Kinh doanh - đầu tư

Cuộc Chơi Đầu Tư Mạo Hiểm

Cuoc choi dau tu mao hiem1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jeffrey Bussgang

Download sách Cuộc Chơi Đầu Tư Mạo Hiểm ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

GIỚI THIỆU

Tôi sinh ra để trở thành một doanh nhân. Việc trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist) chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của cuộc đời tôi.

Reid Hoffman, người sáng lập LinkedIn, cho rằng doanh nhân phải là một người liều lĩnh và ưa mạo hiểm. Đây chắc chắn là một động lực mà tôi muốn ám chỉ. Tôi đã được cha mình dìu dắt và soi tỏ con đường trở thành một doanh nhân. Ông là người tị nạn sống sót sau cuộc tàn sát người Do Thái của Đức quốc xã và trở về Mỹ, không một xu dính túi vào năm 1949, sau đó có được bằng kỹ sư từ Đại học MIT và bằng Tiến sỹ Vật lý ứng dụng của Harvard. Cha tôi sau này đã thành lập một công ty công nghệ cao thành công theo phong cách cổ điển – tự cung tự cấp, hoạt động dựa trên doanh thu từ khách hàng mà không nhận được bất cứ nguồn tài trợ bên ngoài nào. Tôi may mắn được chứng kiến người cha nhập cư của mình dốc hết sức vì công việc kinh doanh và cũng chính điều đó đã khuyến khích tôi say mê với lĩnh vực này đồng thời nuôi dưỡng niềm tin sắt đá vào sức mạnh của nó đối với sự thay đổi.

Có trong tay tấm bằng MBA, cũng như những kiến thức từ Đại học Kinh doanh Harvard, tôi đã tự hình thành nên lối đi riêng của mình trên thương trường từ nhiều năm trước đây. Trong suốt 10 năm là doanh nhân và thành viên đội ngũ chuyên viên cao cấp cho hai doanh nghiệp mới thành lập được các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ – Upromise (được tôi đồng thành lập vào năm 2000) và Open Market (IPO – phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng năm 1996) – tôi đã kết nối cũng như thực hiện nhiều buổi thuyết phục trực tiếp trước các nhà đầu tư mạo hiểm và dần bị các cuộc chơi mạo hiểm hấp dẫn. Vì thế sau một thập kỷ đắm mình trong các thỏa thuận kinh doanh, tôi đã chuyển sang một hướng khác và trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm. Tôi gia nhập vào Flybridge Capital Partners, một công ty đầu tư mạo hiểm mà hai người bạn của tôi vừa mới thành lập.

Lúc đầu, tôi vừa sùng kính và sợ hãi các nhà đầu tư mạo hiểm bởi trong mắt tôi lúc đó, họ là những cá nhân xuất chúng và quyền lực, sở hữu một thứ mà tất cả các doanh nhân đều thèm muốn: Nguồn vốn. Khi tôi dành thêm thời gian làm việc và cộng tác với những nhà đầu tư mạo hiểm như các đối tác và đồng nhà đầu tư của mình, tôi đã phát hiện ra điều khiến họ lựa chọn doanh nhân để đầu tư và cách giúp các doanh nhân này có thể “quảng bá” thành công bản thân cũng như công ty trước các nhà đầu tư, cách quản lý một ban điều hành và thực hiện chiến dịch thoái vốn thành công.

Tôi viết cuốn sách này để giúp các doanh nhân hiểu rõ hơn về thế giới đầu tư mạo hiểm được quan sát từ cả hai phía với tư cách một doanh nhân và nhà đầu tư giúp các doanh nhân nâng cao vai trò của mình trong cuộc chơi khi theo đuổi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm nhằm bảo toàn nguồn lực cần thiết để đạt được tầm nhìn tương lai. Trong cuốn sách này, tôi hé lộ những quan điểm sâu sắc về ngành công nghiệp còn mới mẻ này, được đúc kết từ kinh nghiệm của chính bản thân tôi như một nhà đầu tư thành thục. Tôi cũng đưa ra những tầm nhìn của các đối tác từ một số công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu trên thế giới, những người hào phóng sẵn sàng chia sẻ bí kíp tiếp cận các doanh nhân xuất sắc của họ.

Tôi cũng rất may mắn khi thuyết phục được một số doanh nhân thành công nhất ngày nay – bao gồm người sáng lập của Costant Contact, LinkedIn, Sirtris, Twitter, Zynga và một số công ty khác – trò chuyện về những kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của họ liên quan đến cách làm việc với các nhà đầu tư mạo hiểm để tạo dựng một doanh nghiệp còn non trẻ và giúp nó phát triển. Mục tiêu của cuốn sách này là chia sẻ những công thức thần kỳ về cách những doanh nhân vĩ đại kết đôi với các nhà đầu tư mạo hiểm trong quá trình khởi tạo ra các công ty có giá trị từ khi mới thành lập. Cho dù bạn là Mark Zuckerberg tiếp theo (sinh viên Đại học Harvard, người sáng lập ra Facebook) hay Jim Barksdale (một chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc nhóm Fortune 500, CEO của Netcape) tiếp theo đi chăng nữa, thì Mastering the VC Game cũng sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn tỉ mỉ của một người trong cuộc để bước chân vào thế giới tạo dựng các công ty được hỗ trợ bởi vốn đầu tư mạo hiểm, tăng trưởng và thoái vốn thành công.

Trong hai chương đầu của cuốn sách, tôi sẽ khám phá tinh thần của hai người giữ vai trò chủ đạo trong cuộc chơi khởi nghiệp: Doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm. Trong chương 3 và 4, tôi sẽ chuyển sang quy trình thuyết phục trực tiếp (pitch) và đàm phán các thỏa thuận. Chương 5 và 6 sẽ cung cấp tầm nhìn về quy trình thành lập công ty cũng như cách doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm thu về lợi nhuận bằng việc bán công ty (thoái vốn). Sau những thông tin chi tiết về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm ngoài nước Mỹ trong chương 7, tôi sẽ kết thúc cuốn sách bằng một vài tiên đoán về hướng đi tương lai của ngành công nghiệp này.

Tôi viết cuốn sách này không chỉ để chia sẻ kiến thức nhằm khuyến khích mọi người theo đuổi ước mơ của họ và – nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, sẽ biến những khoản đầu tư của họ thành lợi nhuận kếch xù – mà còn bởi vì tôi tin rằng các công ty mới khởi nghiệp được hỗ trợ bởi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm có thể ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và xã hội của chúng ta nói chung.

Các nhà đầu tư mạo hiểm liên doanh với các doanh nhân được coi là động lực mạnh mẽ và cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ. Trong suốt 40 năm kể từ khi công ty mới khởi nghiệp đầu tiên được quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ, Digital Equipment Corporation (DEC), được Ken Olsen thành lập với 70.000 đô-la đầu tư vào năm 1959, IPO năm 1968 với mức vốn thị trường là 37 triệu đô-la, đạt lợi nhuận gấp 528 lần so với vốn đầu tư! – các nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư hơn 441 triệu đô-la vào 57.000 công ty trên toàn nước Mỹ. Hơn 12 triệu người (khoảng 12% lực lượng lao động của Mỹ) hiện nay có công ăn việc làm trong các công ty được các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư và các công ty này cũng đóng góp khoảng 2.900 tỉ đô-la doanh thu, chiếm hơn 20% tổng doanh thu của các doanh nghiệp tại Mỹ. Cuộc chơi khởi nghiệp đã hình thành nên một số công ty điển hình của Mỹ như Amazon, Apple, eBay, Facebook, Google, LinkedIn, Microsoft, Staples, Starbucks, Twitter và YouTube.

Các mô hình doanh nghiệp được các công ty đầu tư mạo hiểm hỗ trợ đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng và ảnh hưởng nhất của nước Mỹ. Dần dần, công ty mới thành lập được các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ đang dần trở thành một động lực chính của quá trình tăng trưởng và phát triển tại các quốc gia trên toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển với tốc độ nhanh, lĩnh vực đầu tư mạo hiểm đang lan rộng đến chóng mặt – từ 0 đô-la vài năm trước đây lên đến 4 tỉ đô-la ở Trung Quốc và gần 1 tỷ ở Ấn độ vào năm 2009, những con số này được hy vọng sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa trong một vài năm tới.

Cả ở Mỹ và những nước khác, các doanh nghiệp mới khởi động được quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ giữ vai trò quan trọng ngoài khả năng tạo ra đổi mới và nguồn tài chính dồi dào: Thay đổi thế giới ngày một tốt đẹp hơn. Các doanh nhân và các nhà đầu tư mạo hiểm như thế đầu tư vào những giấc mơ – từ các nguồn năng lượng mới, các phương thức chữa trị ung thư đến những cải cách trong giáo dục – có tiềm năng mang lại lợi ích cho xã hội và bản thân họ. Mặc dù phần lớn các doanh nhân này không đi theo con đường đầu tư mạo hiểm để gây vốn xây dựng doanh nghiệp, vì nhiều lý do mà chúng tôi sẽ thảo luận trong phần sau, nhưng tất cả đều có thể mang lại lợi nhuận từ việc học hỏi các mô hình của những doanh nghiệp được các nhà đầu tư mạo hiểm cấp vốn.

Hơn một thập kỷ tiếp theo, hàng trăm triệu đô-la sẽ được đầu tư vào các công ty mới và non trẻ, nguồn vốn đầu tư này cần được đầu tư khôn ngoan hơn. Với sự phát triển công nghệ không ngừng, hiện đại hóa mở rộng, sự bùng nổ Internet, những đột phá về môi trường và năng lượng cũng như các cải tiến trong y học, các cuộc đua ngày càng trở nên mạnh mẽ và hấp dẫn hơn bởi cơ hội thay đổi thế giới sẽ lớn chưa từng có. Mastering the VC Game, cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay, sẽ giúp các doanh nhân gọi vốn thành công và đưa những công ty mới khởi nghiệp của họ đi vào hoạt động hiệu quả hơn đồng thời phát triển công ty để thu về lợi nhuận lớn nhất cho tất cả các bên. Cuốn sách này cũng đưa ra tầm nhìn về vai trò quan trọng của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế toàn cầu.

 

ĐỌC THỬ

1. KHÁT KHAO CHÁY BỎNG CỦA CÁC DOANH NHÂN: THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Để thực sự hiểu về thế giới của các doanh nghiệp mới thành lập được các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ, đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về tinh thần của các doanh nhân khởi nghiệp bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tinh thần của các doanh nhân thông thường.

Động lực trở thành doanh nhân đã ăn vào máu tôi từ rất lâu. Tôi bị công nghệ hấp dẫn từ khi còn là một đứa trẻ. Tôi hay bông đùa nói với bố mẹ mình rằng tình yêu của tôi đối với máy tính bắt nguồn từ tất cả các trò chơi video mà tôi đã chơi trong khi chờ chị gái tôi ở ngoài các sân tập trượt băng hay các trận đấu tập. Khi Apple II ra đời, tôi xin bố mẹ mua cho tôi một chiếc và đã rất vui mừng khi đầu tư khoản tiền tiết kiệm của mình từ việc đưa báo hàng sáng để phụ bố mẹ mua chiếc Apple II.

Tôi đã may mắn khi lần đầu tiên được cọ xát trong lúc làm việc tại một công ty mới khởi nghiệp suốt mùa hè năm thứ nhất tại trường kinh doanh. Tôi trở thành thành viên của “nhóm điều hành” một công ty phần mềm mới thành lập. Toàn bộ 10 nhân viên đều làm việc trong một căn hộ ở Boston, thuộc dãy nhà đằng sau một nhà hàng Trung Quốc. Tôi vẫn nhớ mùi ở đó – thật chẳng mấy dễ chịu. Phó Giám đốc Marketing thường mang con chó của cô ấy đến “văn phòng” và nó thường sủa ầm ĩ mỗi khi tôi chuẩn bị chốt được hợp đồng qua điện thoại.

Kinh nghiệm làm việc ở công ty này đã mang lại cho tôi một trải nghiệm thú vị. Đó là chiếc “hộp cát” giúp tôi học được về áp lực thực sự trong việc điều hành một công ty phần mềm nhỏ: Vận chuyển các sản phẩm, làm việc với các đối tác, thanh toán chi phí và thực hiện các thỏa thuận.

Từ trải nghiệm kinh doanh đầu tiên đó, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều.

Bản chất của một doanh nhân không thay đổi nhiều kể từ khi tôi còn là sinh viên. Điều này thể hiện rõ ràng ở một sự kiện mạng lưới mà công ty tôi, Flybridge Capital Partners, tổ chức hàng năm cho các sinh viên tốt nghiệp Harvard và MIT Sloan về quản lý. Chúng tôi mời đến rất nhiều thanh niên trẻ mong muốn trở thành doanh nhân.

Việc các sinh viên dường như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm của nền kinh tế xung quanh họ đã thôi thúc tôi tổ chức sự kiện này. Ví dụ, vào năm 2009 – một trong những năm tồi tệ nhất của nền kinh tế từ nhiều thập kỷ qua – họ hoàn toàn không bối rối trước sự sụp đổ của thị trường tiền tệ, sự “bốc hơi” của hàng nghìn tỷ đô-la chứng khoán và bất động sản, đi kèm với sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Thực tế, những chủ đề này thậm chí không hề ảnh hưởng gì đến họ.

Không, họ muốn nói về công nghệ sạch, sự phát triển bền vững, các thiết bị và bộ cảm biến y tế trong mơ, Google cạnh tranh với Microsoft, các cơ hội nảy sinh do thế hệ di động mới nổi và công cuộc chuyển đổi hàng trăm tỷ đô-la trong ngành quảng cáo toàn cầu sang Web. Rất nhiều trong số họ tập trung vào các cơ hội ở các nước đang phát triển, sự khẩn cấp của viễn cảnh toàn cầu về vốn đầu tư, tinh thần kinh doanh và tất cả những chủ đề hấp dẫn khác.

Tóm lại, ước mơ cháy bỏng về kinh doanh đã thôi thúc họ. Họ quan tâm đến việc có được một công việc ở công ty nào đó trong vài tháng ngắn ngủi sau khi tốt nghiệp, nhưng họ tập trung nhiều hơn vào các ý tưởng, sự đổi mới và các cơ hội. Không phải ngẫu nhiên mà cuộc thi sáng tạo kế hoạch kinh doanh trị giá 100.000 đô-la của MIT và hàng tá các cuộc thi tương tự trên khắp nước Mỹ đã thu hút được đông đảo người tham gia mỗi năm. Các nhóm doanh nhân sinh viên đã nỗ lực đưa ra nhiều kế hoạch kinh doanh với hy vọng sẽ dành được cả vốn đầu tư lẫn danh tiếng.

Tôi chỉ có thể kết luận rằng, trong tâm trí của các sinh viên tốt nghiệp các trường kinh doanh của Mỹ, “bình minh luôn xuất hiện trên nước Mỹ” (xin cảm ơn Ngài, Ronald Reagan) và rằng nền kinh tế tư bản mãi mãi là một thành phố trên ngọn đồi tỏa sáng (xin cảm ơn Ngài, John Winthrop), thậm chí cả khi những biến động của nền kinh tế xuất hiện. Thực tế, hiện nay, nền kinh tế tư bản, hơn bao giờ hết, là một đích đến rộng mở đối với bất cứ tài năng xuất chúng nào trên toàn thế giới.

TIỀN KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG LÀ ƯU TIÊN SỐ 1

Một thứ mà bạn không bao giờ nghe thấy các sinh viên vừa mới tốt nghiệp nói về, ít nhất không nói ra trực tiếp, đó là tiền bạc. Đương nhiên, họ muốn kiếm tiền – và trở thành người lạc quan theo suy nghĩ của họ – nhưng tiền không bao giờ là mục tiêu hàng đầu của họ.

Tôi sẽ phân tích và chỉ rõ quan điểm này. Từ khi còn là một đứa trẻ, nghe thấy bố mẹ thảo luận về tình hình kinh doanh ở công ty của bố , tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi họ chủ yếu nói về mọi người và các mối quan hệ thay vì công nghệ hay tiền bạc. Làm sao Phó Giám đốc Kỹ thuật có thể giao tiếp tốt hơn với Phó Giám đốc Marketing? Liệu đội ngũ kỹ thuật có hợp tác tốt với nhau khi tham gia vào dự án mới không? Đó là khi tôi biết được về trọng tâm của các mối quan hệ giữa con người với nhau trong kinh doanh, nền tảng đã hướng sự nghiệp của tôi và cũng là nền tảng đóng vai trò chủ chốt được nhắc đi nhắc lại trong các câu chuyện về những doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm mà tôi phỏng vấn trong cuốn sách này.

Ảnh hưởng đó có thể là lý do tại sao tôi quyết định ưu tiên theo đuổi những niềm đam mê trí tuệ không liên quan đến tiền bạc, đặc biệt, ngay từ khi mới khởi nghiệp, thay vì tập trung trải nghiệm các cuộc chơi kinh doanh. Lần đầu tiên, tôi trải nghiệm đam mê của mình vào đầu năm 1995, không lâu trước khi tôi tốt nghiệp HSB. Tôi được mời tới ăn tối với vài thành viên của một công ty đầu tư mạo hiểm uy tín có trụ sở ở Boston. Bữa tối diễn ra vui vẻ và các đối tác đã đề nghị tôi bay đến Thung lũng Silicon để gặp gỡ những thành viên khác của công ty này. Không lâu sau đó, tôi nhận được lời mời gia nhập công ty.

Tuy nhiên, tôi đã từng tập trung để trở thành một doanh nhân, nên tôi không biết cách đánh giá cơ hội. Tôi thậm chí còn không biết ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm là gì và nó hoạt động ra sao. Tôi tham vấn ý kiến của vài người bạn và họ khuyên tôi cần cân nhắc hai vấn đề. Vấn đề đầu tiên là tiền bạc. Họ nói rằng các cổ đông cao cấp ở các công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu đã kiếm được hàng núi tiền với một sự nghiệp thành công và lâu dài (một trong số những người bạn của tôi đã ám chỉ thế giới đầu tư mạo hiểm như “một loại hình kinh doanh làm giàu”.) Vấn đề thứ hai là bản chất công việc. Theo như một trong những cổ đông của công ty đầu tư mạo hiểm này, thì đầu tư mạo hiểm là lĩnh vực “dài hàng cây số nhưng sâu vài phân”. Bạn có thể phải hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không bao giờ đi quá sâu vào bất cứ một lĩnh vực nào và gây dựng thứ gì đó của riêng mình.

Sau một vài cân nhắc, tôi quyết định theo đuổi niềm đam mê kinh doanh. Tôi muốn tự tay làm việc. Vì thế tôi từ chối lời đề nghị, hy vọng rằng đó sẽ là mối cơ duyên cuối cùng với các nhà đầu tư mạo hiểm.

Nhưng thực tế không phải vậy. Họ vẫn nhã nhặn giới thiệu tôi với một số công ty trong danh mục đầu tư của họ. Một trong số đó là Open Market, một công ty Internet mới thành lập có trụ sở tại Boston chuyên phát triển các phần mềm cơ sở hạ tầng, nhằm mục tiêu biến Internet thành một môi trường kinh doanh an toàn – đúng lĩnh vực mà tôi yêu thích. Tôi nắm lấy cơ hội tham gia vào công ty này ở vị trí quản lý sản phẩm tập sự với mức lương 65.000 đô-la một năm, nhiều hơn số tiền mà tôi đã từng kiếm được nhưng vẫn là một mức lương khởi điểm trung bình cho một MBA Harvard vào thời gian đó.

Bạn học của tôi nghĩ tôi thật điên rồ, nhưng tôi không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của một công ty mới khởi nghiệp như thế – dường như điều đó đã ăn sâu vào máu của tôi.

May mắn thay, bản năng của tôi đã đúng.

Open Market là một công ty hấp dẫn đến không ngờ. Chúng tôi thuê 200 người cùng năm tôi gia nhập công ty và phát triển thần tốc lên đến hơn 500 nhân viên. Tôi may mắn được thăng tiến nhanh chóng và sớm gia nhập đội ngũ chuyên viên cao cấp. Một năm sau sự kiện hấp dẫn này, công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Mặc dù chúng tôi chỉ đạt được 1,8 triệu đô-la doanh thu, nhưng vốn thị trường (tổng giá trị của tất cả cổ phần đang lưu hành) là hơn 1 tỷ đô-la. Ở tuổi 26 tôi trở thành một tỷ phú ‘trên giấy tờ’. Điều quan trọng hơn, đối với tôi lúc đó, là tôi đã học hỏi được rất nhiều và có được những bước tiến đầu tiên thật thần kỳ.

Nhưng cũng giống như tất cả các doanh nhân đam mê kinh doanh khác, tôi muốn thêm nữa, tôi muốn tiến xa hơn nữa.

KHÚC CA ĐẦY MÊ HOẶC VỀ SỰ MAY MẮN

Tôi có niềm tin sắt đá vào sức mạnh của sự kết nối ngẫu nhiên – khúc ca đầy mê hoặc về sự may mắn. Tôi luôn ngưỡng mộ cách các doanh nhân thành công đặt mình vào vị trí “có được may mắn” bằng việc phát triển các mối quan hệ với những người thích hợp và tận dụng các cơ hội tiềm năng. Vì thế, vào năm 1999, khi vẫn còn làm việc ở Open Market, không vì lý do cụ thể nào cả, tôi đã chấp nhận lời mời gặp gỡ Michael Bronner, một trong những doanh nhân thành công nhất (người thành lập công ty marketing có tầm ảnh hưởng hàng đầu, Digitas). Michael muốn thành lập một công ty để đỡ đần bố mẹ trả tiền học phí đồng thời khởi động chuỗi các công ty lớn nhằm tạo dựng các mối quan hệ khách hàng vững bền thông qua các chương trình tri ân.

Trong bữa sáng gặp mặt đó, Michael miêu tả chi tiết ý tưởng và văn hóa điển hình mà chúng tôi có thể tạo ra bằng cách xây dựng một công ty vững bền với dịch vụ tuyệt vời. Tôi phải thú nhận rằng anh ta đã thu hút tôi ngay từ giây phút gặp mặt đầu tiên.

Không phải tôi muốn nghỉ làm ở Open Market. Tôi cảm thấy rất vui vẻ khi được làm việc ở đó. Tuy nhiên, một lần nữa, lời kêu gọi đầy mê hoặc của việc thành lập một công ty đầu tư mới và sức hấp dẫn của công việc này quá mạnh mẽ khiến tôi quyết định theo đuổi niềm đam mê của mình và cùng Michael thành lập công ty mới và trở thành Giám đốc sáng lập công ty.

Chúng tôi đặt tên công ty là Upromise.

Đầu tiên, chúng tôi làm việc ở nhà của Michael, nằm ở ngoại ô Boston và lên kế hoạch thống trị toàn cầu. Chúng tôi thuê 20 người trong ba tháng đầu khi công ty mới đi vào hoạt động và nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhân viên và cơ sở hạ tầng. Đội ngũ chuyên môn bắt đầu phát triển các phần mềm trong phòng ngủ còn bỏ trống. Phòng khách được dùng làm phòng marketing còn phòng ăn làm nơi phát triển sản phẩm. Khi các xe cần trục và đội ngũ công nhân lao động đổ bộ khắp khu vực lân cận chuyên biệt này, mang đến các thiết bị máy tính hay lắp đặt các thiết bị đường truyền công nghệ cao, chúng tôi vẫn chỉ là những người hàng xóm không hề được biết đến. Đầu tiên, những khó khăn bắt đầu nảy sinh. Tiếp đến, giám sát và thanh tra khu vực trong thành phố “ghé thăm”. Cuối cùng, chúng tôi bị đuổi khỏi nhà của Michael và phải tìm một nơi làm văn phòng thích hợp hơn.

Trong năm đầu tiên, chúng tôi gọi được hơn 100 triệu đô-la vốn đầu tư trong hai vòng gây quỹ từ một vài công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu, thuê thêm 50 nhân viên và ký được hàng loạt các hợp đồng kinh doanh. Sau nhiều sóng gió, bao gồm cả những nỗ lực sống sót sau khi bong bóng công nghệ vỡ tan, Upromise trở thành một công ty thành công. Sallie Mae đã đề nghị mua nó vào năm 2006, vài năm sau khi tôi rời đi và tính đến năm 2010, công ty hoạt động với 21 triệu đô-la tiền tiết kiệm đoàn thể và 12 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ này.

BẢN CHẤT CỦA MỘT DOANH NHÂN

Mặc dù đã dành 10 năm đầu trong sự nghiệp ở vai trò doanh nhân, nhưng tôi không thực sự hiểu về tư duy doanh nhân – tư duy của chính tôi – đến tận khi tôi bước sang lĩnh vực khác và trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. (Thông tin chi tiết về bước chuyển này sẽ được trình bày trong chương sau.)

Khi lắng nghe hết buổi thuyết phục trực tiếp này đến buổi thuyết phục trực tiếp khác và chứng kiến một số công ty mới khởi nghiệp được các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ khởi sắc còn số khác thì không, tôi ý thức hơn được rằng các doanh nhân mới khởi nghiệp đạt được thành công theo những cách hoàn toàn khác biệt so với những doanh nhân thông thường.

Rất nhiều doanh nhân mới khởi nghiệp đơn giản không thích là chuyên viên cao cấp ở một công ty lớn nào đó. Rõ ràng họ không chỉ có các kỹ năng quản lý cần thiết để điều hành một công ty lớn. Mặc dù đúng là hầu hết các doanh nhân không thể quản lý thành công hàng nghìn người hoặc hàng chục nghìn người trong một tổ chức phức tạp, nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ. Bill Gate là ví dụ điển hình nhất về một doanh nhân thông minh thành công về mọi mặt – bắt đầu với hai bàn tay trắng và sau đó trở thành nhà điều hành của một trong những công ty lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới.

Theo tôi, khó khăn mà các thành viên Ban Giám đốc của một công ty mới khởi nghiệp gặp phải trong quá trình thích nghi với một công ty lớn liên quan đến động lực thúc đẩy một doanh nhân và những gì làm hài lòng họ – cả về lâu dài lẫn công việc hàng ngày. Nó trở thành nét tiêu biểu cần thiết mà tôi tự đúc kết trong hoàn cảnh của mình: Khát khao kinh doanh. Khi sở hữu nó, bạn phải tự đào sâu nó, không ai có thể giúp được bạn.

Việc trở thành doanh nhân có lẽ đã ăn vào máu của mỗi người. John Doerr, nhà đầu tư mạo hiểm, đã mô tả một số doanh nhân vĩ đại nhất mà ông từng cấp vốn đầu tư – bao gồm cả Sergey Brin và Larry Page (Google), Jeff Bezon (Amazon.com) và Steve Jobs (Apple) – là “những kẻ chỉ biết cắm cúi với máy tính mà không biết hẹn hò”. Mặc dù tôi không biết điều đó có đúng với bốn doanh nhân này không, nhưng tinh thần của lời nhận xét này đã tạo được một tiếng vang. Thế giới doanh nhân, thậm chí khi họ vẫn còn là những người rất trẻ, không được xác định bởi vẻ hào nhoáng hay khả năng thích ứng với hoàn cảnh mà là niềm đam mê của họ đối với công nghệ, đổi mới, thay đổi hay một ý tưởng cụ thể nào đó.

Không biết những đặc điểm này có mang tính di truyền hay không, nhưng các doanh nhân luôn có những tính cách điển hình cụ thể nào đó. Quan trọng nhất trong những tính cách này là sự lạc quan về tầm nhìn, sự tự tin vào chính bản thân, khuyến khích sự tự tin ở những người khác; niềm đam mê ý tưởng hoặc hiện tượng nào đó cháy bỏng thúc đẩy họ tiến lên phía trước và khát khao thay đổi cuộc chơi đủ để xoay vần thế giới. Trong phần kế tiếp, tôi sẽ giới thiệu ba doanh nhân (FlyBridge không phải nhà đầu tư cho bất cứ người nào trong đó cả), rất phù hợp với hình mẫu tiêu chuẩn này. Họ không mang những cái tên gia đình như Bezos và Jobs nhưng mỗi công ty của họ đều ghi được dấu ấn trong quá trình phát triển: Sirtris, Twitter và LinkedIn.

LẠC QUAN ĐẦY ĐAM MÊ VÀ CÓ TẦM NHÌN: THẦN DƯỢC TRƯỜNG SINH BẤT LÃO

Các doanh nhân nuôi dưỡng niềm tin sắt đá rằng tầm nhìn lỗi lạc của họ có thể khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Bạn mong muốn điều gì từ một người làm việc – ngày đêm với đồng lương ít ỏi – để tạo ra thứ gì đó chưa từng tồn tại hoặc không có bất cứ hình mẫu nào? Nếu doanh nhân không phải người lạc quan, không phải là người thực sự tin vào tầm nhìn của mình, thì còn ai vào đây nữa?

Tuy nhiên, tôi phát hiện ra rằng mặc dù các doanh nhân là người sở hữu những tính cách tích cực này thường tiến nhanh hơn đến thành công, nhưng những lo lắng và khó khăn tiêu cực cũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng và tác động đến họ. Ví dụ, sự lạc quan hiếm có của các doanh nhân đó là mọi thứ sẽ đi đúng hướng luôn song hành với nỗi sợ hãi dữ dội rằng mọi thứ có thể hoàn toàn lạc hướng. Lạ lùng thay, nhiều nhà đầu tư mạo hiểm tôn trọng và đáp lại sự hoang tưởng đoán nhận đó y như đối với sự lạc quan có lẽ bởi trong chính con người họ, sự mâu thuẫn như thế trong tầm nhìn và tư tưởng cũng luôn giằng xé nhau.

Tiến sỹ Christoph Westphal là một ví dụ. Anh ấy táo bạo tin rằng: Công ty của mình, Sirtris Pharmaceuticals, có thể tạo ra loại thuốc khiến bạn trở nên thon gọn và trường sinh – ít nhất là sống lâu hơn, có lẽ hơn 10 hoặc 20 năm so với những người không dùng loại thuốc này.

Đương nhiên, đó không phải chính xác cách Christoph miêu tả sản phẩm của mình. Nghiên cứu của công ty anh tập trung vào việc phát triển các loại thuốc liên quan đến các ezim có tên gọi là sirtuin gồm resveratrol, một hợp chất hoạt động một cách tự nhiên được tìm thấy trong vỏ quả nho đỏ (và nhiều loại thực vật khác.) Khi được hoạt hóa, những enzim này mang lại hiệu quả tương tự như khả năng ức chế calorin, một cách thức đã được kiểm chứng là giúp kéo dài tuổi thọ. Đội ngũ Sirtris hy vọng họ có thể tạo ra một loại thuốc chữa trị hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến lão hóa bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer ở người già và các loại bệnh ung thư.

Loại thuốc giảm cân, kéo dài tuổi thọ là một tầm nhìn táo bạo chưa từng có. “Đầu tiên, chúng tôi thực sự không có gì trong tay để chứng minh điều đó,” Christoph chia sẻ với tôi, khi chúng tôi gặp nhau ở văn phòng xám lạnh với diện tích khiêm nhường, nằm lọt thỏm trong khu đổi mới khoa học đời sống tại Cambridge, Massachusetts. “Chúng tôi hầu như không có dữ liệu nào và chỉ có vài tế bào đã lên men. Vì thế cơ hội biến ý tưởng về loại thuốc đó thành hiện thực chỉ khoảng 1%. Nhưng, hãy xem, có 6 tỷ người trên hành tinh này. Ai rồi cũng phải già đi. Không ai muốn phải chết. Khoa học rất thực tế. Và nếu đúng thế thì chúng tôi sẽ tìm thấy ở đâu đó loại gen có thể kiểm soát được quá trình lão hóa và tương lai có thể đưa loại thuốc đó ra thị trường, đó có thể là thử thách của cuộc chơi. Tôi coi đây như cơ hội khó có thể xuất hiện lần nữa trong đời.”

Thực sự, có một câu chuyện liên quan đến ý tưởng này của Christoph diễn ra vào năm 2003. Thời gian đó, anh ấy là nhà đầu tư của Polaris Ventures, một quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng ở Boston, đồng sáng lập năm công ty khác và là CEO sáng lập ở bốn trong số các công ty này.

Vào mùa thu năm 2003, anh ấy tình cờ thấy một bài báo trên tạp chí Nature, đồng tác giả là Tiến sỹ A. David Sinclair, một nghiên cứu tại MIT và một vài đồng nghiệp của ông. “Trong những cơ thể khác nhau, sự ức chế calorin làm giảm tốc độ lão hóa và gia tăng  tối đa tuổi thọ.” Christoph đọc được trong bài báo đó như vậy. “Trong Saccharomyces cerevisiae, một loại nấm men dạng chồi, sự ức chế calorin làm gia tăng tuổi thọ bằng việc gia tăng hoạt động của enzim Sir2, một thành viên của gia đình sirtuin…”. Đối với người bình thường, thậm chí đối với hầu hết các doanh nhân, thì những thông tin tóm lược này không có gì bất ngờ – giả sử rằng họ đọc tạp chí Nature lần đầu tiên. Đối với Christoph, con trai của hai vị bác sỹ và là chủ nhân của tấm bằng MD/PhD từ Đại học Y khoa Harvard (sau gần 6 năm miệt mài học tập), thì thông tin đó thực sự gây sốc.

Christoph đã đến gặp Tiến sỹ Sinclair. Họ đã thực sự tâm đầu ý hợp với nhau về vấn đề đó. Sau 6 tháng thảo luận, họ quyết định thành lập công ty với mục tiêu phát triển một loại thuốc dựa trên nghiên cứu của tiến sỹ Sinclair để giúp các bệnh nhân sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn. Hàng trăm nghìn độc giả của Nature có thể đọc được bài báo của tiến sỹ Sinclair. Christoph, một doanh nhân thực thụ, là người đã bắt tay vào tiếp nối ý tưởng đó.

Christoph rời vị trí cổ đông điều hành ở công ty đầu tư mạo hiểm và nhận về 80% số cổ phần, đồng thời trở thành CEO sáng lập của Sintris. “Mọi người cho rằng đó là một sai lầm tệ hại, bao gồm cả vợ tôi. Chúng tôi vừa mới mua nhà mới và vừa chào đón đứa con thứ ba. Tôi chưa bao giờ kiếm được nhiều tiền trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Vì thế chúng tôi không mấy dư giả về tài chính.” Những đồng nghiệp trong ngành đầu tư mạo hiểm của Christoph nói rằng anh ấy đang hành động thiếu suy nghĩ. (Điều này nghe có vẻ quen thuộc với tôi). Nhưng, anh đáp lại rằng, “Sirtris có sự hấp dẫn kỳ lạ khó cưỡng mà không công ty nào của tôi trước đây mang lại.”


 

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button