Kỹ năng mềm

Cơ Hội Chỉ Đến Với Người Có Chuẩn Bị

Co hoi chi den voi nguoi co chuan bi - Du Tu1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dữ Tư

Download sách Cơ Hội Chỉ Đến Với Người Có Chuẩn Bị ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống luôn biến động, vật đổi sao dời, thành công của một con người cuối cùng thì do đâu mà có được. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, thành công của một người có quan hệ rất lớn đến thực lực của chính họ. Song, chúng ta cũng thấy vai trò không hề nhỏ của cơ hội đối với sự thành công của họ.

Đi suốt chiều dài lịch sử trong và ngoài nước, từ cổ đến kim, thành công của rất nhiều người không tách rời cơ hội. Sở dĩ Hàn Tín có thể trở thành danh tướng một thời, ngoài khả năng thiện chiến, đánh đông dẹp bắc ra, điều quan trọng cốt lõi là ông ta được Tiêu Hà thừa nhận và được Lưu Bang trọng dụng; Gia Cát Lượng tiếng thơm lưu truyền muôn thuở, ngoài tài hoa của chính bản thân ông ta ra, điều quan trọng hơn cả là ông ta được Lưu Bang giúp đỡ.

Cơ hội tuy được đánh giá quan trọng như vậy, song cũng có người lại cho rằng, thực lực còn quan trọng hơn cơ hội. Vì nếu một người không có thực lực, nếu có cơ hội thì cũng khó lòng nắm chắc được cơ hội. Câu này rất đúng, song thử nghĩ: vì sao có người đầy tài hoa, năng lực xuất chúng, nhưng lại chỉ sống quanh quẩn bên nghèo đói, khó khăn? Nhưng có người chỉ thuộc loại bình thường song lại sống rất sung sướng đầy đủ? Nguyên nhân chỉ vì người trước không có cơ hội, còn người sau lại gặp thời.

Napoleon đã từng nói: “Tài năng siêu việt, nếu không có cơ hội thì cũng mất đi giá trị của nó.” Rõ ràng, trong cuộc sống thực tế, có rất nhiều người vì thiếu cơ hội mà sống tầm thường vô tích sự, chẳng có tài cán gì. Cơ hội thường khó nhìn thấy được, nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận biết, tìm tòi nó. Cơ hội có thể gặp song không thể cầu, nó đòi hỏi chúng ta phải sáng tạo cơ hội, cơ hội cũng dễ dàng mất đi, nó đòi hỏi chúng ta phải kịp thời nắm bắt. Vậy thì phải làm thế nào mới có thể phát hiện được cơ hội, sáng tạo cơ hội, nắm chắc cơ hội để có thể bước trên con đường thành công?

Nếu bạn muốn có được những gợi ý liên quan thì còn ngại gì mà bạn không đọc cuốn sách này.

1. Cơ hội ngẫu nhiên thay đổi cả cuộc đời con người

Ở Bắc Kinh có rất nhiều cửa hàng lâu năm nổi tiếng. Hễ nhắc đến “Vương Chí Hòa” thì không ai là không biết, hễ nhắc đến đậu phụ thối Vương Chí Hòa thì càng không có người nào không rõ. Một chữ “thối” bay xa vạn dặm, nổi tiếng khắp đất nước Trung Quốc.uan điểm chủ đạo: Cơ hội ngẫu nhiên thường mang tính quyết định với một số bước đi trên đường đời của con người, nhờ vào cách này mà nó có thể thay đổi cả cuộc đời con người.

Trong đậu phụ thối Vương Chí Hòa có một loại hương liệu đặc biệt, đó là một loại vi khuẩn sinh ra protease để phân giải protein, tạo ra một lượng amino acid vô cùng phong phú, khiến mùi vị trở nên vô cùng ngon lành. Mùi thối chủ yếu được sinh ra trong quá trình protein phân giải tạo ra khí hydro sunfua. Ngoài ra, vì trong quá trình chế biến có sử dụng nước đậu tương, nước lạnh, nước muối… khiến cho miếng đậu phụ sau khi lên men sẽ có màu xanh.

Vậy loại đậu phụ thối ngửi thì thối mà ăn vào lại thấy thơm này có nguồn gốc như thế nào? Tương truyền thời nhà Thanh năm Khang Hy thứ tám, Vương Chí Hòa từ An Huy tới kinh thành dự thi nhưng bị trượt, do xấu hổ không dám về quê, đành phải ở lại kinh thành dùi mài kinh sử, chờ lần sau thi tiếp. Để sống được ở kinh thành, buộc anh ta phải tìm cách mưu sinh. Khi còn ở quê, Vương Chí Hòa và cha mình đã kiếm sống bằng nghề làm đậu phụ bán, khi còn trẻ anh ta đã từng học cách làm đậu phụ, thế rồi anh ta bèn thuê mấy gian phòng ở gần hội quán An Huy, mua một số dụng cụ đơn giản, hàng ngày xay mấy đấu đậu tương để làm đậu phụ, bày ra phố bán. Có một lần, đậu phụ anh ta làm ra bán không hết nhưng lại không nỡ vứt đi, vậy là anh ta liền đem xắt nhỏ chỗ đậu phụ này, để cho ráo nước, sau đó tìm một cái vại nhỏ cho đậu phụ vào ngâm với muối. Sau đó do công việc bận rộn, anh ta cũng quên mất vại đậu phụ này.

Mùa thu đã tới, đột nhiên anh ta nhớ ra vại đậu phụ ngâm muối đó liền vội vàng mở nắp vại ra xem, một mùi thối xộc thẳng vào mũi, lấy miếng đậu ra xem thì thấy đã mọc mốc màu xanh xám, nếm thử thì thấy ngoài mùi thối ra lại có một hương vị rất đậm đà, tuy không phải cao lương mĩ vị nhưng lại rất dễ ăn. Vậy là anh ta liền đem biếu hàng xóm ăn thử, mọi người đều khen ngợi hết lời.

Vương Chí Hòa đi thi lại, lần này vẫn không đỗ, đành phải bỏ nghiệp học hành để làm ăn buôn bán, bắt đầu sản xuất đậu phụ thối theo cách trước kia đã thử làm. Món ăn này vừa rẻ tiền lại dễ ăn cơm, phù hợp với tầng lớp quần chúng lao động có thu nhập thấp, bởi vậy dần dần anh ta đã tìm được lối đi đúng đắn, việc làm ăn ngày một tốt lên.

Về sau Vương Chí Hòa lại bắt tay cải tiến món đậu phụ thối này, dần dần tạo ra công nghệ sản xuất đậu phụ thối hoàn chỉnh, quy mô sản xuất cũng không ngừng mở rộng, chất lượng ngày càng cao, danh tiếng ngày càng bay xa. Cuối thời nhà Thanh, món đậu phụ thối này còn được đưa vào cả trong cung. Tương truyền Từ Hy thái hậu lúc cuối thu đầu đông cũng rất thích ăn món này, còn liệt nó vào một trong những món ăn vặt trong ngự thiện phòng, nhưng do thấy tên nó không được hay nên dựa vào đặc điểm hình vuông và màu xanh của nó mà đặt tên là “thanh phương”(1).

Trong khoảng thời gian hơn ba trăm năm từ thời nhà Thanh cho đến khi nước Trung Hoa mới được thành lập, gia tộc nhà Vương Chí Hòa tuy đã trải qua mấy đời nhưng vẫn lưu giữ tên hiệu “Vương Chí Hòa” và vẫn giữ được hương vị truyền thống của đậu phụ thối Vương Chí Hòa.

ĐỌC THỬ

Sở dĩ Vương Chí Hòa có thể tạo ra được món đậu phụ thối có hương vị ngon lành đến như vậy, có thể nói hoàn toàn là do vô tình mà có. Nếu không phải ông ta quên mất vại đậu phụ ngâm muối đó thì sẽ không thể nào có được phương pháp chế biến món đậu phụ thối có hương vị đặc trưng này. Nhưng chính nhờ vào cơ hội ngẫu nhiên này, ông ta không những đã tạo ra được công nghệ sản xuất đậu phụ thối hoàn chỉnh mà còn khiến cho cái tên đậu phụ thối “Vương Chí Hòa” lưu danh toàn quốc. Từ xưa đến nay, dường như vận mệnh và cơ hội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ví như có người làm việc cực khổ cả một đời, cuối cùng ngay cả một căn nhà cho ra hồn cũng không mua nổi, nhưng có người chẳng học hành gì nhưng cả người lại sặc mùi “kim tiền”, có người cuộc sống rất bình lặng nhưng gia sản lại vô cùng giàu có. Tại sao giữa những người này lại có nhiều khác biệt đến như vậy? Nguyên nhân chủ yếu nhất chính là có những người gặp được cơ hội để đổi đời, còn những người khác lại thiếu đi cơ hội để thay đổi vận mệnh của mình.

Năm 1995, Lưu Xuân Lệ bước sang tuổi 27 vẫn đang thất nghiệp. Một thời gian sau được người khác giới thiệu, Lưu Xuân Lệ trở thành một nhân viên phục vụ trong bộ phận phòng của một nhà khách. Cô bắt đầu công việc hàng ngày là gấp chăn đệm, quét dọn phòng.

Vào một ngày năm 1996, cũng giống như mọi ngày, Lưu Xuân Lệ đang quét dọn thảm ngoài hành lang của nhà khách thì có một người khách gọi cô lại, nhờ cô ra phố mua giúp một cục xà bông. Mới đầu Lưu Xuân Lệ nghĩ rằng mình đã sơ ý quên để xà bông trong phòng ở của người khách đó, cô liền vội vàng xin lỗi khách. Nhưng người khách nói: “Ở trong phòng đã có xà bông rồi, nhưng tôi không thích dùng loại xà bông nhỏ xíu này vì nó bé quá, rất khó cầm, dễ đánh rơi, chất lượng cũng rất tồi.” Lưu Xuân Lệ liền giúp khách đi mua xà bông.

Ngày hôm sau người khách đó ra đi. Khi đang thu dọn phòng, Lưu Xuân Lệ nhìn thấy cục xà bông hôm qua mua về, người khách mới dùng một chút, còn cục xà bông miễn phí của nhà khách, người khách đã bóc ra nên cũng không thể dùng được nữa. Khi cầm hai cục xà bông một to một nhỏ vứt vào thùng rác, Lưu Xuân Lệ chợt nảy ra một ý: Khách đi công tác đều thích sự tiện lợi, không muốn mang theo những cục xà bông lớn, nhưng loại xà bông mà các khách sạn sử dụng lại rất nhỏ, chất lượng lại kém nên không làm vừa lòng khách hàng. Điều này không những ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của khách sạn mà còn là một sự lãng phí không nhỏ.

Lưu Xuân Lệ thầm nghĩ: “Liệu có thể làm ra một loại xà bông vừa làm hài lòng khách, lại to hơn chút ít, để cho khách dễ cầm, lại không ảnh hưởng đến chất lượng, không gây lãng phí, không tăng giá?”

Liên tục trong mấy ngày liền, Lưu Xuân Lệ luôn băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này.

Một hôm, Lưu Xuân Lệ vô tình bị thu hút bởi quả bóng nhựa mà lũ trẻ con đang chơi đùa. Cô nghĩ: Nếu bọc bên ngoài quả bóng nhựa một lớp xà bông, hay thiết kế ra một loại xà bông rỗng ruột, như vậy vừa có thể tăng thể tích của cục xà bông, để khách dễ cầm, dễ tắm rửa lại không làm tăng giá thành, thật nhất cử lưỡng tiện, loại xà bông này nhất định sẽ được cả khách hàng lẫn các khách sạn ưa thích.

Lưu Xuân Lệ đem ý tưởng của mình đến gặp một xưởng sản xuất xà bông trong thành phố. Giám đốc xưởng xà bông rất tán thưởng ý tưởng này, nhưng khi Lưu Xuân Lệ hỏi xưởng họ có thể sản xuất được loại xà bông này hay không thì vị giám đốc lấy làm tiếc mà nói với cô rằng, do công nghệ sản xuất loại xà bông này và công nghệ sản xuất xà bông truyền thống hoàn toàn khác nhau nên họ không có cách nào sản xuất được. Thế nhưng cuối cùng vị giám đốc nhiệt tình này đã động viên Lưu Xuân Lệ trước hết hãy đi đăng kí bản quyền cho loại sản phẩm này.

Ngày 16 tháng 4 năm 1998, cuối cùng thì Lưu Xuân Lệ đã đăng kí được bản quyền cho loại xà bông mới này. Năm 1999, loại xà bông mới của cô đã đạt đủ tiêu chuẩn để sản xuất với số lượng lớn. Thấy sáng kiến của mình cuối cùng đã trở thành sản phẩm, “tuôn chảy” ra từ máy sản xuất, Lưu Xuân Lệ đã thực sự cảm nhận được nỗi gian khổ và niềm vui khi lập nghiệp.

Sau khi Lưu Xuân Lệ đăng quảng cáo trên báo, rất nhiều nhà hàng khách sạn đã tới trực tiếp đặt hàng với cô. Một thời gian sau, phát minh độc quyền của Lưu Xuân Lệ – xà bông rỗng ruột – đã cung không kịp cầu.

Lưu Xuân Lệ đã thành lập một công ty, từ một nữ nhân viên thất nghiệp, cô đã trở thành một nữ doanh nghiệp giàu có.

Tuy là một cơ hội ngẫu nhiên, nếu xét bề ngoài thì nó không có ảnh hưởng lớn đến con người nó lại được gọi là “một bước đi nhỏ về phương hướng nhưng là một bước đi lớn trên đường đời”. Một dấu mốc trong cuộc đời của mỗi con người thường được quyết định bởi những bước đi quan trọng trên đường đời. Phương hướng cuộc đời của Vương Chí Hòa và Lưu Xuân Lệ ở một mức độ nhất định nào đó đã được thay đổi do một cơ hội ngẫu nhiên và cuộc đời của họ cũng vì thế mà thay đổi rất nhiều.

Năm 18 tuổi, Jules Verne đến Paris để theo học ngành luật, nhưng anh không hề có hứng thú gì với môn luật này mà lại yêu thích văn học và nghệ thuật kịch. Một lần, Verne sớm rời khỏi một bữa tiệc, trên đường xuống cầu thang, đột nhiên muốn chơi đùa như khi còn nhỏ, anh bèn trượt xuống theo thanh vịn cầu thang, và vô tình va phải một quý ông to béo. Verne rất lấy làm xấu hổ, sau khi xin lỗi, anh bèn hỏi xem đối phương đã ăn tối chưa, người đó nói vừa mới ăn xong món trứng gà rán của Nantes. Verne nghe xong liền lắc đầu, tuyên bố rằng Paris không hề có món trứng gà rán Nantes chính cống, bởi anh chính là người Nantes, hơn nữa đây chính là món sở trường của anh. Quý ông to béo kia nghe thấy vậy thì hết sức vui mừng bèn chân thành mời Verne đến nhà mình để thể hiện tay nghề. Tình bạn giữa hai người cũng bắt đầu từ đó, họ cùng nhau viết kịch, tạo điều kiện thuận lợi cho Verne bước vào nghề sáng tác. Tên của quý ông to béo này chính là Alexandra Dumas (cha). Nhờ ảnh hưởng của Dumas, anh đã toàn tâm toàn ý tập trung vào việc sáng tác thơ ca và kịch. Ở Paris, anh đã sáng tác 20 vở kịch (chưa xuất bản) và một số bài thơ tràn ngập những tình cảm lãng mạn.

Về sau, Verne và Dumas đã hợp tác cùng sáng tác vở kịch “Những cọng rơm gầy”, vở kịch này sau đó đã được công diễn. Việc này đã đánh dấu thành công bước đầu mà Verne đạt được trong giới văn chương. Về sau, Verne trở thành “cha đẻ của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng”.

Có câu nói rằng: “Có người đi mòn cả giày sắt mà vẫn tìm không thấy, có người lại đạt được mà chẳng tốn chút công sức nào.” Con người ta không những phải biết cách nắm lấy những cơ hội nhìn thấy được, nghĩ tới được mà đồng thời cũng phải nắm chắc một vài cơ hội không ngờ tới. Chỉ như vậy mới có thể khiến bản thân mình tốt hơn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button