Kinh doanh - đầu tư

Nghệ Thuật Quản Lý Kinh Doanh

nghe thuat quan ly kinh doanh sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu Quân Sư

Download sách Nghệ Thuật Quản Lý Kinh Doanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. SỰ TÁO BẠO TRONG KINH DOANH

Hoắc Đông Anh được biết đến là một thương nhân lớn, ông thích mạo hiểm, luôn tìm cách làm giàu để hoàn thành mơ ước phát tài. Tinh thần mạo hiểm, không ngừng tìm kiếm cách làm giàu đã giúp ông từ một chiếc tàu kéo mà lập được sự nghiệp sáng rạng và trở thành nhà triệu phú nổi tiếng.

Hồng Kông nhỏ bé, đất chật người đông, việc buôn bán nhà đất nhất định sẽ rất phát triển. Hoắc Đông Anh biết rất rõ điều này, vì vậy ông quyết định chuyển hướng sang lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực nhà đất, sớm hơn 4 năm so với Lý Gia Thành và một năm so với Bao Ngọc Cương. Khi đó đối với Hoắc Đông Anh, một người mới chỉ 32 tuổi thì có thể nói đó là một sự thành công vượt bậc. Ông nhanh chóng nổi tiếng khắp Hồng Kông và được mệnh danh là “Thần thổ địa”.

Phương pháp đầu tư nhà đất của Hoắc Đông Anh là coi việc kinh doanh nhà đất như kinh doanh trong ngành công nghiệp, hay nói cách khác là công nghiệp hóa nhà đất.

Thứ nhất là khai sáng và đi đầu trong công việc bán nhà xây sẵn; hai là đi đầu trong công việc sử dụng phương pháp phát tờ rơi và quảng cáo để thúc đẩy việc kinh doanh. Chỉ cần khách hàng trả trước 10% tiền mặt thì lập tức có thể thuê, mua hoặc xây dựng một ngôi nhà theo hình thức trả góp. Đó là một phát minh lớn về nhà đất, nó khiến cho những người dân bình thường cũng có cơ hội mua nhà, thậm chí có thể cho thuê nhà của mình. Điều này khiến cho việc mở rộng quan hệ buôn bán với đối tượng cần mua nhà không bị hạn chế. Như vậy, trên thị trường nhà đất, ông cũng may mắn đứng ở vị trí có lợi.

Việc sử dụng hình thức quảng cáo tuyên truyền và giới thiệu đã làm cho những người có tiền hoặc tiền rảnh rỗi dùng vào việc mua đất và mua nhà. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề nhà đất. Việc mạo hiểm tiền càng giúp Hoắc Đông Anh trở nên giàu có.

Cùng với sự phát triển của thời đại, thời kỳ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật đã đến, làn sóng cách mạng khoa học kỹ thuật đã gây ra những thay đổi to lớn trong kết cấu xã hội, kết cấu tri thức và kết cấu kinh tế. Rủi ro từ các ngành khoa học kỹ thuật là rất lớn, đầu tư ít, lợi nhuận nhiều, mặc dù rất mạo hiểm nhưng đã cung cấp cho thế hệ trẻ những cơ hội rất lớn. Những học sinh, sinh viên nghèo có tài chỉ trong nháy mắt đã trở thành triệu phú là điều không hiếm.

Nhà khoa học về lĩnh vực máy tính lừng danh thế giới Vương An cùng với công ty máy tính Vương An là một thành công điển hình.

Những năm 40, khi học đại học, Vương An đã phát minh ra mạch từ tính của các máy điều khiển tự động. Năm 1951, ông đem bán phát minh cho một công ty cơ khí của Mỹ. Ông nhận thấy rằng, kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và sẽ hưng thịnh trong nay mai. Ông không do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình để mở công ty máy tính Vương An ngay tại xưởng tư nhân của mình ở Parton. Dưới sự trợ giúp của nhiều người, cùng với sự phân tích đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, ông quyết định mạo hiểm mở các công ty phát triển máy tính cỡ lớn, bỏ qua các công ty máy tính nhỏ, phát hiện ra thị trường tiêu thụ máy tính văn phòng là rất lớn rồi mới chuyển sang kinh doanh các thiết bị máy tính văn phòng. Trong lĩnh vực này, ông đạt được thành công bất ngờ. Sau đó, hàng năm mức doanh thu bình quân của công ty tăng từ 40% – 50%.

Đến thập kỷ 60, Vương An nhận ra tiềm lực to lớn của thị trường máy xử lý chữ, ông kiên quyết từ bỏ tất cả để lao vào lĩnh vực hoàn toàn mới.

Năm 1971, máy chữ của công ty máy tính Vương An lần đầu tiên được tung ra thị trường, đến năm 1997, mức tiêu thụ đã đột phá ở mức hơn 1,5 tỷ USD, hai năm sau, mức tiêu thụ tăng lên hai lần, trong hơn 500 công ty tại Mỹ, có khoảng 3/4 trong số đó sử dụng thiết bị của công ty Vương An.

Năm 1983, máy chữ đã chiếm 2/5 mức tiêu thụ của công ty. Trở thành một trong những công ty máy tính lớn nhất thế giới, công ty Vương An có hơn 33.000 công nhân, có các cơ sở đặt ở hơn 101 quốc gia, ông được xếp vào người giàu thứ 5 tại Mỹ.

2. KIÊN TRÌ VÀ QUYẾT TÂM THÌ CƠ HỘI SẼ TỚI

Nghe nói, khi người Do Thái quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, họ có thể đặt ra kế hoạch toàn bộ chỉ trong 3 tháng. Sau một tháng hoặc hai tháng, nếu thấy tình hình không thuận lợi, họ lập tức tăng thêm vốn hoặc tăng mức đầu tư. Sau 3 tháng, nếu tình hình không suôn sẻ như kế hoạch, đồng thời nhận thấy thực tế sẽ không chuyển biến tích cực, họ sẽ không do dự mà chấm dứt công việc, bỏ đi tất cả tâm huyết và nỗ lực trước đó để dành tâm ý vào một kế hoạch hoặc trong tương lai.

Người Trung Quốc thì khác. Họ rất kiên trì, thắng lợi nằm trong sự nỗ lực và bền bỉ, dựa vào ý chí ngoan cường, biết người biết mình, đi lên từ khó khăn.

Thành công của người đứng đầu tập đoàn sản xuất nước giải khát Kiệt Lực Bảo là Lý Kinh Vệ là một điển hình của sự kiên trì và lòng tự tin. Tố chất này đã đưa sản phẩm của công ty trở nên nổi tiếng.

Từ một xưởng sản xuất chỉ khoảng 100 người, dưới sự lãnh đạo của Lý Kinh Vệ, trong 10 tháng cùng với 120 lần thử nghiệm đã sản xuất thành công loại nước giải khát đầy sức hấp dẫn.

Vấn đề là làm thế nào để đưa sản phẩm mới này ra thị trường? Lý Kinh Vệ đã nghĩ tới việc vào tháng 6 năm đó, tại Bắc Kinh diễn ra cuộc bình chọn các vận động viên thể thao xuất sắc vừa tham dự Olympic về, thêm nữa, rất may mắn là Hội nghị bóng đá châu Á được tổ chức tại Quảng Châu. Trung Quốc liệu có thể đem sản phẩm để giới thiệu cho các vận động viên thưởng thức thông qua Ủy ban của tỉnh Quảng Châu hay không? Nếu có sự ủng hộ của họ thì có thể nói là thành công rất lớn, nâng cao uy tín và chắc chắn gây được tiếng vang lớn.

Lý Kinh Vệ liền bắt tay ngay vào việc đánh bóng sản phẩm của mình với khẩu hiệu quảng cáo: “Nước của sức mạnh tăng lực”, lấy tên sản phẩm là “Kiệt Lực Bảo”. Tiếp đó là tiến hành thiết kế thương hiệu. Lấy chữ cái tiếng Anh “J” làm biểu tượng cho nhãn mác, trên đầu chữ “J”, được thiết kế vòng tròn lớn biểu tượng cho quả bóng, tượng trưng cho những giải đấu bóng, phía dưới chữ “J” là ba đường gấp khúc xếp lại, biểu tượng ba đường chạy, tượng trưng cho môn điền kinh. Nhìn tổng thể chữ “J” lại hơi giống một vận động viên thể thao đang trong tư thế sẵn sàng, toàn bộ nhãn mác này mang tính nghệ thuật cao, nó thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa thể thao và thương hiệu “Kiệt Lực Bảo”. Ngoài ra, đường gấp khúc trên nhãn mác từ một góc độ khác nhìn nhận còn giống với ba dòng sông tượng trưng cho ba con sông ở huyện Tam Thủy, nơi khai sinh ra nước tăng lực “Kiệt Lực Bảo”.

ĐỌC THỬ

3. LẠC QUAN, TỰ TIN THÌ THÀNH CÔNG SẼ TỚI

Lạc quan, tự tin là hai tố chất quan trọng đối với những người làm kinh doanh. Sự lạc quan, tự tin sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc khắc phục khó khăn, vươn lên để đi tới thành công.

Chung Hoa Sinh từ hai bàn tay trắng đã trở thành người nổi tiếng. Với tài năng của mình, Chung Hoa Sinh đã khéo léo xây dựng Châu Hải trở thành một thành phố cảng hiện đại.

Cuối năm 1988, tại làng nghỉ mát Hồ Bạch Đằng huyện Đấu Môn tỉnh Quảng Đông, nơi bắt đầu sự nghiệp của Chung Hoa Sinh, ông được chính quyền thành phố Châu Hải giao nhiệm vụ xây dựng cảng nước sâu ở phía Tây thành phố. Đây là một nhiệm vụ nặng nề. Chung Hoa Sinh đến đây đối mặt với biển mênh mông, những bãi biển đầy rẫy tảo và rong rêu, trong tay chỉ có 70 cán bộ thuộc biên chế và 400.000 tệ.

Phải xây dựng nơi đây thành một cảng biển hiện đại bậc nhất, chỉ nghe thôi cũng thấy rằng đây là nhiệm vụ không thể thực hiện, chả trách người ta thường nói vui rằng, “phía tây là hết hy vọng”.

Không chỉ có vậy, nơi đây lại bị tổn thất do bão gây ra với số tiền lên đến hơn 20 triệu tệ.

Với hoàn cảnh khó khăn như vậy, Chung Hoa Sinh chẳng e ngại, kiên quyết bắt tay vào thực hiện.

Vấn đề bây giờ là tiền?

Cả nước đang thực hiện tiết kiệm, số tiền dự trữ 75.000 tỷ tệ trong nhân dân phải tìm cách khai thác. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để huy động được số tiền đó đầu tư vào công việc xây dựng.

Chung Hoa Sinh nghĩ lại cách mình đã huy động vốn để xây dựng làng nghỉ máy Hồ Bạch Đằng, khi đó khó khăn tài chính cũng gần như bây giờ, ông đã áp dụng biện pháp cung cấp toàn bộ quyền sở hữu nhà đất cho những chủ đầu tư với 6 bàn chính sách ưu tiên và nhanh chóng có hơn 2 tỷ Nhân dân tệ tiền vốn, xây dựng làng nghỉ mát Hồ Bạch Đằng. Ông quyết định lặp lại phương thức này, đồng thời đưa ra khẩu hiệu “vay một trả mười” do đó nhận được sự hưởng ứng của đông đảo mọi người. Chỉ cần đầu tư 5.000 tệ đổ đất lấn biển là đã trở thành một cổ đông, sau hai năm sẽ được cấp 150m2 đất ở, có hộ khẩu và được sắp xếp việc làm. Tính ra, đất phía tây 1m2 có giá là 50 tệ, mà khi đó đất của Châu Hải là 2000 tệ, trong khi đó ở Hồng Kông là 500.000 tệ/m2.

Quả nhiên, các nhà đầu tư không ngừng tìm đến. Không lâu sau, giá tăng lên 10.000 tệ/100 m2 đất, nửa năm sau giá cho một cổ đông là 15.000 tệ/100 m2, các nhà đầu tư đổ xô tới, chỉ trong vòng 1 năm đã có hàng vạn người tham gia làm cổ đông. Chung Hoa Sinh đã có cổ phần gần 2 tỷ tệ.

Ông bỏ ra một phần trong số vốn này để đổ đất lấn biển, trong đó dành 1000 m2 cho việc xây nhà cho các cổ đông như đã nói, còn lại 5000 km2 đất là vốn dùng vào việc kêu gọi đầu tư và xây dựng thành phố mới. Xây dựng khu đất này như một bán đảo Ma Cao mới và đặt tên là “vùng biển vàng”. Cùng lúc, Chung Hoa Sinh nhanh chóng nắm bắt cơ hội thu hút các đội xây dựng công trình trên cả nước. Họ tự mang vốn máy móc và kỹ thuật đến xây dựng, công trình phải hoàn thành xong mới thanh toán. Như vậy, chỉ với tay trắng, Chung Hoa Sinh đã thu về hàng tỷ tiền vốn.

Đầu năm 1990, các nhà tư bản không ngừng đổ về Trung Quốc, các công ty liên doanh mọc lên như nấm. Nhìn thấy cơ hội này, ông liên tiếp cho mở những công ty chuyên môi giới liên doanh tại Hồng Kông, Ma Cao, Thâm Quyến, Châu Hải… tuyên truyền về vị trí của khu vực miền Tây. Kết quả là đầu tư từ nước ngoài ồ ạt đổ vào miền Tây.

Xây dựng chiến lược phát triển cho cả đối tác và mình, đồng thời nắm bắt được giá trị đầu tư của bản thân, đây là điểm vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư, việc thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài vào miền Tây khiến cho vốn đầu tư bình quân mỗi ngày ở đây tăng lên rất nhanh. Năm 1989 là 100.000 tệ, năm 1990 là 500.000 tệ, năm 1991 là 1.000.000 tệ, năm 1992 là 3.000.000 tệ.

Chung Hoa Sinh không những đã tạo nên một giai thoại về miền Tây, xây dựng nên thành phố cảng hiện đại mà còn thu hút được các nhà đầu tư đầy uy tín. Một nhà đầu tư giàu có ở Hồng Kông đến đây lần đầu tiên với 500.000 tiền vốn đầu tư vào việc lấn biển lấy đất, chỉ sau nửa năm đã kiếm đủ số tiền đầu tư ban đầu.

4. CƠ HỘI TỪ NHỮNG CÁI TẦM THƯỜNG

Đôi khi cơ hội đến với chúng ta thật bất ngờ, thậm chí nó làm ta không thể tin vào mắt mình. Điều này khiến cho chúng ta phải thực sự nhạy cảm với từng cơ hội.

Cách mà những người buôn bán hàng đầu ở huyện Vinh Gia tỉnh Triết Giang là một ví dụ.

Năm 1993, tại đống phế liệu bên cạnh xưởng sản xuất cúc áo ở Tô Châu có một người công nhân phát hiện ra rất nhiều cúc áo bỏ đi, có rất nhiều loại và hình dạng cũng rất khác nhau. Điều này lập tức gây sự chú ý với anh ta. Không ngần ngại, anh ta lập tức nhặt lấy và đem bán lẻ, công việc bán cúc rất thuận lợi. Thế là người công nhân này có được mối liên hệ với xưởng sản xuất cúc áo, thực hiện việc bán buôn cho xưởng sản xuất. Sau đó một thời gian, thị trường bán cúc áo rất phát triển. Người công nhân đó từ chỗ tay trắng đã xây dựng được một tập đoàn kinh doanh khuy áo. Việc buôn bán lẻ cũng có hơn 850 người, có 10 cửa hàng bán cúc áo với hơn 200 loại khác nhau và có sản phẩm của gần 200 xưởng sản xuất cúc áo trong nước, việc buôn bán khiến cho mọi người giật mình. Mỗi ngày bình quân bán được 8 triệu chiếc cúc, mỗi năm bán hơn 3 tỷ chiếc. Hiện nay thị trường này đã hình thành cả hệ thống đặt mua, cung cấp và tiêu thụ. Thông tin rất nhạy bén. Ví dụ, có lần một nhà kinh doanh cúc ở đây nhìn thấy một bức ảnh đẹp chụp một minh tinh màn bạc mặc bộ đồ người đi săn. Dựa vào phân tích thị trường và kinh nghiệm kinh doanh, người này đã nhận thấy những chiếc cúc trên bộ quần áo đó chắc chắn sẽ rất được ưa chuộng và ngay lập tức đề nghị xưởng sản xuất khai thác sản phẩm này và làm đại lý độc quyền. Kết quả là thu về lợi nhuận rất lớn.

Những chiếc cúc nhỏ mặc dù không đáng giá nhưng chính sự linh hoạt và khéo léo cũng như sự nhạy cảm về thị trường và thông tin đã khiến nó trở thành một kỳ tích. Lợi nhuận ít mà bán được nhiều thực sự là một phương diện đáng được quan tâm, làm tốt điều này chắc chắn sẽ phát tài. Ví dụ, việc kinh doanh những quầy cà phê di động rất dễ kiếm tiền mà lợi nhuận không phải là nhỏ. Người kinh doanh chỉ cần mua mấy chiếc bình lớn, đường viên hoặc đường kính, đồng thời chuẩn bị bình nước sôi, bếp điện hoặc bếp ga, vài chục chiếc cốc và ghế đơn giản là có thể kinh doanh ở công trường, công viên, điểm du lịch… Hoặc việc kinh doanh cơm hộp cũng tương tự. Khách hàng thường là những người có công việc bận rộn hoặc không muốn nấu cơm một mình…

Những việc đại loại như vậy hiện nay đang rất phổ biến, nhưng quan trọng nằm ở sự nhạy cảm của mỗi người.

5. HÃY NẮM VỮNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT

Có không ít thương nhân thành công đã vận dụng rất linh hoạt ý nghĩa của câu tục ngữ “Anh có chính sách, tôi có đối sách vào việc kinh doanh”. Thường xuyên tìm hiểu những thiếu sót của chính sách để tiến hành kinh doanh, làm theo cách này mặc dù rất khó và đôi khi mạo hiểm nhưng nếu thực hiện được thì thành công chắc chắn sẽ tới.

Giày vải Trung Quốc đã từng trải qua một thời điểm khó khăn. Khi giày vải đang phát triển thì chính quyền ra pháp lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng dệt. Chính vì thế, việc tiêu thụ giày vải bị đình lại.

Nhưng với tinh thần “anh có chính sách, tôi có đối sách”, những nhà kinh doanh Trung Quốc đã nhận thấy rằng ở đây không cấm nhập khẩu các thiết bị sản xuất giày dép và đế giày, thế là họ lập tức bắt tay vào việc nhập khẩu thiết bị sản xuất giày và đế giày vào thị trường và tiến hành sản xuất ngay tại địa phương. Hành động này chính là sự nhạy cảm về sự khuyết thiếu của chính sách để tìm cơ hội kinh doanh và phát triển, những đế giày và vải giày được gia công không thể coi là giày thành phẩm, cũng không thể coi là hàng dệt may được.

Trong thị trường thương mại quốc tế, việc tìm hiểu những thiếu sót từ chính sách ở phía đối phương là rất phổ biến. Người dân Mỹ rất thịnh hành việc đi săn và ăn cơm dã ngoại nhưng họ lại không sản xuất lò nướng và vỉ nướng du lịch. Những thương nhân tại An Huy – Đài Loan cùng với những thương nhân Hàn Quốc đã nắm lấy cơ hội này và tổ chức sản xuất những sản phẩm đó để xuất khẩu sang Mỹ. Hàng năm, hạng ngạch giao dịch lên tới 10 triệu USD. Tại các gia đình ở những nước phát triển rất phổ biến việc lắp điều hoà gia đình, nhưng bên cạnh đó phải có quạt gió để lưu thông không khí. Song nhà sản xuất của nước này lại không mấy chú ý đến những sản phẩm được coi là nhiều vốn nhưng lợi nhuận thấp này. Nhà máy chế tạo quạt Phật Sơn tại Quảng Đông lập tức không bỏ qua cơ hội này, nhanh chóng đưa sản phẩm của mình ra tiêu thụ tại những khu vực kể trên và kết quả đạt được thật mỹ mãn.

Kì thực, trong một số sản phẩm có tính chất tương đồng, việc tìm ra điểm khác biệt về giá tiền, kích cỡ, công suất… có tác dụng khá lớn, đó là một trong những cách thuộc về sự nhạy bén trong việc tìm những thiếu sót trong kinh doanh để kiếm lợi.

6. KHÔNG BIẾT ĐÁM MÂY NÀO CÓ MƯA

Có không ít người phản đối việc kinh doanh phân tán, trái lại không ít thương nhân thành đạt lại có quan điểm trái ngược. Đó là tích cực áp dụng các phương thức kinh doanh phân tán, mở rộng.

Đầu tư là rủi ro, để giảm thiểu rủi ro trong việc đầu tư, có không ít người lại đem tiền đầu tư vào nhiều lĩnh vực với mong muốn “sểnh nồi vơ rế”, đầu tư vào một lĩnh vực chắc chắn sẽ gặp trở ngại trong việc xoay chuyển vốn khó thu lại, các đầu tư phân tán có thể làm giảm bớt tổn thất một cách tối đa.

Hãy lấy Hoắc Đông Anh, người được mệnh danh là “đi tiên phong” trong kiểu đầu tư phân tán. Ngay từ nhỏ ông đã được rèn luyện sự cứng rắn và ý chí, có tinh thần xông pha như một tiền đạo sân cỏ, lấy việc kinh doanh nhà đất làm trung tâm, cạnh đó là thương mại, tạp hoá, kiến trúc, vận tải, khách sạn, bách hoá… Ông đã tạo nên một hệ thống công thương nghiệp và giành được thành công đáng khen ngợi.

Trên thế giới có rất nhiều nhà triệu phú mà sự đầu tư của họ là đầu tư phân tán, vượt qua chuyên môn và nghề nghiệp. Lý Gia Thành, thương nhân Hồng Kông là một trong số đó. Ông ta lập nghiệp từ một nhà máy sản xuất nhựa, sau đó mạnh dạn chuyển sang đầu tư vào nhà đất. Ông gắn sự nghiệp của mình vào rất nhiều lĩnh vực, đầu tư sản xuất rượu, theo đuổi công việc liên quan đến vấn đề tài chính. Lấy kinh doanh nhà đất là chính và phương châm kinh doanh tổng hợp đã đem đến cho ông lợi nhuận đáng kể. Năm 1990, công ty nhựa Trường Giang đã có 103 công ty liên doanh, năm 1984 đầu tư 400 triệu đô-la Hồng Kông vào việc mua 34% cổ phiếu công ty bóng đèn Hồng Kông. Ông cũng hợp tác với người dân đầu từ 390 triệu đô-la và giành được quyền phát triển và duy tu đường sắt Điều Thiết. Cùng năm đó ông hợp tác xây dựng công ty đất sét Trung Quốc, chính sự đầu tư phân tán này đã đem lại cho ông thành công rực rỡ.

Những nhân vật điển hình như Hoắc Đông Anh và Lý Gia Thành cho chúng ta thấy, hệ số an toàn trong đầu tư chính là ở chỗ hiểu rõ được giá trị nội tại của việc đầu tư và đánh giá nó một cách chính xác. Chỉ cần đánh giá đúng giá trị và đầu tư nhiều nơi thì thành công sẽ đến.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button