Kinh doanh - đầu tư

Trí Tuệ Đám Đông

Tri tue dam dong - James Surowiecki1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả: James Surowiecki

Download sách Trí Tuệ Đám Đông ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Một ngày mùa xuân năm 1907 nhà khoa học người Anh, ông Francis Galton, rời khỏi ngôi nhà của mình ở London và thực hiện một chuyến đi dài ngày về phía Tây, đến thành phố Plymouth. Ông Galton đã ở tuổi 85, nhưng vẫn rất nhiệt tình và ham khám phá, chính điều đó đã giúp ông khẳng định tên tuổi với công trình về khoa học thống kê và di truyền học. Và vào cái ngày đặc biệt đó, ông đã đi tìm hiểu về các con vật nuôi. Điểm đến của Galton là Triển lãm Gia súc và Gia cầm được tổ chức hằng năm ở phía Tây nước Anh, một hội chợ nông thôn trong khu vực, tụ họp về đây có cả nông dân địa phương và dân thành thị để cùng đánh giá chất lượng những con vật nuôi như: ngựa, cừu, lợn, gà. Việc một nhà khoa học đến từ London mất cả buổi chiều đi xem những con ngựa kéo và lợn đoạt giải nghe có vẻ kì cục nhưng Galton lại thấy việc này đem đến cho ông một cảm giác rất thỏa mãn. Ông là người luôn bị ám ảnh bởi hai vấn đề: một là, đánh giá các đặc tính thể chất và tinh thần của các sinh vật; hai là, thẩm định xem việc gây giống thành công có tác dụng như thế nào trong việc đảm bảo di truyền các đặc tính tốt, đồng thời loại bỏ được các đặc tính xấu ở các sinh vật. Và sau cùng, cuộc triển lãm các vật nuôi có ý nghĩa gì ngoài việc là một cuộc trưng bày lớn về những hệ quả của việc gây giống tốt và chưa tốt?

Tất nhiên, mối quan tâm thực sự của Galton là con người, thứ không phải động vật, nhưng theo suy nghĩ của ông thì ở cả người và động vật, các nguyên lý đều giống nhau. Ông tin rằng rất ít người có được những phẩm chất cần thiết giúp xã hội phát triển hưng thịnh. Ông cống hiến phần lớn sự nghiệp của mình để đánh giá những phẩm chất này, để chứng minh rằng đa số những người bình thường hoàn toàn không có chúng. Tại cuộc triển lãm quốc tế năm 1884 ở Lon don, Galton đã thành lập “Phòng thí nghiệm nhân trắc học”. Tại đây, ông đã sử dụng những thiết bị tự tạo để kiểm tra những người đi hội chợ trên nhiều phương diện, trong đó kiểm tra cả “sự tinh mắt, thính tai, cảm nhận về màu sắc, sự xét đoán bằng mắt [và] thời gian phản ứng”. Các thí nghiệm khiến ông gần như không còn lòng tin vào trí thông minh của người bình thường: “Sự ngốc nghếch và tính ương ngạnh của nhiều người, cả nam lẫn nữ, lớn tới mức không thể tin nổi.” Galton tin rằng chỉ khi quyền lực và sự kiểm soát ở trong tay một số ít cá nhân đặc tuyển, thuộc dạng con nhà nòi thì xã hội mới có thể phát triển mạnh mẽ và vững chắc.

Hôm đó, khi tham quan triển lãm, Galton chứng kiến một cuộc thi ước đoán trọng lượng. Một con bò đực thiến béo tốt được chọn đem trưng bày, một đám đông đang xếp hàng để cá cược xem con bò nặng bao nhiêu (Không may, với con bò này, họ thực sự chỉ có thể ước tính trọng lượng của nó sau khi nó đã được “giết mổ và làm sạchh lông). Với sáu xu, bạn có thể mua một tấm vé có dán tem và đánh số sẵn để điền họ tên, địa chỉ và con số ước đoán của bạn. Những dự đoán chính xác nhất sẽ được nhận giải thưởng.

Tám trăm người đã thử vận may của mình. Họ là những người thuộc nhiều thành phần khác nhau. Nhiều người trong số họ là nông dân và làm nghề giết mổ thịt, những người có lẽ là chuyên gia đánh giá trọng lượng gia súc, nhưng ở đó cũng có khá nhiều người, có thể nói, không am hiểu gì về gia súc. “Nhiều người không phải chuyên gia đã thi”, sau này Galton viết, “giống như những người không có kiến thức chuyên sâu về ngựa, nhưng cũng cá cược trong các cuộc đua ngựa theo định hướng của báo chí, bạn bè và những ý thích nhất thời của bản thân”. Lập tức, Galton liên tưởng đến một nền dân chủ, trong đó mọi người có những khả năng và lợi ích khác hẳn nhau, nhưng mỗi người đều có một lá phiếu. “Người thi bình thường có khả năng đưa ra con số ước đoán chính xác trọng lượng của bò đã làm sạch lông, cũng như một cử tri bình thường có khả năng đánh giá những mặt xuất sắc của phần lớn các vấn đề chính trị khi đi bỏ phiếu”, ông viết.

Lúc đó, Galton rất quan tâm tìm hiểu xem “cử tri bình thường có khả năng gì, hay đúng hơn là ông đã rất quan tâm tìm hiểu cử tri bình thường không có khả năng gì. Bởi vậy, ông quyết định đưa cuộc thi dự đoán trọng lượng bò vào một thí nghiệm không chuẩn bị trước. Đến cuối cuộc thi, ông mượn những tấm vé của ban tổ chức và thực hiện một loạt các phép kiểm tra thống kê đối với số vé đó. Galton sắp xếp các vé theo số dự đoán từ cao xuống thấp và minh họa bằng đồ thị để xem chúng có thể tạo thành một đường cong hình chuông hay không. Sau đó, cũng như những lần khác, ông tính được giá trị dự đoán trung bình của cả nhóm (ông phải bỏ đi 13 vé không hợp lệ, do đó, tất cả còn 787 số dự đoán.). Nói cách khác, ông đã cộng tất cả các số ước tính của người tham gia thi và lấy tổng chia cho số người tham gia. Bạn có thể nói con số mà Galton có được biểu thị cho trí tuệ tập thể của cả đám đông. Nếu như đám đông có thể quy về một người đơn lẻ thì trí tuệ của đám đông được xác định bởi con số dự đoán về trọng lượng con bò mà cá nhân đó đưa ra.

Galton hắn đã nghĩ rằng con số dự đoán trung bình của nhóm sẽ khác xa với trọng lượng thực của con bò. Tóm lại, kết hợp một số rất ít người thông minh đặc biệt với một số người thông minh bình thường và nhiều người ngốc nghếch thì chắc chắn cuối cùng sẽ có một câu trả lời ngốc nghếch. Nhưng Galton đã lầm. Đám đông, có thể nói như vậy, đã dự đoán trọng lượng bò sau khi giết mổ và làm sạch lông là 1.197 pound. Thực tế, trọng lượng của con bò sau khi giết mổ và làm sạch lông là 1.198 pound. Nói cách khác, đánh giá của đám đông cơ bản đúng. Sau đó Galton viết: “Kết quả dường như ca ngợi tính đáng tin cậy của sự phán đoán dân chủ hơn cả mức có thể mong đợi.” Đó mới chỉ là nói một cách khiêm tốn.

ĐỌC THỬ

Chương 1. TRÍ TUỆ ĐÁM ĐÔNG

I

Nếu nhiều năm sau mọi người nhớ điều gì đó về chương trình trò chơi trên truyền hình giờ đây không còn nữa “Ai là triệu phú?”, có lẽ họ sẽ nhớ đến những cuộc điện thoại lo lắng của người chơi gọi cho bạn bè và người thân. Hoặc có thể họ nhớ lờ mờ thời điểm ngắn ngủi khi Regis Phibbin trở thành một biểu tượng thời trang do anh ta thích đeo cà vạt màu xanh sẫm cùng với áo sơ mi cũng màu xanh sẫm. Điều mà mọi người có thể sẽ không nhớ là hằng tuần, chương trình “Ai là triệu phú” cũng đưa trí tuệ của nhóm ra đọ với trí tuệ cá nhân, và tuần nào cũng vậy, trí tuệ của đám đông đều thắng.

Sự việc diễn ra như sau. Những người chơi trong chương trình được hỏi những câu hỏi có nhiều lựa chọn. Khi người chơi lúng túng trước câu hỏi, anh ta có ba sự trợ giúp. Thứ nhất, anh ta có thể yêu cầu bỏ đi 2 trong số 4 phương án lựa chọn (như vậy ít nhất người chơi có khả năng chọn được câu trả lời đúng là 50/50). Anh ta có thể gọi cho bạn hoặc người thân, người mà trước khi diễn ra chương trình đã được anh ta lựa chọn với tư cách là một trong số những người thông minh nhất mà anh ta biết và hỏi người đó để có câu trả lời. Và anh ta có thể thăm dò ý kiến khán giả trong trường quay, các ý kiến sẽ được thống kê ngay tức thì bằng máy tính. Tất cả những gì chúng ta nghĩ mình biết về trí thông minh đều gợi ý rằng sự lựa chọn tốt nhất trong hoàn cảnh thực sự khó khăn có thể là một cá nhân thông minh. Và, trong thực tế, “các chuyên gia” đã thực hiện rất tốt, đưa ra câu trả lời đúng – trong điều kiện có áp lực – gần 65% lần. Nhưng họ thật mờ nhạt khi so sánh với khán giả. Trong lịch sử chương trình “Ai là triệu phú?” thì khán giả – một tập hợp ngẫu nhiên những người không còn việc gì làm vào chiều một ngày thường trong tuần tốt hơn là ngồi trong trường quay của đài truyền hình – đã có câu trả lời đúng tới 91% số lần.

Giờ đây, các kết quả của “Ai là triệu phú?” có thể không đứng vững trước khảo cứu khoa học. Chúng ta thực sự không biết những người trợ giúp thông minh như thế nào. Những người trợ giúp và khán giả không bao giờ trả lời những câu hỏi giống nhau, do đó, có thể khán giả được hỏi những câu dễ hơn. Và còn vô số vấn đề nữa. Tuy nhiên, dường như không còn quá nhiều điều để nói ở thập kỷ 90, chương trình “Ai là triệu phú?” vô tình rất giống với hiện tượng mà Franós Galton thoáng nhận thấy ở đầu thế kỷ XX: nếu bạn tập hợp nhóm người và yêu cầu họ trả lời một câu hỏi thực sự hoặc giải quyết một vấn đề có thể phân tích thành nhiều cách giải quyết riêng rẽ, thì giải pháp của nhóm sẽ tốt hơn hẳn so với của đại đa số cá nhân trong nhóm và trong nhiều trường hợp, đặc biệt sát với câu trả lời tối ưu.

Hiện tượng này đã được dẫn chứng rõ ràng bằng tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học Mỹ trong giai đoạn từ năm 1920 đến giữa những năm 1950, thời kỳ cao trào của nghiên cứu về trí tuệ đám đông. Mặc dù theo nguyên tắc, đám đông càng lớn càng thông minh nhưng hầu như tất cả những thí nghiệm hồi đầu về trí tuệ tập thể đã sử dụng những nhóm người tương đối nhỏ. Thế nhưng, ngay cả những nhóm nhỏ cũng thực hiện rất tốt. Một nhà xã hội học Columbia tên là Hazel Knight đã thổi bùng mọi việc với hàng loạt nghiên cứu ở đầu thập kỷ 20, công trình nghiên cứu nổi tiếng nhất trong số đó mang giá trị của tính đơn giản. Trong nghiên cứu nổi tiếng nhất của mình, Knight yêu cầu các sinh viên trong lớp cùng dự đoán nhiệt độ trong phòng, sau đó tính giá trị trung bình của các dự đoán. Nhóm sinh viên đã đoán 72,4 độ, trong khi nhiệt độ thực tế là 72 độ. Những năm sau đó, sinh viên đại học và quân nhân trên khắp nước Mỹ được mời tham gia trả lời những câu hỏi khó, cuộc kiểm tra trí thông minh và chơi đố chữ. Nhà xã hội học Kate Gordon yêu cầu 200 sinh viên sắp xếp các đồ vật theo trọng lượng và khi tính toán con số “ước tính” của cả nhóm, bà thấy nó chính xác tới 94%, chính xác hơn tất cả, trừ năm số ước tính cá nhân. Trong một thí nghiệm khác, các sinh viên được yêu cầu quan sát 10 đống đạn chì – mỗi đống có kích thước hơi khác một chút so với các đống còn lại – đã gắn với tấm bìa trắng và sắp xếp chúng theo kích thước. Lần này, dự đoán của cả nhóm thính xác 94,5%. Loại thí nghiệm thường được ưa thích là thí nghiệm ước tính hạt đậu trong bình, trong đó, con số ước tính của cả nhóm luôn vượt trội hơn đại đa số ước tính cá nhân. Chẳng hạn, khi Giáo sư tài chính Jack Treynor tiến hành thí nghiệm trong lớp học của ông với chiếc bình chứa 850 hạt đậu, con số ước tính của cả lớp là 871, và chỉ có một người duy nhất trong số 56 sinh viên trong lớp có câu trả lời sát hơn với con số thực.

Có hai điều đáng chú ý về những thí nghiệm này. Thứ nhất, trong phần lớn trường hợp, các thành viên trong nhóm không trao đổi với nhau hay cùng nhau giải quyết vấn đề. Họ đều có những dự đoán riêng, những dự đoán này được tập hợp lại và sau đó tính trung bình. Đây đúng là những gì Galton đã làm và nó có khả năng cho ra những kết quả tuyệt vời (ở một chương sau, chúng ta sẽ thấy việc các thành viên trong nhóm tác động lẫn nhau làm thay đổi sự việc như thế nào, đôi khi có kết quả tốt hơn, đôi khi lại có kết quả xấu hơn). Thứ hai, dự đoán của cả nhóm trong mỗi một lần không chính xác hơn dự đoán của mọi cá nhân đơn lẻ trong nhóm. Trong nhiều (có lẽ là đa số) thí nghiệm, có một số ít người làm tốt hơn cả nhóm. Nhưng trong những thí nghiệm nghiên cứu này, không có bằng chứng cho thấy có những người trước sau đều có thể làm tốt hơn cả nhóm hết lần này đến lần khác. Nói cách khác, nếu bạn tiến hành 10 thí nghiệm đếm hạt đậu khác nhau thì khả năng là mỗi lần có một hoặc hai sinh viên sẽ làm tốt hơn cả nhóm. Tuy nhiên, họ sẽ không cùng là một người trong mỗi lần thí nghiệm. Qua 10 thí nghiệm, kết quả của cả nhóm gần như chắc chắn là chính xác nhất có thể. Chính vì vậy muốn có được càng nhiều câu trả lời đúng, cách đơn giản là hãy luôn hỏi nhóm.

Một phương pháp có vẻ lẩn thẩn khác dường như cũng có hiệu quả khi giải quyết những vấn đề có thể chia nhỏ thành nhiều nhiệm vụ riêng rẽ, rõ ràng. Đó là những gì nhà vật lý lý thuyết Norman Johnson đã chứng minh bằng các mô phỏng máy tính về việc con người tìm đường đi qua mê cung. Johnson làm việc ở Viện nghiên cứu Santa Fe, ông rất quan tâm tìm hiểu làm thế nào các nhóm có khả năng giải quyết những vấn đề mà chính các cá nhân cũng thấy rất khó khăn. Do đó, những gì ông làm là xây dựng một mê cung, sau đó lần lượt cho từng cá nhân trong nhóm đi vào mê cung. Lần đầu đi qua, mọi người chỉ đi loanh quanh, giống như việc bạn đi tìm một quán cà phê cụ thể nào đó trong một thành phố chưa bao giờ đặt chân đến. Mỗi khi họ đến một lối rẽ – Johnson gọi là “nút” – họ có thể chọn ngẫu nhiên một đường đi tiếp sang phải hoặc sang trái. Do đó, một số người đã ngẫu nhiên tìm thấy đường tới lối ra nhanh chóng, số khác thì chậm hơn. Sau đó, Johnson cho mọi người vào mê cung lần thứ hai nhưng lần này ông để cho mỗi người được sử dụng thông tin kinh nghiệm có được từ chuyến thứ nhất như thể ở lần thứ nhất, họ đã rắc vụn bánh mì lại để làm dấu. Vấn đề là lúc này mọi người đã sử dụng thông tin (kinh nghiệm) tốt tới mức nào để đưa ra được giải pháp tốt nhất khi đi trong mê cung. Điều đó chứng tỏ con người đã thông minh hơn nhiều khi đi qua lần hai. Người trung bình lần đầu phải đi mất 34,3 bước mới tìm thấy lối ra, nhưng lần hai chỉ có 12,8 bước.

Tuy nhiên, vấn đề then chốt trong thí nghiệm là ở chỗ: Johnson đã lấy kết quả tất cả các chuyến đi của mọi người qua mê cung và sử dụng chúng để tìm ra cái ông gọi là “lời giải tập thể”. Về cơ bản, ông thực hiện việc này bằng cách tìm xem đa số mọi người trong nhóm đã làm gì ở mỗi điểm “nút” trong mê cung, và sau đó, xây dựng một đường qua mê cung từ thông tin đó (Nếu nhiều người rẽ sang trái hơn sang phải ở một điểm “nút” đã cho thì đó là hướng đi mà ông coi là cả nhóm đã đi. Một lựa chọn ngẫu nhiên). Đường đi của cả nhóm chỉ dài có 9 bước, không những ngắn hơn con đường của một cá nhân trung bình (12,8 bước), mà còn ngắn bằng con đường của người thông minh nhất có thể chọn được. Đó cũng là một câu trả lời chính xác mà bạn có thể đưa ra. Không có cách nào đi qua mê cung ngắn hơn 9 bước. Nói cách khác, cả nhóm đã tìm được đường ra với giải pháp tối ưu. Nhưng đây chỉ là giải pháp đối với một mê cung điện tử, do những con người “mô phỏng” đem đến. Vậy điều gì xảy ra trong thế giới thực?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button