Kỹ năng mềm

Góp Mặt Cho Đời

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Bill Gates Sr.

Download sách Góp Mặt Cho Đời ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Bố, lần sau có ai hỏi rằng bố có phải đích thị là Bill Gates hay không, con hy vọng bố sẽ đáp lại, “Phải.” Con hy vọng bố nói cho họ biết rằng bố chính là tấm gương mà kẻ cùng tên kia luôn noi theo.

Bill Gates.

SUY TƯ VỀ TƯ DUY

Vào quãng thời gian Microsoft bắt đầu thành công, lúc cả thế giới bắt đầu biết đến tên tuổi con trai tôi, mọi người từ các phóng viên ở tạp chí Fortune cho đến cô thu ngân ở cửa hiệu tạp phẩm trong vùng đều hỏi tôi: “Làm thế nào ông nuôi dạy được một người con như thế? Bí quyết gì vậy?”

Những lúc ấy tôi bụng bảo dạ: “Ồ, hóa ra đúng là một bí mật đấy nhỉ… vì chính mình cũng đâu có biết ất giáp gì!”

Bill con trai tôi ở nhà lúc nào cũng được gọi là Trey.

Lúc cậu ta chưa chào đời, cả nhà đều biết rằng nếu đứa bé là con trai thì sẽ được đặt tên là “Bill Gates III” (đệ tam). Bà ngoại và bà cố ngoại của cậu đều nghĩ đến sự phiền toái khi có hai người tên Bill trong cùng nhà. Vốn mê đánh bài lâu năm, các cụ ngỏ ý nên gọi thằng bé là “Trey” một từ mà những ai sành chơi bài cũng biết là tiếng lóng để chỉ lá ba nút.

Lúc nhỏ, có lẽ Trey đọc sách nhiều hơn bao đứa trẻ khác và thường xuyên làm mọi người ngạc nhiên bởi những ý nghĩ của mình về nguyên lý hoạt động của thế giới xung quanh. Hoặc về trí tưởng tượng đối với mọi thứ có thể diễn ra trên đời.

Cũng như những đứa trẻ khác cùng trang lứa, cậu ta mê khoa học viễn tưởng. Cậu tò mò và suy tư về những thứ mà người lớn xem là nghiễm nhiên hoặc quá bận rộn để quan tâm.

Mary, mẹ cậu và tôi thường bông đùa về việc Trey đôi khi di chuyển chậm chạp và thường trễ nải.

Dường như mỗi khi chuẩn bị đi đâu đó, lúc mọi người trong gia đình đã yên vị trên xe – hoặc ít nhất đang mặc áo khoác, thì lại có ai đó phải lên tiếng, “Trey đâu rồi nhỉ?”

Rồi một ai khác sẽ đáp: “Trong phòng của nó chứ ở đâu.”

Phòng của Trey nằm ở tầng hầm của ngôi nhà, nửa chìm nửa nổi cao hơn mặt đất với một khung cửa chính và cửa sổ nhìn ra sân. Cho nên mẹ cậu thường gọi: “Trey, con đang làm gì dưới đó?”

Có lần Trey đáp: “Con đang suy nghĩ, mẹ. Bố mẹ không bao giờ suy nghĩ à?”

Bạn hãy hình dung chính mình đang ở địa vị của tôi. Tôi đang trải qua những năm cao điểm trong đời làm luật sư. Tôi là một người bố, một người chồng, làm tất cả mọi việc mà các bậc cha mẹ trong gia đình phải làm. Vợ tôi, Mary, vừa nuôi dạy ba đứa con, vừa làm thiện nguyện cho tổ chức United Way và cáng đáng hàng triệu thứ việc khác. Thế mà thằng con mình hỏi mình có bao giờ dành thời gian để suy nghĩ hay không.

Lúc ấy vợ chồng tôi khựng lại nhìn nhau. Rồi chúng tôi đồng thanh đáp: “Không!”

Tuy nhiên, giờ đây tôi đã có gần nửa thế kỷ để suy ngẫm lại câu hỏi của con trai, tôi muốn đính chính lại câu trả lời.

Vâng, tôi có suy nghĩ. Tôi suy nghĩ về nhiều điều.

Chẳng hạn, về kinh nghiệm bản thân khi gây dựng một gia đình, tôi nghĩ về những thách thức mà hầu hết các bậc bố mẹ phải trải qua khi lập gia đình và nuôi dạy con cái. Chúng ta được huấn luyện một cách chính thức rất ít ỏi để đảm nhiệm vai trò này, thế mà đó lại là những vai trò khó khăn và quan trọng nhất mà chúng ta phải gánh vác.

Tôi nghĩ về những bất công trên đời và nghĩ về những cơ hội chúng ta có được để sửa chữa những điều đó, các cơ hội mà trước đây chúng ta chưa bao giờ có được trong lịch sử nhân loại.

Tôi cũng nghĩ về những vấn đề ít đáng quan tâm khác, chẳng hạn như khi nào thì đội tuyển của Đại học Washington lọt được vào vòng trong của giải bóng Rose Bowl.

Dạo gần đây, tôi lại thắc mắc xem có ý nghĩ nào trong số đó đáng để chia sẻ với người khác hay không.

Tôi nhận ra rằng tôi đã có duyên được gặp nhiều con người nổi bật mà câu chuyện của họ có lẽ sẽ là nguồn cảm hứng và bài học hữu ích đối với những người khác.

Ngoài ra, khi ngẫm nghĩ lại về cuộc sống gia đình lúc con cái chúng tôi còn nhỏ, tôi chợt thấy những kinh nghiệm của mình biết đâu lại có ích hoặc ít ra cũng thú vị đối với các gia đình khác.

Có một bài học mà tôi đã học được trong suốt nhiều năm làm cha, làm luật sư, làm một nhà hoạt động phong trào và làm một công dân – một bài học vượt trên mọi bài học khác mà tôi hy vọng sẽ chuyển tải được qua những trang sách này. Bài học đơn giản thôi: hết thảy chúng ta đều cùng có mặt trên cõi đời này và chúng ta cần nhau.

ĐỌC THỬ

GÓP SỨC CHO ĐỜI

80% của thành công là từ cống hiến.

— Woody Allen, trích Tình yêu & Sự chết.

Cách đây vài năm tôi nhận được một giải thưởng của YMCA.

Ngày được trao giải tôi đã nhìn quanh khán phòng đông đúc và thắc mắc tại sao tất cả những con người này lại xôn xao đến thế vì mình.

Điều duy nhất mà tôi nghĩ ra được là tôi đã cống hiến dồi dào.

Lúc còn là một luật sư trẻ hồi thập niên 1950, ban đầu tôi tham gia vào các hoạt động cộng đồng qua việc gia nhập ban lãnh đạo YMCA, một tổ chức mà tôi đã trải qua nhiều ngày tháng vui tươi trong thời sinh viên.

Một thời gian sau, tôi quyết định cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng và góp sức một cách trực tiếp hơn.

Thế là cùng với công tác luật sư tình nguyện miễn phí, tôi bắt đầu tham gia vào các ủy ban và hội đồng khắp nơi, từ phòng thương mại cho đến các chiến dịch tuyển quân trong học đường. Dần dà một số hoạt động thay đổi bản chất và số lượng hoạt động cũng gia tăng. Trong thời gian này, vợ tôi, Mary, cũng bắt đầu đóng góp vào các hoạt động công ích của cô ấy.

Tại sao tôi lại đóng góp nhiều như thế? Tôi cho rằng có một số lý do.

Tôi đóng góp vì tôi quan tâm đến một mục đích công chính. Hoặc vì tôi quan tâm đến người đã kêu gọi tôi góp sức. Và có khi tôi đóng góp vì bức xúc khi những người khác không chung tay.

Đam mê cống hiến của tôi đã trở thành đề tài tếu cho các con tôi. Thế nhưng tôi nhận ra chúng cũng đã hình thành thói quen đó. Và thật tình mà nói, tôi đã có được thói quen đó.

Ưu tư của tôi về sự cống hiến đã trở thành câu chuyện đùa vui của các con tôi. Thế nhưng tôi nhận ra chúng cũng đã tạo dựng được nếp nghĩ ấy. Và thật ra mọi chuyện đến với tôi cũng là như thế.

Tôi bắt đầu cống hiến vì từ một lúc nào đó tôi đã chứng kiến những con người mà tôi ngưỡng mộ cũng đã cống hiến.

Ở quê nhà tôi tại Bremerton, Washington, ra tay giúp đỡ xóm giềng là nghĩa cử bình thường của những người tử tế. Bố mẹ tôi, nếu xét theo thang điểm từ một đến mười, thì đạt chín điểm về chuyện giúp đời. Bố tôi là người mà mọi người đều biết có thể trông cậy. Nếu có chuyện chung cần quyên tiền thì bố tôi luôn sẵn sàng kêu gọi mọi người đóng góp tiền bạc. Ông đã từng đóng vai trò trụ cột để thiết lập một công viên mới trong thành phố. Tôi đã đọc được chuyện đó trên một tờ báo cũ mãi sau khi ông đã qua đời. Trước đó tôi không hề biết chuyện đó, nhưng tôi không ngạc nhiên.

Mẹ tôi thì góp sức cho rất nhiều hoạt động cộng đồng, từ các buổi dã ngoại cho đến những cuộc đi quyên góp.

Bố mẹ tôi chẳng bao giờ nói về chuyện giúp đời. Họ cứ làm.

Một người lớn khác cũng mang lại cho tôi những bài học cuộc sống hùng hồn về chuyện góp sức cho đời là người láng giềng của tôi, Dorm Braman. Ông đã tham gia rất nhiều việc và làm được nhiều đến nỗi bạn sẽ tưởng chừng phải có hai người hợp lại mới sống được một cuộc đời như của Dorm.

Dorm là chủ nhân một cơ sở đóng tủ và lúc rảnh rỗi ông dẫn dắt nhóm Hướng đạo.

Ông là một con người đặc biệt, với những đóng góp đã tác động đến cuộc sống của nhiều người. Thực tế, cho dù chưa bao giờ tốt nghiệp trung học, sau khi bọn trẻ nhóm Hướng đạo chúng tôi vào đại học, Dorm đã ra tranh chức thị trưởng Seatlle và đã đắc cử. Về sau ông được tổng thống Nixon bổ nhiệm làm trợ lý bộ trưởng giao thông.

Những năm đầu khi ông còn làm huynh trưởng Hướng đạo, mỗi tháng một lần vào dịp cuối tuần – dù trời nắng hay mưa – Dorm đều đưa chúng tôi đi dã ngoại, có thể chỉ là một chuyến cắm trại an nhàn hoặc một đợt điền dã cuốc bộ 20 dặm đầy gian nan qua rặng núi Olympic.

Có một năm thậm chí ông còn kiếm một chiếc xe bus cũ, gắn thêm ghế và đưa cả bọn chúng tôi đến các công viên quốc gia tại Yellowstone hoặc Glacier.

Nhưng ký ức xa xôi và sâu sắc nhất mà tôi còn lưu giữ về Dorm chính là công sức của ông trong việc tạo dựng nơi mà chúng tôi gọi là Trại Tahuya và Nhà Sundown.

Công trình này manh nha từ lúc Dorm quyết định rằng đoàn Hướng đạo chúng tôi sẽ phải có một khu trại riêng và xây dựng một cơ ngơi lán trại tuyệt đẹp bằng gỗ tại đó.

Bước đầu tiên là phải thuyết phục Câu lạc bộ Lions ủng hộ ý tưởng này và mua đất cho đoàn Hướng đạo. Chúng tôi đặt tên nơi đó là Trại Tahuya, theo tên con sông chảy qua đó.

Khi đã có địa điểm rồi, Dorm dạy chúng tôi cách khai hoang, đốn cây và xây dựng.

Từ đó đến nay rất nhiều thứ đã thay đổi.

Lúc bấy giờ, chúng tôi đốn cây bằng tay và cưa gỗ thành từng đoạn dài bằng nhau bởi những chiếc cưa ngang hai người kéo, rồi lột vỏ, bào phẳng và gọt cho đúng kích thước bằng rìu. Chúng tôi cũng có một công cụ điện – chiếc cưa máy chạy bằng điện từ chiếc xe tải của Dorm.

1
 

Xây nhà gỗ là một việc vất vả và táo bạo. Nhưng cuộc phiêu lưu này đã chứng minh cho chúng tôi thấy nếu có đủ thời gian và ý chí để sát cánh làm việc bên nhau thì việc gì cũng có thể đạt được. Ảnh, 1938.

Trong suốt ba mùa hè, kỳ cuối tuần nào hai mươi đứa thiếu niên chúng tôi, Dorm và dự trưởng đều làm việc suốt ngày, tự nấu ăn trên bếp lửa ngoài trời và ngủ dưới bầu trời sao.

Sau ba mùa hè vất vả (cộng với vô số kỳ cuối tuần trong năm học) chúng tôi đã có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ trong rừng.

Đó là một cơ ngơi bề thế kích thước khoảng 8 x 13m với gian chính lớn hơn hầu hết gian chính của các gia đình và một lò sưởi khổng lồ được xây bởi bố của một trong các cậu bé, vốn là một bác thợ xây đá. Bếp và gác xép để ngủ thì rộng mênh mông.

Khó mà diễn tả được công sức đã bỏ ra để xây Nhà Sundown – tức là sự cảm nhận của chúng tôi khi hoàn thành ngôi nhà – đối với bất cứ một ai chưa bao giờ xây dựng một ngôi nhà từ đầu đến cuối.

Nói một cách thô thiển, chúng tôi đã học được cách sử dụng vô số dụng cụ lao động tay chân, dựng được một ngôi nhà cầu kỳ và nếm trải bao gian nan cũng như một vài thương tích.

Nói theo nghĩa rộng, chúng tôi đã chứng kiến bức tranh minh họa về tầm nhìn và tinh thần lãnh đạo được phối hợp với năng lực mạnh mẽ của con người cùng lao động hướng về một mục đích chung.

Trong cuộc đời chúng tôi, Dorm không chỉ đóng góp để tạo ra một ngôi nhà gỗ trong rừng. Ông đã giúp chúng tôi có được một tư duy – niềm tin rằng mọi chuyện đều có thể đạt được.

2
 

Ngôi nhà gỗ chúng tôi đã dựng lên lớn đến độ chứa được tất cả 20 hướng đạo sinh của Đoàn 511 cùng các bố mẹ tụ tập. Ngôi nhà gỗ Sundown từ lâu đã không còn nhưng những bài học chúng tôi học được khi dựng nhà thì đã được truyền dạy qua nhiều thế hệ. Ảnh, 1939.

LÀM VIỆC CHUYÊN CẦN

Mọi người thường hỏi tôi tại sao – ở tuổi tám mươi ba – tôi vẫn thức dậy sớm mỗi sáng và lái xe đến văn phòng để làm việc.

Tôi thường đáp bằng một câu trả lời ngắn gọn và không khó đoán: tôi thích làm việc.

Tôi thích sự thách đố khi phải đưa ra quyết định và cũng có nguy cơ thất bại chờ chực sẵn. Tôi thấy trạng thái đó rất phấn khích. Tôi cảm thấy sẽ sảng khoái hơn khi lao vào công việc thay vì ngồi trên một bãi biển đâu đó.

Tôi cho rằng có nhiều lý do tại sao giờ đây tôi vẫn làm việc hăng say như thời trai trẻ đang hành nghề luật.

Một trong các lý do đó có liên quan đến bố tôi.

Công việc mùa hè đầu tiên của tôi thời trung học là làm “bốc xếp” ở cửa hàng vật dụng nội thất của bố tôi – lo xếp dỡ các thứ như nệm, ghế sofa và ghế bành lên xuống các xe tải và khiêng vào nhà người ta để giao hàng. Tôi miệt mài biết bao giờ đồng hồ với công việc chân tay mệt nhoài này. Và bố tôi hài lòng khi thấy tôi lao vào làm việc.

Năm 1912, ông nội tôi, William Henry Gates, đồng ý trả 733 Mỹ kim để mua lại kho hàng của cửa hàng vật dụng nội thất trên đường Front ở khu trung tâm thành phố Bremerton. Lúc tôi ra đời thì cửa hiệu này, mang tên là U.S. Furniture Store, đang được kinh doanh bởi bố tôi và con trai người bạn làm ăn của ông nội tôi, Roy Morrison.

Tôi vẫn còn nhớ trong ký ức rằng cuộc sống của bố tôi xoay quanh cửa hiệu này, nhưng ông không bao giờ xem mọi chuyện là nghiễm nhiên.

Ký ức xa xôi nhất của tôi về bố là hình ảnh ông đi bộ về nhà mỗi tối sau giờ làm việc và nhặt nhạnh những mẩu than đá ông nhìn thấy trong ngõ hẻm. Những viên than này rơi vãi từ các xe tải giao than đến cho các gia đình láng giềng. Thời đó người ta còn dùng than để sưởi ấm trong nhà. Bố tôi nhặt những mẩu than ấy về và bỏ vào một thùng than trong nhà.

Cử chỉ hằng ngày này nói lên mức độ âu lo của bố về sinh kế.

Dĩ nhiên là ông có lý do để quan ngại. Năm 1929, khi tôi lên bốn, thị trường chứng khoán sụp đổ và cuộc Đại suy thoái bùng lên. Thế là tôi lớn lên với một nỗi sợ hãi mà tôi không nghĩ rằng con cái của tôi có bao giờ trải qua, nỗi sợ trở nên nghèo túng.

Nhưng bố tôi đã hiểu ý nghĩa của sự nghèo khó từ lâu trước cuộc Đại suy thoái. Lên tám ông đã phải đi bán báo trên đường phố rét cóng của vùng Nome, tiểu bang Alaska để giúp nuôi gia đình trong lúc bố mình đi tìm vàng. Đến lớp tám ông đã phải nghỉ học hoàn toàn để phụ giúp gia đình.

Tôi cho rằng kinh nghiệm cuộc đời cộng với thời cuộc gian nan lúc ấy đã khiến bố tôi trở nên như thể lúc nào cũng sợ hãi.

Ông chẳng hề đến rạp hát hay đi xem các trận đấu bóng. Ông chẳng đi câu, đi săn, đi chèo thuyền hay leo núi. Ông hiếm khi đi nghỉ mát cho đến lúc về hưu. Bố làm việc.

Vào những ngày đầu của Microsoft, con trai tôi, Trey và cộng sự của nó, Paul Allen, làm việc, ăn và ngủ trong văn phòng đầu tiên của chúng tại Albuquerque, nơi chúng ngồi viết các chương trình phần mềm.

Lúc ấy chúng cũng chẳng có ngày nghỉ.

Trey làm việc với nhịp độ không ngừng nghỉ như thế suốt nhiều thập niên.

Bất kỳ thành tựu có ý nghĩa nào trong đời cũng đòi hỏi làm việc chuyên cần.

Bố tôi đã bán cửa hiệu của ông năm 1940 cho một gia đình gốc ở nơi khác và sở hữu một cơ ngơi kinh doanh vật dụng nội thất lớn hơn nhiều.

Số tiền bố mẹ tôi có được do bán cửa hiệu này không phải là nhiều nếu so với chuẩn mực ngày hôm nay, nhưng số tiền ấy dư dật để ông bà sống thoải mái vào thời ấy. Nhưng tinh thần làm việc của bố tôi vẫn không chút suy giảm.

Thậm chí sau khi về hưu, ông còn phụ cho một cửa hiệu nội thất khác trên phố, cũng như nhúng tay vào các dự án trong câu lạc bộ của ông.

Lúc còn bé, Kristi, con gái lớn của tôi, thỉnh thoảng lại đi phà từ Seattle đến Bremerton với ông bà nội.

Kristi vẫn còn nhớ những lúc đi bộ với bà nội để đón ông nội đi làm về cuối ngày, dọc trong ngõ hẻm nơi ông đã từng nhặt những mẩu than đá để sưởi ấm ngôi nhà trong những ngày thăm thẳm của cuộc Đại suy thoái. Cũng như ngày xưa, ông vẫn đi bộ về nhà sau giờ làm.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button