Kỹ năng mềm

Lối sống 1: Năng lực tự phục vụ

Loi song 1 nang luc tu phuc vu - Nhieu tac gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Lối sống 1: Năng lực tự phục vụ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bài mở đầu

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁCH HỌC

CÙNG SỐNG – CÙNG LÀM VIỆC

Việc giao cho các em:

Các em chia thành từng nhóm, cùng vẽ một bức tranh theo chủ đề tự chọn.

Mục đích: Tập sống chung, làm việc chung.

– Biết bàn bạc.

– Biết phân công.

– Biết nghiệm thu.

Có những cách thực hiện nào?

Cách 1:
Kết quả: Không có sản phẩm.Các thành viên tưởng là bàn bạc công việc nhưng thực ra là cãi nhau và giằng nhau, xé rách tờ giấy.

Câu hỏi cho em:

Đây có phải là cùng làm việc không?

Cách 2:

Nhóm có ba người thì một người chơi, một người nằm ngủ, phó mặc cho một người vẽ.

Kết quả: Vẫn có sản phẩm.

Câu hỏi cho em:

Đây có phải là cùng làm việc không?

Cách 3:

Nhóm 3 bàn nhau vẽ bức tranh về ba thành viên của nhóm, phân công lần lượt thay nhau làm mẫu, vẽ và đứng quạt cho nhau.

Kết quả: Hoàn thành sản phẩm.

Câu hỏi cho em:

Đây có phải là cùng làm việc không? Cách làm này khác gì so với hai cách trên?

Kể chuyện cho em

HÀNH BINH THẦN TỐC

“Ngàn thuở còn truyền câu chuyện lạ:
Mười ngày thần tốc phá quân Thanh”

Có người kể truyền thuyết về vua Quang Trung dẫn quân thần tốc ra Thăng Long như sau: Ông cho ba người lập thành một nhóm, có một cái võng, hai người khiêng một người nằm trên võng vừa nghỉ vừa ngủ. Đến lúc ăn thì dừng, ăn cấp tốc lại đi tiếp, ngày đêm không nghỉ. Nhưng vì được thay nhau nghỉ ngơi trong suốt đoạn đường đi, nên quân Tây Sơn không mỏi mệt mà có thể tập hợp lực lượng đánh ngay.

Quân Thanh nghe tin quân Tây Sơn đã tiến sát thành Thăng Long, nhưng chủ quan khinh địch, vì nghĩ rằng một đội quân đi từ Nam ra Bắc như vậy trong một thời gian ngắn ắt hẳn không thể nào còn sức chiến đấu nữa, nên chúng vẫn thờ ơ, vui vẻ ăn tết.

Không ngờ, Quang Trung đã áp sát thành Thăng Long và tiến đánh liền trong bảy ngày tết, đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh.

BÀI LUYỆN TẬP

  1. Đóng kịch câm: Các em đóng lại ba đoạn kịch trên, chỉ dùng động tác, không dùng lời.

– Cảnh 1: Ba em tranh cãi, giằng xé đến nỗi rách giấy, nhăn nhó, khóc lóc.

– Cảnh 2: Ba em cùng nhóm nhưng một em ngồi nghịch, một em nằm bẹp xuống ngủ, chỉ có một em vẽ.

– Cảnh 3: Đóng ba nhân vật người làm mẫu, người vẽ, và người quạt cho bạn. Sau đó thay phiên nhau.

  1. Đặt tên cho ba cách làm việc.

Em đặt tên cho ba cách làm, mỗi tên không quá năm tiếng:

– Cách làm không hiệu quả.

– Cách làm hiệu quả nhưng không phải là cùng làm.

– Cách làm việc chung hiệu quả.

  1. Vẽ tranh truyện.

Em vẽ lại thành bộ tranh truyện gồm có bốn hình mô tả lại từng cách làm việc. Tên truyện được đặt theo tên vừa làm ở bài tập 2.

  1. Trò chơi đóng vai cho cả lớp cùng tham gia. Diễn lại vở Quang Trung tiến quân ra Bắc, quân sĩ thay phiên cáng nhau, hành quân theo hàng

nằm trên võng vừa nghỉ vừa ngủ. Đến lúc ăn thì dừng, ăn cấp tốc lại đi tiếp, ngày đêm không nghỉ. Nhưng vì được thay nhau nghỉ ngơi trong suốt đoạn đường đi, nên quân Tây Sơn không mỏi mệt mà có thể tập hợp lực lượng đánh ngay.

Quân Thanh nghe tin quân Tây Sơn đã tiến sát thành Thăng Long, nhưng chủ quan khinh địch, vì nghĩ rằng một đội quân đi từ Nam ra Bắc như vậy trong một thời gian ngắn ắt hẳn không thể nào còn sức chiến đấu nữa, nên chúng vẫn thờ ơ, vui vẻ ăn tết.

Không ngờ, Quang Trung đã áp sát thành Thăng Long và tiến đánh liền trong bảy ngày tết, đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh.

BÀI LUYỆN TẬP

  1. Đóng kịch câm: Các em đóng lại ba đoạn kịch trên, chỉ dùng động tác, không dùng lời.

– Cảnh 1: Ba em tranh cãi, giằng xé đến nỗi rách giấy, nhăn nhó, khóc lóc.

– Cảnh 2: Ba em cùng nhóm nhưng một em ngồi nghịch, một em nằm bẹp xuống ngủ, chỉ có một em vẽ.

– Cảnh 3: Đóng ba nhân vật người làm mẫu, người vẽ, và người quạt cho bạn. Sau đó thay phiên nhau.

  1. Đặt tên cho ba cách làm việc.

Em đặt tên cho ba cách làm, mỗi tên không quá năm tiếng:

– Cách làm không hiệu quả.

– Cách làm hiệu quả nhưng không phải là cùng làm.

– Cách làm việc chung hiệu quả.

  1. Vẽ tranh truyện.

Em vẽ lại thành bộ tranh truyện gồm có bốn hình mô tả lại từng cách làm việc. Tên truyện được đặt theo tên vừa làm ở bài tập 2.

  1. Trò chơi đóng vai cho cả lớp cùng tham gia. Diễn lại vở Quang Trung tiến quân ra Bắc, quân sĩ thay phiên cáng nhau, hành quân theo hàng.

Làm cách gì bây giờ?

Mọi người tự giới thiệu đi!

Việc 1: Học sinh tự giới thiệu

Việc 2: Giáo viên tự giới thiệu

Việc 3: Phụ huynh tự giới thiệu

Giới thiệu xong, em biết:

trong nhà trường có ba tập hợp người.

LÀM GÌ để có được sự ĐỒNG THUẬN?

  1. Phải có VIỆC LÀM mang mục tiêu chung.
    (Làm gì? Để đạt mục tiêu gì?)
  2. Phải cùng nhau tìm cách THỰC HIỆN việc làm đó.
    (Bàn nhau lập kế hoạch)
  3. Phải vượt qua XUNG ĐỘT để cùng thực hiện mục tiêu chung.
    (Tháo ngòi xung đột để đoàn kết trong công việc)

ĐỌC THỬ

EM ĐÃ LỚN
CÁCH THỰC HIỆN
Yêu cầu
– HS tự tổ chức được buổi triển lãm.
– Qua việc tự tổ chức, ý thức được mình đã lớn.
– Củng cố thêm nhận thức về đồng thuận.
Cách tiến hành
Chuẩn bị
Một vài bức ảnh về các em bé sơ sinh, mẫu giáo, quần áo, đồ chơi… trang trí xung quanh lớp tạo không khí khác hẳn giờ học trước. Một vài bản nhạc vui nhộn. Bàn học xếp theo hình chữ U hoặc hình vòng tròn.
Các việc cần làm:
– Việc 1: Em tự nói về mình: Làm gì để nhận rõ “Em đã lớn”?
GV gợi cho HS về chiều cao, cân nặng, trang phục, các món ăn, sở thích, trò chơi… giúp các em phát biểu.
– Việc 2: Tìm đồng thuận trong việc tổ chức triển lãm “Em đã lớn”.
GV chú ý: tinh thần đồng thuận nằm trong việc làm thật, không nhất thiết cứ phải nói lại khái niệm đó.
+ Xác định mục đích cuộc triển lãm.
+ Bàn bạc cách tổ chức (triển lãm những gì, sắp xếp ra sao, mời những ai đến tham dự).
– Việc 3: Củng cố. Về nhà em kể với bố mẹ hôm nay em làm được gì. GV liên hệ với phụ huynh, thông báo về nội dung và yêu cầu của tiết học, đề nghị phụ huynh hợp tác, giúp HS tìm đồ dùng và đánh dấu tên các em để đưa vào triển lãm.
Trưng bày, giới thiệu, biểu diễn
– Việc 1: Chia nhóm, sắp xếp phòng học thành phòng triển lãm.
– Việc 2: Trưng bày hiện vật và giới thiệu.
– Việc 3: Hoạt động nhân dịp triển lãm.
Thảo luận, củng cố, phát biểu cảm tưởng
1. Em đã lớn – Em học lớp 1

Làm gì để nhận rõ “Em đã lớn”?

– Các em tự nói về mình: Có những gì khác các năm trước? (Cao hơn, nặng hơn, đã vào học lớp 1…)

2. Triển lãm “EM ĐÃ LỚN” – “Em là nhà tổ chức triển lãm”

Tìm đồng thuận trong việc tổ chức triển lãm:

Lập một Ban tổ chức triển lãm.
Thu thập đồ vật để triển lãm.
Thi tìm lời mời tham dự.

3. Triển lãm “EM ĐÃ LỚN” – Đồ dùng của em

4. Triển lãm “EM ĐÃ LỚN” – Những bức ảnh của em

5. Triển lãm “EM ĐÃ LỚN” – Hoạt động nhân dịp triển lãm

Bài 2
EM TỰ PHỤC VỤ
CÁCH THỰC HIỆN
Loạt bài EM TỰ PHỤC VỤ được thiết kế theo một quy trình gồm có ba việc sau:
– Việc 1: HS phát biểu về vấn đề của mình mà bài học đặt ra.
(Giúp các em soi chiếu vào bản thân, gắn nội dung học với chính cuộc sống thực của các em)
– Việc 2: Chơi trò chơi đóng vai và bàn bạc tìm đồng thuận về vấn đề mà bài học đặt ra.
(Các em biết cách tìm sự đồng thuận về một việc cụ thể trong vấn đề tự phục vụ)
– Việc 3: Củng cố. Có hai cách:
+ Cách 1: HS phát biểu về những gì vừa làm được ngay tại lớp, và về nhà sẽ kể lại những việc mình đã thực hiện cho bố mẹ nghe. (Điều này sẽ giúp các bài học về lối sống trở thành việc làm thực mà HS đã trải nghiệm chứ không phải là lí thuyết, đồng thời bố mẹ sẽ theo dõi được việc làm của con mình trong cuộc sống sau khi đã có ý thức về vấn đề tự phục vụ mà bài học đặt ra)
+ Cách 2: HS tự làm ra một sản phẩm mà trong sản phẩm đó chứa đựng ý thức về lối sống tự phục vụ của các em. Sản phẩm này sẽ được lưu giữ trong hồ sơ của từng HS.
Mục tiêu lối sống lớp 1: Tự phục vụ.
Muốn sống tự lập phải biết tự phục vụ.
1. Ở nhà em tự làm được những việc gì?

2. Mỗi học sinh cần tự phục vụ, đồng ý hay không đồng ý?

Các em đóng vai:

– Đóng vai mẹ và em. Em muốn tự lập, mẹ sẽ nói gì?

– Đóng vai chị và em. Em muốn tự lập, chị sẽ nói gì?

– Đóng vai bố và em. Em muốn tự lập, bố sẽ nói gì?

– Đóng vai cô giáo và em. Em muốn tự lập, cô sẽ nói gì?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button