Kinh doanh - đầu tư

Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh

nhung-nguoi-khong-lo-trong-gioi-kinh-doanh-richard-s-tedlow1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Richard S. Tedlow

Download sách Những Người Khổng Lồ Trong Giới Kinh Doanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những người khổng lồ trong giới kinh doanh

là một cuốn sách đặc biệt. Trước hết, đây không chỉ là cuốn tiểu sử phác họa chân dung của bảy doanh nhân tiêu biểu (Andrew Carnegie, George Eastman, Henry Ford, Thomas J. Watson Sr., Charles Revson, Sam Walton, Robert Noyce), qua đó cho thấy lịch sử phát triển của nước Mỹ từ giữa thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. Tác giả của cuốn sách, giáo sư lịch sử kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard Richard S. Tedlow, dường như đi tới kết luận rằng bản sắc của Hoa Kì là kinh doanh: Không ở đâu trên thế giới này doanh nhân lại được tôn vinh và môi trường kinh doanh lại thuận lợi như ở Mỹ. Để chứng minh, mỗi chương sách là một gương doanh nhân với rất nhiều bài học sâu sắc và không hề lỗi thời theo thời gian. Và tất cả các phân tích trường hợp về gương doanh nhân tạo nên bức tranh toàn cảnh về quá trình trỗi dậy của Hoa Kì trở thành một cường quốc toàn cầu.

Thứ hai, dễ nhận thấy rằng mỗi một chương sách về tiểu sử nhân vật là sự kết hợp của ba yếu tố: lịch sử, kinh doanh và tâm lí. Ba yếu tố này không nhất thiết được trình bày lần lượt mà hòa quyện với nhau, bổ sung cho nhau khiến cho sự nghiệp và đời tư của từng nhân vật được mô tả trở nên sắc nét, sống động. Chẳng hạn trong tiểu sử của Andrew Carnegie, doanh nhân đầu tiên được nêu trong cuốn sách này, độc giả chứng kiến quá trình vươn lên từ nghèo khó của một người sinh trưởng trong một gia đình Scotland di cư đến Tân Thế Giới, thành đạt trong giai đoạn 1860 – 1870 khi nước Mỹ trải qua những biến cố lớn: cuộc Nội chiến giữa hai miền Bắc – Nam và cuộc suy thoái nghiêm trọng về kinh tế, từ đó gây dựng nên đế chế thép của riêng mình và trở thành người giàu nhất thế giới. Trong quá trình này, tính cách và lối hành xử định hình nên con người Carnegie vừa là nguyên nhân vừa là kết quả cho cả thành công lẫn thất bại của ông trong sự nghiệp và đời tư được tác giả nhìn nhận bằng một nhãn quan tâm lí học độc đáo và tinh tế mang màu sắc Freud, cụ thể là mối quan hệ phức tạp giữa Carnegie với cha và mẹ của ông.

Thứ ba, tác phẩm này của Richard S. Tedlow không chỉ toàn một màu hồng, hay rặt một thứ thanh âm ngợi ca tán tụng về những vĩ nhân như Carnegie đã thành công trong việc biến “Giấc mơ Mỹ” trở thành hiện thực. Cuốn sách còn lạnh lùng nói về cái giá của thành công cá nhân. Bảy doanh nhân được nêu trong sách có một điểm chung: Họ đều có tầm nhìn. Họ thấy những điều mà người khác không thấy, nắm lấy cơ hội và theo đuổi mục tiêu đến cùng. Và vô tình hay hữu ý, để hiện thực hóa tầm nhìn, họ đặt mình vào thế buộc phải gạt bỏ hoặc hi sinh những điều mà họ trân quý: tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bằng hữu, thậm chí quên cả bản thân như trường hợp George Eastman… Ai đó có thể gọi đây là sự nhẫn tâm. Và tác giả không ít lần đặt ra câu hỏi về bản chất của hoạt động kinh doanh: Có phải tất cả chỉ vì lợi nhuận hay không? Có thể có sự hài hòa giữa việc mưu cầu lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích chung của cộng đồng không? Trên bình diện rộng hơn, tác giả cũng không ngần ngại chỉ ra cái giá của một môi trường khích lệ kinh doanh: “Kết quả là [tạo ra] một xã hội trong đó mục tiêu dường như là mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người để trở nên bất bình đẳng”.

Trên đây chỉ là một vài nét lớn về cuốn sách. Không chỉ có thế, độc giả chắc chắn sẽ không phải hối tiếc khi dành thời gian đọc và suy ngẫm những lập luận chặt chẽ, những đánh giá sắc bén, giàu triết lí, dựa trên những cứ liệu đáng tin cậy, được so sánh, sắp xếp một cách khoa học. Thêm vào đó, ngôn từ phong phú, hàm súc và hình ảnh văn học xuất hiện khắp nơi trong sách, trải từ những tác phẩm kinh điển của Hy-La cổ đại cho tới văn học Âu-Mỹ hiện đại, được Richard Tedlow viện dẫn và vận dụng một cách tài tình, khiến cho công trình về lịch sử kinh doanh này của ông tránh được sự khô khan thường thấy ở những tác phẩm cùng loại.

Nhóm dịch chúng tôi thực sự vinh hạnh được chuyển ngữ sang tiếng Việt cuốn sách đặc biệt có giá trị này. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển ngữ, chúng tôi gặp phải không ít khó khăn. Ngoài phạm vi rộng lớn của tác phẩm, bao trùm khoảng thời gian gần hai thế kỉ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh (thép, máy ảnh, xe hơi, máy tính, mỹ phẩm, điện tử bán dẫn,…), thì chính những ưu điểm đã nêu ở trên (sự lồng ghép giữa lịch sử, kinh doanh và tâm lí; cách trình bày đậm chất văn học và giàu triết lí) đã thực sự thách đố lòng kiên trì và sự tỉ mỉ của chúng tôi. Ngoài những chú thích của tác giả, chúng tôi có thêm vào một số chú thích của người dịch (kí hiệu là ND) để người đọc có thể hiểu rõ những hàm ý hoặc ý đồ của tác giả. Mặt khác, chúng tôi cũng mạn phép lược bớt những chú thích dẫn nguồn tư liệu vốn vô cùng quan trọng đối với một công trình học thuật nhưng không thực sự cần thiết cho bạn đọc rộng rãi mà chúng tôi đang hướng đến. Nếu điều này có gây ra sự bất tiện nào, mong quí độc giả gửi ý kiến phê bình cho chúng tôi. Và cuối cùng, vì sự phức tạp của cuốn sách cũng như khả năng dịch thuật còn hạn chế, rất mong bạn đọc góp ý cho chúng tôi để bản dịch được hoàn thiện hơn.

ĐỌC THỬ

LỜI CẢM ƠN

Khi tập hợp danh sách những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình viết cuốn sách này, tôi khá bất ngờ khi thấy mình phải chịu ơn nhiều người đến vậy. Quả thực tôi quá may mắn vì có rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi thực hiện dự án này.

Helen Rees, người đại diện của tôi, trước hết vì cô đã tin tưởng vào cuốn sách và những lời khuyên của cô ấy là điều không thể thiếu từ khi tôi khởi soạn cho tới khi hoàn thành cuốn sách này. Cô đã giúp tôi liên hệ với Adrian Zackheim – Phó chủ tịch cấp cao kiêm Phó tổng biên tập của HarperBusiness và chúng tôi đã đạt được thỏa thuận qua điện thoại chỉ trong vòng một phút với sự trợ giúp của Helen. Adrian và nhóm của ông, trong đó có Joe Veltre, đã hiểu sâu sắc về điều tôi cố gắng làm được thông qua cuốn sách Những người khổng lồ trong giới kinh doanh.

Nhiều năm trước, tôi cứ suy nghĩ mãi về việc viết cuốn sách này, nhưng chỉ bắt tay vào việc viết lách khi Kim B. Clark trở thành hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1995. Tôi đã được hưởng nhiều ích lợi từ những mục tiêu cũng như những khát vọng mà ông dành cho nhà trường. Những người khổng lồ trong giới kinh doanh đã được Phòng Nghiên cứu tài trợ – tại đây, Ken Froot hết năm này qua năm khác luôn tỏ ra là người hào phóng. Mỗi chương sách trình bày một buổi seminar tại trường và những kết quả nghiên cứu mới của buổi seminar đó. Tôi đã nhận được những lời khuyên và ý tưởng của nhiều đồng nghiệp trong khoa, cụ thể là Carliss Baldwin, Adam Brandenburger, Al Chandler, John Deighton, Bob Dolan, Susan Fournier, Linda Hill, Geoff Jones, Bob Kennedy, Rakesh Khurana, Nancy Koehn, Anita McGahan, Huw Pill, Forest Reinhardt, Mike Roberts, Dick Rosenbloom, Julio Rotemberg, Bill Sahlman, Walt Salmon, Debora Spar, Don Sull, Dick Vietor, Jonathan West, David Yoffie và Abe Zaleznik. Xin dành lời cảm ơn đặc biệt tới Tom McCraw, người đứng đầu bộ môn Lịch sử Kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard.

Đối với nhà trường, tôi xin bày tỏ sự tri ân với Chris Albanese, Chris Allen, Kim Bettcher, Jeff Cronin, Chris Darwall, Sarah Eriksen, Walter Friedman, Courtney Purrington, Kathleen Ryan và Margaret Willard.

Nhiều học giả, doanh nhân và bạn bè đã không ngần ngại giúp đỡ tôi, bao gồm Jim Amoss, Ann Bowers, Kathy Connor, Lillian Cravotta-Crouch, Bob Cuff, Bill Donaldson, Lynn Groff, Andy Grove, Reed Hundt, Richard John, Analisa Lattes, Erik Lund, Sandy Lynch, Darlene Mann, Susan McGraw, Gordon Moore, Pendred Noyce, M.D., Rowena Olegario, Cliff Reid, Martin Revson, Barbara Rifkind, Arthur Rock, Linda Smith, Charles Spencer, Irwin Tomash và Les Vadasz.

Tuy nhiên, người mà tôi phải chịu ơn nhiều nhất chính là vợ tôi, Joyce. Là nhà tâm lí học, Joyce không những đưa ra cách đánh giá thông minh về những chủ đề trong cuốn sách này mà còn là chỗ dựa tinh thần tuyệt vời cho tác giả. Cô ấy đã làm điều này trong điều kiện sức khỏe không tốt. Nhưng cô ấy không bao giờ đánh mất niềm tin.

Tính cách của một người chính là số phận của anh ta.

– Heraclitus, trích trong Charles H. Kahn, Nghệ thuật và tư duy của Heraclitus: Tập hợp tư liệu kèm bản dịch và chú giải (The Art and Thought of Heraclitus: An Edition of the Fragments with Translation and Commentary)

Cuối cùng tôi đã có quyền đưa ra những phương hướng [lãnh đạo] đối với bối cảnh tổng thể. Tôi cảm thấy như mình đang bước đi cùng vận mệnh và tất cả quãng đời đã qua của tôi chưa đủ để tôi chuẩn bị cho giờ phút này và cho thử thách này.

– Winston Churchill, sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh, ngày 10 tháng 6 năm 1940, trích theo Martin Gilbert, Cuộc đời Churchill (Churchill, A Life)

LỜI GIỚI THIỆU

BỨC TRANH TOÀN CẢNH

Đây là cuốn sách viết về những người Mỹ làm tốt nhất việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp mới. Nó nói về những con người đã phá vỡ những nguyên tắc cũ và tạo ra những nguyên tắc mới, xây dựng nên những thế giới mới, quyết tâm lãnh đạo chứ không chịu bị lãnh đạo, khám phá những công cụ và công nghệ mới khi thời đại của họ mới chỉ mơ hồ ý thức được về chúng để phục vụ cho những thị trường, mà ở chừng mực nào đó, đã được chính họ tạo ra. Bảy con người được khắc họa chân dung trong cuốn sách này là các cá nhân có động lực và sức cạnh tranh vô cùng lớn lao, họ đã sống trong một đất nước và nền văn hóa khuyến khích những đặc tính này và định hướng họ vào con đường kinh doanh. Mỗi người trong số họ, theo cách riêng của mình, là một cá nhân xuất chúng, sống trong một quốc gia cho phép họ bộc lộ đầy đủ tài năng. Những con người ấy ở đất nước này đã được hưởng sự tự do như bất kì ai khác trên thế giới.

Nếu bảy người này là người Ý, có lẽ họ đã trở thành những nhà soạn nhạc; và thế giới đã có thêm một Verdi(1) thứ hai thay vì nghệ thuật nhiếp ảnh dành cho thị trường đại chúng. “Vì chúng ta, ông đã khóc; vì chúng ta, ông đã yêu”, D’Annunzio đã nói như vậy trong bài tiễn biệt tại buổi tưởng niệm Verdi. Nếu là người Nga, có lẽ họ đã trở thành những tiểu thuyết gia. Ngày 27 tháng 9 năm 1867, trong quá trình viết tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, Tolstoy viết thư cho vợ: “Chúa Trời đã ban cho anh sức khỏe, sự bình an và tĩnh lặng và anh sẽ mô tả trận Borodino như thể nó chưa bao giờ được mô tả”. Nếu là người Bồ Đào Nha, có lẽ họ đã trở thành những nhà hàng hải; nếu là người Đức, họ là chiến binh; nếu là người Nhật, họ là nô bộc của nhà nước; nếu là người Rumani, họ là những vận động viên thể dục dụng cụ, v.v…

Nước Mỹ đã sản sinh ra những người có thể làm mọi điều trên (nên những quốc gia trên đều đã sản sinh ra những doanh nhân); nhưng, nói chung, nước Mỹ là một quốc gia và một nền văn hóa không phân biệt bản thân nó như một quốc gia/một nền văn hóa ưu việt nhất trong số các quốc gia trên thế giới. Những ví dụ ưu tú cá biệt xuất hiện dưới những hình thức nỗ lực khác nhau ở khắp nơi trên thế giới, đôi khi ở những nơi ít ai nghĩ tới. Tuy nhiên, khi quan sát một quãng thời gian dài, người ta có thể nói rằng 250 năm là khoảng thời gian đủ lâu để khẳng định nước Mỹ là nơi tốt nhất để khởi dựng và phát triển doanh nghiệp. Do đó, đây là cuốn sách nói về điều tốt nhất trong những điều tốt nhất.

Tại sao lại là bảy người này? Lí do quan trọng nhất chính là cuộc đời và sự nghiệp của họ diễn ra trong một thời kì lâu dài. Andrew Carnegie sinh năm 1835. Ông trở thành một thế lực trong thế giới kinh doanh vào thập niên 1860. Tiểu sử của hai người cuối là Sam Walton và Robert Noyce, họ đều qua đời vào thập niên 1990. Vì vậy, sự nghiệp của họ đem lại cơ hội xem xét việc thành lập và phát triển những doanh nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo thời gian như thế nào.

Bảy tiểu sử nhân vật trong cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần thứ nhất – Carnegie, Eastman và Ford – minh họa cho quá trình chuyển biến của Hoa Kì từ một nước đang phát triển trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới. Phần thứ hai – Watson và Revson – minh họa cho phong cách lãnh đạo của nhà buôn công nghiệp (IBM) và nhà buôn hàng tiêu dùng (Revlon) vào những thập niên giữa thế kỉ XX. Phần thứ ba – Walton và Noyce – mang lại hình ảnh tương phản tương tự giữa doanh nghiệp hàng tiêu dùng (Wal-Mart) và doanh nghiệp công nghiệp (Intel) vào cuối thế kỉ XX. Các tiểu luận này cũng cho thấy những phong cách lãnh đạo khác nhau ở nhân vật đầu tiên (bán lẻ) và nhân vật sau cùng (điện tử bán dẫn). Bảy bức chân dung trên sẽ giúp chúng ta khám phá ra những thay đổi cơ bản về nhu cầu lãnh đạo doanh nghiệp kể từ thời kì Nội chiến Mỹ(2) cho tới năm 1990.

Một tiêu chí lựa chọn khác nữa là tính vùng miền. Những nhà lãnh đạo kinh doanh đóng vai trò khác nhau ở những vùng khác nhau của Mỹ. Andrew Carnegie chào đời gần Edinburgh, Scotland và phát đạt ở Pittsburgh. George Eastman sinh ra ở vùng thượng của bang New York và thành lập các trụ sở của hãng Kodak ở Rochester. Ford sinh ra và dành cả đời mình để làm việc ở Dearborn – vùng ngoại ô của Detroit. Watson, giống như Eastman, sinh ra ở vùng thượng của bang New York và dành cả đời mình làm việc ở thành phố New York. Revson chào đời ở Boston và giống như Watson, thành lập các trụ sở công ty của mình ở thành phố New York. Walton sinh ra ở Kingfisher, Oklahoma. Các trụ sở của Wal-Mart tại Bentonville, bang Arkansas, giúp chúng ta có thể nhìn lướt qua hoạt động kinh doanh ở miền Nam của nhánh Mason-Dixon. Noyce sinh ra ở Denmark, bang Iowa và thành lập Intel ở Santa Clara, bang California, ngay tại trung tâm của Thung lũng Silicon.

Chưa hết, vài người trong số các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quan niệm của họ về nơi chốn. Thật khó để hình dung ra Bob Noyce ở Bentonville, giống như không thể tưởng tượng được Sam Walton lại ở Thung lũng Silicon vậy. Người ta cũng có thể nói điều tương tự về việc đặt Charles Revson ở Dearborn và Ford ở New York. Mặc dù đi nhiều nơi ngay từ khi còn trẻ, Eastman vẫn là đứa con của vùng Rochester và ông đã dành tâm sức của mình để cống hiến cho nơi này. Cho tới nay, hãng Kodak vẫn đặt trụ sở chính tại Rochester; và những người chỉ trích công ty này hiện vẫn đang tự hỏi rằng liệu có phải ở Kodak có quá nhiều thứ thuộc về Rochester và công ty này nên chăng là loại bỏ chúng để tự cứu lấy chính mình.

Chẳng có gì là chắc chắn về sự nghiệp của bất kì ai trong số bảy người được đề cập đến trong cuốn sách này. Nếu Andrew Carnegie không bao giờ rời bỏ nhà máy dệt tại Pittsburg – nơi đầu tiên ông làm việc, thì liệu có ai hỏi rằng: Tại sao không có Carnegie trong lịch sử nước Mỹ? Quả thực, Carnegie nằm trong số những nhân vật ít có khả năng thành công nhất trong quá khứ của Hoa Kì. Suốt tám thập kỉ qua, các sử gia luôn lúng túng về trường hợp của ông. Trong các thập kỉ 1940 và 1950, một cuốn giáo trình lịch sử Hoa Kì được sử dụng rộng rãi đã mô tả ông là “nhân vật điển hình nhất của kỉ nguyên công nghiệp”. Ba thập kỉ sau đó, các chuyên gia lịch sử đưa ra nhận xét rằng Carnegie là “trường hợp biệt lệ”. Carnegie mất năm 1919, vì vậy sự thay đổi về dư luận nêu trên không thể là kết quả từ bất kì điều gì ông đã làm.

Chẳng có gì chắc chắn về Công ty Thép Carnegie, về máy ảnh, về thuốc sơn móng tay hoặc về mạch tích hợp. Chẳng có lí thuyết nào về việc thành lập tổ chức – vốn không thể tính hết được những yếu tố tài năng, năng khiếu, khí chất và đôi khi cả sự ngu ngốc của mỗi cá nhân nhà lãnh đạo kể trên – có thể giải thích được về việc làm thế nào mà nước Mỹ lại làm được tốt nhất điều nó đã làm. Tương tự, không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp của các cá nhân được mô tả và phân tích trong cuốn sách này lại thịnh vượng ở Hoa Kì. Đó là vì xã hội này vừa mang lại cho họ sự khích lệ, vừa từ chối việc dựng lên những rào cản có thể ngăn trở họ hoàn thành trọn vẹn vận mệnh của mình. Do vậy, cuốn sách này là câu chuyện kể về các cá nhân và tổ chức. Nhưng các cá nhân giữ vị trí trung tâm, còn các tổ chức, cả công lẫn tư, đóng vai trò là phông nền sân khấu.

Những tổ chức của Hoa Kì kể từ thời kì Nội chiến cho tới nay đã cung cấp một loạt quyền hạn cho doanh nghiệp mới. Kết quả là [tạo ra] một xã hội trong đó mục tiêu dường như là mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người để trở nên bất bình đẳng.

Sự tự do tham gia vào hoạt động kinh doanh là rộng mở [cho mọi người], nhưng không phải là vô hạn. Việc chống độc quyền là một ví dụ. Đạo luật Sherman, coi một tội phạm liên bang là kẻ “âm mưu hạn chế mậu dịch”, được xác lập thành luật vào năm 1890. Andrew Carnegie đã phớt lờ luật này trong suốt thập niên 1890. Khi bị Ủy ban Quốc hội triệu tập để chất vấn về hành động này, ông nói: “Các ngài có thực sự mong đợi những người đang chủ động đấu tranh để tạo ra sinh kế trong ngành sản xuất đưa ra ý kiến về những luật lệ và quyết định của họ, và về những thứ đang được áp dụng ở đây, ở kia và ở mọi nơi hay không?… Chưa từng có ai đề cập với tôi về Đạo luật Sherman, tôi nhớ là như vậy.” Carnegie không hề phải trả giá cho sự vô tâm này. Ông còn khoe khoang về điều đó. Một thế kỉ sau, Bill Gates thể hiện chính xác một thái độ tương tự và thái độ đó khiến các cổ đông của công ty ông ta mất hơn 225 tỷ đôla. Thời thế thay đổi. Luật lệ cũng thay đổi theo.

Không có ai trong số bảy nhân vật chính trong cuốn sách này có thể gọi là “điển hình”. Không có nhà quản trị kinh doanh điển hình; và nếu như ai đó trong số họ được nhìn nhận như vậy, thì mỗi đặc tính của ông ta sẽ khiến ông ta thậm chí còn không điển hình hơn. Khi người ta nghiên cứu trên diện rộng các CEO của giới doanh nghiệp Mỹ, điều ấn tượng nhất là sự đa dạng của họ với những giới hạn cụ thể mà tôi có thể mô tả ngay lập tức. Họ sinh trưởng ở khắp nơi trong một quốc gia có kích cỡ của một lục địa. Một vài người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Họ gắn kết với những tôn giáo và giáo phái khác nhau. Những dấu mốc trên con đường sự nghiệp của họ cũng khác nhau và nền tảng giáo dục của họ cũng vậy.

Các quan sát trên đúng với những nhà quản trị trong suốt một thế kỉ rưỡi qua, với một vài dấu hiệu báo trước có ý nghĩa quan trọng. Đầu tiên là vấn đề sắc tộc. Lịch sử của giới kinh doanh người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kì là một chủ đề hấp dẫn. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp ngoại lệ gần đây, người da đen cả nam và nữ đều không có cơ hội để lãnh đạo một công ty lớn của Mỹ. Điều tương tự cũng đúng với phụ nữ. Một công trình nghiên cứu về những CEO của 200 công ty quan trọng nhất trong nền công nghiệp Hoa Kì vào năm 1917 cho biết không có ai trong số này là người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ. Thậm chí ngày nay rất hiếm thấy thành viên của hai nhóm này (hiển nhiên, sự trùng lấp ở đây là phụ nữ da đen) lãnh đạo một công ty lớn của Mỹ. Vào năm 2000, chỉ có ba CEO là phụ nữ trong danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kì của tạp chí Fortune.

Năm 1932, Frank W. Taussig, nhà kinh tế học cao cấp tại Harvard cùng đồng nghiệp là Carl S. Joslyn đã công bố những kết quả của cuộc điều tra trên diện rộng về nguồn gốc xã hội của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kì. Để kết luận, nghiên cứu này tuyên bố rằng “tất cả những người đàn ông có năng lượng, hoài bão và trí thông minh, hành trang học vấn dẫu chỉ là tay trắng, đều có thể giành được chỗ đứng trong thế giới kinh doanh và làm việc để thăng tiến tới địa vị cao hơn”. Điều đáng chú ý là, hai học giả trên, sau khi tiến hành một công trình nghiên cứu tỉ mỉ và đắt đỏ đến vậy, lại rút ra kết luận này bởi vì nó thiếu chính xác về mặt thời điểm và không bao giờ đúng trong hiện tại.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button