. Trong cuốn sách này, Ryan sẽ tiết lộ cho chúng ta thấy bằng cách nào mà lòng kiên nhẫn có thể giúp ta làm chậm lại nhịp sống và ngày càng có những cảm nhận tốt đẹp hơn về chính mình. Sự kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta phát huy tối đa năng lực bản thân, cho ta khả năng chiến thắng những cơn nóng giận khiến ta phải hối tiếc sau này, giúp ta có sức mạnh theo đuổi và đạt được những điều lớn lao tưởng chừng vượt ngoài tầm với.

Ryan biết rất rõ nếu chỉ cố gắng kiên nhẫn thôi thì chưa đủ. Bà còn chia sẻvới chúng ta một thái độ cần có để giúp ta luôn có thể duy trì và củng cố lòng kiên nhẫn. Nếu bạn mong đợi bản thân tiến dần đến sự hoàn thiện và luôn luôn học hỏi, nếu bạn nhận thấy giá trị của việc kiên trì gỡ rối một vấn đề thay vì chỉ đơn giản né tránh nó, và nếu bạn ý thức rằng còn có nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng một sự việc thì lòng kiên nhẫn của bạn sẽ tăng dần theo thời gian cùng với hạnh phúc thật sự trong hiện tại. Và cao hơn hết là cảm giác mãn nguyện, hài lòng với chính mình.

Ryan cũng chia sẻ với chúng ta những cách rèn luyện hiệu quả của những người đã vận dụng thành công sức mạnh của lòng kiên nhẫn. Bà kể về bí quyết giữ bình tĩnh và kiên nhẫn của những người phi công lái thử máy bay một cách hóm hỉnh như sau: Khi đèn báo nguy chớp sáng liên hồi, họ không hoảng hốt mà chỉ tự hỏi: “Cái cục sắt này vẫn còn bay được chứ?”. Bạn cũng sẽ biết cách thức có thể khiến các vận động viên làm tăng tối đa sức lực trong khi thi đấu mà chỉ phải sử dụng 90% năng lực của mình. Và bản thân tác giả M. J. Ryan cũng đưa ra một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng: Hãy tự nhủ rằng mình luôn có đủ thời gian mình cần!

Cùng với những câu trích dẫn đầy khích lệ và những câu chuyện đời của những người nổi tiếng, cuốn sách “Sức mạnh của lòng kiên nhẫn” thật sự là một món quà tinh thần quý báu và đầy kinh nghiệm thực tiễn dành cho chúng ta.

– First News

LÒNG KIÊN NHẪN CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi bàn về lòng kiên nhẫn, chúng ta hãy cùng suy ngẫm những thông tin sau:

➣ Một số cửa hàng thức ăn nhanh McDonalds cam kết phục vụ bữa trưa trong vòng có 90 giây. Nếu không thực hiện được điều đó, họ sẽ không nhận tiền.

➣ Ở Mỹ ngày nay, mỗi lần khám bệnh, bình quân bệnh nhân chỉ được gặp bác sĩ có 8 phút.

➣ Các chính khách thường chỉ mất khoảng 8,2 giây để trả lời một câu hỏi, cho dù đó là một vấn đề khá phức tạp.

➣ Một loại tiệc tự chọn (buffet) được gọi là: “Hãy ăn tất cả những gì bạn có thể ăn được” hiện đang rất phổ biến ở Tokyo. Điều đặc biệt là ở đây có cách tính tiền rất độc đáo – tính theo phút – nghĩa là bạn ăn càng nhanh, giá càng rẻ.

➣ Các cửa tiệm chụp hình siêu tốc “Một giờ” mọc lên ở hầu như khắp các nơi công cộng như công viên, đại sảnh khách sạn hay các khu vui chơi giải trí để thuận tiện cho du khách có thể có những bức ảnh kỷ niệm ngay trước khi chuyến du ngoạn kết thúc.

➣ Giám đốc hãng máy tính xách tay của tập đoàn Hitachi khích lệ tinh thần và kết quả làm việc của nhân viên bằng khẩu hiệu: “Tốc độ là Chúa Trời, còn thời gian là quỷ sứ”.

➣ Các chuyên gia thiết kế nhà cao tầng khám phá ra rằng số tầng được chọn để xây dựng thường tương đương với lượng thời gian mà người ta sẵn lòng chờ thang máy. 15 giây là khoảng thời gian thích hợp nhất, nếu kéo dài đến 40 giây, người ta sẽ dễ phát cáu lên vì phải chờ quá lâu.

Ngày nay, lúc nào chúng ta cũng tỏ ra vội vã và bận rộn. Chúng ta di chuyển, làm việc liên tục, và nghĩ rằng mọi người xung quanh cũng giống như chúng ta. David Shenk, nhà nghiên cứu quá trình phát triển của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, nhận xét: “Giữa thời đại mà các thiết bị có tốc độ cao như điện thoại, modem, máy fax… đang thống trị xã hội loài người thì khái niệm về tốc độ dường như không còn hiện hữu nữa. Bây giờ chúng ta chỉ quan tâm đến mức độ chậm mà thôi”. Còn nhà văn James Gleick thì cho rằng: “Thẳng thắn mà nói, tất cả chúng ta đang bị khốn khổ vì “căn bệnh vội vã”” – đó là một thuật ngữ mới của Meyer Friedman, người đã đưa ra định nghĩa về “tính cách loại A” dùng để phân loại tính cách con người. Theo đó, người có tính cách loại A là người rất hay ganh đua, thiếu kiên nhẫn, nóng tính, và lúc nào cũng cố làm được nhiều việc mà tốn ít thời gian nhất. Ngược lại, người có tính cách loại B là người điềm tĩnh hơn, kiên nhẫn hơn, ít vội vã hơn và không dễ cáu gắt.

Tôi biết tôi là người có tính cách loại A. Tôi cảm thấy khó chịu khi máy tính khởi động quá chậm. Mới đây thậm chí tôi còn canh đồng hồ xem nó khởi động mất bao lâu, và bạn biết không, nó khởi động đến 2 phút! Tôi thường bấm nút thang máy nhiều lần trong thời gian chờ đợi. Tôi cũng thường nhấn nút chuyển tiếp trên điện thoại để bỏ qua lời hướng dẫn trên hộp thư thoại.

Và tôi muốn kể với các bạn cái cảm giác tệ hại mà tôi đã phải nhận lãnh vì sự thiếu kiên nhẫn của mình. Có lần, tôi tạt qua tiệm photo gần nhà để photo tập tài liệu và đang đứng đợi tính tiền. Lúc ấy, còn hai người nữa mới đến lượt tôi. Anh chàng ở quầy thu ngân đang chật vật giải thích những chi tiết trên tờ hóa đơn cho một bà cụ. Trong đầu tôi lúc ấy xuất hiện một loạt những câu hỏi bực bội như thế này: “Chờ đợi ư, tại sao mình lại phải mất thời gian cho một việc cỏn con là thanh toán tiền photo? Tại sao họ không niêm yết giá photo để khách hàng có thể dễ dàng đối chiếu số tiền phải trả để không phải mất nhiều thời gian nghe giải thích? Tại sao cửa hàng lại chỉ có một nhân viên thu ngân như thế?…”. Từng phút từng phút trôi qua khiến tôi càng bực bội hơn. Tôi không thể cứ đứng mãi ở đây, tôi còn rất nhiều việc phải làm.

ĐỌC THỬ

Tôi không thể chịu được nữa và quyết định bước lên, chen ngang vào giữa cụ bà và anh chàng tính tiền: “Phần photo của tôi mất bao nhiêu tiền?” – “10 xu”, – chàng trai trả lời, thoáng vẻ ngạc nhiên xen lẫn bối rối. Vội vã đặt đồng 1 đô-la xuống và không đợi lấy tiền thối, tôi bước nhanh ra xe. Đó cũng là lúc tôi nhận ra những ánh mắt thiếu thiện cảm của những người xung quanh đang dõi theo. Tôi chợt nhận thấy mặt mình nóng ran lên vì xấu hổ về cách hành xử thiếu văn minh vừa rồi.

Có một thuật ngữ khác dùng để chỉ căn bệnh vội vã, đó là “thiếu kiên nhẫn”. Và, tôi khá tự tin khẳng định với các bạn, tôi không phải là người duy nhất chịu đau khổ vì căn bệnh này. Những cơn thịnh nộ trên đường phố, tranh cãi ở văn phòng, ly hôn, la mắng con cái… tất cả những thứ đó và rất nhiều vấn đề căng thẳng toàn cầu khác xảy ra ít nhiều cũng là do thiếu tính nhẫn nại.

Hiện tại bang California đang thực hiện một chiến dịch kêu gọi cộng đồng “giảm tốc độ khi lái xe qua một số khu vực quy định” nhằm vận động các tài xế giảm tốc độ từ 65 xuống 55 dặm/giờ khi lưu thông qua các khu vực đang xây dựng vì đã có nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra và làm thiệt mạng rất nhiều công nhân. Theo con số khảo sát của chiến dịch, khoảng chênh lệch thời gian giữa việc chạy 65 và 55 dặm/giờ chỉ giúp ta đến sớm hơn 10 giây/dặm. Vậy có đáng không khi phải tạo nên những cái chết oan uổng chỉ vì ta muốn hiện diện ở nơi nào đó sớm hơn 10 giây/dặm?

Phải thừa nhận một thực tế là, nếu cuộc sống xung quanh ta vận động và phát triển càng nhanh, chúng ta càng dễ bị cuốn theo vòng xoáy tốc độ của nó, và ta càng khó có điều kiện để rèn luyện tính kiên nhẫn. Trong cuộc sống thường nhật, chắc chắn có những lúc ta phải chịu đựng sự chậm trễ khách quan, ngoài ý muốn như phải xếp hàng đợi đến lượt mình, bị kẹt hàng giờ liền trong dòng xe cộ đông đúc ồn ào đầy khói bụi, hay phải tuân theo hệ thống hướng dẫn tự động… Đó thật sự là những vấn đề cần được xã hội quan tâm cải thiện. Nhưng hãy suy ngẫm mà xem, chờ đợi như vậy đã là gì so với những thử thách khắc nghiệt khác của cuộc sống: bệnh tật, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, khủng hoảng trong công việc, các vấn đề phức tạp rắc rối trong đời sống tình cảm, gia đình… Không kiên nhẫn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự gây khó khăn cho chính bản thân, chính cuộc sống của mình. Để có thể đạt được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn, để có đủ sức mạnh và niềm tin đương đầu với mọi khó khăn thử thách, và quan trọng hơn hết là để nuôi dưỡng tình yêu và sự sáng suốt, ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn!

Thời gian của một đời người là hữu hạn và rất ngắn ngủi, có thể hiểu được vì sao bạn, tôi và mọi người luôn muốn “tăng tốc” trong tất cả mọi việc. Nhưng chúng ta nên hiểu rằng, một cuộc sống đúng nghĩa không có chỗ cho sự hấp tấp, bồng bột, vội vàng, cẩu thả. Không kiên nhẫn, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội hiểu được giá trị những bài học mà cuộc sống muốn truyền đạt, chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là một đứa bé to xác không trưởng thành, dễ bị kích động, hành động tùy tiện theo ý thích, bột phát và nông nổi. Hãy khởi đầu sự kiên nhẫn với chính bản thân chúng ta, rồi với mọi người xung quanh và với tất cả tình huống khó khăn trong cuộc sống mà ta không may đối diện!

Từ kinh nghiệm xuất bản hơn 200 quyển sách và viết 22 quyển khác, tôi đã nhận ra rằng tất cả chúng ta đều hơn một lần trong đời ước gì mình có thể kiên nhẫn hơn; nếu được như vậy thì cuộc sống của ta đã tốt đẹp hơn biết chừng nào. Tiếc là trước đây, khi tôi kể với mọi người về lĩnh vực mà tôi đang nghiên cứu thì không ai khuyên tôi: “Bạn cần kiên nhẫn!” cả. Ngược lại, trước khi viết quyển sách này, tôi đã khuyên một số người bạn giữ lòng kiên nhẫn trong những vấn đề mà họ gặp phải. Và bạn biết đấy, mọi người sau khi thực hành theo những lời tâm huyết từ chính những trải nghiệm cuộc sống của tôi đều đã nhận được kết quả tích cực. Chúng tôi nghiệm ra một điều rằng, chính vì cuộc sống ngày càng vận động hối hả hơn mà lòng kiên nhẫn lại cần được trau dồi hơn bao giờ hết. Chỉ khi hiểu được điều đó thì chúng ta mới có những thay đổi và điều chỉnh cần thiết khiến cho cuộc sống ngày một thêm mãn nguyện.

Từ trước đến nay, chúng ta thường không ý thức đầy đủ và không thật sự biết trân trọng những giá trị của lòng kiên nhẫn. Hầu như chưa bao giờ chúng ta xem kiên nhẫn là đức tính thiết yếu của một con người chân chính. Nhưng bây giờ chúng ta có thể thay đổi điều đó. Với một quan điểm đúng đắn và một chút rèn luyện, chúng ta có thể học cách khai thác sức mạnh của sự kiên trì, để sống vững vàng trong cuộc đời nhiều thử thách này. Nếu tôi, một phụ nữ trung niên, một người luôn bận rộn, một người có tính cách loại A, có thể tập được tính kiên nhẫn, thì bạn nhất định cũng sẽ làm được. Chỉ cần bạn biết kết hợp hài hòa 3 yếu tố: Động lực (những điều thúc đẩy bạn làm ), Nhận thức (nhấn mạnh đến cảm nhận bên trong của chúng ta) và Trau dồi (thực hành).

Chúng ta hoàn toàn có thể kiên nhẫn, vì kiên nhẫn là một phẩm chất tự nhiên của con người và tôi chắc chắn với các bạn rằng phẩm chất ấy sẽ được củng cố thêm nếu chúng ta không ngừng rèn luyện. Chẳng phải bản thân mỗi chúng ta đều đã rất giỏi kiên nhẫn rồi đó sao? Hãy thử nghĩ xem làm sao mà chúng ta có thể học xong các cấp lớp, kiếm được việc làm hay chinh phục trái tim một người nếu không có lòng kiên nhẫn? Nhưng vấn đề là không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ tới những giải pháp tích cực giúp ta rèn thêm tính kiên nhẫn, không phải lúc nào chúng ta cũng biết những nguyên nhân làm ta mất kiên nhẫn, hay biết chúng ta nên làm gì khi ngày càng trở nên nóng tính, vội vàng.

Điều quan trọng nhất là bạn cần nhận thức rõ rằng kiên nhẫn không phải là đức tính “trời cho”. Đừng bao giờ có suy nghĩ kiểu như: sở dĩ người khác kiên nhẫn được như vậy là vì bản chất họ đã là người kiên nhẫn, còn bạn, bạn không may mắn khi sinh ra đã là người nóng tính, vội vã và không thể chịu được sự chậm chạp. Kiên nhẫn là một đức tính mà bạn phải trải qua quá trình rèn luyện thật sự mới có được. Hãy hình dung kiên nhẫn cũng giống như cơ bắp trong cơ thể con người vậy. Tất cả chúng ta ai cũng có nó, nhưng một số người có cơ bắp mạnh khỏe, săn chắc hơn đơn giản là vì họ năng tập luyện. Kiên nhẫn cũng tương tự như vậy. Chúng ta đều có thể rèn luyện để có được nó, hoặc rèn luyện để được kiên nhẫn hơn nữa. Đó chính là toàn bộ thông điệp mà cuốn sách này muốn chuyển đến quý vị độc giả.

Cuốn “Sức mạnh của lòng kiên nhẫn” mà bạn đang cầm trên tay nói về tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn và những lợi ích vô giá mà nó có thể mang lại cho chúng ta, nhấn mạnh đến vấn đề tại sao trong nhịp sống hiện đại ngày nay, kiên nhẫn lại trở thành yếu tố đáng được lưu tâm và làm thế nào để có thể kiên nhẫn hơn. Xuất phát từ nguyện vọng tự nghiên cứu để tìm ra cách sống một cuộc đời hạnh phúc với đầy đủ ý nghĩa, và dựa trên quan điểm thực tế để phân tích, đánh giá, tôi muốn chia sẻ những đúc kết về lòng kiên nhẫn với tất cả các bạn, thông qua câu chuyện của chính bản thân mình và những bài học kinh nghiệm của những người nổi tiếng và thành đạt trên toàn thế giới.

Đối với tôi, đây là công cuộc tìm kiếm và nghiên cứu cả đời, nhưng quá trình nghiên cứu về lòng kiên nhẫn chỉ bắt đầu được định hình cách đây khoảng 10 năm, khi tôi đang là thành viên của ban biên tập nhà xuất bản Conari, cùng với một vài người bạn xuất bản một quyển sách nhỏ có tên là Random Acts of Kindness. Tác phẩm chuyển tải một ý tưởng nghe qua có vẻ khá đơn giản: “Hãy làm những việc tốt nho nhỏ cho những người lạ”. Nhưng khi tôi bắt đầu nhận được những phản hồi tích cực của lời kêu gọi đó, tôi hiểu rằng mình đã chạm đến một vấn đề cốt lõi. Tôi nhận được rất nhiều thư từ khắp nơi gửi về, chia sẻ về niềm vui sướng mà họ có được khi trao hay nhận những hành động dễ thương đó. Có một lá thư mà tôi sẽ không bao giờ quên, đó là thư của một học sinh trung học. Cậu ta nói rằng cậu đã quyết định bỏ ý định tự tử đang nung nấu ngay sau khi đọc được quyển sách của chúng tôi và nhận ra rằng cuộc đời này vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp đáng sống.

Bị cuốn hút bởi sức mạnh thần kỳ của lòng tốt trong việc tạo dựng hạnh phúc và hấp dẫn bởi ý nghĩ cao đẹp được đem lại niềm vui cho người khác, tôi đã tiến hành một loạt bài viết về chủ đề này, đồng thời tôi cũng tự cố gắng để cải thiện bản thân mình. Tôi đối xử tốt với tất cả mọi người xung quanh, thậm chí với cả những người không quen biết. Và bạn biết không, thật kỳ diệu, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều!

Sau đó tôi tự hỏi, nếu như lòng tốt có thể mang lại những hiệu quả tích cực như vậy, thì liệu những đức tính khác có thể mang tới những kết quả tương tự hay không? Thế là tôi tiếp tục chuyển sang nghiên cứu về lòng biết ơn, và cũng thật kỳ diệu, tôi nhận ra rằng nếu càng hài lòng với những gì mình đang có thì càng cảm thấy hạnh phúc, càng được tận hưởng sự bình an, thuần khiết trong tâm hồn và nhờ đó ta cảm thấy ít sợ hãi hơn. Thế là tôi lại cầm bút viết về kinh nghiệm sống của mình, hoàn thành quyển Attitudes of Gratitude (Tri ân cuộc sống – First News đã xuất bản ), và dường như tác phẩm này cũng đã đánh đúng vào những cung bậc tình cảm sâu lắng nhất của con người. Một lần nữa, tôi lại nhận được rất nhiều thư tâm tình, chia sẻ của độc giả về sức mạnh của lòng biết ơn.

Những nghiên cứu về lòng biết ơn đã dẫn tôi đến việc tìm hiểu về lòng khoan dung được gửi gắm trong tác phẩm The Giving Heart, và sau đó, rất tự nhiên, đã hướng tôi tìm đến lòng kiên nhẫn. Tôi vừa ngỡ ngàng vừa thích thú khi nhận ra rằng, càng rèn luyện tính kiên nhẫn, chúng ta sẽ càng cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn, cho dù sự việc không phải lúc nào cũng diễn ra đúng theo những gì ta mong muốn!

Thật vậy, càng đi sâu nghiên cứu và rèn luyện tính kiên nhẫn, tôi càng nhận thấy vấn đề cốt lõi ở đây chính là chúng ta có cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình hay không. Lòng kiên nhẫn mang lại cho chúng ta khả năng kiểm soát, sự tự chủ, tinh thần tỉnh táo và sự khôn ngoan để từ đó giúp ta có thể sáng suốt nhìn ra nhiều giải pháp tốt hơn hiện trạng. Hơn nữa, lòng kiên nhẫn còn giúp chúng ta trở nên đáng yêu hơn, thân thiện hơn trong mắt người khác, dễ thích nghi hơn với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời và tăng cường khả năng đạt được những điều mình mong muốn. Nếu kiên nhẫn, bạn sẽ ngày càng trưởng thành và khôn ngoan hơn, từ đó tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, những công việc có chất lượng cao và quan trọng hơn hết là sự bình yên trong tâm hồn. Hãy tạo nên điều kỳ diệu bằng cách kết hợp ba đặc trưng cốt lõi của lý trí và tình cảm: lòng kiên trì, sự điềm tĩnh và tinh thần sẵn sàng chấp nhận!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button