Kinh doanh - đầu tư

Hãy Là Nhà Lãnh Đạo Biết Truyền Động Lực

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Leroy Eims

Download sách Hãy Là Nhà Lãnh Đạo Biết Truyền Động Lực ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Những nguyên tắc lãnh đạo hiệu quả là vô tận nếu chúng được lấy từ những lời của Chúa và được hiện thân bằng con người của Chúa Jesus. Chúa tạo động lực cho những con chiên của Người bằng chính những hành động khiêm tốn, mối quan hệ cá nhân và đức hy sinh của Người trong cuộc sống. Cha tôi là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Ông đã cổ vũ mọi người để họ đạt được những kết quả tốt nhất cho Chúa. Ông ấy đã cố gắng lãnh đạo giống như Chúa đã làm.

Cha tôi đã lấy những họa sỹ phim hoạt hình làm việc cho Hãng phim Walt Disney ra làm ví dụ. Các họa sỹ này có thể nhân hoá một con chuột bình thường thành nhân vật có thể hát, nhảy múa, chèo thuyền và cứu Minnie khỏi nguy hiểm. Đây cũng là công việc của một người lãnh đạo giỏi – để cổ vũ hành động, để truyền cảm hứng cho những thứ bất động và bằng tinh thần của Chúa đạt được mục đích của mình. Nó giống như hình ảnh những cơn gió thổi qua làm lá cờ tung bay phấp phới.

Có nhiều thứ Chúa có thể dùng để cổ vũ mọi người hành động giống như là ngọn gió động lực vậy. Cha tôi đã nói về một trong những công việc quan trọng nhất của người lãnh đạo là giúp đỡ người khác chiến đấu và liên tục chiến đấu vì lẽ phải. Đây là nguyện vọng của cha tôi và cũng là của tôi, điều mà bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này, giúp ích cho bạn trên đường đời và phục vụ cho Chúa.

Hãy chiến đấu!

ĐỌC THỬ

Chương mộtHÃY LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO CÓ TRÁCH NHIỆM

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1980, khi 52 người Mỹ bị bắt giữ làm con tin tại Iran trong vòng 173 ngày, Tổng thống Carter đã có bài phát biểu trên truyền hình. Bằng giọng nói nghiêm nghị, ông thông báo với nhân dân rằng lực lượng quân đội Mỹ đã thất bại trong nỗ lực giải cứu 52 con tin tại Đại sứ quán Mỹ tại Teh- ran, Iran. Sau khi Tổng thống kể lại sự việc dẫn đến nhiệm vụ bị huỷ bỏ, ông nói: “Tôi đã quyết định cố gắng thực hiện hành động giải cứu. Và cũng là tôi quyết định huỷ bỏ hành động này khi vấn đề trở nên trầm trọng hơn… Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm.”1

Tổng thống Carter đã nhận thấy rằng bất kỳ vấn đề nào có liên quan tới lợi ích của nước Mỹ đều là do lỗi của người làm Tổng thống.

TRÁCH NHIỆM

Đối với tất cả các doanh nghiệp, người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của nhiệm vụ. Nhưng thật khó cho hầu hết các nhà lãnh đạo khi nhận trách nhiệm về những gì đang xảy ra đối với công ty của họ.

Mùa hè năm 1979, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã gặp một sự cố. NASA phải nhận trách nhiệm về những vấn đề mà cơ quan này gần như đã để mất kiểm soát: Skylab, một trong những trạm không gian mà NASA xây dựng bị hư hỏng và đi sai quỹ đạo. NASA đã xây dựng Skylab, khoe khoang về nó rồi phóng nó lên vũ trụ và giờ đây thì nó đang gặp trục trặc. Hàng tấn kim loại có thể sớm đổ nhào xuống trái đất. Nhưng ở đâu? Rơi xuống đầu ai? Nhà nào? Không ai dám chắc được. Và thế là cả thế giới và NASA đều đã chờ đợi. Với vài người, ý nghĩ một khối kim loại dài 32 mét, nặng 77,5 tấn, đâm thủng trái đất đã trở thành những câu chuyện hài hước nhẹ nhàng2. Chicken Little đã diễn giải thật ngắn gọn: “Skylab đang rơi! Skylab đang rơi!”. Một số người đã mặc áo T-shirt có hình mắt bò và in chữ “Tôi là mục tiêu của Skylab”.

Nhưng cũng đã tồn tại những mặt không tích cực chút nào. Nhiều người tự cảm thấy bất lực, yếu đuối mà không ai kiểm soát được. Một số thấy sợ hãi còn số khác thì lại giận dữ. Một số cảm thấy phẫn uất vì những người chịu trách nhiệm đã để tình hình trở nên mất kiểm soát. Họ phàn nàn rằng NASA lẽ ra phải suy nghĩ tới tình huống này và lập ra các kế hoạch phù hợp hơn để đưa Skylab trở lại vòng an toàn.

NASA đã xác nhận rằng dù có một vài khả năng, nhưng họ không thể đoán được mức độ chính xác nơi Skylab rơi xuống. Dù NASA đã chịu trách nhiệm đặt Skylab vào quỹ đạo, tuy nhiên, cơ quan này phủ nhận trách nhiệm về việc hạ cánh trạm không gian này.

ĐỘNG LỰC VÀ TINH THẦN

Hãy suy nghĩ về những sự kiện có liên quan tới động lực và tinh thần. Nếu một tập thể cho rằng người lãnh đạo của họ không làm việc của anh ta – hoặc không nhận trách nhiệm về những gì xảy ra đối với công ty của mình thì họ sẽ cảm thấy không hài lòng, hoài nghi và lo sợ. Khi họ không hài lòng với người lãnh đạo của mình thì động lực và tinh thần của họ sẽ tụt dốc. Một sự cố xảy ra trong một công ty của Mỹ đã minh hoạ rõ ràng cho sự thật này. Quản lý nhân sự là một trong các vấn đề trọng tâm nhưng người lãnh đạo lại từ chối tham gia tìm ra giải pháp đối phó. Bằng các hành động của mình, anh ta đã thông báo với ban lãnh đạo rằng mình không hề có lỗi trong sự việc xảy ra và cũng chẳng quan tâm tới việc xử lý nó. Những người thân cận bên cạnh anh ta cảm thấy rất thất vọng, giận dữ và chán nản. Cuối cùng, họ đã gặp trực tiếp anh ta và nói rằng vì lỗi lầm của anh, họ sẵn sàng bỏ việc. Sau cuộc thảo luận căng thẳng và dài hơi, người lãnh đạo đã nhìn thẳng vào sự thật và hứa sẽ làm mọi việc trong giới hạn quyền lực có thể của mình để giải quyết vấn đề. Và khi người lãnh đạo chịu nhận trách nhiệm của anh ta thì mọi người đã hợp sức và bắt đầu giải quyết công việc cùng nhau.

Dù có một vài yếu tố tác động tới động lực và tinh thần nhưng nếu người lãnh đạo chịu nhận toàn bộ trách nhiệm về các hành động của mình và về những người mà Chúa đã đặt bên cạnh, họ sẽ có được sự trung thành và tôn trọng của cấp dưới.

Một tuần sau những nỗ lực giải cứu con tin tại Iran của Hoa Kỳ, tôi đã có bài phát biểu trước những người tham dự hội thảo tại Virginia. Một trong các sỹ quan nói với tôi về bài phát biểu của sỹ quan cấp cao tại Lầu Năm Góc. Người sỹ quan cấp cao này đã nói rằng cảm giác tội lỗi mà anh ta trải qua khi nhiệm vụ thất bại đã được xoa dịu bởi niềm tự hào khi chỉ huy của anh nhận trách nhiệm trước người dân về những quyết định đã được đưa ra. Người sỹ quan cũng nói với tôi về câu chuyện anh và các đồng nghiệp ở Lầu Năm Góc đã được củng cố tinh thần để lại phục vụ cho Tổng thống. Sự thật là việc Tổng thống nhận toàn bộ trách nhiệm đã càng khiến họ thêm trung thành và tôn trọng ông.

HỢP LÝ HÓA

Nhưng thường thì các nhà lãnh đạo có xu hướng bỏ qua tội lỗi của họ – quanh co không nhận trách nhiệm trước những sự việc tồi tệ hoặc không dễ chịu. Hầu như ai trong chúng ta cũng đều có xu hướng như vậy. Đây cũng là một phần bản chất con người chúng ta. Chẳng hạn, nếu vòng hai của tôi tăng lên vài phân, tôi có thể dễ dàng đổ lỗi cho cha tôi. Tôi suy luận rằng “ông ấy béo, đi lại nặng nề và tôi cũng sẽ lại giống ông ấy. Nếu tôi có một ông bố gầy thì mọi chuyện đã khác. Nhưng bởi vì cha tôi béo nên tôi tất nhiên cũng phải béo. Và đấy là lỗi của cha tôi.”

Tôi phớt lờ sự thật là tôi thích ăn kem, bỏng ngô và đậu phủ sôcôla. Đó chỉ là những thứ vụn vặt. Tôi lý luận rằng tôi thừa hưởng thiên hướng dễ tăng cân và tôi kiên quyết đổ lỗi đó cho cha tôi.

Trong Kinh Thánh có một số điều nói về kiểu hợp lý hoá giả này. Chúa giao cho mỗi người chịu trách nhiệm về hành động của mình. Và Chúa giao cho người lãnh đạo trách nhiệm đối với những việc xảy ra dưới sự quản lý của họ. Người lãnh đạo chính là công cụ mà Chúa dùng để dẫn dắt những con chiên của Chúa đi đúng đường và làm theo lẽ phải. Người lãnh đạo phải chấp nhận những hậu quả, phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Chúng ta có thể thấy một bức tranh sống động về nguyên tắc này từ việc cấp đồ ăn cho những đứa trẻ Irasel. Chúa đã nói rõ lời của Người. Chúng được phép kiếm đồ ăn sáu ngày trong tuần trừ thứ Bảy. Tuy nhiên, một số đã không nghe lời. “Một số đã ra ngoài vào ngày thứ 7 để kiếm đồ ăn nhưng chúng không kiếm được gì cả”. Sau đó Chúa đã nói với Moses: “Bao lâu nữa thì con sẽ không nghe theo mệnh lệnh và lời dạy của ta?” (Ex. 16:27-28)

Thật vậy sao! Moses đã không tuân theo các mệnh lệnh và luật lệ của Chúa ư? Không! Một số người thì có thể nhưng Mo- ses thì không bao giờ. Nhưng hãy nhìn cách mà Chúa bắt Moses chịu trách nhiệm! Moses chính là người lãnh đạo! Chúa muốn Moses luôn phải cảnh giác để mà những tội lỗi của con người sẽ không phải là do sự lơ là hoặc lười biếng của Moses. Chúa muốn người mà Người giao trách nhiệm phải luôn kiểm soát được mọi tình huống; vậy nên phân tích đến cùng thì Moses sẽ luôn phải nhận trách nhiệm.

VƯỢT QUA SỰ HỢP LÝ HÓA

Bởi vì bản chất của chúng ta là luôn tìm cách hợp lý hoá hành động của bản thân nên chúng ta cần nhận ra điểm yếu của mình và sau đó tìm cách khắc phục chúng.

“Hãy trở thành một người kiên nhẫn hơn cả một chiến binh, một người biết kiểm soát cơn giận của mình để chiếm được cả một thành phố” (Cách ngôn. 16:32). Nên chiến thắng chính bản thân bạn hơn là chiến thắng kẻ khác. Nhưng việc chiến thắng bản thân chẳng phải việc dễ dàng chút nào bởi vì bạn sẽ phải chiến đấu lại chính tinh thần thoả hiệp, nổi loạn và không kiên định của mình, rất dễ bào chữa cho hành động và cố trốn tránh nhận trách nhiệm. Chỉ cần cho phép bản thân bạn mất kiểm soát, đắm mình trong than vãn hoặc nuông chiều những tham vọng của bạn, để rồi cố đổ lỗi cho những hành động đó cũng là tội lỗi.

Khi bạn là người lãnh đạo không thể khắc phục được tội lỗi trong cuộc đời của mình, mọi người làm việc với bạn sẽ sớm mất đi niềm tin vào bạn. Nếu bạn là người lãnh đạo thì trong suốt cuộc đời sẽ phải ép bản thân chế ngự được những xu hướng tự nhiên hướng tới sự tự nuông chiều và thiên hướng đổ lỗi cho người khác trong khi bạn nên nhận trách nhiệm.

Con tim chính là nơi mà các trận chiến xảy ra. Và có một suy nghĩ nhu nhược rằng: “Con tim có thể lừa gạt mọi thứ và không thể cứu chữa. Ai có thể hiểu được đây?” (Jer.17:9). Một trong những sự thật rằng – tôi là một gã ngốc quá phụ thuộc vào sức mạnh của bản thân thay vì dựa vào sự khôn ngoan và sức mạnh của Chúa. Con tim trở nên độc ác và lừa dối cho rằng những điều xấu là tốt và điều tốt là xấu. Tất cả chúng ta tưởng rằng con tim của chúng ta tốt hơn của người khác. Nhưng thực tế thì trái tim cho phép tự biện minh cho sự lừa dối của bản thân chúng ta và ngụy trang cho con đường dẫn ta tới tội lỗi.

Nhưng nếu ta tìm đến Chúa và xin người chỉ ra yếu điểm và cho chúng ta biết sự thật thì Người sẽ làm điều đó cho chúng ta. Lời cầu nguyện của David sẽ là ví dụ điển hình cho mọi người noi theo: “Con không biết, thưa Chúa, và hãy soi thấu trái tim con; hãy thử thách con và cho con biết những lo lắng của con. Nếu con có nhầm đường lạc lối hãy chỉ cho con con đường bất diệt” (Ps.139:23-24). Chúa hiểu chúng ta. Chúng ta ưa nịnh và hay bào chữa cho chính mình để rồi tự dấn thân đến bên bờ thảm họa; nhưng Chúa với sự khoan dung của Người sẽ soi sáng sự thật cho chúng ta.

NHẬN TRÁCH NHIỆM

Việc áp dụng thật rõ ràng. Bất cứ khi nào tôi không chịu nổi những trò lừa bịp ranh ma của con tim mình, tôi có thể đối mặt với chúng và vượt qua được nhờ vào sức mạnh của Chúa. Nếu tôi chịu trách nhiệm cho những thất bại, tôi phải thừa nhận trọng trách của mình và sửa lại lỗi lầm. Đây không phải là điều dễ dàng. Việc “chiếm được cả một thành phố” trong cuộc chiến tinh thần giống như một trò chơi con nít so với những mâu thuẫn không ngừng mỗi ngày đối với con tim dối trá và không hiểu biết của tôi. Trong hải quân Mỹ đã từng có câu nói: “Nó đã không xảy ra với chiếc đồng hồ của tôi”. Điều đó có nghĩa là: “Tôi không có lỗi gì cả. Đó không phải là lỗi của tôi”. Nhưng khi Chúa nói với tôi và chỉ cho tôi biết lỗi của mình. Tôi nên lắng nghe. Con tim tôi luôn không chịu nhìn vào sự thật. Nhưng Chúa luôn đúng. Sự lựa chọn là của tôi. Tôi nên nghe theo sự thật hay sự giả dối ngọt ngào.

Nếu tôi phớt lờ lời của Chúa, tôi là người có trách nhiệm và tôi sẵn sàng chấp nhận hậu quả. “Nếu bạn là người khôn ngoan, thì sự khôn ngoan của bạn sẽ đền đáp cho bạn. Còn nếu bạn là kẻ giả dối, bạn sẽ phải tự gánh chịu hậu quả” (Cách ngôn. 9:12). Hậu quả cho những hành động sai trái luôn đè nặng tâm trí tôi. Nếu tôi cư xử không đúng với bản thân hoặc với những người mà Chúa đã sắp đặt trong cuộc đời tôi thì tôi đã làm tổn thương chính tâm hồn mình (Cách ngôn. 8:36). Tôi không thể đổ lỗi cho người khác để trốn tránh trách nhiệm của mình.

Khi Chúa tra hỏi Adam về lỗi lầm của anh ta, Adam luôn nói: “Vâng, thưa Chúa, Ngài luôn đúng”. Tuy nhiên, anh ta lại không làm như những gì anh ta nói. Anh ta đã cố đổ lỗi cho Eva, nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Tới lượt mình, Eva lại cố đổ lỗi cho Serpent, nhưng mọi chuyện còn chưa kết thúc. Việc cố gắng trốn tránh trách nhiệm đã thành thói quen lâu đời như khu vườn Eden vậy.

Nhưng những điều sai trái trong quá khứ rồi sẽ để lại hậu quả trong tương lai. Và những kết quả tồi tệ trước đó cuối cùng cũng sẽ đổ lên đầu chúng ta. Sự lo sợ rằng những thứ tồi tệ này có thể gây khó khăn cho giáo đoàn trong nhiều năm, nhiều thập kỷ và thậm chí nhiều thế kỷ! Chúng ta vẫn đang bị trừng phạt về những lỗi lầm của Adam.

Có quá nhiều thứ mà người lãnh đạo phải nhận trách nhiệm. Solomon đã chỉ ra năm trách nhiệm quan trọng của người lãnh đạo:

1. Khiển trách hay khắc phục. Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm khiển trách tội lỗi hoặc khắc phục hậu quả từ hành động của những người thuộc sự quản lý của mình. Thường thì người lãnh đạo khi thấy những hậu quả từ những hành động không phù hợp và từ chối khắc phục nó bởi vì họ sợ mất đi lòng tin của mọi người xung quanh. “Người mà khiển trách người khác cuối cùng sẽ nhận sự tin tưởng của mọi người hơn là kẻ chỉ biết nói những lời ngon ngọt” (Cách ngôn. 28:23).

2. Hành động quyết đoán. Khi có cơ hội để làm những việc có giá trị và sâu sắc, người lãnh đạo phải nhận trách nhiệm để hành động một cách quyết đoán. Solo- mon đã nói rằng nếu một người thực hiện hành vi bất chính bằng cách nói anh ta đã không biết gì về điều đó, anh ta vẫn sẽ trả lời như vậy với Chúa, dù Người có thể nhìn thấu tâm can và trả lại cho anh ta những gì anh ta xứng đáng nhận được vì hành động của mình. Theo quan niệm của Chúa và loài người, thấy một kẻ dưới đang gặp nguy hiểm, đang đứng bên bờ vực thẳm mà không cứu cũng là tội lỗi của người lãnh đạo. Người ta sẽ khinh thường những người lãnh đạo như vậy và coi họ là kẻ nhẫn tâm, ích kỷ và nhút nhát. Tuy nhiên, nếu người lãnh đạo chấp nhận vào cuộc, xắn tay áo lên, bước vào khó khăn thử thách và làm những gì họ có thể thì những người cấp dưới từ đó mà có thêm động lực để cũng làm việc như vậy. Khi tôi ở trong một thành phố ở miền Tây Nam nước Mỹ, tôi được nghe câu chuyện về một người đã dốc lòng vì những người không quen biết bên kia bờ đại dương ở vùng Đông Nam Á. Họ đang đói khát và trở nên hung bạo nhưng biên giới bị buộc phải đóng nên không đón nhận bất cứ sự trợ giúp và cứu trợ nào. Trước vấn đề trên, người này đã quyết định phải làm một điều gì đó. Anh ta kêu gọi sự giúp đỡ từ đại diện của Liên hợp quốc, Hội Chữ thập đỏ, đại sứ quán các nước láng giềng, các cơ quan cứu trợ Cơ-đốc và nhiều tổ chức khác. Mọi người đã nói những điều tương tự như: “Chúng ta không thể làm gì cả. Những kẻ đàn áp đang nắm quyền kiểm soát. Chúng không cho ai viện trợ cho người dân”. Nhưng John vẫn không ngừng tìm cách thay đổi mọi chuyện. Anh ta bắt đầu đi vận động cầu nguyện trong cộng đồng người theo đạo Cơ-đốc. Tôi đã nghe anh ấy nói trong một buổi gặp mặt tại nhà. Ngày tiếp theo, mục sư của anh đã cho phép anh trình bày vấn đề trước giáo đoàn vào ngày cầu nguyện sáng Chủ Nhật. Anh ấy đã nói chuyện điện thoại với những người bạn trên khắp nước Mỹ và trên khắp thế giới. Anh ấy mong mỏi mọi người sẽ cùng cầu nguyện. Mọi người nghe nói rằng John đã được thử thách và được tiếp thêm động lực. Có thêm nhiều người ở bên cạnh và giúp đỡ anh ấy thực hiện được nỗ lực của mình. Anh đã trở thành một người lãnh đạo nhận được sự yêu thương và tôn trọng của mọi người. John đã nhìn thấy được cơ hội để làm những điều có ý nghĩa, sâu sắc và đã làm được điều đó. Anh ấy đã tiếp thêm động lực cho hàng ngàn người để cầu nguyện mong Chúa sẽ mở một con đường để cứu trợ những người cần được giúp đỡ.

3. Lắng nghe phê bình. Những người lãnh đạo nên chịu nhận trách nhiệm để lắng nghe những lời chỉ trích từ nhiều phía. “Bất cứ ai chú ý đến việc sửa chữa sai phạm của bản thân đều là những người khôn ngoan” (Cách ngôn.15:5), nhưng “người mà không chú ý đến việc sửa chữa lỗi lầm của mình thì sớm muộn cũng thất bại” (v.10). Người bị bệnh luôn ấp ủ hy vọng khỏi bệnh khi uống thuốc. Nếu mọi người bị ốm, họ đến gặp bác sỹ để lấy thuốc và sau đó không uống thuốc, họ đã không tuân theo quy trình chung. Solomon tiếp tục cho rằng: “Hãy lắng nghe lời khuyên và chỉ dẫn, và cuối cùng bạn sẽ trở nên khôn ngoan” (Cách ngôn.19:20). Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta có thể nhận thấy giá trị của tinh thần ham học hỏi ở người lãnh đạo. Nhưng thường chúng ta sẽ nhìn thấy những người không chịu lắng nghe lời khuyên và chuốc lấy thất bại. Nếu chúng ta thấy điều đó ở một người lãnh đạo, hãy rời xa anh ta. Chúa không ban cho chúng ta cuộc sống để rồi cứ lao theo những con đường sai trái, làm những việc sai trái hoặc đi theo kẻ lãnh đạo mà không biết lắng nghe lời khuyên, những lời góp ý chân thành.

4. Trung thực. Người lãnh đạo nên chịu trách nhiệm giữ mọi thứ minh bạch. Trải qua nhiều năm chúng ta đã được chứng kiến các tập đoàn lớn luôn cố gắng bài trừ hối lộ. Chúng ta có thể thấy cùng một vấn đề tương tự cấp quốc gia khi tội lỗi của các nhà lãnh đạo được phơi bày ra ánh sáng. Solomon đã nói rằng: “Miệng của kẻ ngu muội chính là sự bại hoại của nó. Môi nó chính là cái bẫy gài linh hồn nó” (Cách ngôn.18:7). Một người lãnh đạo nên nói sự thật. Một trong những vị vua vĩ đại của nước Pháp đã nói rằng: “Nếu cả thế giới bị che giấu sự thật thì chính thái tử sẽ là người biết được sự thật ấy.”3 Nếu người lãnh đạo không trung thực thì sự gian dối của họ sẽ sớm bị phát hiện khiến tinh thần, động lực của mọi người tụt dốc thê thảm. Không ai muốn đi theo một kẻ nói dối cả. Ai cũng ghét bị lừa dối. Biết được rằng người lãnh đạo của nhóm là kẻ nói dối, đó là một điều nhục nhã. Lời nói dối của người lãnh đạo ảnh hưởng tới toàn bộ những thành viên khác trong nhóm. Người lãnh đạo thường cố che dấu lỗi lầm hoặc thất bại của mình. Tuy nhiên, điều đó thật điên rồ vì sớm muộn gì thì sự thật cũng được phơi bày. Hành động tốt nhất của người lãnh đạo là lập tức đối mặt với vấn đề và cầu mong sự tha thứ của mọi người, cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người để khắc phục sự việc. Đây là bằng chứng rõ ràng rằng người lãnh đạo đang chịu trách nhiệm về hành động của chính mình.

5. Công bằng. Người lãnh đạo nên đối xử công bằng với tất cả mọi người. “Chúa ghê tởm những kẻ điêu ngoa, Người yêu mến sự trung thực” (Cách ngôn. 11:1). Rõ ràng là đã có một thói quen buôn bán không trung thực khi cân một thứ quá nặng trong khi thứ khác lại quá nhẹ. Lợi dụng sự không nghi ngờ của con người là hành động phi nhân tính khiến Chúa ghê tởm. Một người chủ cửa hàng sửa chữa ô tô một lần kể với tôi về người phụ nữ đã mang xe của cô đến sửa ở cửa hàng của ông ta. Trong nhiều năm, cô ấy đã nhờ một người thợ cơ khí bảo dưỡng xe cho cô, nhưng một ngày người đàn ông đó đã cố ý làm gì đó với động cơ xe và khiến cho chiếc xe không chạy được như bình thường. Thế rồi, ông ta đã nói với cô rằng cô phải sửa động cơ chính. Sau nhiều lần như thế, cô đã phát hiện ra hành động của ông ta. Cô rất giận dữ vì ông ta đã lừa tiền của cô, nhưng hơn cả là cô cảm thấy bị tổn thương khi người mà cô tin tưởng nhiều năm nay lại lừa dối cô. Lòng tin mà cô đặt nơi ông ta hoàn toàn đổ vỡ. Cô đã tin vào những nhận xét, những lời nói của ông ta. Và ông ta lại lợi dụng lòng tin của cô để trục lợi. Theo cách này, mọi người tin tưởng người lãnh đạo cũng giống như người phụ nữ trong câu chuyện tin tưởng người sửa xe. Và giống như người phụ nữ đó, khi niềm tin của họ bị lừa gạt, họ sẽ tìm đến một người lãnh đạo khác tốt hơn.

Nếu người lãnh đạo muốn có được niềm tin của kẻ dưới thì anh ta phải biết chịu trách nhiệm. Đây là một trong các yêu cầu đặt ra cho nhà lãnh đạo. Cách đây một năm, tôi đã thực sự bất ngờ bởi biển báo trên tường tại bến xe buýt Manila. Nó ghi: “Người quản lý bến xe buýt Manila chịu trách nhiệm về mọi thứ dù có xảy ra hay không tại bến xe buýt Manila”. Bây giờ đó là cái mà tôi gọi là nhận trách nhiệm! Làm thế nào mà bạn muốn nhận trách nhiệm về mọi thứ dù không xảy ra tại bến xe buýt Manila? Nhưng tôi biết điều mà họ muốn nói và tôi đồng ý với họ. Nếu tôi có thể tìm thấy người đó, tôi sẽ đến bắt tay họ và khen ngợi họ.

Người lãnh đạo phải đưa ra sự lựa chọn. Họ có thể chịu trách nhiệm như người quản lý bến xe buýt Manila đã làm hoặc có thể đổ lỗi cho bất cứ ai.

Bạn muốn trở thành người lãnh đạo như thế nào? Bạn có chế ngự được bản ngã luôn muốn bào chữa cho bản thân và đổ lỗi cho người khác không? Bạn có tin vào Chúa và những lời nói của Người để giúp bạn vượt qua được sự giả dối từ trong con tim bạn chứ? Bạn có nghe những lời Chúa nói với bạn không? Chúa đặt trách nhiệm lên vai những người lãnh đạo. Nếu bạn muốn thành một người lãnh đạo, bạn phải biết chịu trách nhiệm!

GHI CHÚ:

1. “Bài phát biểu của Tổng thống Jimmy Carter trước công chúng về nỗ lực giải cứu các con tim người Mỹ tại Iran, 25/4/1980” The 1980s eds. Elin Woodger and David F. Burg (New York: Facts on File, 2006), 352. 2. “Skylab’s Fiery Fall” TIME, 16/7/1979, www.time.com/time/magazine/article/0,9171,920502,00.html 3. Louis IX, quoted in Commentary on the Old Testament, ed. D.D.Whedon, vol 6, Job, Proverbs, Eccelsiates and Solomon’s Song, W.Hunter (New York: Phillips & Hunt, 1881), 404.

Chương haiHÃY LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO KHÔNG NGỪNG HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Các nhà lãnh đạo phải đảm bảo họ luôn không ngừng hoàn thiện bản thân. Sự phát triển không ngừng là một chìa khoá để lãnh đạo hiệu quả và Chúa chính là chìa khoá để phát triển. Tuy nhiên có một số điều nhất định mà các nhà lãnh đạo có thể làm để thúc đẩy quá trình phát triển.

Một trong những yếu tố then chốt đó là lời nói của Chúa (Acts 20:32). Nhưng để làm được điều đó cần phải có thời gian. Như Solomon đã nói: “Sự khôn ngoan và tri thức tốt hơn vàng bạc gấp nhiều lần!” (Cách ngôn. 16:16). Phải nhớ rằng không chỉ là tốt hơn mà là tốt hơn rất nhiều lần. Điều này khá giống với việc cố so sánh một đài phun nước với thác Victoria. Hoặc so sánh sự huy hoàng của cảnh hoàng hôn với ánh sáng của que diêm đang cháy. Nhưng chợt nghĩ: nếu bạn hỏi một nhóm người Cơ-đốc liệu khi cho họ cơ hội dùng một tiếng đồng hồ để nhét đầy giỏ vàng bạc hoặc đọc sách của Chúa, bạn nghĩ họ sẽ chọn làm gì? Sự thật là tại hàng ngàn gia đình, quyển sách chứa đựng sự khôn ngoan của Chúa và tri thức của loài người đã không được mở ra.

Liệu có kỳ lạ khi thấy mọi người khao khát cuốn sách của Chúa hơn cả của cải vật chất? Cả hai đều là quà tặng của Chúa, nhưng lòng khoan dung và trí khôn lại được con người xem trọng hơn. Lòng khoan dung là bất diệt còn của cải là tạm thời. Hàng nghìn người đã tranh giành của cải nhưng họ chưa bao giờ giữ được nó mãi mãi (Cách ngôn. 23:4-5). Họ đã để cuộc đời chìm đắm trong nỗi thất vọng, ủ ê.

Nhưng món quà là lòng khoan dung và trí khôn của Chúa thì không bao giờ bị từ chối. Và những người tìm kiếm điều đó sẽ tìm thấy. Với một người chịu gõ cửa thì rồi cánh cửa đó sẽ mở ra. Với người khao khát lòng khoan dung và trí khôn thì sẽ được đền đáp. Nỗi thất vọng sẽ chuyển thành sự thoả mãn. Và tâm hồn sẽ trở nên thanh bình. Tâm trí sẽ được soi sáng và tinh thần được khuyến khích bởi sự thật. Bán tất cả nhứng thứ đó để có được thứ ít giá trị thì thật là điên rồ. Nhưng lại có nhiều người làm như thế.

Những người lãnh đạo có xu hướng đánh đổi cuộc đời lấy những thứ của cải tạm thời đó và họ bỏ qua lời cảnh báo của Jesus: “[Cái gì đã được gieo mầm?] ẩn trong những cái gai nhọn là con người đã nghe được những lời của Chúa nhưng những lo lắng từ cuộc sống này và những thứ của cải giả dối đã làm thui chột mầm sống ấy khiến cho nó không đâm hoa kết trái được” (Matt. 13:22). Những mối lo trong thế giới này có thể rút hết nhuệ khí của người lãnh đạo và sự giàu có, vinh hoa làm cho họ đi chệch hướng. Ham muốn cá nhân và quyền lực luôn tồn tại và khó có thể chống lại tất cả những cám dỗ ấy.

Bây giờ và sau này chúng ta nhìn thấy sự xuống thế của người Cơ-đốc mà đã được xem như những cây sồi vững chắc trong vương quốc của Chúa. Vậy cái gì ẩn đằng sau sự thất bại của họ? Có thể là rất nhiều thứ, nhưng có một điều chắc chắn. Đó chính là tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, họ đã đi lệch ra khỏi các nguyên tắc mà có thể vun đắp cho sự trưởng thành của họ. Và khi việc này bắt đầu xảy ra thì những kẻ khôn lanh nhất trong số các con chiên của Chúa sẽ bị tàn phá và tinh thần của họ bị giằng xé khiến động lực hoàn toàn đi xuống.

Có lần trên một chuyến bay, tôi đã nói chuyện với một nhà điều hành trẻ. Anh ta nói với tôi về các vấn đề mà công ty anh đang phải đối mặt. Các sản phẩm bị ngừng phân phối. Đây là do sự chống đối trong nhân viên và một số đã rất giận dữ, thậm chí xin nghỉ việc. Việc kinh doanh trở thành một mớ hỗn độn và tinh thần làm việc của công ty xuống thấp khủng khiếp. Tôi hỏi người điều hành trẻ lý do thực sự của sự việc là gì và giải pháp anh ta đưa ra như thế nào. Anh ấy nói rất dứt khoát rằng: “Vấn đề của chúng tôi là do khả năng lãnh đạo. Người chịu trách nhiệm đã không phát triển công việc. Khi một người đến làm việc cho chúng tôi, mọi chuyện vẫn ổn định. Anh ta là người rất có năng lực trong công việc chuyên môn. Bây giờ, khi việc kinh doanh và sản xuất trên đà phát triển vượt bậc thì ban lãnh đạo lại vẫn trì trệ như cũ. Và họ đã sa thải anh ta.”

Để tránh gặp vấn đề tương tự, các nhà lãnh đạo phải tiếp tục hoàn thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của họ, và hoàn thành công việc trong khả năng của mình. Tôi vẫn nhớ buổi gặp mặt với Dawson Trotman, người sáng lập tổ chức The Navigators, không bao lâu trước khi ông qua đời. Ông bước vào phòng họp với nụ cười trên môi và đôi mắt hấp háy tươi vui. “Để tôi đọc cho các bạn một đoạn ngắn mà Chúa đã ban cho tôi trong buổi sáng nay khi tôi đang nghỉ ngơi. Tôi không biết tôi sẽ sống thế nào trong suốt những năm qua mà không có đoạn văn quý giá này luôn ở trong trái tim tôi”. Tôi đã thực sự bất ngờ. Đây đã là nhà lãnh đạo mà chúng tôi vẫn đưa ra làm ví dụ trong sự phát triển tinh thần. Những thứ đơn giản giống như vậy thường tạo động lực cho mọi người và đẩy tinh thần lên cao.

Sự phát triển không phải là sự lựa chọn. Nó là điều bắt buộc. Những thứ tôi đã học được trong năm đầu tiên với tư cách là một tín đồ Cơ-đốc vẫn tồn tại cho tới tận hôm nay. Tôi vẫn cần cầu nguyện, nhưng lâu hơn và nhiều hơn. Tôi vẫn cần phải nghe theo lời răn dạy của Chúa. Nhanh chóng và trọn vẹn. Đó là những yếu tố để phát triển. Những điều cơ bản thì vẫn là cơ bản, và chúng ta chẳng bao giờ có thể đi tới tận cuối cùng. Lời cầu nguyện buổi sáng và đọc sách Kinh Thánh không phải là lựa chọn. Chúng được yêu cầu. Nhớ và suy ngẫm về những lời dạy của Chúa luôn là điều cần thiết cho sự phát triển của Cơ- đốc giáo. Và khi các con chiên của Chúa nhìn thấy người lãnh đạo của họ bớt nhiệt tình về việc này thì sự tin tưởng theo đó mà cũng bớt đi. Sự trung thành của họ cũng bị lung lay. Sự rối bời thế chỗ cho động lực và sự thờ ơ chiếm lấy tinh thần làm việc. Tất cả sẽ làm cho tổ chức đó dần đi tới chỗ đường cùng.

Cách đây vài năm, khi tôi đi bộ cùng với một nhà lãnh đạo giáo đoàn Cơ-đốc, ông đã phàn nàn với tôi rằng những người trong tổ chức đang không nghe theo chỉ đạo của ông ấy. Một số không thể hiện điều đó trong các cuộc họp, họ không nghe lời ông, thậm chí trong các buổi thảo luận họ có vẻ lãnh đạm với những lời góp ý của ông. Họ đã từng cùng nhau nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng dần dần họ bắt đầu đến muộn, công việc thì dở dang hoặc thậm chí còn chưa hề đụng tới. Tôi đã chẳng thu được gì từ việc nghiên cứu Kinh Thánh – bởi vì những thứ cơ bản thì vẫn là cơ bản. Tôi đã hỏi ông ấy thời gian tối thiểu để chuẩn bị nghiên cứu là bao lâu.

Ông ta nói: “Hai tiếng” Tôi hỏi tiếp: “Thế còn thời gian anh giải quyết mọi việc?”. Ông ấy lại trả lời: “Hai tiếng”

Tôi nói với ông ta: “Anh vẫn chưa hiểu mọi chuyện. Anh đã làm như vậy cách đây cả mười năm rồi!”

Tôi khá bất ngờ khi ông ấy nhân đôi lượng thời gian mà ông đặt ra làm thời gian tối thiểu để chuẩn bị nghiên cứu Kinh Thánh. Ông ta đã chấp nhận thách thức và bắt đầu nhân đôi thậm chí nhân ba thời gian ông ấy đầu tư vào Kinh Thánh. Mọi người trong nhóm đã đổi khác và sự tôn trọng, cam kết với người lãnh đạo làm mọi chuyện chuyển biến. Một năm sau, khi quay trở lại thăm ông ấy, tôi thấy nhóm của ông ta đã cam kết nhiệm vụ; và tinh thần làm việc của họ rất cao. Sự phát triển tinh thần cá nhân của người lãnh đạo là chìa khoá biến đổi mọi thứ.

KẺ THÙ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN

1. Tự kiêu. Solomon đã viết: “Ngay sau sự tự kiêu là sự huỷ hoại, ngay sau sự kiêu căng là thất bại” (Cách ngôn. 16:18). Người tự kiêu sẽ bị hạ bệ. Điều đó sẽ xảy ra từ sự ăn năn của người đó hoặc phán xét của Chúa đối với thái độ kiêu căng, ngạo mạn đó. Nebuchadnezzar đã học được bài học đắt giá rằng ngay sau sự tự kiêu là sự huỷ hoại. Chúng tôi đã được kể rằng:

Ngay lập tức, những điều nói về Nebuchadnezzar thành hiện thực. Ông ta xa lánh mọi người và ăn cỏ giống như bò. Cơ thể ông ta bị ngấm đẫm sương cho tới khi tóc của ông ta mọc dài ra như lông đại bàng và móng tay móng chân giống như vuốt chim. (Dan.4.33) Ông ta là một nhà lãnh đạo vĩ đại của đoàn binh hùng mạnh và đứng trên vạn người. Nhưng sự tự kiêu đã kéo ông ta xuống. Chúa sẽ trừng phạt người lãnh đạo mà đã không mang lại vinh quang cho Người. Người biết rất rõ cách nhắc nhở: “Chúng ta có kho báu trong lọ gốm để thấy rằng quyền lực trên tất cả này là từ Chúa chứ không phải từ chúng ta” (2 Cor 4:7).

Một trong những hậu quả đáng sợ nhất của sự tự kiêu là nó khiến cho người ta quá tự tin và dẫn đến thái độ bất cần đối với tâm linh. Khi người lãnh đạo bắt đầu quá tin tưởng vào bản thân, họ đang đứng trên vực của sự huỷ hoại. Sự tự tin của họ nằm trên món quà và khả năng mà Chúa ban tặng cho họ. Đúng vậy, họ có thể có cá tính lôi cuốn, khả năng truyền đạt và có được sự trung thành và ảnh hưởng tới người khác. Nhưng họ có được điều đó từ đâu? Kinh Thánh đã chỉ rõ: “Ai có thể làm bạn trở nên khác biệt với những người khác? Cái bạn đáng lẽ sẽ có mà bạn đã không nhận là gì? Và nếu bạn đã nhận nó, tại sao lại nói như thể bạn đã không nhận nó?” (1 Cor 4:7).

Có lần tôi được yêu cầu làm một cuộc hội thảo vào cuối tuần về tình môn đồ tại một nhà thờ phát triển. Tôi đã bất ngờ học được rằng chỉ một vài năm trước nhà thờ đã thực sự mất đi. Nhiều người trong buổi lễ chỉ đi dạo xung quanh và đã vào các nhà thờ khác trong vùng. Vấn đề là ở mục sư. Bởi vì ông ta đã không cầu nguyện và không truyền đạt tới buổi lễ các nguyên tắc giúp chúng ta cầu nguyện. Sự nông cạn của ông ta trong Kinh Thánh đã cho thấy trong những bài thuyết giáo nông cạn và không có khả năng hướng dẫn đám đông trong việc nghiên cứu Kinh Thánh cá nhân.

Cuối cùng, trong sự tuyệt vọng, giáo đoàn sa thải ông ta và bắt đầu tìm kiếm một người phù hợp hơn. Sớm muộn gì thì họ cũng tìm thấy một người mà có đủ các yêu cầu họ đề ra. Không, ông ta không phải là một người thuyết giáo hùng biện càng không phải là một giáo viên cực giỏi. Nhưng chắc chắn một điều rằng ông ấy là một người sâu sắc, chân thành và có tình yêu thực sự đối với Chúa Jesus, mà bắt nguồn từ cuộc sống giàu đức hy sinh của ông ta với Chúa. Ông có thể cầu nguyện nhiều giờ và say mê với những lời của Chúa để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Không bao lâu sau khi ông ta đến, một sự thay đổi sâu sắc đã xảy ra. Buổi lễ đã bắt đầu phát triển cả về chiều sâu cá nhân và số lượng người tham dự. Một số người trước đó ngừng tới nhà thờ, giờ đã quay trở lại. Mọi người đã chiến thắng Christ nhờ số thành viên của giáo đoàn và mang lại sự sống cho nhà thờ. Các buổi cầu nguyện được tham dự đầy đủ và công việc Chúa giao phó đã được thực hiện khi mọi người đặt việc cầu nguyện lên hàng đầu.

Một nhà thờ đã chết được mang lại sự sống bởi một mục sư khiêm tốn. Bí mật là gì? Một con chiên được Chúa giao phó đã đặt toàn bộ niềm tin đặt vào Chúa và dẫn dắt mọi người hướng tới niềm tin với Chúa. Người mục sư trước đó đã dựa hoàn toàn vào bản thân anh ta hơn là lời cầu nguyện và niềm tin vào Chúa. Nhưng người có niềm tin khiêm nhường vào Chúa giống như một chất xúc tác dẫn dắt mọi người tới niềm vui, sẵn sàng hy sinh cho Chúa, và khao khát chiến thắng.

Trong suy nghĩ của bạn, bức tranh về thái độ ngạo mạn đó là cho dù một binh đoàn hàng đầu cũng sẽ đi tới chỗ tan rã. Bạn cho rằng cái gì rồi sẽ theo sau ông ta? Sự huỷ hoại. Phá sản. Thất bại. Tàn phá. Huỷ diệt. Tai ương. Đổ nát và cứ tương tự như thế. Bây giờ không chỉ có những lời đồng nghĩa. Sự phô trương dẫn dắt bởi lòng tự kiêu và thái độ ngạo mạn sẽ tạo nên những thứ này. Ở mọi lúc và mọi nơi. Sự tự kiêu và tủi hổ tạo thành một cái cùm mà chỉ có Chúa mới mở được. Và Người chỉ mở nó khi người đó biết ăn năn hối lỗi thực sự.

Một vấn đề nữa đối với sự tự kiêu là nó trực tiếp mâu thuẫn với nguyên tắc khôn ngoan đầu tiên là phải kính sợ Chúa. Sự tự kiêu thách thức lời răn dạy của Chúa để yêu mến Người và hàng xóm của chúng ta. Điều đó đẩy những kẻ tự kiêu đến bờ vực. Họ mâu thuẫn với chính bản thân họ, mẫu thuẫn với hàng xóm và thách thức Chúa. “Chúa ghét cay ghét đắng tâm can của những kẻ tự kiêu. Chắc chắn một điều rằng: Họ sẽ bị trừng phạt” (Cách ngôn. 16:5).

Nếu người lãnh đạo bắt đầu từ suy nghĩ tự cao về bản thân, họ và những người xung quanh sẽ sớm thấy họ gặp rắc rối. Nếu họ phớt lờ Chúa và quá tự tin vào bản thân, họ sẽ chẳng thể phát triển được bản thân và dần làm khô héo tâm hồn của chính họ. Và khi mọi người nhìn thấy chuyện xảy ra với những người lãnh đạo của họ thì họ sẽ không còn nhiệt thành với công việc của Chúa.

Hãy nhớ lời của Christ:

Hãy tin tưởng ta và ta sẽ tin tưởng các ngươi. Không có nhành cây nào có thể tự mang quả của chúng; chúng phải nhờ tới cây leo. Và các ngươi sẽ không thể thành công nếu không tin tưởng vào ta. Ta là cây leo; các ngươi là nhành cây. Nếu con người tin tưởng ta và ta tin tưởng lại mọi người, thì con người sẽ có thật nhiều thành công; nếu không có ta, các ngươi chẳng thể làm được điều gì (John 15:4-5).

Sự tiếp cận và dịch vụ hiệu quả không phải là kết quả của lao động quá độ mà là niềm tin mật thiết với Chúa.

Chắc chắn, tôi sẽ là người đầu tiên thừa nhận những người lãnh đạo có thể làm việc hiệu quả nếu họ áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật hiện thực hoá học được từ L.Ron Hubbard. Nhưng loại hiệu quả này sẽ không kéo dài trong suốt công việc của Chúa. Người soạn thánh ca đã rất chính xác khi viết: “Một cánh tay sẽ đánh bại bạn”1. Nhà tiên tri Jeremiah đã ghi lại.

Đây là điều Chúa nói: “Kẻ bị nguyền rủa là kẻ tin tưởng vào con người, tin tưởng vào sức mạnh của bản thân và quay lưng lại với Chúa. Anh ta sẽ giống như một bụi cây trong vùng đất hoang; anh sẽ không biết thế nào là thịnh vượng. Anh ta sẽ ở nơi khô nẻ như sa mạc, trong vùng đất mặn không có ai sinh sống. Trong khi người được ban phước là người mà tin tưởng Chúa, đặt niềm tin vào Chúa. Anh ta sẽ giống như một cây xanh được nuôi dưỡng bởi nước từ nguồn suối mát trong. Không phải mang nỗi sợ khi trời nắng gắt; lá của nó vẫn luôn xanh tươi. Không phải lo trong những năm khô hạn và chẳng bao giờ ngừng đâm hoa kết trái.” (Jer. 17:5-8)

Khi cuộc sống của người lãnh đạo bắt đầu khô héo như bụi cây trên sa mạc, người theo họ sẽ bắt đầu làm những điều cũng như thế. Chúng ta tạo ra những người như chúng ta.

2. Lười biếng. Nếu người lãnh đạo lười cầu nguyện, học tập và tìm kiếm Chúa, họ một lần nữa đứng trên bờ vực thẳm. Solo-mon đã nói rõ: “Một người uể oải trong công việc là đang huỷ hoại bản thân mình” (Cách ngôn. 18:9). Người lười biếng huỷ hoại những gì họ có. Họ để những gì mình có rơi tuột khỏi lòng bàn tay. Họ để những món quà và khả năng trời ban bay theo gió.

Tôi đã chứng kiến sự lười biếng làm hỏng cuộc đời của một chàng trai trẻ – người vốn có tiềm năng tuyệt với đối với Chúa. Tôi đã gặp anh ta khi anh còn là học sinh trường dòng cho thấy hứa hẹn khác thường. Hầu hết các giáo sư đều đặt hy vọng vào anh ta. Tinh thần vui vẻ, trí tuệ và khả năng giao tiếp giúp anh có một bài phát biểu tại trường dòng. Mọi người đều hy vọng anh ta sẽ tiếp tục bay cao và bay xa hơn nữa. Nhưng tôi thấy không chắc chắn. Tôi đã làm việc với anh ta ở một khía cạnh khác. Và tôi đã giúp anh lập ra bài cầu nguyện buổi sáng, bài đọc Kinh Thánh và suy ngẫm về sự hy sinh từ những câu chữ – những điều cơ bản. Tuy nhiên, anh ta không bao giờ thực hiện được. Anh ta luôn tỏ ra uể oải khi ra khỏi giường và quỳ gối cầu nguyện vào buổi sáng. Sự lười biếng đã làm anh ta tụt dốc.

Hai mươi lăm năm sau, anh ta vẫn dậm chân tại chỗ. Một người có tiềm năng cho những điều vĩ đại trong vương quốc của Chúa đã nói lắp bắp suốt dọc đường về nơi ở bừa bãi, lộn xộn. Anh ta tiếp tục động viên đám người nghèo, không quyền lực. Họ đã không có được tâm hồn của Christ trong nhiều năm. Tinh thần môn đồ vẫn đâu đó ngoài cuộc sống của họ. Họ không được khuyến khích để hành động và tinh thần của họ đang ở mức thấp nhất rồi. Vậy vấn đề đó là gì? Một người lãnh đạo lười biếng, Solomon cũng đã chỉ ra điều này. Một người lãnh đạo quá lười hoạt động cũng không đóng góp được gì giống như một người chỉ lao vào những gì người đó có. Nếu một người lãnh đạo lơ là trách nhiệm của mình, thì thiệt hại người đó gây ra cũng tương đương với một người đâm đầu vào làm những công việc nguy hại. Cả hai đều là những kẻ huỷ hoại.

Một câu tục ngữ khác, Solomon đã nói về sự nguy hiểm của lười biếng và phần thưởng của sự siêng năng: “Không được ngủ nhiều nếu bạn không muốn trở nên nghèo túng; hãy luôn tỉnh táo và bạn sẽ có thức ăn để dự trữ” (Cách ngôn. 20:13). Thích ngủ nướng là bạn đang vi phạm vào những quy định Chúa đề ra. Giấc ngủ chỉ được coi là việc nghỉ ngơi tạm thời để bạn tiếp tục làm việc và phục vụ. Giấc ngủ phải được coi là người đầy tớ chứ không phải là chủ nhân. Những người thích ngủ nướng sẽ trở thành những người thiếu sức sống, lười biếng, không hăng hái và không bao giờ giống với Chúa Jesus Christ của chúng ta, người đã làm mọi việc thật tốt và luôn nhiệt thành với Chúa trời. Người dám đối mặt và vượt qua được sự lười biếng luôn quấy rầy chúng ta chính là sự hứa hẹn sự thoả mãn về cuộc sống đầy đủ từ Christ. Giấc ngủ có thể trở thành lời cầu nguyện hoặc sự nguyền rủa.

Một mùa hè, tôi tham dự một chương trình đào tạo nhà hàng hải và đến vừa lúc vào thời điểm bữa sáng. Các học viên đã tới được khoảng hai tiếng để tập thể dục, đọc và cầu nguyện Kinh Thánh rồi làm một số việc vặt. Tôi nhìn xung quanh để tìm giám đốc và nghe được tin thật buồn cười, thậm chí có vẻ phi lý rằng anh ta dường như vẫn đang ngủ. Tôi tới phòng của anh ta và gõ cửa. Anh ta trong tình trạng mắt nhắm mắt mở và giọng nói thì ngái ngủ. Anh rất đỗi ngạc nhiên và lúng túng khi thấy tôi đứng đó. Tôi đã mất một ngày với chương trình để đã khám phá ra rằng tinh thần và động lực của mọi người đang rất kém.

Trước khi ngày dài qua đi, tôi đã có cơ hội chia sẻ với người giám đốc đó một câu tục ngữ 20:13. Trong suốt thời gian còn lại của chương trình, anh ta đã làm việc để vượt qua sự lười nhác của chính mình và vì sự siêng năng của mình, anh ta đã lấy lại được sự tôn trọng từ mọi người mà anh ta đã đánh mất.

NGƯỜI BẠN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

1. Khiêm tốn. “Sự kính sợ Chúa dạy con người trí khôn ngoan và sự khiêm tốn đến trước niềm vinh quang: (Cách ngôn. 15:33). “Sự khiêm tốn và sự kính sợ Chúa mang lại của cải, danh dự và cuộc sống” (Cách ngôn. 22:4).

Rõ ràng là từ những đoạn này cho thấy sự khiêm nhường trước Chúa cần thiết để nuôi dưỡng tinh thần. Sự khiêm nhường này dành cho Chúa và nghe theo những lời răn dạy của Người. Cách đây nhiều năm, David Limebear, một người bạn thân của tôi từ Luân Đôn, nước Anh đã du lịch tới Mỹ. Tôi và vợ đã đón tiếp anh ấy tại ngôi nhà chúng tôi ở Colorado Springs. Trong cuộc nói chuyện vào buổi tối, David kể về hai người lãnh đạo Cơ-đốc giáo đã có ảnh hưởng tới cuộc đời của anh ta. Anh ấy đã có thời gian ba năm làm việc với nhóm đầu tiên. Một người gặp phải vấn đề tinh thần nghiêm trọng. Một người gần như ruồng bỏ vợ con và gia đình của anh ta và một người lúc nào cũng gắt gỏng. Một người khác thì chán ngán cuộc đời và có ý định tự tử. Sau khi David rời khỏi nhóm thứ nhất, anh đã gia nhập vào nhóm những người lạc quan. Cuộc sống của họ phản ánh những tính cách của Chúa, còn ngôi nhà của họ được đặc trưng bởi sự yêu thương và hạnh phúc, sự kiên nhẫn và lòng tốt.

Khi David kể lại về hai nhóm này, anh ấy đã thấy rõ rằng họ khác biệt nhau. Nhóm đầu tiên được phán xét theo Kinh Thánh. Họ sẽ có những trang dành riêng cho mình. Còn nhóm thứ hai đã đặt họ trong tinh thần của Kinh Thánh. Họ đã nghe theo lời răn dạy và khẳng định sự hứa hẹn của Kinh Thánh.

Sự đối lập thật sâu sắc. Vì tự kiêu, nhóm thứ nhất đã tự cho họ quyền phán xét Kinh Thánh. Trong khi đó, bằng sự khiêm tốn, nhóm thứ hai đã trân trọng những lời của Chúa và sống dưới chức trách của Người. Họ đã được nhận ơn trời cao và Chúa ghi danh họ. Họ đã khám phá được cuộc sống.

Trong khi David ở cùng nhóm thứ nhất, tinh thần và động lực của anh ta chỉ bằng con số không. Nhưng khi nhóm thứ hai để anh ấy cùng đi trên con đường phục vụ cho Christ, David đã tỏ ra nhiệt thành với ban lãnh đạo nhóm này.

Giống như David, hầu hết mọi người đều đồng lòng với người lãnh đạo biết khiêm nhường. Họ mong muốn được đi theo một người lãnh đạo như thế vì họ biết bàn tay của Chúa đã đặt lên người này. Họ biết con đường của người này với Chúa sẽ càng gia tăng sự thuyết phục, lòng chân thành và làm sâu sắc hơn sự hy sinh của của người đó với Chúa và chắc chắn rằng con đường tiếp theo của người đó sẽ càng phát triển.

2. Sùng đạo. Một người sống trong tội lỗi dễ thấy không có sự ban ơn và tri thức từ Christ. Sự phát triển có được khi chúng ta học theo mệnh lệnh của Chúa và bằng sức mạnh Đức Thánh Thần áp dụng vào cuộc sống của chúng ta. Một người soạn thánh ca đã nói: “Tôi sẽ ca ngợi Chúa với một trái tim chân thành vì tôi học theo những quy định đúng đắn của Chúa. Tôi sẽ nghe theo những quyết định của Chúa; không bao giờ từ bỏ chính mình” (Ps. 119:7-8).

Sự sùng đạo và phát triển độc lập có thể hỗ trợ cho nhau. Chúng là những đức tính tốt đẹp song hành cùng nhau. Jesus đã ra lệnh cho những con chiên của Người vừa phải học tập vừa phải noi theo. Học từ Christ là học từ lòng tốt của Người. Noi theo Người là sống một cuộc sống ngoan đạo và bước đi như Người đã bước đi.

“Con đường ngay thẳng để tránh những tội lỗi; người mà bảo vệ con đường của mình thì cũng bảo vệ cuộc sống của người ấy” (Cách ngôn. 16:17). Tất cả những người đi trên con đường của Chúa biết rằng nó sẽ dẫn họ đến gần hơn trái tim, ý chí và tình yêu của Chúa. Đó được coi là sự phát triển, là con đường để có được sức mạnh và thăng tiến trong công việc của Chúa. Nhà tiên tri Isaiah đã có một nhận xét thú vị và sâu sắc về điều này: “Và một con đường sẽ ở đó; nó sẽ được gọi là con đường của sự thần thánh. Ở đó không gì là không rõ ràng; nó sẽ dành cho những ai bước đi trên con đường đó; những kẻ xấu xa sẽ chẳng thể nào biết được về con đường ấy” (Isa. 35:8).

Đây là một lời hứa! Không quan trọng nó bắt đầu từ đâu. Chúng ta có thể có ít học thức và ít khả năng. Nhưng nếu chúng ta siêng năng để theo đuổi sự thần thánh trên con đường của Chúa, chúng ta sẽ dần hoàn thiện cả về trí khôn và tri thức.

Những nhà lãnh đạo tài năng có thể khởi đầu với nhiều lợi thế hơn so với những người anh chị em khác. Nhưng nếu vào lúc nào đó trên con đường phát triển họ xao nhãng thể hiện sự sùng đạo thì việc phát triển của họ sẽ sớm chậm lại và cuối cùng là ngừng hẳn. Do đó, những người lãnh đạo phải “luôn giữ vững tinh thần theo đuổi con đường của họ và chăm chỉ tuân theo những khát vọng sâu thẳm và động lực của họ. Sự phát triển không thể nhầm lẫn được kết nối với sự sùng đạo. Bằng cách bảo vệ những hành động tốt và tránh xa cái xấu, những người lãnh đạo cũng đang cầu nguyện sự phát triển về lòng khoan dung và tri thức của Christ.

Nếu chúng ta muốn tiếp tục phát triển, sùng đạo phải là cam kết suốt cuộc đời của ta. Hãy nhớ một nhận xét của Solomon: “Mái tóc xám là chiếc vương miện lộng lẫy; nó chỉ giữ được bởi một cuộc sống ngay thẳng” (Pro. 16:31). Đây không phải là niềm vinh quang của một kẻ xấu xa. Nhưng người đã đi trên con đường của Chúa nhiều năm được bao quanh bởi vầng hào quang của Chúa. Trí khôn của người đó là kết quả từ việc học tập, áp dụng và trải nghiệm.

Bạn nghĩ rằng Chúa sẽ chỉ gọi những người lớn tuổi làm môn đồ. Dù trẻ hay già, thì mọi yêu cầu vẫn như nhau: sự chân thành trong những thứ cơ bản – trong việc phục vụ và trách nhiệm quản lý và trong sự hy sinh dành cho Chúa.

Cách đây nhiều năm, tôi có vinh dự được nói chuyện với Ngài Herbert Lockyer. Ông chuẩn bị bước sang tuổi thứ chín mươi ba. Vợ ông, bà Virginia, chuẩn bị cho ông một chiếc bánh táo, và chúng tôi ngồi trong phòng khách cùng thưởng thức chiếc bánh và nói chuyện về Chúa. Khi tôi nhìn quanh căn phòng của ông, tôi đã thấy sự thay đổi ở khắp mọi nơi. Ông chỉ vào chiếc ghế nơi ông cầu nguyện mỗi sáng, ông đã ghi lại những bài học Kinh Thánh gần đây của ông. Những năm qua của ông luôn tràn ngập vầng hào quang rực rỡ vì họ đã sống một cách chính trực, ngay thẳng.

Khi tôi nghe ông nói chuyện, tôi đã được nhắc lại một lần nữa cách duy nhất để tìm thấy con đường chính đáng là tiếp tục phát triển. Nếu tôi không làm như thế, tôi sẽ trượt đến con đường tội lỗi và bị nhấn chìm bởi nỗi thất vọng.

3. Thận trọng. “Những kẻ ngốc nghếch sẽ nhận được những thứ xuẩn ngốc còn người thông minh sẽ được tặng thưởng cả kho tri thức” (Cách ngôn. 14:18). Ở đây, sự phát triển và thận trọng đã được nối kết với nhau. Sự thận trọng là khả năng quản lý và tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân bằng những lý luận. Dù tôi phải để cho mình có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi, thì phần lớn cuộc đời tôi vẫn phải là sống trong số những thứ để làm cho mọi thứ phát triển. Và làm điều đó đơn giản chỉ là đưa ra những quyết định và phán xét cẩn trọng. “Những người thông minh luôn ham học hỏi và sẵn sàng học hỏi.” (Cách ngôn. 18:15). Nhớ rằng Solomon nói thêm về đôi tai và đôi mắt. Những điều mà chúng ta nghe được từ tai này thì hãy để nó đi ra từ tai kia. Nhưng khi nó ngự trị trong trái tim ta thì nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của ta.

Sự thận trọng gồm cả thái độ của chúng ta đối với việc tiếp thu tri thức. Solomon đã nói rất nhiều về điều này: “Người thông minh luôn muốn học hỏi thêm còn kẻ ngu dốt lại tự hài lòng với chính mình” (Cách ngôn. 15:14); “Người biết chú ý khi nhận những lời khiển trách mang tính tích cực sẽ trở nên khôn ngoan. Người từ chối học hỏi sẽ tự làm hại bản thân mình. Và người biết chấp nhận sửa đổi sẽ đạt được sự hiểu biết” (Cách ngôn. 15:31-32).

Apollos là một ví dụ cho chúng ta học hỏi. Mọi người nói rằng anh ấy có “trí thức sâu rộng của Kinh Thánh” (Acts 18:24). Nhưng khi Priscilla và Aquila nghe về anh ấy và kể lại rằng: “Họ đã mời anh ta tới nhà và giải thích với anh ta về con đường của Chúa” (v. 26). Hãy tưởng tượng về điều đó. Một người thuyết giáo được một kẻ ngoại đạo giảng dạy! Thật thú vị rằng chúng ta cảm thấy tự do khi làm điều đó. Và cũng thật tuyệt khi Apollos đã có sự khiêm nhường và cẩn trọng để lắng nghe họ.

Người lãnh đạo thận trọng sẽ lắng nghe tiếng nói của những người cấp dưới. Họ sẽ tạo ra bầu không khí gần gũi để mọi người thấy thoải mái và họ có thể tự do trao đổi ý kiến. Nếu làm được như vậy, họ sẽ mở được cánh cửa của rất nhiều nguồn thông tin. Điều này không chỉ kích thích sự phát triển; mang lại hiệu quả lớn hơn cho nhiệm vụ mà vẫn giữ được tinh thần và động lực cao.

Mùa xuân năm 1980, 162 người lãnh đạo Thiên chúa giáo The Navigators đã hội tụ từ khắp nơi trên thế giới để cùng cầu nguyện, đặt ra kế hoạch và suy nghĩ về định hướng trong những năm 1980. Lorne Sanny, Chủ tịch của hội đã tổ chức các phiên họp sáng của chúng tôi. Ông nói với mọi người và sau đó chúng tôi chia ra thành từng nhóm để tranh luận về những điều ông nói. Người lãnh đạo mỗi nhóm ghi lại biên bản những điều thống nhất cũng như không thống nhất của chúng tôi đem lại cho Lorne và ban lãnh đạo của ông. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các thông tin phản hồi, Lorne tập hợp lại thành nhận xét và gợi ý cho các nhóm thảo luận trong phiên họp tiếp theo. Mọi người háo hức chờ đợi các gợi ý được cho vào khuôn khổ kế hoạch hành động trong những năm 1980. Sự phấn khích tăng cao và khi hội thảo kết thúc người ta có thể thấy rằng Chúa đang gửi các nhà lãnh đạo này trở lại các góc của quả cầu sau khi nhận được động lực và cam kết làm nhiệm vụ giúp hoàn thành các cam kết của Chúa.

GHI CHÚ:

1. Gerge Dufield Jr., “Hãy đứng lên, đứng lên vì Chúa Je- sus,” 1858, Cyber Hymnal, www.cyberhimnal.org/htm/s/t/ standufj.htm.

Chương baHÃY LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO GƯƠNG MẪU

Cách đây vài năm, tôi mua một cái cưa xích với dự định dùng nó để cắt gỗ đốt lò sưởi. Khi về tới nhà, tôi mang nó vào kho chứa đồ, bỏ ra khỏi hộp và bắt đầu cố lắp nó. Tôi đã đọc rất kỹ hướng dẫn sử dụng. Cái cưa lẽ ra phải dễ dàng lắp ghép nhưng thực tế nó khó hơn tôi tưởng, tôi cảm thấy thật rối bời và hơi sợ.

Hướng dẫn lắp ghép nói đến những thứ như vỏ, chỉ dẫn, nút mở, lưỡi cắt, và vân vân. Trong đời mình, tôi chưa từng lắp thứ như thế này bao giờ.

Đến hôm nay, cái cưa vẫn còn nằm trong hộp, chưa được lắp hoàn chỉnh và chưa được sử dụng. Khi nhiệt độ xuống thấp trong những năm 30 và lần đầu tiên chúng tôi thấy tuyết, tôi đã thực sự muốn dùng tới lò sưởi. Nhưng vì tôi không thể lắp được cái cưa như chỉ dẫn nên mọi thứ vẫn chẳng có gì thay đổi.

Marine Corps có một hệ thống tốt hơn là chỉ có lời hướng dẫn được viết sẵn. Năm 1943, tôi đã gia nhập Marine Corps và đi cắm trại ở San Diego. Sau khi cắt tóc, nhận quần áo và vài ngày chạy thể dục, tôi đã được cấp một khẩu súng trường. Tôi không biết gì về vũ khí nhưng tôi biết Marine Corps sẽ sớm dạy tôi bắn nó một cách chính xác. Lúc ấy tôi mới mười tám tuổi và thấy mọi chuyện thật thú vị.

Nhưng buổi sáng người hướng dẫn của chúng tôi đã thông báo rằng chúng tôi chuẩn bị học tháo súng trường, tôi đã rất sợ. Ý nghĩ cố tháo khẩu súng này ra và sau đó lắp nó lại dường như quá ám ảnh đầu óc tôi. Cùng với những người khác, tôi bắt đầu tháo các con vít và xoay nó theo hướng khác nhau cho tới khi tôi lấy hết toàn bộ bu lông, vít, lò xo, và các miếng kim loại có hình thù khác nhau. Người hướng dẫn đã rất kiên nhẫn và dứt khoát. Cẩn thận, từ từ, anh ấy hướng dẫn chúng tôi làm đi làm lại cho thuần thục. Dù hầu hết mọi người thao tác khá nhanh, nhưng tôi thì không. Tôi khá chán nản và bắt đầu suy nghĩ về khả năng tôi sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một lính thuỷ đánh bộ. Nhưng người hướng dẫn đã chỉ cho tôi và cuối cùng thì tôi cũng đã làm được. Sau một số chỉ dẫn và giải thích từng bước thì tôi bắt đầu nắm được phương pháp thực hiện. Không bao lâu sau, tôi đã có thể tháo súng M1 nhanh chóng. Chúng tôi có thời gian thi đấu với nhau và tôi đã ở trong số những người đứng đầu. Tôi đã rất tự hào.

Sau đó mọi chuyện thật bất ngờ. Vì chắc hẳn có lúc chúng tôi cần phải mang súng trên lưng trong đêm mà không có ánh đèn, chúng tôi chuẩn bị làm việc đó trong thời gian thi đấu, tháo lắp không cần nhìn! Tháo lắp súng mà không nhìn ư? Tuy nhiên, tới lúc này tôi thực sự hào hứng. Tôi thậm chí đã nghĩ rằng mình sẽ là người chiến thắng. Tôi rất háo hức và phấn khích. Tới lượt tôi, tôi đã làm việc đó một cách rất tự tin và nhiệt tình. Mặc dù tôi không thắng cuộc nhưng tôi đã làm việc đó khá tốt.

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa việc thất bại với một chiếc cưa xích và chiến thắng một khẩu súng M1? Chắc chắn không phải là độ phức tạp của vấn đề rồi. Sự khác biệt chính là ở cảm nhận của cá nhân. Với một thứ, tôi chỉ có tờ hướng dẫn, còn với thứ kia tôi có một người chỉ huy tận tâm đã dạy tôi những điều mà có thể một ngày sẽ cứu mạng tôi trong trận chiến. Tôi có một người ở đó để giúp tôi – để giải thích và làm sáng tỏ từng bước theo cách mà tôi có thể hiểu được vấn đề. Đó chính xác là điều mà mọi con chiên của Chúa cần được học về tình đồng môn trong cuộc sống – một số người luôn ở bên cạnh để giúp và làm sáng tỏ một vấn đề nào đó cho bạn.

NHU CẦU ĐỐI VỚI CÁC TÔNG SỐ

Khi tôi diễn thuyết tại một hội thảo Navigator vào cuối tuần, tôi đã dùng bữa trưa với một trong các nhân viên mới của chúng tôi. Anh ta mới tốt nghiệp từ trường dòng và đang trông đợi được phục vụ cho Chúa. Chúng tôi đã thảo luận về các nhu cầu của tín đồ Cơ-đốc. Khi chúng tôi nói chuyện, anh ta đã vẽ ra một sơ đồ đơn giản trên một tấm thẻ nhỏ mà anh ta có trong túi áo. Sơ đồ đã minh họa các bước khác nhau về sự phát triển của Cơ-đốc giáo.

Một điểm thể hiện cho thời khắc chuyển đổi thành Christ. Một điểm tiếp theo thể hiện quãng đời sống của người Cơ-đốc khi người đó trở thành một môn đồ có năng lực, cam kết và trưởng thành. Anh ta giải thích với tôi về một trong các vấn đề mà anh ta gặp phải ở trường dòng đó là hầu hết các sinh viên đều được dạy truyền đạt nội dung thông điệp tới những môn đồ trưởng thành. Họ được dạy để thể hiện năm điểm của giáo lý Kinh Thánh và tính phức tạp của lòng tin. Nhưng loại thuyết giáo này không đáp ứng được nhu cầu của người Cơ-đốc mới. Họ cần phải được chỉ cho cách làm chủ những thứ cơ bản giúp họ trở thành những môn đồ hoàn toàn của Kinh Tân Ước mà Jesus đã nói về nó – mọi người được cam kết, con người yêu thương lẫn nhau, tiếp tục theo những lời này và sống một cuộc đời hữu ích. (Xem Luke 9:13; John 8:31; 13:34; 15:8.) Thành viên của chúng tôi đã nói rằng anh ấy cảm thấy những người trẻ này ra ngoài để xúi giục đám đông giả định quá nhiều. Họ giả định rằng nếu mọi người đơn giản được bảo cầu nguyện, họ sẽ biết cách cầu nguyện; nếu mọi người được nói cho biết về học Kinh Thánh, họ sẽ biết cách học nó; nếu mọi người được nói cho biết về làm chứng, họ sẽ bắt đầu làm chứng. Anh ta cảm thấy mọi người nên được chỉ cho cách làm những việc đó. Và tôi hoàn toàn đồng ý với anh ta.

Đưa cho mọi người một cuốn sách 1600 trang mà không có hình ảnh nào rồi cho rằng họ sẽ đọc hiểu và áp dụng lời răn dạy trong cuốn sách đó vào cuộc sống thì đó là một điều thật quá tham vọng. Mọi người cần được chỉ cho cách thức để làm được thế. Jesus phải dạy chính các môn đồ của Người cách cầu nguyện. Thực tế, Người đã đưa ra cho họ một ví dụ (Luke 11:1- 4).

Dawson Trotman đã nhận ra được tầm quan trọng của điều đó. Ông vẫn thường nhắc nhở chúng ta rằng nói không phải là dạy và lắng nghe không phải là học. Ông đưa ra cho chúng ta một chương trình gồm năm bước để giúp cho một người Cơ-đốc mới:

• Nói cho anh ta cái gì.

• Nói cho anh ta tại sao.

• Chỉ cho anh ta biết làm như thế nào.

• Giúp anh ta bắt đầu.

• Giúp anh ta tiếp tục. Và Daws đã nhấn mạnh từ chỉ cho. Ông ấy sẽ nói “hãy nắm lấy tay họ và dẫn dắt họ vượt qua vấn đề”.

NHU CẦU ĐƯỢC HƯỚNG DẪN MẪU

Ngay khi rời khởi Marine Corps, tôi đã trở thành một môn đồ Cơ-đốc. Vài tháng sau đó, tôi đã gặp Daws. Bạn không thể tưởng tượng được việc thuyết giảng của ông ấy đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc như thế nào đâu. Tôi nhớ về người hướng dẫn trong quân đội với những chỉ dẫn rõ ràng cùng với sự kiên nhẫn của anh ấy và tôi đã thấy được những ví dụ tương tự trong khóa đào tạo này.

Một trong các nhu cầu lớn của nhà thờ ngày nay là để cho các ví dụ. Thường thì các bài thuyết giáo của mục sư hướng tới các môn đồ Cơ-đốc. Nhưng cái mọi người mà không đạt tới điểm này của sự phát triển Cơ-đốc giáo là gì? Các bước có thể giúp họ có được đảm bảo cho sự cứu rỗi linh hồn họ? Để giúp họ tạo được thói quen cầu nguyện và đọc Kinh Thánh? Để giúp họ học được cách dám làm chứng cho Chúa – thậm chí thuyết giáo cho người khác về những vấn đề cốt yếu? Những người Cơ-đốc trẻ tuổi phải được đáp ứng những nhu cầu này. Dễ thấy rằng những thứ mà họ cần là một người luôn bên cạnh hướng dẫn cho họ.

Nếu một người phụ nữ chuẩn bị mặc một bộ váy thì điều đầu tiên cô ta cần là gì? Cô ấy bước vào một cửa hàng và mua một chiếc phù hợp. Điều này cũng tương tự với điều đầu tiên mà một môn đồ Cơ-đốc cần. Một người làm mẫu. Người vừa mới đi từ trong bóng tối ra ánh sáng, từ bàn tay của quỷ Satan đến với Chúa. Người đó đã ăn năn, hối hận về những tội lỗi của mình và tin tưởng ở nơi Chúa. Linh hồn của Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc đời của người đó và đưa họ đến với một thế giới mới. “Do đó, nếu có bất cứ ai đến với Chúa, anh ta là một sự sáng tạo; cái cũ mất đi và cái mới lại tới!” (2 Cor. 5:17). Vậy hiện tại cái gì? Bước đầu tiên là gì? Người đó phải bắt đầu từ đâu? Và cần cái gì?

Nhu cầu của một người, tất nhiên, là có một ai dạy người đó biết cách đi. “Bất cứ ai muốn được sống trong Chúa đều phải đi con đường mà Jesus đã đi”. (1 John 2:6). Tuy nhiên, điều này không đến một cách ngẫu nhiên. Một người phải học được cách đi với Chúa nhưng không thể học từ một thứ nào đó mà phải là từ một ai đó. Khi tôi ngồi đó với chiếc cưa xích, tôi đã có một thứ – tôi đã có bộ hướng dẫn sử dụng. Nhưng khi tôi ngồi với cây súng trường M1, tôi đã có một người – một người chỉ huy tận tâm và kiên nhẫn quan tâm tới tôi. Chắc chắn rồi, tất cả những thứ bạn nghe về người hướng dẫn hải quân đó là thật. Anh ấy rất cứng rắn và đòi hỏi cao nhưng anh ấy cũng đã được cam kết phải loại những công dân thiếu nhiệt tình, lười biếng và vô kỷ luật ra khỏi quân đội hải quân. Anh ấy thực sự đã làm thế. Anh ấy chính là mẫu người lính hải quân điển hình.

Bạn nghĩ tại sao tông đồ Paul đã bảo Titus thể hiện bản thân anh ta là một mẫu làm việc điển hình. Tại sao anh ta nói Timo- thy là một mẫu làm việc điển hình. Tại sao anh ta lại quá siêng năng đưa ra ví dụ và chỉ cách cho người khác? Bởi vì đó là nhu cầu đầu tiên của mỗi người.

NHU CẦU TIẾP TỤC ĐƯỢC HƯỚNG DẪN MẪU

Không chỉ có những môn đồ Cơ-đốc giáo mới cần một tấm gương để noi theo. Tất cả các môn đồ Cơ-đốc giáo đều cần có tấm gương sùng đạo để luôn noi theo.

Đó chính xác là điều mà Jesus đã làm cho chúng ta. “Tới đâu bạn đã được triệu kiến vì Christ đã cho phép bạn, đưa cho bạn một tấm gương để noi theo” (1 Peter 2:21). Khi người lãnh đạo đưa ra một tấm gương tốt mà Christ đã sắp đặt, họ nhận lại được tình yêu và sự kính trọng. Trong một buổi cầu nguyện buổi tối tại nhà thờ, tôi đã nói chuyện với một trong các mục sư, ông Reverend Bill Flanagan. Ông ấy vừa trở về từ El Paso, Texas, nơi ông và một nhóm những người trẻ tuổi đã dành ba tuần để giúp đỡ một nhà thờ. Họ đã tổ chức kỳ nghỉ cho trường học Kinh Thánh, dạy học vào Chủ nhật và dành thời gian sơn sửa lại nhà thờ. Bill trông phờ phạc như mất ngủ, và tôi đã hỏi ông ta có ổn không. Ông ta nói với tôi rằng đã ngủ trên sàn nhà thờ trong suốt ba tuần đó và trong hành trình trở lại đây đã không ngủ trong vòng hai tư giờ. Ông ấy đã đồng cam cùng khổ cùng với cả nhóm và người ta yêu mến ông vì điều đó. Sau khi trải qua thời gian dài đồng cam cộng khổ, họ trở lại nhà thờ với tinh thần nhiệt tình và hăng hái trong công việc của Chúa. Tôi chắc rằng Bill Flanagan là một trong những nhân tố cốt yếu để có được điều đó.

Bill, người chuẩn bị trở thành mục sư của nhà thờ đã hỏi tôi cách đây vài năm để lãnh đạo một nhóm trong “Ngày môn đồ”. Chúng tôi đã gặp nhau vào sáng thứ Bảy và rời đi vào buổi chiều muộn, sau khi thảo luận về cuộc sống của môn đồ. Trong suốt bữa trưa, một vài người đã quây lại cùng nhau và nói chuyện về hoạt động của nhóm họ, trong đó có những phần nhiệt tình nhất và phát triển nhất của nhà thời chúng tôi, sau khi thảo luận, tôi đã hỏi họ tại sao. Và họ trả lời ngay rằng đó là nhờ cuộc đời và tấm gương của Bill Flanagan.

“Ồ, chắc rồi, ông ấy là một thầy giáo giỏi”, họ khẳng định với tôi. “Nhưng bí mật thực sự là điều ông ấy làm không phải là điều ông ấy nói”. Đôi mắt họ hấp háy khi kể cho tôi những ví dụ khác về sự hy sinh của Bill cho Christ – ông ấy luôn ở đó với họ bất kể ngày hay đêm, cầu nguyện cho họ, kiên nhẫn với họ và chấp nhận họ. Có một thời gian, Bill là giám đốc cơ sở giáo dục Cơ-đốc giáo cho cả nhà thờ của chúng tôi, nhưng ông ấy đã từ chức để đến một nhà thờ riêng và đồng cam cộng khổ cùng mọi người ở đó. Mọi người biết điều đó và rất yêu mến ông ấy. Đối với Bill, đây là một công việc đòi hỏi cao – nhiều giờ và nhiều buổi xưng tội mỗi tuần. Tinh thần cổ vũ của Bill đã thể hiện được tinh thần sùng đạo trong cuộc đời của ông ấy.

Ví dụ của Bill cho mỗi cá nhân ở nhà thờ chúng tôi đã khẳng định một sự thật rằng “Luôn vui vẻ khiến cho con người khoẻ mạnh còn buồn rầu chỉ làm cho con người ngày càng ốm yếu đi” (Cách ngôn. 17:22). Bạn hãy suy nghĩ về điều đó. Nếu trên chuyến đi tới El Paso, Bill đã ngủ trên sàn và phàn nàn về điều đó suốt ngày thì mọi người có ở đấy với ông? Dễ thấy là động lực và tinh thần của mọi người chắc chắn sẽ đi xuống. Lời kêu ca phàn nàn chỉ nuôi dưỡng những thứ tương tự, chỉ có tinh thần hân hoan mới mang lại một trái tim biết cảm ơn.

Một sớm mùa đông lạnh giá, tôi bước ra khỏi nhà với tâm trạng bực bội. Con chó nhà hàng xóm khiến tôi gần như cả đêm không thể nào chợp mắt được. Tôi vừa đói vừa lạnh. Tôi thực sự không muốn rời khỏi nhà vào lúc 6 giờ 30 sáng như thế này để tới buổi lễ cầu nguyện được xếp lịch cho nhóm của Lorne San- ny. Khi tới nơi tôi đã tỏ ra khó chịu và sưng sỉa mặt mày. Trong giây lát, Lorne đi tới. Anh ta nói cho chúng tôi biết cách mà Chúa đã nói với anh ta gần đây bằng những lời nói của Người về tầm quan trọng của tinh thần vui vẻ và trái tim biết cám ơn. Anh ta gợi ý chúng tôi trích dẫn một số đoạn Kinh nói về chủ đề này. Anh ta đã bắt đầu bằng trích dẫn ba hoặc bốn đoạn có tác động sâu sắc tới cuộc sống của anh ấy. Anh ta không chỉ trích dẫn những đoạn văn đó với tâm trạng vui vẻ và biết ơn mà còn cho thấy điều đó qua ánh mắt của anh ta, qua nụ cười trên gương mặt anh ta và cả sự yên bình toát ra từ sự nghiêm trang của anh ta. Tôi đã bị bất ngờ, nhưng tôi đã giữ im lặng. Geogre Sanchez, Jack Mayhall và Donald McGilchrist đã chia sẻ một số đoạn và thảo luận về ý nghĩa của những đoạn đó.

Chẳng bao lâu trái tim tôi đã trở nên ấm áp hơn. Tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn chủ yếu bởi những điều mà Lorne đã truyền đạt bằng thái độ và cử chỉ của anh ta. Solomon đã viết: “Mọi người học được từ người khác cũng như sắt luyện từ sắt vậy” (Cách ngôn. 27:17). Tôi đã trải nghiệm ảnh hưởng sâu sắc ví dụ của Lorne vào buổi sáng hôm đó và Chúa đã dùng nó để giúp tôi thấy được một trong những yêu cầu lớn nhất của đời tôi.

Nếu người lãnh đạo ghi nhớ sự thật này, thì những người làm việc cho anh ta sẽ bị ảnh hưởng và năng suất làm việc của họ cho Chúa sẽ được tăng lên. Tôi đã chú ý tới một thay đổi nhất định trong đời tôi như một kết quả từ ví dụ của Lorne vào buổi sáng cầu nguyện hôm đó – tôi thấy rằng tôi càng ngày càng thiên về những mặt tích cực hơn trước. Điều đó, tất nhiên đã giúp tôi làm nhân chứng cho Christ. Thật khó để nói với người khác về cuộc sống vui vẻ và vinh quang khi bạn đang sống im lặng trong cái ác. Toàn bộ chúng ta cần có những tấm gương để noi theo, để tiếp tục thể hiện sự sùng đạo của mình.

THỬ THÁCH VÀ BÍ QUYẾT

Một tấm gương tốt luôn ẩn chứa những sức mạnh thúc đẩy. Chúng ta học được những điều mình không bao giờ ngờ tới khi có ai đó chỉ cho chúng ta. Giáo sư Sid Buzzell, Phòng đào tạo Cơ-đốc giáo, trường dòng Dallas Theological Seminary một lần đã đề nghị tôi dạy một khoá ngắn về nhà lãnh đạo. Trong một bài học, tôi đã hỏi liệu có cô gái nào trong một nhóm chưa bao giờ thắt cà vạt cho nam giới hay không. Ngay sau đó, một cô gái giơ tay lên. Tôi rời bục giảng và tới chỗ cô. Tôi đã yêu cầu cô ấy nghe một cách cẩn thận khi tôi giải thích quy trình vô cùng đơn giản này.

“Đầu tiên bạn quàng chiếc cà vạt qua cổ áo và vắt phần to hơn nằm lên trên sang bên phải. Sau đó kéo xuống thấp hơn phần nhỏ hơn. Sau đó bạn lấy phần dài hơn vòng xuống dưới phần nhỏ hơn và vòng lên trên phần nhỏ hơn sau đó luồn vào trong cổ áo rồi cho đi qua vòng vừa tạo được, giữ chắc phần giao giữa hai bên. Sau đó kéo bên dài xuống tạo thành hình chữ V giữa hai đầu. Tiếp tục kéo bên dài qua điểm đầu giữ bằng ngón tay cái và ngón trỏ thật chặt hai đầu, tạo hình chữ V sau đó kéo qua mối thắt rồi kéo chặt và chỉnh thẳng mối thắt”. Sau khi hướng dẫn rõ ràng, giải thích từng bước cùng với hành động minh hoạ, tôi hỏi liệu giờ cô ấy đã thắt được cà vạt chưa thì cô ấy vẫn tỏ ra bối rối.

Vậy giờ để tôi hỏi bạn một câu hỏi. Cách nào dễ học hơn: cách sống như một môn đồ của Christ hay dạy người khác làm việc tương tự hoặc cách thắt cà vạt? Dễ thấy ngay là thật quá đơn giản để học thắt cà vạt. Nhưng thậm chí nó yêu cầu một khẳng định đơn giản cùng với giải thích. Trong vòng mười phút, tôi có thể chỉ cho một cô gái trẻ cách thắt cà vạt. Tôi đưa cho cô ấy một cái, tôi một cái cà vạt, chúng tôi cùng đứng trước một cái gương và tôi dạy cho cô ấy nhiều lần. Trên thực tế, đây là cách mà tôi dạy con trai tôi, Randy, thắt cà vạt. Nhưng cách này mất nhiều thời gian hơn là chỉ nói cho nó biết cách làm. Tôi đã chỉ cho nó từng bước, từng bước một. Thử thách mà không có hướng dẫn sẽ dẫn đến thất bại, và thất bại càng làm nản lòng. Thời gian qua đi, nhiều người Cơ-đốc mới đã được thử thách để làm chứng, cầu nguyện, học Kinh Thánh. Và cũng theo thời gian, họ đã thử và rồi thất bại. Tại sao lại như vậy? Bởi vì không ai chỉ cho họ biết phải làm như thế nào. Nhưng tôi đã thấy hàng nghìn người thành công vì họ có những người đồng môn chỉ cho họ cách làm từng bước từng bước một. Và những người Cơ-đốc mới nhanh chóng nắm bắt được điều đó. Họ quan sát, lắng nghe, thử nghiệm và học hỏi.

Vậy là thất bại làm con người nản chí và vinh quang khiến người ta có thêm động lực. Nếu người lãnh đạo dành thời gian hướng dẫn người của họ qua từng bước, họ sẽ có được những thành viên vui vẻ, làm việc có năng suất và tạo ra động lực cho cuộc sống, mang lại niềm tự hào cho Chúa và cầu nguyện cho những người xung quanh họ.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button