Kỹ năng mềm

Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Barry Schwartz

Download sách Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KỸ NĂNG MỀM

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Dù đó là quyết định lựa chọn quần jeans, hãng hàng không, bác sỹ khám bệnh hay kế hoạch hưu trí, những quyết định hàng ngày của chúng ta – những quyết định từ nhỏ nhặt đến quan trọng như cân bằng nhu cầu cá nhân, gia đình và nghề nghiệp – đang ngày càng trở nên phức tạp hơn bởi sự thừa thãi của những lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta giả định rằng nhiều lựa chọn hơn sẽ tốt hơn và giúp chúng ta thoả mãn hơn. Nhưng hãy xem chừng sự quá tải của những lựa chọn: nó có thể khiến cho bạn nghi vấn về những quyết định của bạn ngay cả khi bạn chưa thực hiện quyết định đó, khiến cho bạn có những kỳ vọng quá cao không có thực, và khiến cho bạn cứ trách móc chính mình cho mọi thất bại xảy ra.

Trong cuốn “Nghịch lý của sự lựa chọn” Swartz giải thích tại sao một điều gì đó quá tốt lại không tốt cho chúng ta về mặt tâm lý và cảm xúc. Tổng hợp những nghiên cứu mới nhất của khoa học xã hội, ông cho rằng loại bớt những lựa chọn có thể giúp giảm rất nhiều những căng thẳng, lo lắng và bận rộn trong cuộc sống. Với cách viết dễ hiểu, hấp dẫn và sống động với những giai thoại, ông đã đưa ra những hướng dẫn thực tiễn về cách thức hạn chế sự lựa chọn để dễ quản lý hơn, cách thức khép mình vào kỷ luật để chỉ tập trung vào những điều quan trọng và phớt lờ phần còn lại, và cách thức để hài lòng hơn với những lựa chọn của bạn.

“Thật xuất sắc… Những lập luận của Schwartz về mối tương quan giữa trạng thái cảm xúc và cái ông gọi là “sự chuyên chế của sự lựa chọn” thật hấp dẫn và những gợi ý của nó thì rất đáng quan tâm… Một cuốn sách sâu sắc” (Tạp chí Christian Science Monitor)

“Một cuốn sách đột phá và quyến rũ lý giải sự thừa thãi các lựa chọn có thể khiến cho người tiêu dùng bất mãn. Một cuốn sách phải đọc.” (Martin Seligman, tác giả cuốn Authentic Happiness)

“Nghịch lý của sự lựa chọn thật xác thực và hữu dụng. Cuốn sách có những lập luận vững chắc với những nghiên cứu đáng tin cậy” (Tờ New York Observer)

Trích dẫn :

Cách đây khoảng 6 năm, tôi đi đến cửa hiệu để mua một cặp quần Jean. Phải nói đã lâu lắm rồi tôi mới đi mua một cái quần mới vì vốn có “chủ trương” là sẽ mặc những chiếc cũ cho tới khi nào chúng rách nát mới thôi.

Một cô bán hàng nhã nhặn đến hỏi tôi cần mua gì. “Tôi cần một cái quần Jean kích cỡ 32-38”, tôi trả lời.

“Ông thích loại vừa bó sát, vừa, hay không bó sát lắm, thùng thình hay rất thùng thình?” Cô bán hàng hỏi tiếp.

“Ông thích loại stonewashed, acid-washed hay distressed? Ông thích loại cài nút hay kéo phẹc-mơ-tuya? Ông thích loại phai màu hay bình thường?”

Tôi thấy ngạc nhiên. Phải mấy phút sau mới có thể ấp úng trả lời: “Tôi chỉ muốn mua một cái quần Jean thông thường. Loại thông thường duy nhất mà tôi vẫn mặc”. Hóa ra là cô bán hàng này không biết nhưng sau khi hỏi ý kiến những đồng nghiệp “kỳ cựu” hơn, cô ta đã có thể hiểu được một chiếc quần Jean thông thường là như thế nào, và có thể chỉ cho tôi đi đúng hướng.

Khó ở chỗ là với những lựa chọn mình có được, tôi không còn chắc chiếc quần Jean “thông thường” là đúng cái tôi cần. Có thể loại vừa hay loại vừa thoải mái sẽ tiện lợi hơn. Tôi trở nên kiên trì khi vừa nhận ra mình đã thành lỗi thời với thời trang hiện đại. Tôi quay trở lại và hỏi cô bán hàng đâu là sự khác biệt giữa loại thông thường, vừa không bó sát và vừa. Cô bán hàng cho tôi xem sơ đồ cho thấy những nét cắt khác nhau như thế nào. Nhưng điều đó cũng không giúp thu hẹp sự lựa chọn lại, nên tôi quyết định thử hết tất cả. Lấy từng loại quần, tôi bước vào phòng thay đồ. Tôi mặc từng cái và “soi” mình thật kỹ trước gương. Tôi hỏi ý kiến cô bán hàng một lần nữa để có thể đưa ra quyết định. Mặc dù ý kiến đó có ảnh hưởng rất ít đến quyết định của mình, tôi vẫn tin rằng một trong những cái đang thử sẽ phù hợp với mình. Và tôi quyết định khám phá xem đó là cái nào. Thế nhưng tôi vẫn không thể. Cuối cùng, tôi chọn loại vừa vì nếu như chọn cái vừa thoải mái thì điều đó có nghĩa là tôi cần che giấu việc cơ thể mình đang mất nét dần ở lứa tuổi trung niên.

Chiếc quần tôi chọn hóa ra là ổn, nhưng tôi bỗng nhận ra mình không nên mất cả một ngày trời chỉ để mua một chiếc quần. Bằng cách đưa ra hàng loạt những lựa chọn như thế này, không còn nghi ngờ gì nữa, cửa hàng đã ưu đãi khách hàng có thị hiếu và dáng người khác nhau. Tuy nhiên, chính việc có quá nhiều lựa chọn như thế cũng tạo ra những vấn đề cần được giải quyết. Trước khi có những lựa chọn như thế này, một người mua như tôi đây sẵn sàng chấp nhận mua một chiếc quần không hoàn toàn vừa vặn, nhưng ít ra cái được là chỉ tốn khoảng 5 phút cho việc này. Nhưng giờ đây, nó đã trở nên phức tạp và buộc tôi phải bỏ nhiều thời gian, công sức, và cũng không ít những nghi ngờ, lo lắng, cùng sợ hãi.

ĐỌC THỬ

Lựa chọn cách cầu nguyện

Mặc dầu hầu hết người Mỹ đều rất thực tế tuy nhiên đây vẫn là một quốc gia rất sùng đạo. Theo một thăm dò dư luận quần chúng gần đây của viện Ga-lớp (Mỹ), 96% người Mỹ đều tin vào Chúa Trời và các thế lực siêu nhiên, 87% cho rằng tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Mặc dầu chỉ một phần nhỏ trong số này tham gia vào các hoạt động tôn giáo nhưng không nghi ngờ gì đây là một quốc gia của những đức tin. Vậy thì đức tin là gì?

Mặc dầu hầu hết chúng ta đều thừa hưởng truyền thống tôn giáo của cha mẹ, nhưng chúng ta vẫn có quyền chọn lựa hình thức tín ngưỡng phù hợp cho mình. Chúng ta không muốn xem tôn giáo là những điều răn dạy mà chúng ta buộc phải tuân theo thay vì là những lời khuyên răn mà chúng ta là những người được toàn quyền quyết định. Chúng ta tham gia vào các hoạt động tôn giáo như là một hình thức tìm kiếm những cơ hội để có thể đạt được một điều gì từ nó. Nhiều người muốn lấp đầy tình cảm của mình, một số khác muốn tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội, trong khi một bộ phận muốn được chỉ dẫn và giúp đỡ cho những khó khăn trong cuộc sống của mình. Những địa điểm tôn giáo đã trở thành nơi người ta có thể tìm thấy sự yên tĩnh, thoải mái trong tâm hồn và chúng ta – những tín đồ đến đó để tìm kiếm thứ mà chúng ta cần.

Có lẽ không phù hợp khi đề cập đến vấn đề tôn giáo ở đây khi chúng ta đang bàn về vấn đề mua sắm, nhưng theo tôi điều này phản ánh những gì người ta mong muốn từ các hoạt động tôn giáo. Không có gì ngạc nhiên khi xếp sự lựa chọn và thoả mãn của cá nhân vào những giá trị văn hoá của cuộc sống con người. Ngay cả khi người ta tham gia vào các hoạt động đức tin, hay chỉ cần mong muốn tham gia vào các hoạt động này thì người ta cũng đồng thời mong muốn những yêu cầu, sở thích và nguyện vọng của mình được quan tâm trở lại.

Nhà xã hội học Alan Wolfe gần đây đã ghi chép lại sự thay đổi này ở các viện tôn giáo và lời dạy trong cuốn Moral Freedom: Tìm kiếm đức hạnh trong một thế giới của những sự chọn lựa. Wolfe cũng đã có những buổi phỏng vấn trên khắp nước Mỹ và cũng nhất trí rằng mỗi cá nhân có quyền chọn lựa những giá trị đạo đức cho riêng mình.

Đối với những người mà vai trò của tôn giáo đối với họ chỉ là nguồn gốc của sự áp đặt chứ không phải an ủi, chỉ dẫn hay hỗ trợ, sự tự do lựa chọn trong lĩnh vực này chính là sự may mắn. Người ta có thể chọn lựa hình thức thích hợp nhất cho mình và chọn lựa địa điểm tham gia hoạt động tôn giáo theo hình mẫu cho riêng mình. Họ cũng có thể lựa chọn những lời răn dạy hay giáo điều thích hợp với mình nhất, bao gồm việc lựa chọn những loại hình truyền thống hấp dẫn, thay vì bị giới hạn trong cuộc sống của mình. Một khía cạnh tích cực khác là người ta có thể lựa chọn những hình thức tham gia phù hợp nhất cho cuộc sống, những giá trị và mục tiêu của mình. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của nó là ở chỗ người ta phải đối mặt với gánh nặng tự mình quyết định tất cả những điều đó.

Lựa chọn mình là ai

Chúng ta có một tự do lựa chọn khác trong xã hội hiện đại mà chắc chắn là vô tiền khoáng hậu. Chúng ta có thể tự chọn bản sắc cho chính mình. Mỗi người được sinh ra với những hành trang của tổ tiên về sắc tộc, tôn giáo, địa vị kinh tế và xã hội. Những thứ này, vốn cho chúng ta biết mình là ai hay ít ra chúng cũng từng làm vậy, nay không còn cần thiết nữa. Giờ đây đã có những khả năng lớn hơn tồn tại cho việc chuyển đổi giai cấp kinh tế xã hội đã được thừa hưởng. Một số trong chúng ta cố tình che giấu cái tôn giáo mình đã sinh ra. Chúng ta có thể cho mọi người biết hay ôm khư khư lấy di sản sắc tộc của mình. Chúng ta có thể chào mừng hay đè nén quốc tịch của chính mình. Và đối với vấn đề chủng tộc cũng đã trở nên thông thoáng hơn. Khi hôn nhân đa chủng tộc ngày một trở nên phổ biến, những thế hệ con cháu của những cuộc hôn nhân ấy cho thấy sự khác biệt về màu da và những khía cạnh sinh lý càng làm cho việc nhận dạng chủng tộc từ bên ngoài ngày một khó khăn hơn. Và khi xã hội ngày một trở nên văn minh hơn, nó cho phép việc nhận dạng chủng tộc từ bên trong trở nên linh động hơn. Hơn thế nữa, do chúng ta sở hữu những bản sắc đa phương diện, chúng ta có thể nhấn mạnh những bản sắc khác nhau trong trong những ngữ cảnh khác nhau. Một thiếu nữ Mexico nhập cư vào Mỹ ngồi học giờ văn chương ở Đại học có thể tự hỏi mình trong cuộc thảo luận nhóm liệu rằng cô ta có nên tự miêu tả bản sắc của mình là người Latin, người Mễ, phụ nữ, dân nhập cư, hay là một thiếu nữ. Bản sắc càng ngày không còn là cái mọi người thừa hưởng như nó đã từng trước đây.

Amartya Sen đã chỉ ra rằng người ta lúc nào cũng có sức mạnh để chọn bản sắc cho riêng mình. Lúc nào cũng có thể nói không với những khía cạnh của bản sắc mà làm lại chúng ta, cho dù hệ quả của việc làm đó có nghiêm trọng. Với hôn nhân, việc lựa chọn bản sắc đã chuyển từ trạng thái những lựa chọn có sẵn và có rất ít thực tiễn tâm lý sang trạng thái coi lựa chọn bản sắc là rất thực và quan trọng. Và sự lựa chọn này cho kết quả hai mặt: tốt ở chỗ chúng giải phóng chúng ta, nhưng lại làm ta nặng gánh với những trách nhiệm lựa chọn.

Lựa chọn có ý nghĩa như thế nào?

Triết gia Albert Camus đặt ra câu hỏi: “Tôi nên tự vẫn, hay uống một tách cà phê?”. Ý ông này cho thấy mọi thứ trên đời luôn là lựa chọn. Từng giây từng phút chúng ta lựa chọn, luôn luôn có những thay thế. Nếu đúng vậy, thì điều này có nghĩa gì khi ở hai chương đầu tiên tôi đã gợi ra rằng chúng ta đang phải đối mặt với những lựa chọn và quyết định nhiều hơn bao giờ hết?

Từng hoạt động quen thuộc của một buổi sáng chán ngắt cũng là một vấn đề lựa chọn. Bạn không phải đánh răng rửa mặt, tắm táp. Khi mặc đồ, bạn không phải

mặc đồ lót, và vân vân. Nhưng tất cả những cái đó không được xem như là lựa chọn. Đúng, bạn có thể làm tất cả những điều đó, nhưng bạn thậm chí chưa hề nghĩ tới chúng. Và vì vậy, bạn chưa hề chiêm nghiệm về những lựa chọn thay thế chúng, và do đó hầu như không có thực tiễn tâm lý nào đối với tự do lựa chọn này. Có thể vào cuối tuần bạn sẽ cho phép mình ngủ nướng một chút, lười tắm một chút, nhưng khi vào các ngày còn lại trong tuần, bạn trở thành một cái máy.

Đây là một điều rất đáng phấn khởi. Gánh nặng phải làm cho mọi hoạt động trở thành lựa chọn có chủ đích và có ý thức sẽ thật quá sức với chúng ta. Sự chuyển biến của lựa chọn trong nhiều phương diện của cuộc sống hiện đại đã đi từ những cái phi thực tiễn nội tại tâm lý thành những điều rất thực. Do vậy, giờ đây chúng ta đối mặt với yêu cầu đưa ra lựa chọn không tương thích với lịch sử con người.

Chúng ta sẽ rất bực mình nếu như ai đó lấy đi quyền tự do lựa chọn. Nếu tuỳ vào chúng ta để chọn hay không chọn, chúng ta sẽ đồng ý được chọn lựa hầu như mọi lúc. Nhưng theo tôi, chính những ảnh hưởng tích luỹ của những lựa chọn thêm vào đang gây ra căng thẳng đáng kể. Như đã nói ở chương 1, chúng ta bị mắc kẹt trong cái Fred Hirsch gọi là “sự thống trị độc tài của những quyết định nhỏ”. Trong một lĩnh vực cho sẵn nào, chúng ta cương quyết nói “vâng” với lựa chọn, nhưng chưa bao giờ bỏ phiếu bầu cho toàn bộ gói lựa chọn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình đối với mọi trường hợp cụ thể, trên thực tế chúng ta đang thuận tình cho toàn bộ gói lựa chọn với hệ quả khó mà kiểm soát được.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button