Kinh doanh - đầu tư

Google Câu Chuyện Thần Kỳ

Google cau chuyen than ky - Nhieu tac gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : David A. Vise

Download sách Google Câu Chuyện Thần Kỳ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tất cả những ai sử dụng Internet hẳn đều biết tới Google cũng như hiểu được giá trị và sự hữu ích mà những gì trang web này mang lại. Có thể nói Google là công cụ tìm kiếm thông tin hoàn hảo nhất hiện nay trên mạng Internet.

Google, một công ty kỳ lạ, một thứ văn hóa kỳ lạ, cách kiếm tiền kỳ lạ, trở nên giàu có nhanh chóng nhờ tư duy và trí tuệ của hai chàng trai trẻ cũng thật sự là kỳ lạ. Tất cả những điều đó lần đầu tiên được lý giải toàn bộ và cực kỳ chi tiết trong cuốn sách này: Google – Câu chuyện thần kỳ. Đó là câu chuyện về sự thành công thực sự kỳ khôi của hai chàng trai trẻ Larry Page và Sergey Brin – những người sáng lập giàu tham vọng của Google – chỉ với bàn tay và khối óc của mình, trong vỏn vẹn có 6 năm (từ năm 1998 – năm thành lập Google đến năm 2004 – năm Google phát hành cổ phiếu lần đầu trên thị trường chứng khoán Mỹ) đã trở thành tỷ phú. Rất nhiều người cộng tác với Công ty Google từ thuở ban đầu cũng đã trở thành những tỷ phú, triệu phú của nước Mỹ.

Thành công của Google là thành công kỳ diệu của những ý tưởng và sự sáng tạo mà con người có thể mang lại. Larry Page và Sergey Brin từ lâu đã tuyên bố sứ mệnh của Google là “sắp xếp và quản lý thông tin toàn cầu”. Những người sáng lập Google rất tâm đắc với thành ngữ: “Hãy quan tâm tới điều không thể, hãy thử làm những gì mà hầu hết mọi người chưa nghĩ tới”. Tham vọng của Larry Page và Sergey Brin rất lớn, khi đã rất thành công với Google họ vẫn nghĩ đó mới chỉ là bắt đầu, đó mới chỉ là thành tựu nhỏ trên chặng đường họ hy vọng đạt được trong những năm tới. Linh hồn của Google là khả năng luôn luôn sáng tạo và – việc duy trì sự sáng tạo đồng nghĩa với sự lớn mạnh của Google mà một trong những đặc điểm văn hóa ở Google là dành cho nhân viên 20% quỹ thời gian làm việc để khám phá, theo đuổi những ý tưởng mà nhân viên quan tâm nhất.

Thành công của Google là thành công thần kỳ của sự kết hợp giữa những con người, giữa những cá tính: Brin thuộc típ người ưa giải quyết khó khăn, hài hước và rất biết thương thuyết, còn Page là người suy nghĩ chín chắn và rất giỏi trong việc tìm cách giảm chi phí. Eric Schmidt – sau khi gia nhập Google – đã hoàn thành tốt công việc của ông là biến tầm nhìn rộng của Brin và Page thành khuôn khổ hành động và đã điều hành hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận tốt nhất cho công ty.

Thành công của Google là thành công thần kỳ của một công ty không theo khuôn mẫu truyền thống (và không có ý định trở thành kiểu công ty truyền thống) với văn hoá công ty độc đáo. Ở Google có sự kết hợp giữa những mục tiêu dài hạn với trí tuệ, năng lực máy tính để đạt tới sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm ở một quy mô lớn. Bếp ăn của các nhân viên công ty cũng đã trở thành huyền thoại và là một giá trị, một phần của văn hoá Google.

Thành công của Google là thành công thần kỳ của cách quản lý: kết quả Google đạt được phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý trực tiếp của hai sáng lập viên Brin và Page. Hai chàng trai Google đã hết sức khéo léo trong phát triển công ty, họ đã đề ra chiến lược thu hút đầu tư khôn ngoan để vừa có được tiền xây dựng công cụ tìm kiếm mà họ đam mê, vừa giữ được quyền kiểm soát công ty. Brin và Page cũng đưa ra những chính sách thiên tài trong quảng cáo, ký kết hợp đồng với đối tác chiến lược và thu hút nhân lực cho Google.

Thành công của Google là thành công thần kỳ của đầu tư: từ tấm séc 100.000 đô la Bechtolsheim đưa để Google mua máy tính, cộng với số tiền Brin và Page huy động được từ gia đình và bạn bè đến số tiền 25 triệu đô la do hai công ty tài chính Kleiner Perkins và Sequoia Capital đầu tư… Tất cả đã được đền đáp xứng đáng khi Google niêm yết giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, ngay từ khi bán cổ phiếu ban đầu đã thu được 2 tỷ đô la và hiện nay giá trị công ty đã lên đến gần 80 tỷ đô la.

Thành công của Google là thành công của một thương hiệu: cái tên Google đã trở thành một động từ trong nhiều thứ tiếng để chỉ sự tìm kiếm và đó là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Google tới nền văn hoá toàn cầu.

Còn rất nhiều điều liên quan đến thành công thần kỳ của Google: về cách đặt vấn đề, cách làm việc, cách xử lý tình huống, xử lý tranh chấp… và tất cả những điều thần kỳ đó được trình bày chi tiết trong cuốn sách Google – Câu chuyện thần kỳ. Những định hướng tương lai của Google như số hoá thư viện và nghiên cứu về lĩnh vực di truyền học… cũng được đề cập giúp người đọc hình dung về những diễn biến tiếp theo của câu chuyên thần kỳ mang tên Google.

* * *

Với dân số trên 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, Việt Nam hiện nay đang trên con đường trở thành một thị trường lớn cho công nghệ thông tin và sẽ còn trở thành một thị trường lớn mạnh hơn nữa. Đó là lý do cả Yahoo! và Google đều đang cấp tập tung ra các dịch vụ bằng tiếng Việt với mục tiêu thu hút người Việt Nam sử dụng. Cho đến nay, Google đã tung ra sản phẩm nhằm vào thị trường Việt Nam và đã đánh bại các công cụ tìm kiếm khác do các công ty Việt Nam tạo dựng. Với ưu thế có đến 138 trang chủ với tên miền quốc gia (phiên bản Google Việt Nam là www.google.com.vn), hỗ trợ hơn 100 thứ tiếng, Google đã nhanh chóng bản địa hoá phần quảng cáo trên phiên bản tiếng Việt. Nhiều tiện ích khác như công cụ tìm kiếm, các danh mục website tiếng Việt… cũng được Google liên tục cập nhật, nâng cấp.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1. Quan tâm tới điều không thể

Sergey Brin và Larry Page bước vào hội trường trong tiếng hò reo hứng khởi của những thanh niên mới lớn thường làm khi chào đón những ngôi sao nhạc rock. Họ tiến vào hội trường từ lối cửa sau, bỏ lại sau lưng các tay săn ảnh, kính râm, hai chiếc xe thuê cùng tài xế và một người phụ nữ trẻ hấp dẫn đi cùng Sergey. Ăn mặc giản dị, họ ngồi xuống và cười rất tươi, vui mừng trước sự chào đón nồng nhiệt. Họ đang ở rất gần cái nôi của nền văn minh và cách xa nơi họ bắt đầu cùng nhau làm việc cả vạn dặm. Đây có vẻ như là một nơi rất tuyệt cho một cặp siêu sao, họ chia sẻ tham vọng thay đổi thế giới, kể lại những gì họ đã làm, họ đã làm thế nào và giấc mơ về tương lai của họ.

“Các bạn có biết câu chuyện của Google không? Các bạn có muốn tôi kể cho các bạn nghe không?”, Page hỏi.

“Có”, đám đông hô lớn.

Đó là vào tháng 9 năm 2003, hàng trăm sinh viên và cán bộ giảng dạy ở một trường cấp ba Isarel đã tham dự để được nghe những bộ óc toán học siêu việt, những nhà phát minh trẻ tuổi nói chuyện. Rất nhiều người trong số họ giống Brin, vì họ cũng xa rời gia đình mình ở Nga để tìm tới tự do. Và họ thấy ở Page lòng nhiệt tình từ khi Page tham gia vào bộ đội tạo nên công cụ thông tin mạnh mẽ và dễ sử dụng nhất trong thời đại của họ – một công cụ thay đổi như chớp đã lan truyền trên khắp thế giới. Giống như bọn trẻ chơi bóng rổ và mơ ước trở thành một Michael Jordan, những sinh viên này muốn giống như Sergey Brin và Larry Page một ngày nào đó.

Page mở đầu: “Google được thành lập khi Sergey và tôi đang làm tiến sĩ về tin học tại trường Đại học Stanford. Chúng tôi cũng không rõ chính xác chúng tôi muốn làm gì. Tôi có mỗi một ý tưởng điên rồ là tải tất cả những gì có trên mạng xuống máy tính của mình. Tôi nói với thầy hướng dẫn của mình rằng việc này chỉ mất một tuần. Tôi đã tải xuống được một phần những gì có trên mạng mất khoảng một năm gì đó.” Tất cả sinh viên đều cười lớn.

Page tiếp tục: “Lạc quan là điều rất quan trọng. Bạn phải hơi ngốc nghếch trong việc đặt ra mục tiêu. Có một thành ngữ tôi học được hồi đại học, đó là Hãy quan tâm tới điều không thể’. Đó là một thành ngữ hay. Bạn nên thử làm những gì mà hầu hết mọi người chưa nghĩ tới.”

Là người đề xướng ra việc giải quyết những vấn đề quan trọng và tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi, Brin và Page luôn sẵn sàng đối mặt với những gì tưởng chừng như không thể. Dù không lớn tuổi hơn đám đông sinh viên đứng trật dưới sân khấu là mấy, họ đã thực sự tạo được chỗ đứng cho riêng mình. Trong lịch sử phát minh và tư bản dày cộm của Hoa Kỳ, chưa có ai thành công nhanh chóng như họ. Thomas Edison phải mất nửa thế kỷ để phát minh ra bóng đèn; Alexander Graham Bell phải tốn rất nhiều năm để phát minh và cải tiến chiếc điện thoại; phải sau hàng chục thập kỷ làm việc miệt mài chăm chỉ, Henry Ford mới tạo ra được dây truyền lắp ráp hiện đại và biến nó thành nền công nghiệp đại sản xuất và tiêu dùng ô tô; còn Thomas Watson “con” đã phải làm việc rất vất vả nhiều năm cho tới khi IBM cho xuất xưởng chiếc máy tính hiện đại. Nhưng Brin và Page, chỉ trong vòng 5 năm, đã nhận dự án nghiên cứu tốt nghiệp và biến nó trở thành một doanh nghiệp toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la. Dù ở Tel Aviv, Tokyo, Toronto hay Đài Loan, những chàng trai Google này đều nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt.

Hai chàng trai trẻ này đã làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người, giúp họ nhanh chóng tiếp cận thông tin ở bất kỳ lĩnh vực nào. Với trí thông minh tuyệt vời trong thời đại Internet, họ đã xây dựng nên một nhãn hiệu mới nổi tiếng nhất mà không cần quảng cáo tên tuổi. Hai doanh nhân sắc sảo này biết rằng thành công sẽ đến với họ do đó họ nắm toàn bộ quyền kiểm soát doanh nghiệp của mình và văn hóa riêng của nó. Page cảm thấy tiếc cho nhiều nhà phát minh qua đời mà chưa kịp chứng kiến thành quả lao động của mình. Để tránh không rơi vào tình trạng như vậy, anh và Brin biết cách làm sao để tận dụng những mối liên hệ cần thiết, có được vốn và những bộ óc thông minh, sử dụng nguồn lực máy tính và văn hóa không giới hạn khả năng làm việc để tạo nên một Google dẫn đầu và luôn hấp dẫn. Chỉ trong chớp mắt, Microsoft đã bị đẩy ra khỏi vị trí hàng đầu trong ngành công nghệ thế giới. Tuy nhiên, họ biết rằng để giữ được nhịp độ phát minh và vị trí dẫn đầu không phải là một việc dễ dàng, bởi họ phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh có hầu bao lớn Microsoft, với người chỉ huy có cái đầu lạnh, tỷ phú Bill Gates.

Tự tin vào thành quả mình đạt được và tầm nhìn chiến lược, Brin và Page luôn sát cánh bên nhau kể từ khi họ bắt đầu cùng làm việc. Họ không muốn ai – dù là đối thủ cạnh tranh hay những nhà đầu tư bên ngoài – xen vào giữa họ hay làm ảnh hưởng tới họ. Sự kết hợp của việc phụ thuộc vào nhau nhưng độc lập với những người khác đã góp phần đáng kể tạo nên thành công to lớn của họ.

Page tiếp tục kể lại những ngày tháng vinh quang của hai người, “Tôi bắt đầu tải các trang web xuống, Sergey bắt đầu giúp tôi vì anh ấy quan tâm tới việc tìm kiếm dữ liệu và biến các thông tin đó trở nên hữu ích. Khi chúng tôi mới gặp nhau, ai cũng nghĩ người kia thật khó chịu. Nhưng sau này, chúng tôi vượt qua điều đó và trở thành đôi bạn tốt. Đó là khoảng cách đây tám năm. Rồi chúng tôi thực sự bắt tay vào làm việc.” Anh nhấn mạnh điểm quan trọng này: dù có ý tưởng nhưng mồ hôi và nước mắt chiếm 99%. “Đây là bài học quý giá đối với chúng tôi. Chúng tôi đã làm việc không kể đến ngày nghỉ, quên cả sáng tối. Chúng tôi đã phải làm việc vất vả và nỗ lực rất nhiều.”

Page kể khi họ thông báo với bạn bè về Google, ngay sau đó ngày càng nhiều người sử dụng Google. “Rất nhanh, chúng tôi có được 10.000 lượt tìm kiếm mỗi ngày ở Stanford. Chúng tôi ngồi quanh phòng và nhìn vào mấy chiếc máy và nói: “Nhìn xem có bao nhiêu người tìm kiếm thông tin bằng công cụ của chúng ta, chúng ta cần thêm máy vi tính.” Toàn bộ câu chuyện của chúng tôi là vậy đó. Chúng tôi luôn cần thêm máy vi tính.”

Bài nói chuyện của họ đã truyền cảm xúc cho toàn bộ sinh viên và giáo viên ngồi nghe bên dưới.

Page nói tiếp: “Vì vậy, chúng tôi đã lập công ty. Để vào Thung lũng Silicon lúc đó không khó khăn lắm. Có vô số công ty thành đạt ở nơi đây”, đều liên quan tới ngành công nghệ đang phát triển ở Isarel, “do đó đây là môi trường làm việc tốt để thực hiện những việc giống vậy. Chúng tôi thành lập công ty và nó ngày càng phát triển. Đó là lý do chúng tôi có mặt tại đây.” Page kết lại: “Đó là câu chuyện về Google.”

Nhưng Page còn muốn truyền đạt những điều hơn thế: những lời kết về cảm hứng.

Page nói: “Hãy để tôi dành đôi lời giải thích với các bạn lý do tại sao tôi lại muốn được có mặt ở đây. Có rất nhiều động lực thúc đẩy tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Tôi cho rằng hầu hết mọi người không nhận ra điều này. Rằng có rất nhiều thứ có thể làm được với những công nghệ mới này. Chúng tôi là một trong những ví dụ điển hình.”

“Hai tên nhóc điên khùng đã gây ảnh hưởng lớn tới thế giới nhờ vào sức mạnh của Internet, sức mạnh của sự phân phối và sức mạnh của phần mềm và máy tính. Và có rất nhiều thứ tương tự như vậy ở bên ngoài kia. Có rất nhiều cơ hội giúp bạn gây ảnh hưởng lớn với thế giới bằng cách sử dụng sức bật của khoa học và công nghệ. Tất cả chúng ta đều có vị trí của riêng mình và chúng ta nên vui mừng vì điều đó.”

Brin nói thêm vào rằng bọn họ không chỉ dừng chân ở Isarel mà còn ở cả một số quốc gia châu Âu khác. Họ đang tìm kiếm tài năng mới và họ đang cân nhắc việc mở thêm văn phòng. Đối với Sergey, một người có óc hài hước, việc “tìm kiếm” đang được thực hiện.

Anh giải thích: “Chúng tôi dành hầu hết thời gian để lên mạng. Chúng tôi ngày nào cũng lướt web. Tối qua, tôi lên mạng tới tận 4 giờ sáng. Sau đó, sáng sớm hôm sau tôi lại lên mạng. Đó là một công cụ vô giá. Giống như không khí để thở vậy.”

Rời khỏi Nga cùng gia đình thoát khỏi trào lưu chống người Do Thái và phân biệt đối xử, Brin có tính cách mạnh mẽ giống những sinh viên sinh trên đất Nga đang học tập tại Isarel. Bố anh, Michael Brin, hiểu được tại sao ông cùng vợ và con trai lại rời Nga khi ông tâm sự lòng yêu nước của một người nhiều khi không được đáp lại. Sergey nhận ra rằng anh có một cơ hội đặc biệt để động viên những sinh viên này, do đó anh cầm chiếc micro không dây, đứng dậy và tiếp tục nói. Anh đã được khuyên trước khi tới trường đại học ở đây rằng những sinh viên này rất xuất sắc, trong đó có ba sinh viên được giải toán quốc gia.

Anh mở đầu: “Thưa quí vị và các bạn…” trước khi anh nói tiếng Nga làm các sinh viên hứng khởi nổ ran tiếng vỗ tay.

“Tôi là người Nga. Tôi rời Nga sang Mỹ năm sáu tuổi. Cũng giống như ở đây, bố mẹ tôi người gốc Nga Do Thái. Bố tôi là một giáo sư toán học. Họ có cùng quan điểm về việc học hành. Và tôi nghĩ tôi có thể liên hệ tới ở đây, vì tôi được biết trường các bạn có 7 trong số 10 người đứng đầu trong cuộc thi toán toàn Isarel gần đây.”

Các sinh viên, dù chưa biết chuyện gì diễn ra tiếp theo, nổ những tràng pháo tay mừng rỡ khi Sergey biết đến thành tích “7 trong số 10” của họ.

Sergey nói tiếp: “Theo cách nói của cha tôi thì: vậy còn ba người kia thì sao?” Một tràng pháo tay lại nổ lên.

“Ở đây, các bạn được hưởng một số thứ mà hồi đi học, tôi không có. Thứ nhất là khí hậu và cửa sổ tuyệt đẹp. Trường của tôi ở Maryland, xây từ hồi khủng hoảng năng lượng những năm 1970, tường dày tới 3 feet mà không có cửa sổ. Các bạn thật may mắn khi được học trong ngôi trường đẹp thế này. Thứ hai là hồi đó chúng tôi không có Internet.”

“Những bạn nào vào mạng ngày hôm qua, giơ tay thử cho tôi xem nào.”

Hầu hết các cánh tay trong hội trường đều đồng loạt giơ lên.

“Có ai tìm kiếm thông tin gì không?”

Lại một lần nữa, các cánh tay giơ lên.

Brin biết rằng người Isarel yêu công nghệ và rất hay tìm kiếm thông tin đều rất mê Google và sử dụng công cụ này rất nhiều, nhưng anh không đùa vui tí chút với sinh viên. Nhiều người rất thích tính hài hước của anh – nhưng anh cũng có điểm yếu, một số người cho rằng họ cảm thấy rất lúng túng bởi họ không biết khi nào anh nghiêm túc, khi nào họ mệt nhoài đuổi theo sự thông minh của anh và khi nào anh nói đùa.

“Các bạn đã từng sử dụng Alta Vista chưa?”, anh hỏi và giơ cánh tay lên làm hiệu cho sinh viên làm theo nếu họ đã từng sử dụng công cụ tìm kiếm chính đầu tiên này mà giờ đây Google đã bỏ xa.

“Thú vị không?” anh hỏi, và hỏi thêm về một công cụ tìm kiếm xa xưa khác nữa.

“Chỉ là vì tò mò thôi”, Brin tiếp lời mà không hề đổi ngữ điệu, “Ở đây, các bạn đã từng dụng công cụ tìm kiếm nào?”

Không hề dừng lại ý chỉ anh đang đùa với sinh viên, anh trở lại với bài nói của mình.

“Tôi lớn lên mà không có Internet, hay hình thức hiện tại của nó và mạng toàn cầu. Ngày nay, thế giới đã thay đổi nhiều, bởi các bạn đều có điều kiện để thu thập thông tin dù ở bất kỳ chủ đề nào trên thế giới. Và điều này cực kỳ khác biệt so với thời tôi còn đi học.”

Hãy thử tưởng tượng bạn là một thiếu niên thông minh, nuốt từng lời Sergy Brin nói ra. Bạn lắng nghe từng lời của anh ấy không phải vì những gì anh ấy đã đạt được, mà còn cả vì anh ấy là một thanh niên người Nga. Bạn nghĩ về những gì anh ấy sẽ đi qua bằng lòng nhiệt tình và công nghệ và những gì anh ấy kể cho bạn về chính bạn và tiềm năng của bạn.

Brin nói: “Các bạn có rất nhiều thế mạnh mà thế hệ chúng tôi không có. Những điều này sẽ giúp các bạn thành công sớm hơn trong cuộc sống so với chúng tôi.

“Điều cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất các bạn có mà khi tôi như các bạn tôi không có đó là các bạn có những người bạn tuyệt vời, những người rất chăm chỉ và đầy nhiệt huyết. Tôi không nên nói những điều không hay về những người bạn đồng khóa với tôi. Nhưng trường tôi hơi khác so với trường các bạn. Nó nằm ở ngoại ô Washington DC và thuộc vào loại trường chuẩn nên mục tiêu đề ra cho trẻ con đi học cũng khác. Các bạn nên quý trọng những gì các bạn có ở đây với một tập thể những sinh viên tài năng. Tôi dám chắc các bạn sẽ luôn nhớ các bạn cùng lớp với mình suốt cuộc đời.”

Brin và Page kết thúc câu chuyện của họ và ra hiệu cho đám đông sinh viên giờ là lúc đặt câu hỏi. Không ai để ý có sự rung chuyển bên ngoài hội trường, hay ai tham gia, hay cái gì sẽ sớm có nghĩa đối với tất cả bọn họ.

“Các anh có nghĩ Google đã đánh dấu sự nghiệp của các anh không?” Câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho Brin và Page.

Brin trả lời: “Tôi nghĩ đó là thành tựu nhỏ nhất trên chặng đường chúng tôi hy vọng đạt được trong 20 năm tới. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu Google là thứ duy nhất chúng tôi tạo ra được thì tôi cũng không lấy làm thất vọng lắm.”

Page lại nghĩ khác: “Tôi thì lại rất thất vọng. Bởi sự nghiệp của chúng tôi vừa chỉ mới bắt đầu.”

Sinh viên tiếp theo hỏi về những dự án mới đang được tiến hành ở Google.

Brin giải thích: “Chúng tôi điều hành Google hơi giống điều hành một trường đại học. Chúng tôi có rất nhiều dự án, khoảng hơn 100 cái. Chúng tôi chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng ba người thực hiện một dự án. Ví dụ, một số làm về công nghệ sinh học cấp phân tử. Một số làm về xây dựng phần cứng. Do đó, chúng tôi làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Cách duy nhất dẫn bạn tới thành công là đầu tiên hãy hứng chịu thất bại.”

Đám đông sinh viên vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt. Ý tưởng cuối cùng sẽ thành công sau khi nếm mùi thất bại, và tinh thần không sợ thất bại, ngay lập tức được sinh viên ủng hộ. Người Isarel là những người dám đương đầu với rủi ro, người Nga không bằng được như vậy. Tuy nhiên, gia đình của những sinh viên Nga đã chấp nhận đương đầu với những rủi ro không lường trước để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và giờ, họ đang ngồi đây với hai nhà tư tưởng/phát minh hàng đầu thế giới, cùng học hỏi và cười đùa với họ, phản ánh tự do họ được tận hưởng và đó là những thứ rất quan trọng đối với những người sáng lập ra Google.

Bởi câu hỏi vẫn chưa được trả lời, một sinh viên khác lại hỏi về những dự án mới của Google.

Brin nói theo kiểu đùa: “Chúng tôi thấy ngượng khi nói về những dự án mới của chúng tôi. Có một người Isarel. Yossi [Vardi, người phát minh ra tin nhắn nhanh] có một người bạn sản xuất quần lót, quần lót của hãng Calvin Klein. Do đó chúng tôi đang thử xem liệu chúng tôi có thể hợp tác để làm ra chiếc quần lót hiệu Google không.

Anh hỏi: “Nếu Google sản xuất quần lót, ai sẽ mua nó?” Các cánh tay giơ lên. Brin tiếp thêm: “Đó là một trong những dự án ít liên quan tới vấn đề kỹ thuật nhất mà chúng tôi đang thực hiện.”

Anh tiếp tục: “Một dự án mà chúng tôi quan tâm liên quan tới việc dịch thuật, họ đề nghị chúng tôi dịch tiếng Herbew sang tiếng Anh, một thứ tiếng mà không ai trong chúng tôi biết. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc tiếp cận thông tin là có rất nhiều thông tin viết bằng thứ ngôn ngữ bạn không hiểu. Chúng tôi hiện có dịch vụ dịch thuật, nhưng chúng tôi cho rằng chúng tôi sẽ hoàn thiện nó tốt hơn.”

Một sinh viên khác hỏi Google có nghĩa là gì?

Page trả lời: “Google có nghĩa là một con số lớn. Đó là chữ số “1” theo sau là một trăm chữ số “0”. Và chúng tôi đã thử biến nó thành tên công ty. Chúng tôi không rõ cách phát âm từ này, do đó chúng tôi đã phát âm sai. Đây là một thuật ngữ toán học và đánh vần là g-o-o-g-o-l. Đó là cách phát âm đúng từ Google. May là không mấy ai biết được điều này.”

Một sinh viên hỏi: Các anh có kế hoạch nào để quảng bá các trang web thương mại trong kết quả tìm kiếm Google không?

“Chúng tôi không để bất kỳ quan hệ kinh doanh nào ảnh hưởng tới kết quả tìm kiếm Google.” Brin trả lời và thêm vào rằng kết quả của công cụ tìm kiếm “không thiên vị.”

Từ đây nảy sinh ngay một câu hỏi khác: Vậy Google kiếm tiền từ đâu?

Page trả lời: “Mỗi kết quả tìm kiếm, dù ít hay nhiều, đều phải trả tiền cho Google, chủ yếu là thông qua quảng cáo. Người ta trả tiền cho quảng cáo. Chúng tôi rất may mắn là chúng tôi đã chọn làm kiểu liên quan tới quảng cáo thay vì cho chạy banner quảng cáo. Điều này giúp chúng tôi có được công cụ tìm kiếm tốt nhất. Chúng tôi kiếm lợi nhuận do các công ty khác trả tiền, ví dụ như AOL, do sử dụng công cụ tìm kiếm của chúng tôi.”

Một sinh viên hỏi họ nghĩ sao về những trang web sex, những trang web kiểu này nhan nhản trên mạng và người ta sử dụng Google để tìm những trang đó.

Sergey trả lời thẳng ngay vào câu hỏi: “Thường thì nó phụ thuộc vào bạn tìm cái gì. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một vấn đề khác mà tôi và Larry có cùng quan điểm. Cả hai chúng tôi khi còn nhỏ đều tới trường Montessori. Quan điểm của trường Montessori là bạn hãy để con cái làm những gì muốn khi từ 6 đến 12 tuổi. Nhưng sau đó, vì hóc-môn của các bé nam phát triển, bạn cần bắt chúng làm những việc nặng nhọc khi chúng ở tuổi thiếu niên. Nếu không, đầu óc chúng sẽ mất tập trung.” Dường như cuối cùng Brin đã khéo léo trả lời câu hỏi về các trang web sex. “Trong tình huống này, có rất nhiều cách để tự rèn luyện mình. Không nhất thiết phải làm việc vất vả ở nông trại. nhưng quan trọng là phải làm cho mình luôn tập trung, mặc dù trải qua những tháng năm đó thật khó khăn.”

Một sinh viên khác hỏi về sự cạnh tranh của Google.

Page trả lời: “Bắt đầu, Google phải cạnh tranh với Excite, Alta Vista và các trang web khác. Những trang web này không chỉ tập trung mỗi vào công cụ tìm kiếm, do đó chúng tôi không bị nảy sinh nhiều vấn đề như họ. Ngày nay, chúng tôi phải đương đầu với nhiều cạnh tranh và thử thách hơn. Google đang cố gắng trở thành một công ty công nghệ cỡ trung bình. Chúng tôi có khoảng hơn 1.000 nhân viên làm việc tại Google. Chúng tôi đang chuẩn bị mở văn phòng trên toàn thế giới. Đó là một phần lý do tại sao chúng tôi đi vòng quanh thế giới. Đây quả là một thử thách thực sự đối với chúng tôi. Việc khó khăn nhất là chúng tôi có thể đạt được điều này trong dài hạn, trở thành một công ty có tuổi đời 10 đến 20 năm, hoặc chúng tôi sẽ bị thôn tính.

Page nói tiếp: “Phát minh ra thứ gì đó và có một ý tưởng lớn là một khối lượng công việc lớn. Nhưng đó chưa đủ. Bạn phải để cả thế giới biết đến nó. Tại Google, chúng tôi kết hợp các khả năng khoa học, toán học, tin học và cả kỹ năng làm cho nhân viên hăng say làm việc.”

Tới đó, các cặp mắt trong phòng chuyển hướng về phía hai người đàn ông đi từ cửa hậu vào hội trường. Cả hội trường ồ lên hứng khởi, cả Brin và Page cũng vậy, đó chính là Mikhail Gorbachev, cựu Thủ tướng Liên Bang Nga, và Shimon Peres, nhà lãnh đạo Isarel uy tín vừa mới kỷ niệm 80 ngày sinh của ông tuần trước. Gorbachev, người đưa ra các chính sách thúc đẩy sự chuyển đổi mang lại tự do và chế độ chủ nghĩa tư bản cho Nga, là người hùng đối với những sinh viên ở đây vì ông đã giúp gia đình họ có một cuộc sống mới. Các sinh viên Nga đứng dậy reo hò. Gorbachev, nổi tiếng với vẻ lạnh lùng nghiêm nghị, tiến tới chỗ họ và chỗ Brin và Page, nhìn họ hài lòng.

Điều ông phát biểu đã thu hút được sự chú ý của sinh viên Nga: “Tôi biết trường này giống như một Liên bang Xô Viết thu nhỏ. Các sinh viên từ tất cả 15 nước cộng hoà tới học ở đây. Tôi rất mừng vì các bạn sống thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau. Tôi chúc các bạn thành công trên con đường học vấn, và tôi muốn nói rằng hôm nay chúng ta có hai vị khách trẻ tới từ nước Mỹ. Những người này minh họa sống động cho kiến thức hiện đại thực sự là gì và có nghĩa là gì. Họ có trí óc sáng láng, tôi muốn nói rằng họ có trí óc đặc biệt. Họ đã làm được nhiều việc trong đời, dù chỉ ở tuổi rất trẻ. Do đó, ngày nay họ là những người dẫn đầu trên con đường phát triển công nghệ mới. Họ quan tâm tới ngôi trường này và có thể bằng cách nào đó giúp cho quá trình giáo dục ở đây tiến lên một bước tiến bộ hơn để phát triển nhân tài trẻ tuổi – biến đổi cuộc sống con người giúp họ đạt được thành công hơn chúng ta đã đạt được.”

Gorbachev tươi cười bắt tay Sergey và Larry, hai người cũng rất hồ hởi. Đó chính là họ, chỉ mới 30 tuổi đầu, đang sánh vai cùng hai chính trị gia lớn tuổi, những người lãnh đạo thế giới có tiếng trong lịch sử. Trong một giây, sân khấu của trường đã trở thành chính trường thế giới, một nơi mà quá khứ, hiện tại và tương lai tụ lại với những tiềm năng bất tận.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button