Kỹ năng mềm

Cuốn Sách Của Những Trái Tim

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : JOHN William smith

Download sách Cuốn Sách Của Những Trái Tim ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Những giọt lệ làm lắm lem gò má và lòng tự hào làm tim bạn như vỡ ra, bạn mỉm cười vì nhận được hàng ngàn lời cổ vũ. Máy quay truyền hình và quét qua khán giả và cuối cùng ống kính tập trung vào gia đình đáng tự hào của bạn – những người đang khích lệ bạn và nói với tất cả mọi người rằng bạn thuộc về họ. Hầu hết chúng ta đây chưa bao giờ có được cảm giác sung sướng khi đoạt huy chương vàng ở các kỳ Thế vận hội. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tất cả chúng ta đều rất đỗi tự hào khi nghĩ tới việc mình được đứng trên bục cao nhất.

Giá như điều đó có thể trở thành sự thật. Thế giới của bạn sẽ tràn đầy những khó khăn thử thách, hệt như những thách thức mà các vận động viên hàng đầu Thế vận hội phải đối mặt. Nhưng sẽ không có những đám đông hò reo cổ vũ, cũng không ai trao huy chương vàng khi bạn dũng cảm chiến thắng được cuộc chơi có tên là Cuộc Sống.

Nhưng khoan đã…nếu lắng nghe chăm chú, có thể bạn chỉ nghe thấy tiếng cổ vũ yếu ớt. Và khi bạn mở hết lòng mình ra, những tiếng cổ vũ đó sẽ trở nên ngày càng lớn hơn khi bạn phát hiện ra ngọn nguồn của nó. Đoạn 12 kinh Cựu Ước nói rằng luôn có một đám người làm chứng, như một đám mây lớn bao quanh bạn, động viên bạn hãy kiên nhẫn với cuộc đua đã được vạch sẵn. Không chỉ là khán giả, những người làm chứng kia cũng từng là những đối thủ, và họ hiểu được bạn đang phải hy sinh điều gì và đang phải chịu đựng điều gì.

Và nếu dõi theo đám đông này, bạn sẽ thấy người thương yêu bạn nhất – Người đang dẫn đầu đám đông cổ vũ. Người giơ cao cánh tay, và nói to với bạn, “Con là người giỏi nhất!” Rồi xoay qua những kẻ khác trong đám đông, Người hồ hởi nói với họ rằng, bạn thuộc về Người.

ĐỌC THỬ

Chương ITRÁI TIM CHIẾN THẮNG

Những thông điệp truyền cảm hứng

Những giọt lệ làm lấm lem gò má và lòng tự hào làm tim bạn như vỡ ra, bạn mỉm cười vì nhận được hàng ngàn lời cổ vũ. Máy quay truyền hình quét qua khán giả và cuối cùng ống kính tập trung vào gia đình đáng tự hào của bạn – những người đang khích lệ bạn và nói với tất cả mọi người rằng bạn thuộc về họ.

Hầu hết chúng ta đây chưa bao giờ có được cảm giác sung sướng khi đoạt huy chương vàng ở các kỳ Thế vận hội. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tất cả chúng ta đều rất đỗi tự hào khi nghĩ tới việc mình được đứng trên bục cao nhất.

Giá như điều đó có thể trở thành sự thật.

Thế giới của bạn sẽ tràn đầy những khó khăn thử thách, hệt như những thách thức mà các vận động viên hàng đầu Thế vận hội phải đối mặt. Nhưng sẽ không có những đám đông hò reo cổ vũ, cũng không ai trao huy chương vàng khi bạn dũng cảm chiến thắng được cuộc chơi có tên là Cuộc Sống.

Nhưng khoan đã… nếu lắng nghe chăm chú, có thể bạn chỉ nghe thấy tiếng cổ vũ yếu ớt. Và khi bạn mở hết lòng mình ra, những tiếng cổ vũ đó sẽ trở nên ngày càng lớn hơn khi bạn phát hiện ra ngọn nguồn của nó. Đoạn 12 kinh Cựu Ước nói rằng luôn có một đám người làm chứng, như một đám mây lớn bao quanh bạn, động viên bạn hãy kiên nhẫn với cuộc đua đã được vạch sẵn. Không chỉ là khán giả, những người làm chứng kia cũng từng là những đối thủ, và họ hiểu được bạn đang phải hy sinh điều gì và đang phải chịu đựng điều gì.

Và nếu dõi theo đám đông này, bạn sẽ thấy người thương yêu bạn nhất – Người đang dẫn đầu đám đông cổ vũ. Người giơ cao cánh tay, và nói to với bạn, “Con là người giỏi nhất!” Rồi xoay qua những kẻ khác trong đám đông, Người hồ hởi nói với họ rằng, bạn thuộc về Người.

Bạn được tuyên bố là người chiến thắng!

Tinh thần, ý chí chiến thắng, và khát khao được vươn lên là những điều sẽ tồn tại mãi mãi. Trong đời ta, rồi sẽ có rất nhiều sự kiện xảy ra, nhưng chỉ có những phẩm chất quan trọng này là còn mãi.

Vince Lombardi

Chúng sút vào lưới con bao nhiêu bàn, điều đó không quan trọng. Cha vẫn tự hào về con. Cha muốn con đừng bỏ cuộc và hãy chơi cho đến hết trận”.

Người chiến thắng

Lúc đó tôi đang xem mấy đứa trẻ đá bóng. Bọn trẻ chỉ độ 5 hay 6 tuổi thôi, nhưng chúng chơi một trò chơi thực sự – một trò chơi nghiêm túc – cũng gồm hai đội bóng với đầy đủ huấn luyện viên, cũng đồng phục, cũng cổ động viên là… cha mẹ. Tôi không quen bọn trẻ, do đó tôi có thể vui vẻ thưởng thức trận đấu mà không cần quan tâm hay lo lắng về kết quả thắng thua.

Tôi ước gì cha mẹ và huấn luyện viên của chúng cũng có cảm giác thoải mái như tôi.

Hai đội khá ngang tài ngang sức. Tôi tạm gọi là đội I và đội II. Không có bàn thắng nào được ghi trong hiệp một, nhưng bọn trẻ đều vui vẻ. Chân tay chúng lóng nga lóng ngóng và chơi dở quá chừng. Nào là vấp ngã, sút trượt bóng, rồi mất bóng và bỏ lỡ cơ hội ghi bàn – nhưng dường như chúng chẳng hề bận tâm.

Bọn trẻ đang chơi và chúng rất vui.

Sang hiệp hai, không hiểu sao huấn luyện viên đội I lại rút ra gần hết các cầu thủ trong đội hình chính và đưa các cầu thủ dự bị vào, chỉ để lại trên sân một cầu thủ hay nhất của ông lúc này đang là người bảo vệ khung thành. Và thế là trận đấu xoay chuyển theo chiều hướng đầy kịch tính hơn. Tôi cho rằng chiến thắng là điều rất quan trọng – cho dù bạn chỉ mới có 5 tuổi – bởi vì huấn luyện viên đội II vẫn để lại trong sân những cầu thủ tốt nhất của mình, và những cầu thủ dự bị của đội I không thể nào ngang sức với chúng.

Đội II bắt đầu vây hãm chàng trai bé nhỏ đang dốc hết sức trấn giữ khung thành của đội I. Đó là một cầu thủ cừ khôi. Nhưng một mình cậu thì không thể đối đầu với ba hay bốn cậu bé khác cũng chơi hay không kém. Và đội II bắt đầu ghi bàn…

Chàng thủ môn đơn độc của chúng ta đã làm hết sức và hết cách, ngay cả việc liều lĩnh tung người trước những trái bóng đang bay đến và dũng cảm lao ra cản phá. Nhưng đội II đã nhanh chóng ghi hai bàn thắng liên tiếp. Điều đó khiến cậu bé tức tối và trở nên mất bình tĩnh – cậu vừa la hét, vừa chạy, rồi lại lao đi. Bằng tất cả sức lực còn lại, cậu cố gắng khống chế một thằng bé đang giữ bóng, nhưng thằng bé đó lại chuyền bóng sang cho một đứa khác đứng cách đó khoảng sáu mét, ngay lập tức cậu bé biết mình đã ở sai vị trí, nhưng đã quá trễ – đội bạn đã có được bàn thắng thứ ba.

Tôi chăm chú nhìn những cậu bé đang chơi trong sân và các vị phụ huynh ngoài đường biên. Ngay lập tức, tôi nhận ra cha mẹ của cậu bé thủ môn là ai. Họ đang ra sức cổ vũ cho con trai mình. Trông họ rất lịch thiệp và tử tế. Tôi nghĩ rằng cha của cậu vừa mới từ văn phòng làm việc đến thẳng đây – ông vẫn mặc com lê và thắt cà vạt.

Sau bàn thắng thứ ba, cậu bé thay đổi. Cậu nhận ra những nỗ lực của mình hoàn toàn vô ích, rõ ràng một mình cậu không thể ngăn được sự tấn công của đội bạn. Cậu bé không bỏ cuộc nhưng lại trở nên tuyệt vọng trong lặng lẽ – sự bất lực hiện rõ trên mặt cậu.

Cha của cậu bé cũng thay đổi. Ông luôn miệng động viên con trai cố gắng hơn nữa, hò hét những lời chỉ dẫn và khích lệ. Nhưng sau đó ông lại trở nên lo âu hơn. Ông cố gắng nói với con trai rằng mọi việc đều ổn – chưa có gì đáng lo hết. Nhưng gương mặt ông đầy vẻ xót xa khi thấy con trai mình đang phải chịu đau đớn vì tuyệt vọng.

Sau bàn thắng thứ tư, tôi biết điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã nhìn thấy trước điều đó. Chàng trai bé nhỏ ấy rất cần được giúp đỡ, và ở đó chẳng có sự trợ giúp nào cả. Cậu vào lưới nhặt bóng, đưa cho trọng tài – rồi khóc. Cậu bé cứ đứng đó trong khi những giọt nước mắt thật to cứ thế lăn xuống hai gò má bầu bĩnh rất đáng yêu. Cậu quỳ gối và đặt hai nắm tay lên mắt – rồi nức nở khóc. Những giọt nước mắt bất lực làm tan nát hết cả lòng.

Ngay khi cậu bé quỳ gối xuống, tôi thấy cha cậu bắt đầu bước vào sân bóng. Vợ ông níu tay ông lại và nói, “Jim, đừng mà anh, anh sẽ làm con xấu hổ”. Nhưng ông gỡ tay vợ ra và chạy vào sân. Ông không được phép làm như thế vì trận đấu vẫn đang tiếp diễn. Với com lê, cà vạt, giày đen…, người cha cứ thế lao vào sân bóng, nâng cậu bé đứng dậy để cho mọi người biết rằng đó chính là con trai ông. Ông ôm cậu bé trong tay, rồi ông khóc cùng đứa con bé bỏng của mình. Trong đời mình, tôi chưa bao giờ có được niềm tự hào về một người đàn ông như thế.

Thế rồi ông ẵm cậu bé ra ngoài sân, và khi ông đi gần đến đường biên, tôi nghe ông nói, “Scotty, cha rất tự hào về con. Con quả thực rất cừ khi ở trong sân bóng. Cha muốn mọi người biết rằng con là con trai của cha”.

“Cha ơi”, cậu bé nức nở, “Con không thể ngăn được bọn nó… Con đã rất cố gắng… Cha à, con đã cố gắng, rất cố gắng nhưng bọn nó vẫn ghi bàn vào lưới con”.

“Scotty, các bạn ấy sút vào lưới con bao nhiêu bàn, điều đó không quan trọng. Con là con trai của cha, cha tự hào về những gì con đã làm. Bây giờ cha muốn con trở lại sân tiếp tục thi đấu đến hết trận. Cha biết con muốn bỏ cuộc, nhưng con không thể làm thế được. Nào con trai, có thể con sẽ phải chịu thêm bàn thua, nhưng điều đó không có gì quan trọng cả. Bây giờ, hãy chơi tiếp đi con”.

Điều đó đã tạo ra sự khác biệt – tôi có thể nói như vậy. Khi bạn chỉ có một mình, và bạn phải hứng chịu bàn thua, đồng thời cũng không thể ngăn đối phương tiếp tục ghi bàn – thì quả là có ý nghĩa lớn lao biết bao khi đối với những người yêu thương bạn, những chuyện đó không hề quan trọng. Chàng trai nhỏ bé chạy ra sân bóng, và mặc cho đối phương lại ghi thêm hai bàn thắng, mọi chuyện vẫn tốt đẹp.

Tôi bị thủng lưới mỗi ngày, nhưng tôi đã cố gắng hết sức mình. Tôi liều lĩnh tung người ra mọi hướng. Tôi cáu kỉnh và tức giận. Tôi đấu tranh chống lại sự cám dỗ và tội lỗi bằng tất cả sức mình – và mặc kệ quỷ Satan cười nhạo. Và hắn lại ghi bàn lần nữa, những giọt nước mắt tôi tuôn ra – trong cảm giác đầy tội lỗi, như người bị kết án vì sự bất lực của chính mình. Và Cha tôi – Cha đã chạy thẳng vào sân – ngay trước đám đông, trước cả một thế giới những lời chế giễu và cười nhạo – và Cha nâng tôi dậy, ôm tôi rồi nói, “John, Cha tự hào về con. Con thực sự rất cừ khi ở trong sân bóng. Cha muốn mọi người biết rằng con là con trai của Cha, và bởi vì Ta làm chủ được kết quả của trận đấu này, Cha tuyên bố con là – Người chiến thắng”.

Chương IITRÁI TIM ĐƯỢC THA THỨ

“ Bạn được tha thứ ”

Chỉ đơn giản là lời nói thôi sao?

Không đâu, nó còn có ý nghĩa nhiều hơn thế.

Bạn có tin là chỉ với bốn từ ngắn ngủi tưởng chừng như rất giản dị này lại có thể giúp một phạm nhân thoát khỏi cảnh đời tù tội không?

Bạn hãy nói những từ này một cách thanh thản với chính mình; sau đó hãy tự tin nói với những con người có tâm hồn nghèo khốn xung quanh. Muốn được tha thứ, trước tiên, chúng ta phải trở thành sứ giả đem sự tha thứ đến cho người khác.

Ngày hôm nay có thể một người thân của bạn đang cần được tha thứ. Vậy còn đợi gì nữa, hãy đem đến cho họ sự giải thoát!

Khi bạn bị xúc phạm, hãy nhớ đến sự tha thứ bạn đã được nhận từ ơn trên, dù có khi bạn chưa thật sự xứng đáng.

Tha thứ đem lại giải thoát cho những người mắc nợ chúng ta cũng như giải thoát chúng ta khỏi nợ nần với họ – cả hai bên đều được tự do để yêu thương.

Khi dư dả, hãy rộng rãi trích bớt những gì mình có, và chia sẻ những gì mà bạn nhận được từ Người – vì đó không phải là những thứ để bạn cất giấu làm của riêng.

Bạn đã được trao tặng một khả năng quý giá. Vì vậy hãy nhận lấy và trao tặng nó một cách rộng lượng và thường xuyên.

Cô chìa tay ra, nâng cằm tôi lên và giữ cho khuôn mặt tôi đối diện với mặt cô, buộc tôi nhìn thẳng vào mắt cô.

Bọn xin xỏ

Vào năm mười hai tuổi, hoàn cảnh gia đình tôi tồi tệ đến nỗi chúng tôi phải chuyển đến sống trong một túp lều ở một bãi đậu dành cho những “ngôi nhà di động”, ngay ngã tư đường Mười Hai Dặm và đường Những Cây Gậy. Lúc đầu, những túp lều này được xây dựng với mục đích làm nơi dành cho khách đi đường nghỉ tạm qua đêm. Khi thành phố được mở rộng hơn và hành khách không còn đi qua con đường đó nữa, thì các túp lều trở nên vô dụng, vậy là những người chủ của chúng quyết định cho người nghèo thuê hàng tháng. Cha tôi mở cây xăng Standard Oil ngay phía bên phải con đường này, và đó là nơi thuận tiện cho gia đình tôi bắt đầu cuộc sống mới.

Tôi nhanh chóng kết bạn với một thằng nhóc tên Don cũng ở trong bãi đậu xe nhà di động. Trên nhiều phương diện, chúng tôi không giống nhau lắm ngoại trừ việc hai đứa bằng tuổi nhau, cùng tương đồng về thể chất, cùng nghèo, và cùng yêu thích bóng chày. Chúng tôi là những người hâm mộ bóng chày cuồng nhiệt. Hai đứa luôn sẵn sàng chơi mỗi khi có cơ hội, và khi không được chơi trong đội thì hai đứa lại chơi bắt bóng trong bãi đậu xe. Khi trời tối, hai đứa tôi đến gần ánh đèn của văn phòng bãi đậu xe, chơi cho đến khi những người dân sống ở đó phát mệt và bực bội vì tiếng bình bịch phát ra khi trái bóng đập vào đôi găng tay. Thế rồi họ đuổi hai đứa đi. Không được chơi bóng nữa thì hai đứa lại chụm đầu vào nhau đọc kỹ những tấm danh thiếp của các vận động viên bóng chày mà mình có được. Chúng tôi có hàng trăm tấm danh thiếp như thế, nhờ đó mà biết được tên tuổi, vị trí, cũng như chỉ số ERAs của mỗi vận động viên trong đội Detroit Tiger.

Khi những đứa trẻ hàng xóm chơi bóng, dường như mọi người đều ngầm hiểu rằng chúng tôi có nhiệm vụ thay phiên nhau ném bóng cho chúng, nhưng tôi và Don không bao giờ được đến lượt vì hai đứa chưa bao giờ có được một trái bóng ra hồn để tham gia và bọn trẻ hàng xóm đã liên tục nhắc nhở về việc đó. Bọn chúng thường gọi tôi và Don là những kẻ hàng xóm xin xỏ.

Khi chúng tôi đến chơi, bọn chúng thường gào lên, “Những tên hàng xóm xin xỏ đến kìa!” (Có lẽ nhiều bạn chưa biết từ xin xỏ – là một cách gọi khác của kẻ ăn bám hay người ăn mày.)

Don và tôi thường tới sân bóng của trường trung học vào mỗi chiều thứ bảy và ở đó nhiều tiếng đồng hồ chỉ để kiếm những trái bóng bị lạc mất. Những trái bóng mà chúng tôi tìm thấy đều trong tình trạng “đáng thương” với những mũi khâu đã bị sờn hay bong ra, thậm chí cái vỏ bên ngoài cũng bị rách nốt. Hai đứa cố gắng sửa sang bằng cách quấn chặt một sợi dây điện màu đen bên ngoài trái bóng, nhưng kết quả vẫn thật thảm hại!

Chúng tôi hay tưởng tượng ra sẽ tuyệt chừng nào nếu được trông thấy bộ mặt của đám bạn khi hai đứa tôi xuất hiện cùng với một quả bóng chày mới tinh có dán nhãn hàng hiệu, một quả bóng Reach thì lại càng tuyệt. Đó là quả bóng mà đội Tiger thường dùng khi thi đấu. Chúng có bán ở Montgomery Ward, giá đến 2.75 $ và cũng có thể là 100$, nhưng cái giá cắt cổ đó cũng không ngăn được chúng tôi tưởng tượng và cứ hễ nói chuyện là đưa ra bàn bạc. Chúng tôi không thích bị mấy đứa bạn gọi là kẻ ăn bám hay tên ăn mày. Chúng tôi hay cuốc bộ cùng nhau đến Royal Oak và Montgomery Ward để xem những quả bóng mơ ước. Hai đứa thường cầm lấy mẫu trưng bày, âu yếm vuốt ve cái vỏ trắng làm bằng da ngựa nhẵn mịn mượt mà, sờ vào đường khâu bằng chỉ đỏ hoàn hảo, ngắm nhìn màu xanh sẫm in dòng chữ Reach trên bề mặt quả bóng, và tưởng tượng mình vừa đánh trúng quả bóng thật mạnh, rồi chạy, rồi ném những quả bóng đi thật nhanh.

Tôi chưa từng có ý nghĩ lấy cắp một quả bóng – chí ít là không nghĩ đến điều đó một cách nghiêm túc.

Sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình cùng với niềm tin tôn giáo đã cho tôi biết kiềm chế để không làm việc xấu xa đó. Nhưng Don thì khác, lý do duy nhất còn làm nó e dè là có thể bị bắt quả tang. Nó thường đề cập đến chuyện đó. Còn tôi thì không muốn nghĩ về điều đó. Rồi Don đưa ra đề nghị. Nó nói tôi không có gì phải nghi ngại. Nó nói rằng chắc chắn nó sẽ là người lấy cắp quả bóng; còn tôi chỉ có việc đánh lạc hướng nhân viên bán hàng. Tôi nghĩ mình có thể làm được việc đó, vì vậy mà tôi đã đồng ý làm điều sai trái, vì tưởng rằng mình thừa khôn ngoan để đánh lừa người khác.

Công việc của tôi là đánh lạc hướng nhân viên bán hàng bằng cách giả vờ quan tâm đến một vài món hàng ở xa những quả bóng chày. Don mặc áo khoác. Nó nhét nhanh quả bóng bên dưới cái áo và kẹp dưới nách, đi ra khỏi cửa hàng. Khoảng hai phút sau, tôi đi theo Don. Khi leo lên những bậc cấp, tôi nghe giọng quen quen của một phụ nữ gọi tên tôi. Quay đầu lại, tôi thấy Norma đứng đó. Đó là người phụ nữ vẫn thường đi nhà thờ cùng gia đình tôi.

Norma yêu cầu tôi đi xuống và nói chuyện với cô. Mặc dù không muốn, nhưng tôi vẫn phải nghe theo. Cô hỏi tôi đang làm gì ở cửa hàng. Tôi bối rối và căng thẳng đến mức không thể nói được lời nào. Norma nói với tôi rằng cô là nhân viên bảo vệ của cửa hàng và cô trông thấy Don đã lấy cắp quả bóng cũng như biết được tôi là người đã giúp cậu ta. Mới đầu tôi cố giải thích rằng tôi vô can, nhưng vô ích – vì tôi cũng có tội như Don và cả hai chúng tôi đều biết rõ điều ấy.

Không có từ ngữ nào diễn tả hết được những cảm xúc ập lên tôi vào khoảnh khắc đó, khi nghĩ tới việc này sẽ ảnh hưởng biết chừng nào đến danh dự gia đình, của nhà thờ, và cả bạn bè tôi nữa. Norma bảo tôi đi tìm Don và đưa nó cùng quả bóng đó về đây.

Don đang đứng bên ngoài, mặt ửng lên đầy phấn khích vì tưởng rằng bọn tôi đã ra khỏi cửa hàng cùng với quả bóng một cách trót lọt. Khi tôi nói với Don rằng chúng ta không có được quả bóng đâu thì nó muốn bỏ chạy. Nó nói không ai có thể bắt chúng ta,nhưng…

Tôi biết không có nơi nào cho tôi chạy trốn khỏi việc làm sai trái của mình.

Tôi bảo Don chúng ta phải quay lại. Don không chịu đi – nhưng nó đưa đưa tôi quả bóng và nói rằng nếu muốn thì tôi cứ việc trở lại, rồi nó phóng đi.

Giống như một con cừu sắp sửa bị làm thịt, tôi trở lại cửa hàng và nói với Norma rằng Don đã chạy mất rồi. Norma bảo cô không quan tâm đến cậu ta, cô chỉ không hiểu tại sao tôi có thể làm một việc tệ hại như thế. Tôi cũng không hiểu tại sao. Tôi thật sự không hiểu rõ về tội lỗi và cách mà nó xâm nhập vào một con người, cách nó lợi dụng tính mềm yếu và mọi ham muốn cho đến khi chúng ta tìm mọi cách để thực hiện nó mà không nghĩ rằng đó là điều không tốt. Chúng tôi nói chuyện một hồi lâu, tôi khóc và Norma cũng khóc. Tôi tự hỏi cô sẽ xử tôi như thế nào đây.

Khi chúng tôi nói chuyện xong, cô ngồi mà như còng xuống, tay chống cằm. Cô nhìn tôi mất một lúc lâu, dường như cô cảm thấy bối rối trước khi quyết định nên xử tôi thế nào. Cuối cùng cô thẳng người lên và thở dài, một hơi thở mệt mỏi và chán nản – như thể cô đã nín thở suốt mười phút vậy – và tôi biết là cô đã quyết định nên làm gì. Cô chìa tay ra, nâng cằm tôi lên và giữ mặt tôi đối diện với mặt cô, buộc tôi nhìn thẳng vào mắt cô, và nói:

“Johnny, cháu về nhà đi, và đừng bao giờ để cô ‘tóm lấy’ cháu một lần nào nữa trong cửa hàng này mà không có cha mẹ cháu bên cạnh. Chuyện này chỉ có cô và cháu biết thôi”.

Hình như sau lần đó không bao giờ tôi trở vào Montgomery Ward nữa, thậm chí là có cha mẹ đi cùng.

Nếu họ đến cửa hàng đó để mua sắm, tôi sẽ viện vài lý do để ở bên ngoài vì tôi không thể mua sắm trong Montgomery Ward mà không có cảm giác ngại ngần Norma. Giờ đây mỗi khi nghĩ về sự tha thứ, về niềm vui sướng khi được tha thứ, tôi lại nhớ đến lần trải nghiệm đó.

Giờ đây tôi đã lớn hơn, đã biết suy nghĩ kỹ hơn về hành động lấy cắp quả bóng chày ngày đó. Những lý lẽ bào chữa và giải thích của tôi tinh vi hơn, nhưng mọi chuyện vẫn kết cục như thế. Tôi vẫn như nghe thấy một giọng nói quen thuộc gọi tên tôi, một cảm giác xấu hổ, tội lỗi, và nhục nhã vẫn lập tức ập đến, bởi vì tôi biết mình lại bị “tóm” một lần nữa. Tôi lại như nghe một giọng nói vang lên: “Cháu đang làm gì trong cửa hàng này vậy?”

“Cháu nghĩ là có thể lấy cắp nó và thoát đi sao?”

“Khi nào cháu mới rút ra được bài học vậy?”

“Tôi đã nhìn thấy cháu làm việc đó”.

Và thế là tôi đã mất Montgomery Ward mãi mãi.

Tất cả chỉ vì tôi đã sai lầm: khi được tha thứ, tôi đã không đủ can đảm để nhận món quà vô giá đó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button