Kinh doanh - đầu tư

Họ Đã Thất Bại Như Thế Nào

ho-da-that-bai-nhu-the-nao-ngo-hieu-ba1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ngô Hiểu Ba

Download sách Họ Đã Thất Bại Như Thế Nào ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nên lý giải thế nào là thất bại?

Trong thời kỳ đại tiêu điều (The Great Depression) ở Mỹ, nhiều người mất lòng tin đối với tiền đồ của đất nước, thậm chí nghi ngờ tính hợp lý của chế độ kinh tế Hoa Kỳ, nhưng Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã nói cùng quốc dân đồng bào rằng: “Không phải chế độ xí nghiệp tự do mưu cầu lợi nhuận đã thất bại với lớp người này, ngược lại, nó chưa được kiểm nghiệm, thách thức mà thôi”. Tôi (tức tác giả Ngô Hiểu Ba) thường lấy câu nói nêu trên để suy ngẫm về sự chìm nổi, thịnh suy của các xí nghiệp Trung Quốc.

Tôi nghĩ, thất bại là một quá trình, chứ không phải một kết quả, là một giai đoạn, chứ không phải toàn bộ. Những đơn vị đang trải qua thất bại chính là nhóm các xí nghiệp mới trỗi dậy ở Trung Quốc, đang trưởng thành một cách khá hoạt bát, nhưng “chưa được kiểm nghiệm, thách thức mà thôi”. Muốn phán đoán một xí nghiệp là chín muồi, ổn định hay không, trước hết phải quan sát nó đã biểu hiện như thế nào qua đôi ba lần nguy cơ kinh tế, nguy cơ ngành nghề, nó đã vượt qua những cạm bẫy tất yếu phải gặp trên con đường trưởng thành ra sao. Nếu trước mắt bạn là một xí nghiệp mấy năm liền, thậm chí mười mấy năm, lúc nào cũng sản xuất kinh doanh thuận buồm xuôi gió, không hề gặp trắc trở, khó khăn hay thất bại, thì có hai khả năng, hoặc xí nghiệp ấy thuộc loại đặc biệt được Thượng Đế ra tay bảo hộ, hoặc là cái bọt bong bóng tự lừa dối mình và lừa dối thiên hạ.

Những xí nghiệp mà tôi nghiên cứu và đề cập trong cuốn sách này tuyệt đại bộ phận cho đến hôm nay vẫn chưa hoàn toàn rút khỏi sân khấu thị trường, cho nên “thất bại” chỉ là sự miêu tả một sự kiện, một giai đoạn nào đó trên hành trình trưởng thành của họ mà thôi, họ có khả năng vượt qua bóng đen thất bại, từ vấp ngã đứng dậy tiếp bước. Còn chúng ta, là người ngoài cuộc, là kẻ bàng quan thì mong dùng “con dao mổ”, dùng “kính hiển vi”, để từ trong bại cục của họ tìm cho ra “cái gene quý báu”, hiểu rõ ràng nguy cơ đã phát sinh như thế nào, lây lan ra sao và diễn tiến nạn nhân rơi vào trong đó. Chỉ như vậy mới hòng tránh khỏi vết xe đổ mà họ từng trả giá.

Kết thúc một thời nhiệt tình, hăm hở, bồng bột

Khi biên soạn cuốn sách này tôi ngày đêm luôn chìm đắm trong một tâm trạng khó có thể nói ra thành lời, tôi tựa hồ nhìn thấy cái xu thế nặng nề như âm hồn, rõ ràng như sự thực, nhưng không ai muốn thừa nhận, càng lúc càng đến gần, rằng rất nhiều nhà xí nghiệp đang biểu diễn trên sân khấu kinh tế Trung Quốc hôm nay sẽ không tránh khỏi số phận cuốn theo chiều gió. Trong 10 năm qua, nhờ nghề nghiệp của mình tôi đã có dịp tiếp xúc phỏng vấn hơn 500 xí nghiệp lớn nhỏ, đủ mọi ngành nghề, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng gồm cả 10 xí nghiệp mà cuốn sách này đề cập tới. Tôi còn được tham dự những cuộc họp báo, những hội nghị hoạch định chính sách tiếp thị của xí nghiệp đó, mắt thấy tai nghe bao huy hoàng khiến lòng người rạo rực, hưng phấn và bao hụt hẫng, trượt dài đáng quan tâm, lo lắng. Bây giờ bình tĩnh ngồi vào bàn viết, thắp một nén hương thơm, rồi nhìn từng chồng tư liệu, văn kiện, bản thảo đã ngả màu vàng mà không biết làm thế nào để hình dung tâm tình lúc này của mình.

Tôi mơ màng cảm thấy rằng mình đang từ giã thời đại nhiệt tình, hăm hở, bồng bột, từ giã những anh hùng từng sáng tạo nên lịch sử nhưng hiện nay lại bị lịch sử đào thải.

Những thần thoại sử thi của họ như mây khói đang tiêu tan trong tầng không thế kỷ. Nhớ lại thuở ban đầu cải cách, khi vẫy vùng để thoát khỏi sự trói buộc của thể chế cũ, nhiệt tình, hăm hở, bồng bột từng cứu vãn khuôn mặt của cả giới xí nghiệp Trung Quốc, nhưng sau đó chẳng bao lâu chính cử chỉ hành vi này lại gây nên phản tác dụng, đẩy các xí nghiệp lâm vào tình cảnh mông lung và xung động. Gần 20 năm qua, các xí nghiệp Trung Quốc đã mấy bận trải nghiệm “kiếp luân hồi” giữa thần thoại và ác mộng, nhiều cự gia đua nhau sụp đổ, con tàu Titanic lúc nổi lúc chìm, giới xí nghiệp của chúng ta trong hoàn cảnh ấy đã hình thành nên lối tư duy và kiểu vận hành thị trường phi lý tính, ào ạt đầu tư, ào ạt mở rộng, diễn một vở đại kịch trỗi dậy, đứng lên của các xí nghiệp Trung Quốc. Nhưng vì bồng bột, hăm hở, nhiệt tình mà đã đẩy thị trường vào trạng thái manh động và vô trật tự, khiến hôm nay vẫn trong xu thế mê loạn phi tuyến tính.

Nếu từ một góc độ ý nghĩa nào đó mà đánh giá thì tình cảm thái quá ấy đang phá vỡ những tích lũy của cải cách vốn chẳng nhiều nhặn gì.

Năm 1997 nhà kinh tế học Ngụy Kiệt ở Bắc Kinh đã có lời dự báo: “Đây là giai đoạn sóng to xô đãi cát, vô cùng đau khổ, tôi đoán rằng sau mười năm nữa trong 200 xí nghiệp dân doanh bây giờ còn giữ lại được một đã là điều không đơn giản, sụp đổ sẽ sụp đổ, trưởng thành sẽ trưởng thành”. (Trích từ “Nam Phương cuối tuần” số ra ngày 21.2.1997). Lúc ấy tôi không hề có phản ứng gì đối với luận điểm bi quan của Ngụy tiên sinh, nhưng hôm nay nhìn lại, lời tiên tri nêu trên có lẽ là đúng. Cùng với quá trình mở cửa của thị trường Trung Quốc, đón tiếp các công ty xuyên quốc gia nổi tiếng tiến vào, cùng với xu thế trật tự hóa, quy phạm hóa thị trường, nâng cao cấp bậc cạnh tranh; cùng với sự xuất hiện thời đại mạng thông tin, đổi mới tri thức một cách nhanh chóng, thì thời kỳ nhiệt tình, hăm hở, bồng bột đối với xí nghiệp Trung Quốc đã cáo chung, các nhà xí nghiệp dân doanh kiểu sơ thảo cũng sẽ đối mặt trước số phận bị đào thải tập thể.

Cùng chung một “gene thất bại”

Nguyên nhân dẫn tới đào thải tập thể đối với các nhà xí nghiệp kiểu sơ thảo có rất nhiều, nhưng thông qua mổ xẻ, phân tích, chúng ta phát hiện thấy họ có chung một loại “gene thất bại” mà tự mình khó lòng loại bỏ, 10 bại cục sẽ lần lượt trình bày sau đây đều xoay quanh cái “gene” đó.

1. Thiếu một cách phổ biến trách nhiệm đạo đức và ý thức quan tâm nhân văn

Về một ý nghĩa nào đó có thể xem nhóm các nhà xí nghiệp kiểu sơ thảo ở Trung Quốc là câu lạc bộ của “những người theo chủ nghĩa lý tưởng, không từ một thủ đoạn nào cho mục tiêu lợi nhuận” và trong cái quần thể đặc thù này đã lây lan một loại quan điểm đạo đức bệnh hoạn. Khi quan sát lớp nhân vật bi kịch như Sử Ngọc Trụ, Ngô Bính Tân, Khương Vĩ, chúng ta sẽ phát hiện thấy một hiện tượng kỳ lạ. Phẩm chất cá nhân và đạo đức của họ không có điều gì đáng chê trách, rất hà khắc và nghiêm túc với bản thân, sống chất phác không cầu kỳ ăn diện, chân thành thẳng thắn không lên mặt ta đây vừa phất mạnh, làm việc chăm chỉ cẩn thận. Họ là những con chiên cuồng tín, sẵn sàng tử vì đạo, có phương án và ý tưởng vì sự tiến bộ của xã hội Trung Quốc, có cảm tình và trách nhiệm sâu sắc đối với văn minh phương Đông và dân tộc Trung Hoa. Nhiều người trong số họ càng xứng danh là chiến sĩ bảo vệ kinh tế dân tộc một cách cuồng nhiệt.

Nhưng khi quan sát hành vi thị trường của họ thì chúng ta sẽ thấy một cảnh tượng khác hẳn, họ miệt thị đến cực độ chỉ số thông minh (IQ) của dân chúng, lớn tiếng khoa trương nghĩ gì mong được nấy trong kinh doanh và mở rộng, rất lơ mơ về qui tắc trò chơi thị trường, và lạnh lùng tàn khốc, mưu ma chước quỉ đối với đối thủ cạnh tranh. Trong lúc đó ở Trung Quốc lại tồn tại một quan điểm ăn sâu vào gốc rễ, rằng “thắng làm vua, thua làm giặc”, chúng ta đã dùng quan điểm này làm tiêu chuẩn đánh giá họ, vô hình trung càng khích lệ họ hăng say với ý thức mưu cầu lợi nhuận. Hiện tượng này, cả ta lẫn họ, trở thành cố tật chí mạng đã ngăn trở các nhà xí nghiệp mới trỗi dậy hướng tới sự thành thục, chín muồi một cách chân chính. Sách của chúng tôi muốn giải đáp, miệt thị, mặc nhiên lạnh lùng, hời hợt cuối cùng sẽ làm hại bản thân nhà xí nghiệp và sự nghiệp của mình.

ĐỌC THỬ

2. Thiếu một cách phổ biến sự tôn trọng trật tự và quy luật

Thuật ngữ “nhà xí nghiệp” ra đời năm 1800 bởi sáng tạo của học giả người Pháp, ông định nghĩa, họ đem tài nguyên kinh tế từ lĩnh vực sức sản xuất thấp chuyển dịch sang lĩnh vực cao hơn. Giữa thế kỷ 20, J.A. Schumpeter (1883-1950) nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo đã khái quát hơn, ông nói, công việc của nhà xí nghiệp là phá hoại mang tính sáng tạo. Cả hai vị đều không qui định hành vi của nhà xí nghiệp trong phạm trù đạo đức, thậm chí vào thời kỳ đầu văn minh công nghiệp đến như Engels cũng cho rằng, mỗi lỗ chân lông của tích lũy nguyên thủy đều chứa đầy máu. Nếu chúng ta cố chấp dùng sách vở để xác nhận đạo đức của tất cả các hành vi kinh tế, tất nhiên là không hiện thực. Vấn đề ở chỗ khi kinh tế hoặc một xí nghiệp đã phát triển đến bình diện ổn định nào đó thì việc tiếp theo cần làm, không thể lẩn tránh chính là xây dựng trật tự đạo đức trong môi trường vĩ mô của kinh tế và giáo dục bồi dưỡng trách nhiệm đạo đức trong nội bộ xí nghiệp. Bầu sinh thái cạnh tranh lành mạnh và chín muồi không đơn giản chỉ dựa vào khuôn phép một vài pháp quy, pháp luật do nhà nước ban hành để mưu cầu lợi ích, mà càng nên điều hòa tổng thể giữa luật pháp, truyền thống đạo đức và quy phạm hành vi xã hội.

Nhưng khá nhiều nhà xí nghiệp của chúng ta lại thiếu mất sự tuân thủ các quy tắc trò chơi cạnh tranh và sự tôn trọng đối thủ cùng một sân chơi. Về phương diện bảo vệ công bằng thị trường, tinh thần trách nhiệm của các nhà xí nghiệp Trung Quốc thường rất mong manh, họ chỉ tâm niệm khai sơn phá thạch, lấp biển dời non, vẫy mưa gọi gió. Họ là một nhóm người hết sức lo lắng cho bản thân, thuộc hạ và xí nghiệp của mình, nhưng thiếu hẳn trách nhiệm tối thiểu đối với xã hội, và sự cân bằng trật tự của kinh tế tổng thể. Khoảng cách chênh lệch này tạo nên cái chứng phân liệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức chức nghiệp ở trong họ.

Một bộ phận khá lớn các nhà xí nghiệp Trung Quốc còn phấn đấu theo mục tiêu “ngã bài không theo luật”, tuy ban đầu thắng đậm ăn to, nhưng sau đó chẳng ai thèm chơi với họ. Tiền đề của trường phái này là “đục nước béo cò”, phải phá vỡ trật tự thị trường để kiếm lời, vì vậy khi hữu sự vong gia bại sản chúng ta đã thấy bàng quan lạnh nhạt thì nhiều, mà ra tay cứu hộ hầu như chẳng có, lắm kẻ lửa đổ thêm dầu, mà thiếu người cho than khi tuyết lạnh, đa phần là nhếch mép chê cười, chỉ thiểu số mới đồng tình thương xót… những câu chuyện như vậy không còn xa lạ gì nữa dưới thời nay.

3. Thiếu một cách phổ biến tinh thần chức nghiệp hệ thống

Vương Thạch, chủ tịch Vạn Khoa ở Thâm Quyến từng tổng kết bảy đặc trưng của các xí nghiệp dân doanh mới trỗi dậy, trong đó tất nhiên có Vạn Khoa. (1) Quy mô ban đầu rất nhỏ, (2) Bành trướng cấp tốc trong một thời gian ngắn, (3) Vốn khởi nghiệp rất ít hoặc không có, (4) Thường lựa chọn ngành hàng nào có không gian lợi nhuận lớn để chui vào kinh doanh mong lãi cao, (5) Không nắm chắc chiến lược phát triển thời kỳ đầu là gì, (6) Người sáng lập không kinh qua huấn luyện quản lý xí nghiệp hiện đại, và (7) Không một chút băn khoăn về tác dụng quyền uy của chủ xí nghiệp. Vương Thạch còn mô tả những nguyên nhân khiến nhóm các xí nghiệp và lớp các nhà xí nghiệp này đã thiếu sự chuẩn bị, hay nói một cách hình tượng, là đầu thai cẩu thả trước khi ra đời. Nhưng đáng tiếc là tỉnh táo như Vương Thạch mà vẫn không nên công cán gì, cuối cùng bèn than rằng, “nhiều cũng thế, mà ít cũng thế!”

Peter F. Drucker, tổ sư của môn quản trị học hiện đại, năm 1995 trong tác phẩm “Sáng tạo và tinh thần nhà xí nghiệp” lần đầu tiên đã chỉ ra kinh tế nước Mỹ từ “kinh tế của quản lý” đang chuyển hình sang “kinh tế nhà xí nghiệp”, ông cho rằng đây là sự kiện có ý nghĩa nhất, hy vọng nhất trong lịch sử xã hội và kinh tế Hoa Kỳ, kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ngay sau đấy đã có một vài học giả quá ư lạc quan mà hô lên, là Trung Quốc đang bước vào thời kỳ “kinh tế nhà xí nghiệp”!

Cần phải hiểu rõ ba đặc trưng cơ bản của “kinh tế nhà xí nghiệp” để nhận định cho đúng đắn. (1) Nước ấy phải có một số lượng lớn, phạm vi rộng các xí nghiệp hiện đại loại vừa, mà sức sống mãnh liệt của chúng trở thành lực đẩy và “lò ấp trứng” các tiến bộ kinh tế quốc gia, (2) Quản lý đã trở thành một môn kỹ thuật được áp dụng rất rộng rãi, từ đó xuất hiện tầng lớp các giám đốc chuyên môn có tinh thần chức nghiệp, và (3) Trong bầu sinh thái kinh tế đã hình thành trật tự đạo đức kinh tế lành mạnh và chín muồi.

Đối chiếu với ba tiêu chuẩn đó chúng ta hoàn toàn có thể tỉnh táo mà phán đoán là Trung Quốc còn cách “kinh tế nhà xí nghiệp” bao xa, vì vậy một quan điểm quan trọng nhất mà cuốn sách này muốn biểu đạt là các xí nghiệp Trung Quốc phải hoàn thành lực lượng chính của thời đại và xã hội. Theo tôi, đó là xây dựng tinh thần chức nghiệp cho các nhà xí nghiệp và lập lại trật tự đạo đức trong các xí nghiệp ở Trung Quốc. Sách không đi sâu thảo luận “vì sao phải xây dựng và lập lại” mà chủ yếu thông qua mười tấn bi kịch để miêu tả “nếu không xây dựng và lập lại thì hậu quả sẽ ra sao”. Họ đi đến bại cục là do nhiều cơ duyên, ngẫu nhiên, tất nhiên, nội tại, khách quan… nhưng cùng chung một hiện tượng, rằng họ là nạn nhân của những năm tháng hỗn loạn về trật tự đạo đức, đồng thời họ cũng là một trong các nhân tố tạo nên trạng thái hỗn loạn đó.

Thất bại là dưỡng chất cho người đến sau

Giới xí nghiệp Trung Quốc ngày nay đã bước vào thời kỳ trở về của lý tính. Cùng với sự tiến bộ của nền kinh tế Trung Quốc và sự thành thục chín muồi của môi trường vĩ mô, mảnh đất nuôi dưỡng bại cục do bồng bột cơ hồ bị loại bỏ, không khí thị trường và trạng thái cạnh tranh thời ấy đã tiêu tan, bất kỳ một xí nghiệp nào bây giờ cũng không thể chỉ dựa vào mỗi sáng ý bất chợt hay câu chuyện thần thoại huyễn hoặc mà thành công được. Tri thức và lý tính đã trở thành phép tắc sinh tồn quan trọng nhất của thời đại kinh tế mới, vậy giờ đây nghiên cứu phân tích sự thất bại trong quá khứ và những người bị đào thải liệu có ý nghĩa gì không? Ông Ngô Kính Liên tại hội thảo kinh tế mới tổ chức vào tháng 9/2000 ở Quảng Châu đã phát biểu một quan điểm rất mới: “Kinh tế mới không phải chỉ có những công ty .com, những xí nghiệp khoa học công nghệ cao, mà ngược lại nó được định nghĩa bởi quần thể các xí nghiệp có khả năng đem tất cả quan niệm mới, thủ đoạn kỹ thuật mới nhanh chóng chuyển hóa thành sức sản xuất, trên cơ sở ý nghĩa này thì đĩa đậu nhà quê hay đĩa silic hiện đại đều tốt cả nếu như bán được tiền”. Tương tự, chúng ta có thể nhận thấy, thất bại hay trưởng thành của một xí nghiệp không hoàn toàn lệ thuộc vào ngành hàng mà nó đeo đuổi. Thị trường Trung Quốc có tính chênh lệch, sai biệt rất lớn, đặc trưng quốc dân rất rõ nét, vắt ngang từ Tây sang Đông trên cả vạn dặm. chạy dọc theo hướng Bắc – Nam thời tiết khác nhau cũng đến hơn 50 độ, trước đây chúng ta từng nếm thử nào “kinh nghiệm Đài Loan”, nào “mô hình Nhật Bản”, nhưng do không dựa trên hoàn cảnh Trung Quốc nên nhiều xí nghiệp đã sa chân vào cái gọi là “đầm lầy”, bước tiếp thì gian nan mà tự rút lên lại không nổi. Vì vậy 10 điển hình bại cục được phân tích sau đây rất có thể sẽ giúp cho các xí nghiệp khi chinh chiến trên thị trường Trung Quốc ít bị thương vong rơi xuống “cạm bẫy kinh doanh” và giảm được số “học phí” hàng chục ức nhân dân tệ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button