Kỹ năng mềm

Nâng Cao Học Lực Bằng Phương Pháp Tối Giản

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hideko Yamashita

Download sách Nâng Cao Học Lực Bằng Phương Pháp Tối Giản ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

“Tôi muốn con tôi thi đỗ vào một ngôi trường nổi tiếng có điểm chênh lệch cao!”

Bạn đang cầm trên tay cuốn sách này, phải chăng bạn đang có con chuẩn bị thi tuyển trong tương lai gần. Dù không phải thế, tôi nghĩ rằng bạn cũng là người quan tâm đến giáo dục và việc dạy dỗ con trẻ trên mức thông thường, không chỉ giới hạn trong việc thi cử.

Tôi có một đứa con trai. Nó tốt nghiệp Đại học Quốc gia, giờ đã là một người có cuộc sống độc lập nhưng về việc thi cử của nó, đặc biệt là thi vào đại học, một người mẹ như tôi đã phải thất điên bát đảo. Những người đã tham dự khóa học “Tối giản” của tôi rõ ràng cũng có nhiều sự quan tâm về thi cử, giáo dục, dạy dỗ con trẻ.

Điều đầu tiên tôi muốn nhắn nhủ là, “tối giản” không đơn giản chỉ là “kỹ thuật sắp xếp ngăn nắp”.

Trẻ con khi đối mặt với sự vật, trong đầu nó sẽ suy nghĩ, rồi phán đoán cái nào “Cần/Hợp/ Khoái”. Tức là rèn luyện hiệu quả vô cùng sự nuôi dưỡng “năng lực suy nghĩ” của trẻ. “Cần/Hợp/Khoái” nghĩa là đối với bản thân sự vật đó sẽ cảm thấy “Cần thiết/Phù hợp/Thoải mái” hay ngược lại là “Không cần/Không hợp/ Không khoái”.Trong đầu của trẻ sẽ tự suy nghĩ chứ không phải phó thác cho người khác suy đoán hộ, rằng trẻ sẽ để yên (sự việc) như thế hay là từ bỏ.

Thế nhưng, tại sao “Tối giản” lại có liên quan đến việc thi cử của trẻ nhỏ. Điều này liên quan mật thiết đến cải cách quan trọng trong hệ thống thi đại học vào năm 2020.

Tôi nghĩ có nhiều người biết là mục tiêu nhắm tới năm 2020 sẽ là đình chỉ “kỳ thi tuyển sinh đại học”.

Và chủ đề bàn luận là chuyển đổi khuynh hướng từ “ghi nhớ” trước đây thành “suy nghĩ”.

Do đối tượng của hệ thống thi cử mới này là học sinh hiện đang ở lớp 7 vào tháng 2 năm 2016 nên cần phải chuẩn bị trước từ giờ.

Việc “ghi nhớ” những thứ “chính xác tuyệt đối duy nhất” như “1 + 1 = 2” trong môn toán hay “niên hiệu” trong môn lịch sử là phạm trù có thể giải quyết được nhờ vào kỹ xảo ở mức nào đó. Tuy nhiên, kỳ thi tuyển sinh kiểu “suy nghĩ” mà tôi sắp giới thiệu sau đây, chỉ với kỹ xảo được dạy ở các lò luyện thi thì không thể hoàn thành được.

Để đối mặt với cải cách to lớn của hệ thống thi tuyển sinh này, không chỉ sự hiểu biết sâu về “ghi nhớ cách giải bài, giải đúng hay công thức” mà sự quan tâm của phụ huynh đến khai phá năng lực thể hiện, năng lực suy nghĩ và cách suy nghĩ như “tự suy nghĩ rồi tự mình vận dụng khéo léo” cũng rất quan trọng.

Nếu là gia đình sống chung với ông bà chứ không chỉ có ba mẹ (đương nhiên là phải kể 8 đến cả thầy cô) thì điều cần thiết là không chỉ khiến trẻ ghi nhớ cách giải bài và giải đúng, mà còn là hướng dẫn “nuôi dưỡng năng lực tự suy nghĩ và vận dụng khéo léo của trẻ”.

Giờ đây, sau 4, 5 năm thì bản chất của “người thành công trong thi cử” sẽ có chuyển hóa lớn. Nói đơn giản là, chuyển hóa thành hệ thống thi cử quan tâm đến “chất” chứ không chỉ có “lượng”. Và phương pháp tối giản rất hữu hiệu trong việc khơi dậy năng lực của trẻ, nuôi dưỡng sự thông minh thật sự cần có ngay từ bây giờ.

Nhờ phương pháp tối giản mà giờ đây có thể nâng cao năng lực hỗ trợ học lực từ gốc như tự mình cảm nhận, tự mình suy nghĩ, chọn lựa và quyết định. Cũng có thể nói là nâng cao sự chọn lọc về suy nghĩ, nghĩ ra ý tưởng, thể hiện.

Vận dụng phương pháp tối giản bằng cách sau: trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ hướng dẫn con trẻ, khiến trẻ thấy hân hoan, nhờ vậy mà sắp xếp được suy nghĩ, chuẩn bị được tinh thần và nâng cao học lực. Hơn nữa, đối với cha mẹ phương pháp này còn giúp tạo nên sự vui thích khi sáng tạo và vận dụng khéo léo, giúp duy trì quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.

Việc giáo dục trẻ để chúng sống mạnh mẽ trong tương lai không thể thành công nếu không có “làm việc nhóm” giữa cha mẹ và con cái.

Cuốn sách này không giới thiệu phương pháp tối giản như một kỹ thuật sắp xếp đơn giản. Nó giới thiệu kỹ thuật đi sâu vào bản chất quan hệ cha mẹ con cái, giúp họ đồng hành trên đường đời muôn vẻ.

Điều cần cho con trẻ sau khi vào đời là năng lực tự suy nghĩ chẳng hạn như giao tiếp và giải quyết vấn đề, là năng lực thích ứng như khả năng hợp tác và thông cảm, hơn là kiến thức. Điều đó có thể xem như chính trải nghiệm của cha mẹ.

Thi cử chẳng qua là một cột mốc của đời người, dù vậy đối với cha mẹ con cái nó là một cột mốc quan trọng.

Ngay từ giờ chúng ta sẽ bồi dưỡng “năng lực suy nghĩ” trước để vượt qua sự cải cách to lớn trong hệ thống thi cử vào năm 2020.

Qua đó, nếu có thể góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ con cái thì với tư cách là tác giả, tôi thật hạnh phúc vô cùng.

Sau đây, mời bạn thưởng thức nội dung cuốn sách.

ĐỌC THỬ

ĐỂ GIÚP TRẺ THI CỬ THÀNH CÔNG CHA MẸ CẦN LÀM GÌ

Phương pháp tối giản là cách rèn luyện “suy nghĩ” tuyệt hảo

Như đã đề cập ở “Lời mở đầu”, “Tối giản” dẫu là kỹ thuật sắp xếp đơn giản nhưng cũng không phải là kỹ thuật loại bỏ sự vật.

Hãy cùng phân tích từ “tối giản”1 và giải nghĩa nó nào.

1. Dịch từ “Đoạn xả li” trong nguyên tác

“Đoạn” nghĩa là không lấy vào những thứ không cần thiết, “Xả” nghĩa là thu hẹp mối quan tâm. Mỗi trạng thái trải qua quá trình “Đoạn” và “Xả” này chính là “Li”.

Tiếp nhận cái gì và “đào thải” cái gì. Để lại cái gì và “vứt bỏ” cái gì. Cứ lặp đi lặp lại việc tự suy nghĩ rồi lựa chọn và quyết định từng cái như thế. “Li” đến từ đó, sẽ sinh ra cảm xúc tự hào (lòng tự tôn) của người đó.

Nghĩa là bạn sẽ thông hiểu chính mình và trân trọng bản thân hơn.

Do quy trình tối giản này được lặp đi lặp lại bằng cách đối diện với từng sự việc, nên “năng lực suy nghĩ” chắc chắn sẽ tự được nuôi dưỡng.

Đối diện với sự vật ngay trước mắt là bước đầu tiên của tối giản.

Suy nghĩ, cảm nhận xem sự vật đó đối với bản thân “cần thiết hay không cần thiết”, “phù hợp hay không phù hợp”, “thoải mái hay không thoải mái”; rồi chọn lựa và lặp đi lặp lại quy trình đó. Những sự vật đối với bản thân thấy “không cần, không hợp, không thoải mái” thì bỏ sang bên, ngược lại những gì mình thấy “cần thiết, phù hợp, thoải mái” thì quyết định để lại.

Tối giản cũng là “kỹ thuật sắp xếp suy nghĩ” để thanh lọc những sự vật bằng chuỗi quy trình này.

Vì thế, cha mẹ con cái có thể rèn luyện năng lực suy nghĩ của trẻ bằng việc thực hiện tối giản.

Lặp lại nhiều lần việc suy nghĩ, lựa chọn, quyết định cái nào đào thải, cái nào vứt bỏ, cái nào giữ lại, sẽ trở thành “rèn luyện thực tế” để nuôi dưỡng lòng tự tôn đồng thời rèn luyện cả não bộ và con tim.

Có thể rèn luyện được năng lực suy nghĩ sắp xếp gọn gàng mọi thứ

Do ai cũng dễ thực hiện nên tối giản là tiếp cận từ “sự vật” mà mắt thường thấy được nhưng trước hết là nâng cao “suy nghĩ” và “cảm xúc” – những thứ mắt thường không thấy.

Nếu bắt đầu từ sắp xếp gọn gàng sự vật rồi sắp xếp không gian thì suy nghĩ sẽ thông suốt. Và nếu suy nghĩ ổn thỏa thì cảm xúc cũng được cân bằng.

Có nhiều cơ hội để chuẩn bị năng lực suy nghĩ trong vòng tuần hoàn này.

Điều chỉnh năng lực suy nghĩ dựa theo sự vật. Vừa cải thiện quan hệ giữa bản thân và sự vật, vừa chuyển bối cảnh (không gian) rèn luyện năng lực suy nghĩ thành sự thoải mái.

Việc sắp xếp sự vật là quan trọng nhưng, đó không phải là mục đích của tối giản.

Bản thân mình chính là chìa khóa quyết định, tự mình suy nghĩ, chọn lựa, quyết định là “nó có cần cho mình không”, “nó có hợp với mình không”, “nó có khiến mình thoải mái không”.

Như thế sẽ rèn luyện được năng lực suy nghĩ của “bản thân”.

Để rèn luyện năng lực suy nghĩ nhất thiết phải dựa vào chính bản thân, tức là “chủ thể”.

Khi đối mặt với sự vật để tối giản, chủ thể chính không phải sự vật như “do sự vật chưa dùng được”, “phí phạm sự vật”; hay bản thân mình trong tương lai và quá khứ trở thành chủ thể chính như “do là vật trong quá khứ tôi hay dùng”, “do tương lai có lẽ tôi sẽ dùng”; mà quan trọng là “bản thân của hiện tại” mới là chủ thể chính.

Bằng việc lặp đi lặp lại tự suy nghĩ, chọn lựa, quyết định mà năng lực suy nghĩ sẽ mau chóng được nâng cao.

Trẻ tự đưa ra quyết định cuối cùng

Vậy thì nên làm sao để cha mẹ con cái thực hành tối giản lặp lại việc tự suy nghĩ, chọn lựa, quyết định.

Trước hết, tối giản, dựa vào nguyên tắc quan trọng tuyệt đối không được quên. Đó là “quyết định cuối cùng nằm ở nhân vật chính”.

Quyết định vứt bỏ, hay để lại là chỉ có ở người sở hữu vật đó thôi. Tức là cha mẹ không thể ra lệnh cho con “hãy vứt đi” hay tự ý vứt bỏ đồ đạc của con.

Ngay cả những người cùng sống chung dưới một mái nhà, ngay cả đồ vật mà cha mẹ 20 đã mua cho con, thì đồ vật mà con sở hữu vẫn là đồ vật của con.

Dẫu là đồ vật trong mắt cha mẹ chẳng có giá trị gì, không cần thiết, thì đối với con trẻ chúng có lẽ là đồ vật rất giá trị và không thể thiếu.

Việc quyết định giá trị đó suy cho cùng là nằm ở đứa trẻ sở hữu món đồ. Đó là nguyên tắc.

Chúng ta hiểu cảm xúc của cha mẹ là muốn giúp đỡ con. Nhưng chỉ vì muốn giúp con mà không tôn trọng ý muốn của con, việc này đơn giản sẽ chỉ là sự thỏa mãn bản thân của cha mẹ.

Việc “Can đảm dám không giúp con” là cần thiết với cha mẹ.

Ban đầu dẫu mất thời gian, nhưng việc con trẻ tự suy nghĩ, tự đấu tranh là quan trọng. Cha mẹ mà cứ chỉ bảo, thúc ép con làm theo chỉ dẫn của mình thì đứa trẻ sẽ trở nên thụ động “loại người chỉ chờ chỉ thị”.

Như vậy vô hình sẽ tạo nền móng khiến trẻ vấp ngã trong kỳ thi mà năng lực suy nghĩ được đem ra thi thố, và vấp ngã trong đời sống xã hội sau này. Do đó nên ý thức và tạo nhiều cơ hội cho con trẻ tự suy nghĩ và lựa chọn.

Truyền đạt ý kiến của cha mẹ là điều tốt

Tùy vào cách hỗ trợ của cha mẹ mà năng lực suy nghĩ của con trẻ sẽ thay đổi.

Sự hỗ trợ không thích hợp không chỉ cản trở năng lực suy nghĩ mà còn kìm hãm năng lực suy nghĩ.

Cha mẹ mà suy nghĩ, lựa chọn, quyết định thay con thì năng lực suy nghĩ của trẻ chẳng những không được rèn luyện mà còn ngăn trở cả lòng tự tôn của trẻ.

Theo tâm lý chuyên sâu thì một đứa trẻ không yêu bản thân sẽ không thể tự tin để suy nghĩ, lựa chọn và quyết định được.

Dẫu là đồ vật của con thì cha mẹ chỉ cần đưa ra ý kiến “mẹ (cha) nghĩ rằng nó không cần” là được rồi.

Tuy nhiên, quyết định lắng nghe ý kiến của cha mẹ hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào bản thân con trẻ. Đây là điểm quan trọng không thể bỏ qua.

Cha mẹ bằng mọi cách nên thiên về truyền đạt ý kiến của mình cho con. Làm cho con nhận ra ẩn ý là “đương nhiên phán đoán của cha mẹ, người có kinh nghiệm sống phong phú, sẽ chính xác hơn phán đoán của con trẻ còn non nớt”.

Cha mẹ hãy thử một lần dừng lại và để ý xem, rồi giao trọn cho con quyền suy nghĩ, lựa chọn và quyết định.

Như đã nói ngay từ đầu, việc áp đặt phương pháp tối giản lên con trẻ là không được phép.

Đưa ra đề xuất “cùng với mẹ (cha) thực hiện tối giản nhé?” cũng được nhưng quyết định làm hay không là tùy con trẻ.

Dựa trên nguyên tắc như thế, lòng tự tôn và năng lực suy nghĩ của con trẻ sẽ được nuôi dưỡng.

Trước hết, cha mẹ hãy thử làm

“Nếu không làm thử cho thấy, không nói cho nghe, không cho người ta làm, không khen thì người ta không thèm động tay động chân đâu” là câu nói nổi tiếng của Yamamoto Iso- roku – Trưởng quan Tư lệnh Liên hợp hạm đội. Nhưng “tối giản” thì hơi khác một chút với ý trong câu nói này.

Chỉ là bản thân cha mẹ hãy thử làm.

Không phải “cho con làm” mà là “cha mẹ thử làm” mới là quan trọng. Dẫu bảo con trẻ làm điều mà cha mẹ không làm, hầu hết trẻ con sẽ phản ứng lại rằng “Ngay cả mẹ (cha) cũng đâu có làm đâu. Con không muốn bị kêu làm mấy thứ như là “tối giản” gì đó đâu”.

Con trẻ không nghe lời, cứ để phòng ốc không dọn, khiến cha mẹ càng bực bội. Nếu rơi vào vòng xoáy tiêu cực như thế, trước hết cha mẹ thử tự mình làm sẽ là một lựa chọn dễ chịu và khôn ngoan hơn. Dù sao thì nếu bỏ bê, bản thân sẽ không thể bắt đầu được việc gì cả.

Hãy nhìn chung quanh mình, nên bắt đầu từ việc đối diện với một cuốn tạp chí đang nằm chỏng chơ nơi góc phòng khách.

Bởi vì nếu ngưỡng cửa không cao, chỉ cần bước một bước nhỏ là có thể làm được ngay mà không gặp khó khăn gì.

Nếu cha mẹ không thất thường thì con trẻ sẽ ổn định

Để giúp con thành công trong thi cử, làm tâm lý con ổn định là điều quan trọng. Để làm được điều ấy, trước hết tâm lý cha mẹ phải ổn định.

Trước hết, cha mẹ đối mặt với sự vật của chính mình và lặp lại nhiều lần suy nghĩ, chọn lựa, quyết định “Giờ nó có cần cho bản thân mình không”, “Giờ nó có hợp với bản thân mình không”, “Giờ bản thân mình có cảm thấy dễ chịu với nó không”.

Làm thế, nếu xung quanh toàn những thứ mình thích, do chính mình “suy nghĩ, quan tâm, cảm nhận, lựa chọn” thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn về cảm xúc, tinh thần.

Khi đó, sẽ sinh ra vòng xoay tích cực “lòng tự tôn” tự yêu thương chính mình, tức là cảm xúc quý trọng bản thân được nuôi dưỡng.

Như thế, con cái sẽ dễ dàng cảm nhận được sắc thái tinh thần ổn định của cha mẹ. Và, tự nhiên sẽ thu hút được chú ý của con đối với sự tối giản, nó sẽ nghĩ: “Mình cũng làm thử xem sao”.

Bước đầu của tối giản, bắt đầu từ một cuốn tạp chí nằm chỏng chơ trong phòng khách hay một cây bút bi trong ngăn bàn cũng được.

Không cần mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần nghĩ ra và có thể làm ngay là được.

“Cảm giác đạt được thành tựu nho nhỏ từ việc thực hiện những điều nhỏ nhặt” như thế nếu tích lũy dần dần từng cái từng cái một, tự nhiên sẽ hình thành thói quen, trở thành trạng thái thực hành thường xuyên của việc rèn luyện năng lực suy nghĩ.

Như thế, nếu nuôi dưỡng nền tảng của năng lực suy nghĩ thì có thể đối phó với cải cách to lớn hệ thống thi tuyển sinh đại học năm 2020, sau này chỉ cần lên kế hoạch thi cử cụ thể là được, do đã đi trước một bước.

“Năng lực suy nghĩ” khác với “Năng lực ghi nhớ”, do việc thi cử bao quát hơn, không chỉ dùng tiểu xảo để ghi nhớ, nên thông qua tối giản, từ giờ “rèn luyện” và “không rèn luyện” trong vài năm tới sẽ thể hiện sự khác biệt lớn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button