Kinh doanh - đầu tư

Steve Jobs Sống Để Thay Đổi Thế Giới

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hạ Vũ

Download sách Steve Jobs Sống Để Thay Đổi Thế Giới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

STEVE JOBS – SỐNG ĐỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Những người nổi tiếng nói gì về Steve Jobs?

-Barack Hussein Obama (Tổng thống đương nhiệm Mĩ): “Steve Jobs là người sáng tạo vĩ đại nhất nước Mĩ”.

– Bill Gates: “Được hợp tác và làm việc với Steve Jobs là niềm vinh dự lớn lao của mỗi chúng ta”.

– Tạp chí Forber: “Thế giới này sẽ không bao giờ xuất hiện Steve Jobs thứ hai”.

– iPhone: “4S, four S, for Steve”. Thay đổi thế giới bắt đầu từ bây giờ.

Steve Jobs rất thích câu nói của Wayne Gzetzky: “Tôi sẽ trượt đến nơi bóng sẽ lăn đến chứ không phải đến nơi bóng đã lăn qua”. Ông đã nỗ lực làm điều đó tại Apple. Ngay từ thủa đầu sơ khai của Apple ông cũng luôn làm như vậy.

Steve Jobs đã thể hiện được kỹ thuật hiện đại bằng những tác phẩm đầy tính sáng tạo của mình. Và chính ông đã làm thế giới của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Steve Jobs đã để lại cho thế giới những bài học, lời khuyên quý báu. Về cái chết, Steve Jobs quan niệm: “Cái chết là phát minh vĩ đại nhất của sự sống. Nó là nguyên nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ để mở đường cho những cái mới”.

Huyền thoại của Apple đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 56, để lại nỗi tiếc nuối vô hạn cho những người yêu công nghệ trên toàn thế giới. Lúc sinh thời, ông luôn “cháy” hết mình cho công việc. Phương châm “sống là không chờ đợi” được thể hiện rõ qua những phát biểu của ông về tất cả các lĩnh vực liên quan đến công việc, sự sáng tạo hay cái chết.

Steve Jobs quá cố làm thay đổi cuộc sống con người bằng công nghệ với những ý tưởng mới lạ và những sản phẩm mang tính cách mạng.

Chương I TRÁI TÁO CẮN DỞ

  1. Thay đổi thế giới

“Chúng ta sinh ra để thay đổi thế giới! Đó là lý do duy nhất để chúng ta có mặt trên cuộc đời này”.

(Blog của Steve Jobs).

Steve Jobs đặc biệt thích sưu tầm những câu nói hay của những người nổi tiếng. “Một nhà nghệ thuật giỏi là người chỉ biết bắt chước một cách máy móc, một nhà nghệ thuật vĩ đại phải biết trộm ý tưởng của người khác”. Đây là câu nói bất hủ của danh họa Picasso. Còn câu danh ngôn “thay đổi thế giới” bắt nguồn từ thần tượng của ông – nhà hiền triết vĩ đại Socrates. Cách nói “thay đổi thế giới” và tác phong làm việc ngang bướng, lẫn lộn phải trái của ông lại bị những đồng nghiệp lâu năm trong Apple đùa rằng đó là “biến dạng thực tế”. Nhưng sau này, Công ty máy tính Apple dưới sự dẫn dắt của Steve Jobs và kết hợp với Pixar Animation Studios (Hãng phim hoạt hình Pixar) đã nghiên cứu thành công, tung ra một sản phẩm đã thực sự thay đổi cuộc sống với tiêu chí “tiền nào của ấy”. Từ “biến dạng thực tế” chính là “Steve Jobs” và cũng đồng nghĩa là “thay đổi thế giới”.

Steve Jobs rất giỏi đốc thúc mọi người hoàn thành nhiệm vụ bất khả thi. Các đồng nghiệp đã gọi khả năng này của ông là “biến dạng thực tế”, theo như bộ phim truyền hình “Star Trek”. Trong bộ phim truyền hình này, người ngoài hành tinh đã tạo ra một “hiện thực hư ảo” khiến con người tưởng là thật bằng chính ý nghĩ của mình. Về góc độ nào đó, cái được gọi là biến dạng thực tế lại là một mĩ từ dùng để nói về tính cách hay nói dối của Jobs. Thực tế thì đấy là cụm từ nói lên những hành vi vô cùng phức tạp. Jobs có thể kết luận một cách chắc chắn về một số chuyện – có thể là những chuyện mang tính chất lịch sử của thế giới hoặc là tự thuật một quan điểm của ai đó ở trên hội trường mà không hề quan tâm đến sự thực là gì, không chỉ đối với mọi người mà ngay cả đối với bản thân mình cũng vậy. “Ông ấy có thể lừa dối cả bản thân”, Bill Atkinson – nhân viên của Apple từ thời mới thành lập, người đã thiết kế ra giao diện hình ảnh cho dòng máy tính Macintosh nói, “điều ấy chứng tỏ rằng ông có thể thuyết phục người khác tin tưởng quan điểm của mình, vì chính bản thân ông đã chấp nhận và tiếp thu quan điểm ấy”.

“Biến dạng thực tế” thường xuyên nảy sinh trong công việc của Jobs. Một ngày, ông bước vào văn phòng làm việc của Larry Kenyon than phiền rằng thời gian máy tính Mac- intosh khởi động quá lâu. Kenyon đã giải thích lý do không thể rút ngắn được thời gian, nhưng Jobs cắt ngang lời ông và hỏi: “Nếu cứu được một mạng người thì ông có thể nghĩ ra cách rút ngắn thời gian khởi động máy được 10 giây không?” Kenyon đáp: “Có thể”. Jobs đến gần tấm bảng màu trắng và làm một phép tính: Nếu có 5 triệu người sử dụng máy tính MAC, mỗi ngày mở máy mỗi người sẽ tiết kiệm được 10 giây, một năm cộng lại khoảng được 300.000.000 phút. Như vậy ít ra cũng bằng tuổi thọ của khoảng 100 người. Kenyon ngạc nhiên trước cách nói này của Jobs. Vài tuần sau, Ke- nyon đã rút ngắn được thời gian khởi động máy khoảng 28 giây.

Với những người không hiểu gì về Jobs thì cái gọi là “biến dạng thực tế” sẽ bị coi như “lấy mạnh đè yếu, lấy thịt đè người”. Nhưng thực chất quan điểm ấy lại bao hàm rất nhiều vấn đề, đó là phong cách diễn đạt đầy hấp dẫn, ý chí kiên cường khuất phục hiện thực bởi khao khát cháy bỏng trong tim. Mỗi khi Jobs thể hiện khả năng này thì toàn bộ thành viên trong đội ngũ của ông đều bị thử thách về lý trí. Nhưng rồi họ lại có thể thực hiện được nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi ấy. Ông vận dụng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình lan tỏa sang mọi người, thúc đẩy tập thể tiến lên, đảm bảo tập thể luôn luôn sáng tạo ra những cái mới. Rõ ràng là ông đã vận dụng khả năng của mình để dày công tôi luyện ra một tập thể đặc biệt. Hàng năm, tập thể ấy của ông có phần thưởng dành cho người dũng cảm dám đối mặt với Jobs. Những người đã quá quen thuộc với quan điểm “biến dạng thực tế” của Jobs đều nhận ra rằng: Nếu cần thiết, họ có thể quên đi cả tính mạng của bản thân. Sự thực đã chứng minh rằng họ hoàn toàn đúng. Jobs luôn biết nhìn nhận và khen ngợi những người có thái độ cứng rắn và dám coi thường quyền lực. Vì ông đã làm như vậy. Là thành viên trong tập thể của Jobs, đôi khi mọi người cảm thấy vô cùng khó khăn, nhưng họ đều cho rằng: được kề vai sát cánh làm việc với ông là việc may mắn nhất trên thế giới này.

ĐỌC THỬ

Chương I TRÁI TÁO CẮN DỞ

  1. Thay đổi thế giới

“Chúng ta sinh ra để thay đổi thế giới! Đó là lý do duy nhất để chúng ta có mặt trên cuộc đời này”.

(Blog của Steve Jobs).

Steve Jobs đặc biệt thích sưu tầm những câu nói hay của những người nổi tiếng. “Một nhà nghệ thuật giỏi là người chỉ biết bắt chước một cách máy móc, một nhà nghệ thuật vĩ đại phải biết trộm ý tưởng của người khác”. Đây là câu nói bất hủ của danh họa Picasso. Còn câu danh ngôn “thay đổi thế giới” bắt nguồn từ thần tượng của ông – nhà hiền triết vĩ đại Socrates. Cách nói “thay đổi thế giới” và tác phong làm việc ngang bướng, lẫn lộn phải trái của ông lại bị những đồng nghiệp lâu năm trong Apple đùa rằng đó là “biến dạng thực tế”. Nhưng sau này, Công ty máy tính Apple dưới sự dẫn dắt của Steve Jobs và kết hợp với Pixar Animation Studios (Hãng phim hoạt hình Pixar) đã nghiên cứu thành công, tung ra một sản phẩm đã thực sự thay đổi cuộc sống với tiêu chí “tiền nào của ấy”. Từ “biến dạng thực tế” chính là “Steve Jobs” và cũng đồng nghĩa là “thay đổi thế giới”.

Steve Jobs rất giỏi đốc thúc mọi người hoàn thành nhiệm vụ bất khả thi. Các đồng nghiệp đã gọi khả năng này của ông là “biến dạng thực tế”, theo như bộ phim truyền hình “Star Trek”. Trong bộ phim truyền hình này, người ngoài hành tinh đã tạo ra một “hiện thực hư ảo” khiến con người tưởng là thật bằng chính ý nghĩ của mình. Về góc độ nào đó, cái được gọi là biến dạng thực tế lại là một mĩ từ dùng để nói về tính cách hay nói dối của Jobs. Thực tế thì đấy là cụm từ nói lên những hành vi vô cùng phức tạp. Jobs có thể kết luận một cách chắc chắn về một số chuyện – có thể là những chuyện mang tính chất lịch sử của thế giới hoặc là tự thuật một quan điểm của ai đó ở trên hội trường mà không hề quan tâm đến sự thực là gì, không chỉ đối với mọi người mà ngay cả đối với bản thân mình cũng vậy. “Ông ấy có thể lừa dối cả bản thân”, Bill Atkinson – nhân viên của Apple từ thời mới thành lập, người đã thiết kế ra giao diện hình ảnh cho dòng máy tính Macintosh nói, “điều ấy chứng tỏ rằng ông có thể thuyết phục người khác tin tưởng quan điểm của mình, vì chính bản thân ông đã chấp nhận và tiếp thu quan điểm ấy”.

“Biến dạng thực tế” thường xuyên nảy sinh trong công việc của Jobs. Một ngày, ông bước vào văn phòng làm việc của Larry Kenyon than phiền rằng thời gian máy tính Mac- intosh khởi động quá lâu. Kenyon đã giải thích lý do không thể rút ngắn được thời gian, nhưng Jobs cắt ngang lời ông và hỏi: “Nếu cứu được một mạng người thì ông có thể nghĩ ra cách rút ngắn thời gian khởi động máy được 10 giây không?” Kenyon đáp: “Có thể”. Jobs đến gần tấm bảng màu trắng và làm một phép tính: Nếu có 5 triệu người sử dụng máy tính MAC, mỗi ngày mở máy mỗi người sẽ tiết kiệm được 10 giây, một năm cộng lại khoảng được 300.000.000 phút. Như vậy ít ra cũng bằng tuổi thọ của khoảng 100 người. Kenyon ngạc nhiên trước cách nói này của Jobs. Vài tuần sau, Ke- nyon đã rút ngắn được thời gian khởi động máy khoảng 28 giây.

Với những người không hiểu gì về Jobs thì cái gọi là “biến dạng thực tế” sẽ bị coi như “lấy mạnh đè yếu, lấy thịt đè người”. Nhưng thực chất quan điểm ấy lại bao hàm rất nhiều vấn đề, đó là phong cách diễn đạt đầy hấp dẫn, ý chí kiên cường khuất phục hiện thực bởi khao khát cháy bỏng trong tim. Mỗi khi Jobs thể hiện khả năng này thì toàn bộ thành viên trong đội ngũ của ông đều bị thử thách về lý trí. Nhưng rồi họ lại có thể thực hiện được nhiệm vụ tưởng chừng như bất khả thi ấy. Ông vận dụng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình lan tỏa sang mọi người, thúc đẩy tập thể tiến lên, đảm bảo tập thể luôn luôn sáng tạo ra những cái mới. Rõ ràng là ông đã vận dụng khả năng của mình để dày công tôi luyện ra một tập thể đặc biệt. Hàng năm, tập thể ấy của ông có phần thưởng dành cho người dũng cảm dám đối mặt với Jobs. Những người đã quá quen thuộc với quan điểm “biến dạng thực tế” của Jobs đều nhận ra rằng: Nếu cần thiết, họ có thể quên đi cả tính mạng của bản thân. Sự thực đã chứng minh rằng họ hoàn toàn đúng. Jobs luôn biết nhìn nhận và khen ngợi những người có thái độ cứng rắn và dám coi thường quyền lực. Vì ông đã làm như vậy. Là thành viên trong tập thể của Jobs, đôi khi mọi người cảm thấy vô cùng khó khăn, nhưng họ đều cho rằng: được kề vai sát cánh làm việc với ông là việc may mắn nhất trên thế giới này.

  1. Sống cho ra sống

“Nếu bạn muốn sống một cuộc đời đầy sáng tạo, như một nghệ sỹ, thì bạn đừng nhìn lại quá khứ quá nhiều. Bạn phải sẵn lòng quẳng đi tất cả những gì bạn đã làm, những kiểu con người mà bạn đã từng thể hiện”.

(Steve Jobs phát biểu trên Tạp chí Playboy năm 1985).

Steve Jobs sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 tại San Fran- cisco, California, Mĩ. Tên đầy đủ: Steve Paul Jobs. Tên của ông đặt theo tên người cha nuôi: Paul Jobs. Cha mẹ ruột của Jobs là Adbufattah Jandali, 1 sinh viên người Syrian, sau này trở thành một giáo sư khoa học chính trị và Joanne Simpson, sinh viên người Mĩ và là một nhà ngôn ngữ học. Tại thời điểm Jobs được sinh ra, cha mẹ Jobs vẫn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp.

Từ khi còn nhỏ ông đã biết mình là con nuôi, chính vì vậy đứa trẻ nghịch ngợm này trở thành một cậu bé ít nói, nhưng lại biết nghĩ nhiều hơn so với những bạn đồng trang lứa: Tại sao mình lại được an bài có mặt trên cõi đời này?

Một lần nhìn thấy bức ảnh trẻ em của nước Cộng hòa Bia- fra bị đói khát trên tạp chí “Life”, ông đã nhất quyết từ bỏ tín ngưỡng theo đạo Cơ Đốc của ba mẹ nuôi. Ông cho rằng, nếu tin rằng trên đời này có Thượng đế thì đấng cứu thế ấy chỉ có thể là chính bản thân mình. Ông suy nghĩ và quyết định mình phải thay đổi cả thế giới không hoàn hảo này.

Steve Jobs ngày một trưởng thành, kinh tế của San Fran- cisco phát triển rất nhanh, hòa nhập các nền văn hóa trên toàn thế giới. Steve đang học trung học đã trở thành một hippy thực sự. Ông đi ngược với truyền thống, chống lại trào lưu với mục đích chính là để thay đổi thế giới. Năm 1974, Steve Jobs đã theo tín ngưỡng đạo Phật, ông quyết định bỏ học đại học giữa chừng, nơi ông đã từng lựa chọn là một ngôi trường đại học đầy tự do, Trường Reed College. Sau đó ông vẫn theo học dự thính hơn một năm ngay tại ngôi trường này. Thay đổi thế giới, với Jobs có hai việc cần hoàn thành: một là mơ ước thủa niên thiếu, hai là phía đường chân trời.

Ngày 1/4/1976, Jobs cùng với thiên tài về kỹ thuật điện tử, Steve Wozniak, thành lập Công ty máy tính Apple ngay tại ga-ra ô tô nhà Jobs. Khi ấy, vốn kinh doanh của Công ty máy tính Apple có vẻn vẹn 1.300 đô la Mĩ. Theo nguyên lý thông thường thì Công ty chỉ có thể tồn tại trong vòng 3 tháng. Nhưng Jobs nghe theo tiếng gọi của giấc mơ thời niên thiếu: phải trở thành người cứu rỗi nhân loại, mọi quy định trong cuộc sống hiện thực của con người không phù hợp với bản thân ông. Jobs đã tìm được người mua máy tính cho Công ty. Đơn đặt hàng đầu tiên là của Paul Terrell với 50 chiếc máy tính. Xưởng của Công ty máy tính Apple không thể chứa được từng đấy máy nhưng ông vẫn tiếp nhận đơn hàng. Quy tắc kinh doanh rõ ràng: Không có bất cứ ngân hàng nào đồng ý cho tập thể vay trong trường hợp không có giấy tờ ghi chép về kinh doanh trước đó, chứ đừng nói đến cho cá nhân vay tiền. Jobs đã làm theo cách của riêng mình. Ông thế chấp với ngân hàng bằng chính đơn đặt hàng để lấy tiền mua thiết bị máy móc. Ông đã hoàn thành thắng lợi rực rỡ thương vụ đầu tiên của Công ty máy tính Apple. Sau này, Apple đã trở thành một Công ty hiện đại, nổi tiếng lẫy lừng trong giới điện tử cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20 và Jobs trở thành tỷ phú giàu có, cả thế giới đều biết tiếng.

Công ty Apple của Jobs và Wozniak đã đứng trên nóc nhà của thế giới, cơ hội Jobs thay đổi thế giới đã thực sự chín muồi. Jobs chú ý đến dự án máy tính Macintosh (gọi tắt là máy tính MAC). Máy tính Mac được xem như mẫu máy tính cá nhân đầu tiên thành công với công cụ trỏ chuột, giao diện người dùng đồ họa thay vì những dòng lệnh nhàm chán trước đó. Ông đã tranh thủ tung dòng máy tính cá nhân đầu tiên này ra thị trường. Tháng 9 năm 1980, Jobs đã hoàn toàn thống lĩnh được dòng máy tính cá nhân với con át chủ bài là máy tính Macintosh. Có được quyền kiểm soát lớn như vậy, nhưng bản thân Jobs không chỉ muốn được tung sản phẩm ra thị trường sớm nhất mà ông còn muốn khách hàng của mình sẽ có những trải nghiệm mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm máy tính Macintosh. Mỗi một ý tưởng, trí tưởng tượng của ông đã tăng thêm bội phần khó khăn cho các kỹ sư thiết kế. Jobs có phong cách làm việc luôn đòi hỏi cực cao về đội ngũ làm việc cũng như sản phẩm của mình, chính vì vậy đã tăng sự vất vả, khó khăn của các thành viên trong tập thể của ông lên nhiều lần. Khi ấy Jobs mới ngoài 20 tuổi, tinh thần làm việc đang ở độ cao trào nhất, bất kì thành viên nào không đạt yêu cầu đều khiến ông nổi giận, lớn tiếng mắng mỏ. Thậm chí ông còn thẳng thừng cho thôi việc những thành viên nói “không thể được”. Tính cách độc đoán, quân phiệt của Jobs còn thể hiện ở “sự tham lam” đối với thời gian. Ông yêu cầu tập thể Macintosh “mỗi tuần phải làm việc 90 giờ trở lên”. Đặc biệt, ông ra quyết định trong vòng một năm phải tung được dòng sản phẩm máy tính Macintosh ra thị trường. Cả tập thể mệt mỏi ấy luôn sợ hãi và kính trọng Jobs. Mặc dù lén nói xấu sau lưng về con người của Jobs để giải tỏa bất mãn nhưng từ tận đáy lòng họ lại âm thầm tự nguyện chấp nhận làm việc lâu dài cho ông. Những việc trước đây được cho là không thể thì nay đã trở thành có thể bởi những lời nói thuyết phục của Jobs. Với Jobs, mọi vật trên thế giới này được chia thành hai loại: Một là “đống phân chó”, hai là sản phẩm vĩ đại. Mỗi khi ai đó đưa ra cho Jobs một ý tưởng nào đấy thì ông sẽ nói về ý tưởng ấy của bạn một cách tồi tệ, chẳng khác gì một “đống phân chó”. Nhưng rồi vài tuần sau, Jobs lại nói với mọi người rằng: “Tôi có một ý tưởng rất hay…”. Và rồi ý tưởng ông nói ra ấy lại chính là ý tưởng của người đã bị ông mắng là “đống phân chó”. Quyền sở hữu những ý tưởng tuyệt vời lại thuộc về Jobs. Tóm lại, Jobs có khả năng khiến cho người ta có một giấc mơ xa xăm, sau đó thông qua những cách giảng giải rối rắm để họ tin rằng giấc mơ ấy có thể trở thành hiện thực. Tính cách ngang ngược của Jobs đã khiến ông không bao giờ chịu tôn trọng hiện thực. Thói chuyên quyền của ông đã khiến cho mọi nhân viên luôn nói rằng lãnh đạo tập thể mình là một người “làm biến dạng thực tế”.

Dòng máy tính Macintosh được tung ra bán trên thị trường và ông – Steve Jobs trở thành cha đẻ của dòng máy tính này. Dòng máy tính cá nhân thương mại đầu tiên trên thế giới sử dụng giao diện đồ họa người dùng và chuột đã tạo nên một cuộc cách mạng đình đám cho nền công nghiệp máy tính trên thế giới. Cũng từ ấy, Jobs – người làm biến dạng thực tế không còn bị châm chọc, chế giễu nữa, mà theo sát ông đó chính là quan niệm “thay đổi thế giới”. Quan niệm này trở thành ý tưởng sáng tạo, ý chí kiên cường của nhiều người và cũng chính quan điểm này đã trở thành vòng hào quang rực rỡ cho thành công vang dội của ông.

Sau này Steve có một quãng thời gian phải rời xa Apple, nhưng ông lại quay trở lại. Sự trở lại của ông đã hun đúc nên thành công vang dội của Xưởng phim hoạt hình Pixar, hoàn thành công cuộc phục hưng và phát triển Apple. Trong quá trình quản lý và kinh doanh, Steve Jobs luôn áp dụng phương pháp tin tưởng, tiếp tục phát huy uy lực của quan điểm “biến dạng thực tế”.

Tranh hoạt hình 3D, iPod, iPhone, iPad và chuỗi cửa hàng Apple,…những sản phẩm của Jobs đã từng bước khiến cho những quy tắc bình thường trong vũ trụ trở nên biến dạng dần dần bởi chính ông. Sự biến dạng ấy đã để lại một “vết cắn dang dở” vô cùng đẹp đẽ, để cho thế hệ sau phải suy nghĩ, tiến bước theo.

Những nhà lãnh đạo, quản lý khác biệt với bình thường ở chỗ họ biết sáng tạo. Sáng tạo theo quán tính ranh giới cao nhất! Chỉ cần bạn dám nghĩ thì không có gì là không thể. Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo hay quản lý thì bạn cần phải lập tức thoát ra khỏi những suy nghĩ theo quán tính đã định hình bạn. Nếu công việc của bạn đang rất thuận lợi nhưng mong muốn được phát triển hơn thì bạn hãy nghĩ cách tìm ra phương án giải quyết có hiệu quả hơn: đó là mô hình kinh doanh khiến người tiêu dùng yêu thích hơn. Đơn giản hơn, nếu bạn đang kinh doanh một ngành nghề không có tương lai phát triển thì nhanh chóng chuyển nghề, đổi công việc. Không nên trì hoãn, hãy lập tức bắt đầu sáng tạo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button