Kinh doanh - đầu tư

Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả – Nhà Quản Lý Xuất Sắc

nha quan ly xuat sach sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert Heller

Download sách Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả – Nhà Quản Lý Xuất Sắc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Ngày nay, để trở thành một nhà quản lý xuất sắc trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh đòi hỏi bạn không chỉ có kiến thức toàn diện về lĩnh vực chuyên môn, mà còn phải giỏi về những kỹ năng cá nhân quan trọng như kỹ năng truyền cảm hứng, gây dựng tinh thần hợp tác, giao việc đúng người. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện, bổ sung các kỹ năng thực hành không kém phần quan trọng như phân tích và quản lý thời gian một cách hiệu quả cùng với sự tự tin, quyết đoán trong công việc. Quyển sách “Nhà quản lý xuất sắc” này sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng kiến thức toàn diện về những kỹ năng đã nêu trên bằng những hướng dẫn rất thực tế, cùng 101 bí quyết ngắn gọn để trở thành một người quản lý giỏi và các bài tập tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn xác định những ưu điểm và nhược điểm của mình, qua đó bạn có thể nâng cao khả năng làm việc, trở nên xuất sắc vượt bậc.

PHÁT HUY NĂNG LỰC BẢN THÂN

Để trở thành nhà quản lý xuất sắc, bạn phải biết phát huy hết tiềm năng của mình. Nắm vững cách sử dụng các thế mạnh và phát huy phẩm chất cá nhân chính là chìa khóa đưa tới thành công.

GÂY DỰNG NHỮNG TỐ CHẤT CHỦ YẾU

Bên trong con người luôn tiềm ẩn những năng lực có thể chuyển hóa thành động lực đưa đến thành công. Song để đạt được thành tích tốt nhất đòi hỏi bạn không chỉ có tài năng mà còn phải biết phát huy những thế mạnh quan trọng của bản thân như: khả năng quyết đoán, tầm nhìn và sự tự tin.

ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN

  1. Xác định những nhược điểm của bản thân – đây là bước đầu tiên trong quá trình sửa đổi chúng.
  2. Không phức tạp hóa vấn đề – sử dụng những thế mạnh của bạn.
  3. Tiếp thu ý kiến đóng góp và biết sửa sai.

Bạn nên biết chính xác điều gì là dễ với bạn, và những thế mạnh nào có thể được phát huy tương đối nhanh chóng. Nhưng đôi khi chỉ dùng năng lực bẩm sinh vẫn chưa đủ. Để sử dụng hết tiềm năng của bản thân, bạn cần phát huy toàn bộ các tố chất chủ yếu. Ví dụ như: sự thiếu tự tin là rào cản thường thấy nhất trên con đường dẫn đến thành công của các nhà quản trị kinh doanh. Nếu không tự tin vào những cảm nhận của mình, hoặc không đủ dũng khí để đưa ra một quyết định chắc chắn, bạn cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy tối đa sự tự tin của mình. Hãy bắt đầu phát huy năng lực bản thân, đồng thời xem xét một cách khách quan các khả năng và những mặt bạn cần cải thiện nhất.

HỎI Ý KIẾN NGƯỜI KHÁC

Nếu cảm thấy không chắc chắn về khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó chẳng hạn như năng lực lãnh đạo, bạn hãy tham khảo ý kiến khách quan của người khác. Sau khi có đầy đủ dữ kiện, bạn có thể phác họa về những gì mình cần đạt được trong tương lai. Hãy vạch ra một kế hoạch hành động cụ thể để đạt tới mục tiêu đó.

THU NHẬN PHẢN HỒI ∇

Hãy tham khảo ý kiến các cố vấn, đồng nghiệp hoặc bạn bè để xem bạn có thổi phồng những ưu điểm hay đánh giá chưa đúng những nhược điểm của mình không?

 

XÂY DỰNG TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Sau khi tự đánh giá và có được cái nhìn đúng đắn về năng lực của bản thân, bạn cần xác định một tầm nhìn chiến lược bằng những mục tiêu quan trọng nhưng có tính khả thi. Những bậc vĩ nhân trong lịch sử đều có ý thức về tầm nhìn chiến lược và những nhiệm vụ cần thực hiện. Họ biết mình đang đi đến đâu, muốn đạt được cái gì và có khả năng định hướng để đi tới đích. Bạn có thể sử dụng những năng lực tương tự như vậy. Hãy tự hỏi bạn muốn gì trong mỗi thập niên tới, và so sánh viễn cảnh đó với hoàn cảnh hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra những khoảng trống cần phải vượt qua để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược đó. Bước tiếp theo là hãy xóa bỏ những khoảng trống đó.

∇ HOÀN THÀNH TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Nên chia nhỏ quá trình thực hiện nhiệm vụ của bạn thành một kế hoạch hành động khả thi có những bước đi vững chắc và đúng đắn, nhằm hiện thực hóa mục tiêu do mình đặt ra. Bất cứ lúc nào bạn cũng phải đặt tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện và tầm nhìn chiến lược trước mắt để điều chỉnh khi cần thiết đồng thời hướng mọi hành động nhằm đạt tới các nhiệm vụ và tầm nhìn này.

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

Ngay bây giờ, bạn cần viết ra một kế hoạch khả thi, vạch rõ những việc cần hoàn thành để đạt được tầm nhìn chiến lược của bạn. Kế hoạch này phải định rõ mốc thời gian và những công việc cụ thể. Ví dụ, nếu tầm nhìn chiến lược của bạn là chuyển lên vị trí quản lý thì nhiệm vụ của bạn có thể là thu thập những kiến thức cần thiết trong năm đầu tiên, tham gia vào một nhóm chuyên trách và có được những kinh nghiệm tổng quát trong năm thứ hai, đồng thời phấn đấu hoàn thành mục tiêu (trong hoặc ngoài công ty) vào năm thứ ba.

  1. Hình thành những tham vọng dài hạn để giúp bạn nhận biết những cơ hội thăng tiến.

THĂNG TIẾN

Trong quá trình hoàn thành tầm nhìn chiến lược, bạn có thể thấy hữu ích khi áp dụng các bí quyết kaizen và kaikaku (có nghĩa là cải tiến liên tục và thay đổi triệt để) của người Nhật. Kaizen có nghĩa là không ngừng tìm cách cải tiến về mọi mặt trong quá trình vận động, như các vận động viên vẫn thường làm khi muốn nâng cao thành tích của họ. Kaikaku không được áp dụng thường xuyên như kaizen. Theo phương pháp này, có thể bạn sẽ thay đổi môi trường làm việc bằng cách tự đứng ra kinh doanh hoặc chuyển sang một công việc mới trong một lĩnh vực mới hoặc một công ty mới, hoặc cả hai. Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm và tận dụng những cơ hội để bạn thay đổi triệt để.

  1. Tận dụng ngay khi cơ hội đến.
  2. Đề ra mục tiêu để hoàn thiện bản thân và được thăng tiến trong công việc.
  3. Đừng ngần ngại học hỏi và sử dụng những bài học từ những thất bại của bạn.

NHÌN VỀ TƯƠNG LAI

Tập trung vào các mục tiêu đã đạt được cũng như các cơ hội trong tương lai sẽ có ích hơn rất nhiều so với việc hối tiếc về những cơ hội đã bỏ lỡ trước đó. Nếu đã bỏ lỡ một cơ hội nào đó, bạn đừng phí thời gian hối tiếc về nó, nhưng nên kiểm tra xem lý do tại sao mình lại bỏ lỡ một cơ hội như vậy. Ví dụ, nếu thấy mình không đủ tự tin để mạo hiểm, bạn cần phải nâng cao lòng tin của mình để lần tới sẽ hành động nhanh hơn.

SO SÁNH CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN Ở CÁC CẤP QUẢN LÝ KHÁC NHAU

 

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Ở vị trí này, tầm nhìn chiến lược của bạn phải gắn chặt với chiến lược phát triển của công ty. Bạn thấy được con đường phát triển của công ty từ thời điểm này cho đến khi đạt được các mục tiêu trong tương lai, đồng thời bạn phải tính đến việc mình sẽ đóng một vai trò quan trọng, có thể là vị trí lãnh đạo, trên con đường phát triển đó.

TRƯỞNG PHÒNG
Bạn có một tầm nhìn rõ ràng về sự thành công của tất cả nhân viên trong phòng và có tham vọng về một vị trí mới khi hoàn thành chiến lược này sau năm năm nữa.

 

TRƯỞNG NHÓM
Bây giờ bạn có trách nhiệm đối với những người khác, và có kế hoạch phát triển các kỹ năng của bản thân, gây dựng các kinh nghiệm kinh doanh có ích cho việc thăng tiến sau này.

 

NHÂN VIÊN MỚI
Tầm nhìn của bạn chỉ mang tính cá nhân. Bạn có kế hoạch tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thăng tiến trong thời gian ngắn nhất.

GÂY DỰNG SỰ TỰ TIN

Tự tin vào bản thân và vào khả năng của mình là một nhân tố thiết yếu. Bạn có thể gây dựng sự tự tin thông qua rèn luyện và kinh nghiệm có được, chẳng hạn như trường hợp bạn học cách vận dụng những giá trị của bản thân để “tự thể hiện mình” khi tìm cách gây ấn tượng với người khác.

NỖ LỰC HẾT MÌNH

  1. Khi nhận các công việc được giao, bạn hãy luôn cố gắng làm tốt hơn những người khác.

Bạn có thể củng cố sự tự tin bằng cách chú tâm vào những công việc mà bạn có khả năng làm tốt. Đừng xem là mình kém may mắn hơn người khác, hay cho rằng người khác đang đánh giá bất lợi về mình. Nếu cảm thấy yếu kém về một lĩnh vực nào đó, hãy rèn luyện để nâng cao những kỹ năng của bản thân. Tự hào về những công việc bạn đã làm tốt, tiếp cận nhiệm vụ được giao bằng tinh thần rèn luyện để tăng cường những điểm mạnh và loại trừ những điểm yếu. Luôn cố gắng thực hiện mọi việc ở mức tối ưu nhất, đồng thời tự bạn nâng dần mức độ yêu cầu của công việc lên. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất để bạn đạt được thành công.

TÌM KIẾM LỜI KHUYÊN

Mọi việc bạn làm cũng như cách thức bạn thực hiện công việc của mình đều diễn ra trước sự quan sát và đánh giá của những người xung quanh. Cảm giác bị người khác xét nét không dễ chịu chút nào, nhưng những quan sát và đánh giá tích cực từ xung quanh sẽ bồi đắp cho sự tự tin của bạn. Đừng e ngại khi gặp sự phản hồi từ khách hàng, nhà tuyển dụng, người phụ trách, đồng nghiệp hay nhà cung cấp. Khi nhận được sự phản hồi, bạn cần hành động theo những gì đã được học. Điều này không giống như việc tìm kiếm sự chấp thuận của người khác, mà là bạn đang tận dụng sự hiểu biết và phê bình của người khác để hoàn thiện mình, qua đó cảm thấy tự tin hơn. Sẵn sàng tiếp nhận sự phê bình từ bên ngoài nhưng đừng để cho người khác làm tổn thương lòng tự trọng của bạn.

ĐỌC THỬ

VƯỢT QUA RỦI RO

Để đạt được thành công, bạn phải chấp nhận rủi ro. Sự tự tin và lòng can đảm là yêu cầu bắt buộc cần phải có, sau đó xem xét mọi khía cạnh của vấn đề trước khi thực hiện. Những thành công nổi bật sẽ đến với những ai dám suy nghĩ, hành động và gây dựng công việc kinh doanh bằng tất cả sự nỗ lực, bản lĩnh của mình.
HÃY DŨNG CẢM
12. Hãy tự tin – rủi ro duy nhất là phán đoán của bạn có thể sai lầm.
13. Đừng bỏ lỡ cơ hội, nhưng phải suy nghĩ chín chắn trước khi hành động.

Đi vào kinh doanh đồng nghĩa với việc tin vào khả năng của bản thân và chấp nhận rủi ro khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, đối diện với rủi ro, bạn hãy nghĩ như những chủ doanh nghiệp: rủi ro này có đáng để theo đuổi không? Nếu có, mình có đủ can đảm và tự tin để theo đuổi không? Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên trên suốt con đường phát triển sự nghiệp của mình, nhưng bạn phải là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc “làm hay không làm”. Có khả năng tự tin chấp nhận rủi ro, bạn đang trở thành một chủ doanh nghiệp thực sự.
Δ CHẤP NHẬN THẤT BẠI
Trước khi quyết định chấp nhận rủi ro, chẳng hạn như chuyển sang một công việc mới, hãy cân nhắc xem bản thân bạn có thể chấp nhận những mặt tiêu cực của nó hay không. Nếu không thể chấp nhận được, ví như bạn không đành lòng bán đi ngôi nhà của mình, hãy tìm tất cả các biện pháp khả thi để hạn chế rủi ro đó.
HÃY LẠC QUAN
Mọi quyết định đều ẩn chứa mặt lợi và mặt hại, từ quyết định khởi sự kinh doanh hay chấp nhận một chỗ làm mới. Khi đối diện với rủi ro, bạn hãy thật tỉnh táo và tập trung vào những khía cạnh tích cực, song đừng quên rằng mọi việc đều có mặt trái của nó. Những người hăng hái nhất nhiều khi phải cân nhắc đến mọi nguy cơ có thể xảy ra, dù chỉ trong tiềm thức. Nếu những mặt tiêu cực quá sức đối với bạn, hãy tìm cách giảm thiểu rủi ro, và cách lý tưởng nhất là chọn vị trí đảm bảo an toàn, tránh thất bại.
TÍNH TOÁN RỦI RO
14. Sử dụng danh sách những điểm lợi, điểm hại để kiểm tra những cảm giác của bạn.
15. Tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu, tránh hành động trước khi chưa hiểu đầy đủ thông tin về một vấn đề nào đó.
Đừng nên hoàn toàn tin vào câu châm ngôn: “Lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao”. Trên thực tế, những quyết định tương đối an toàn có thể sẽ đem lại lợi ích lớn, chẳng hạn như đổi sang một chỗ làm mới. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ bỏ qua việc cân nhắc những rủi ro trước khi thực hiện một việc gì đó, có thể chỉ mất một ít thời gian xem xét, đơn giản nhưng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Đồng thời hãy nhớ rằng, không làm gì cũng có thể kéo theo những rủi ro tiềm ẩn. Nếu không đi tới một quyết định nào đó, rất có thể bạn đã bỏ lỡ một cơ hội đột phá trong sự nghiệp, hoặc về mặt tài chính, kinh doanh. Bạn sẽ gánh chịu hậu quả nếu không phát hiện và ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn trong công việc.
TIÊU CHUẨN TẦM QUAN TRỌNG (thang điểm 10) KHẢ NĂNG (thang điểm 10) RỦI RO (tích số)
NẾU CHUYỂN CÔNG VIỆC MỚI
Được thưởng nhiều hơn 10 10 100
Cơ hội thăng tiến tốt hơn 5 6 30
Công việc phù hợp hơn 5 5 25
Chỗ làm tốt hơn 4 8 32
TỔNG ĐIỂM 187
NẾU Ở LẠI
Được thưởng nhiều hơn 10 5 50
Cơ hội thăng tiến tốt hơn 5 7 35
Công việc phù hợp hơn 5 5 25
Chỗ làm tốt hơn 4 4 16
TỔNG ĐIỂM 126

GÂY DỰNG ĐỘNG LỰC
Muốn hoàn thành tốt bất kỳ công việc gì đều cần phải có năng lượng. Nhưng loại năng lượng đưa đến sự khác biệt giữa thành công và thất bại nằm trong trí óc của mỗi người. Bạn hãy tạo ra động lực phấn đấu bằng cách luôn kiên định và tập trung toàn bộ năng lượng của mình vào mục tiêu đã định trước.
KIÊN ĐỊNH
16. Viết ra giấy những tham vọng của bạn để xem chúng như các kế hoạch hành động.
17. Tạo cho mình một nguyên tắc: không bao giờ từ bỏ dễ dàng, mà phải luôn cố gắng hết sức trong công việc
Con người thường có những ý tưởng rất lớn, nhưng ít khi biến chúng thành hiện thực. Các kế hoạch tham vọng thường có tính khả thi, song ít được thực hiện do con người thiếu ý chí và quyết tâm. Hãy nuôi dưỡng ý tưởng bằng cách lập kế hoạch hành động, đồng thời lối tư duy đúng sẽ hướng sự chú ý của bạn đến những quan sát và đánh giá sâu sắc mà trong trường hợp khác bạn có thể bỏ qua. Chỉ từ bỏ kế hoạch khi những phân tích cho thấy kế hoạch đó có sai sót, không nên để bệnh lười suy nghĩ hay sự sợ hãi khiến bạn nản lòng.
LÀM CHỦ SUY NGHĨ
Động lực và năng lượng được coi là các yếu tố về thể chất. Trên thực tế, một số người sinh ra đã có những năng lực thể chất vượt trội và năng khiếu tâm lý bẩm sinh. Tuy nhiên, giữa thể chất và tinh thần có một điểm tương đồng rất quan trọng, cho nên mọi người đều có thể chọn và hướng tới một mục tiêu để đem lại thành công cho bản thân. Tập trung vào một mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra động lực để đạt tới đích cuối cùng. Năng lực của bạn có thể tăng gấp nhiều lần nếu bạn hướng nó vào những mục tiêu kiên quyết đạt được.
THIẾT LẬP MỘT MỤC TIÊU ∇
Ai cũng có thể tạo cho mình một mục tiêu phấn đấu để rồi có thể đạt được nó qua quá trình rèn luyện, ví dụ như chạy nhanh hơn. Mặc dù có thể chúng ta không đạt tới trình độ của một vận động viên chuyên nghiệp, nhưng nhờ rèn luyện, tốc độ chạy của chúng ta sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

THÔNG HIỂU KẾT QUẢ
18. Khi đã hoàn thành một mục tiêu, hãy đề ra một mục tiêu mới cao hơn.
19. Noi gương những người có ý chí và sức mạnh để gây dựng những phẩm chất đó cho bản thân.
Có những lúc quyết định từ bỏ là điều cần thiết, song điều này đôi khi lại giống như một kiểu tự trấn an. Trong tâm trí, bạn muốn ngừng và các hoạt động sẽ ngừng theo, cho dù bạn đang học một ngoại ngữ mới, hay khởi đầu một công việc kinh doanh của mình. Trên thực tế, nhiều người đã ngừng lại trước khi phát huy tối đa tiềm năng của bản thân: họ bỏ dở kế hoạch trước khi đạt được mục tiêu dự định ban đầu, có thể mục tiêu đó vẫn trong tầm tay và đáng ra vẫn nên tiếp tục. Ngược lại cũng có rất nhiều người cố theo đuổi những mục tiêu không bao giờ đạt được. Trước khi quyết định từ bỏ, bạn hãy phân tích những hệ quả có thể xảy ra. Nếu khả năng thành công còn lớn, hãy tập trung ý chí và sức mạnh để tiếp tục theo đuổi cho đến khi nào đạt được mục tiêu như
ĐÁNH GIÁ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU CỦA BẠN
Hãy tham khảo những câu dưới đây để xem có bao nhiêu câu đúng với bản thân bạn. Nếu đồng tình với hầu hết các ý nêu ở bên trái, tham vọng của bạn rất lớn. Ngược lại, nếu trùng với nhiều ý ở bên phải, bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để gây dựng động lực phấn đấu cho bản thân.
• Bạn thấy mình trẻ hơn.
• Bạn luôn bình tĩnh, điềm đạm, dám mạo hiểm, mạnh dạn trong giao tiếp xã hội, tự tin và đáng tin cậy.
• Bạn khát khao đạt được những thành tựu.
• Bạn đón nhận sự thay đổi một cách tích cực.
• Bạn cảm nhận được sự tự do và thấy rằng mình đang tiến đến một cái đích nào đó.
• Bạn hứng thú đón nhận những rủi ro đã được tính toán trước.
• Bạn dành nhiều thời gian tiếp xúc với những người bề trên.
• Công việc của bạn thành công hơn nhiều so với hy vọng ban đầu.
• Bạn luôn sẵn lòng di chuyển.
• Bạn hiếm khi nghỉ ốm hay vắng mặt ở cơ quan.
• Bạn không bị căng thẳng hay stress.
• Bạn không hút thuốc và tập thể dục hàng ngày.
• Bạn thấy mình già hơn.
• Bạn dễ xúc động, nhút nhát, thận trọng, hay hoảng sợ và thường lo nghĩ.
• Bạn ít có nhu cầu đạt được những thành tựu lớn
• Bạn không thích thay đổi.
• Bạn cảm thấy mình như bị kìm kẹp, trì trệ và chẳng đi tới đâu cả.
• Bạn luôn chọn cách an toàn nhất.
• Bạn tránh tiếp xúc nhiều với những người bề trên.
• Công việc không thành công như mong đợi ban đầu.
• Bạn không thích di chuyển.
• Bạn thường nghỉ ốm và vắng mặt ở cơ quan.
• Bạn thường cảm thấy căng thẳng hoặc stress.
• Bạn hút thuốc và không rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
LÃNH ĐẠO MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
20. Đừng yêu cầu người khác làm những điều mà chính bản thân bạn cũng không làm được.
Năng lực lãnh đạo là một phẩm chất cực kỳ quan trọng. Để khai thác tối đa tố chất lãnh đạo của mình, bạn hãy học cách lôi cuốn mọi người cùng nhiệt tình làm việc với bạn hoặc cho bạn, đồng thời sử dụng sáng kiến của họ để đạt kết quả tốt hơn. Bạn cũng cần đào tạo những nhân viên của mình để trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.
QUẢN LÝ NGƯỜI KHÁC
21. Luôn tận dụng mọi cơ hội để giao việc cho nhân viên của bạn.

Để nhân viên cống hiến hết năng lực của họ, trước tiên bạn phải trở thành một tấm gương cho họ. Các nhân viên sẽ nỗ lực hết sức cho người nào mà họ thực sự tin tưởng vào khả năng cũng như trí tuệ của người đó. Họ cũng trông đợi vào một năng lực lãnh đạo chuyên nghiệp, mà một trong số kỹ năng cơ bản đó là khả năng phân công công việc một cách phù hợp nhằm tăng cường khả năng tự quản lý và làm việc theo nhóm của các nhân viên. Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của từng người trong nhóm, từ đó bạn có thể giao cho họ những công việc phù hợp để khai thác thế mạnh của họ và đáp ứng các đòi hỏi của công việc.
KHUYẾN KHÍCH THAM GIA NHÓM Δ
Sử dụng đúng người đúng việc là nhiệm vụ quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo giỏi. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp sáng kiến, khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng, đề xuất của riêng họ.
GIÀNH LẤY SỰ CỘNG TÁC
22. Tích cực tìm kiếm thông tin phản hồi về hiệu quả làm việc của bản thân bạn.
23. Hãy nhớ rằng người lãnh đạo cũng chỉ giỏi bằng với các nhân viên của họ.
Sự cộng tác giữa nhà quản lý và nhân viên đòi hỏi sự cam kết từ cả hai phía. Nếu trông đợi sự cộng tác từ các nhân viên, bạn cũng phải hợp tác với họ, trong khi vẫn phải duy trì quyền kiểm soát toàn diện. Có hai câu quan trọng bạn nên hỏi nhân viên của mình: “Tôi có gây ảnh hưởng gì khiến anh/chị không thể hoàn thành xuất sắc công việc của mình không?” và “Tôi có thể làm gì để giúp anh/chị làm việc tốt hơn không?”. Nếu bạn hợp tác bằng cách hành động theo các câu trả lời của họ, ví dụ đầu tư trang thiết bị mới hoặc tổ chức các khóa đào tạo nếu cần, thì năng suất làm việc của họ có thể sẽ cải thiện đáng kể. Ngược lại, nếu bạn không thực hiện theo những phản hồi đó, thì có thể sẽ đem lại những tác động phản ứng tiêu cực. Trong vai trò lãnh đạo, mục đích chính của bạn là hỗ trợ nhân viên để họ tự nâng cao năng lực của mình.
GÂY DỰNG ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO
CÂU HỎI DÀNH CHO BẠN
? Bạn thường để người khác phát biểu ý kiến, hay luôn áp đặt ý kiến của mình?
? Bạn có bảo vệ các nhân viên của mình khi đại diện cho họ ở trong và ngoài công ty không?
? Bạn có tránh dính líu đến chuyện bè phái trong công ty không?
? Bạn đã nỗ lực để tạo dựng một không khí tích cực, trong đó các nhân viên sôi nổi trao đổi ý kiến của họ chưa?
Là một nhà quản lý, bạn phải được đào tạo đầy đủ để phát triển các kỹ năng cần thiết như phân loại công việc theo ưu tiên, giữ nhịp công việc, giao việc, động viên và khuyến khích nhân viên. Hãy biến việc phát triển những kỹ năng này thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch phát triển năng lực của bản thân, đồng thời đảm bảo rằng nhân viên của bạn – đặc biệt là những người cấp phó – cũng có cơ hội phát triển những kỹ năng lãnh đạo. Hãy lắng nghe một cách cẩn thận, phê bình có tính xây dựng, vị tha khi người khác gây ra những lỗi lầm và cố gắng khắc phục các sai sót, đồng thời luôn tỏ ra khách quan. Đây là những phẩm chất chủ yếu của một nhà lãnh đạo giỏi. Trong khi tìm cách phát huy hết tiềm năng của bản thân, bạn cần giúp đỡ những người khác biết phát huy năng lực của họ.
TẠO DỰNG CÁC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Tất cả các nhà lãnh đạo đều cần những cá tính mạnh để khẳng định uy thế và chức năng của mình. Họ cũng cần thể hiện năng lực của bản thân để tạo điều kiện thuận lợi và truyền cảm hứng cho nhân viên. Để lãnh đạo nhân viên tốt, bạn phải:
• Đảm bảo mọi người làm việc đều hướng tới các mục tiêu chung đã được thỏa thuận trước đó.
• Phê bình một cách xây dựng, khen thưởng những thành tích và chỉ ra những sai sót.
• Khuyến khích đưa ra những ý tưởng mới.
• Kiên trì để đạt được những tiêu chuẩn cao nhất.
• Phát triển những kỹ năng của bản thân cùng với kỹ năng làm việc theo nhóm, nên tiếp thu những kỹ năng này qua các khóa đào tạo.
GIỮ SỨC KHỎE
24. Kiểm tra sức khỏe và luyện tập thể dục để nâng cao thể lực của bản thân.
Sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của bạn. Khi tinh thần và thể chất mệt mỏi thì bạn không thể làm việc hết khả năng của mình được. Phong cách sống và việc rèn luyện sức khỏe hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới tiềm năng cũng như những thành tích của bạn.
DUY TRÌ SỨC KHỎE

Hầu hết mọi người chỉ cần điều chỉnh lại phong cách sống của mình, dù chỉ một chút cũng có thể cải thiện và duy trì được sức khỏe tốt. Đây là điều hết sức cần thiết để làm việc hiệu quả. Nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên sẽ mang lại sức khỏe cho bạn. Một lối sống cân bằng, chú ý giữ gìn sức khỏe của bản thân sẽ đem lại cho bạn sự dẻo dai và nhiều năng lượng để hoàn thành tốt công việc.
∇ NÂNG CAO THỂ LỰC
Đạp xe là một môn thể thao tốt cho thể lực của bạn. Trong quá trình rèn luyện, bạn nên tự đặt cho mình những mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Cụ thể ở trường hợp này là thường tăng tốc độ đạp xe trên một khoảng cách xác định. Bạn sẽ sớm nhận thấy được lợi ích từ việc này.
LUYỆN TẬP THÂN THỂ
25. Hãy chọn một chế độ luyện tập phù hợp, điều này sẽ sớm mang lại lợi ích cho bạn.
Dù chọn bất kỳ chương trình luyện tập nào, bạn cũng nên hướng đến chuẩn mực thể chất, mà chuẩn mực thể chất của môn thể dục nhịp điệu (aerobic) là tốt nhất, thể hiện qua hiệu quả hoạt động của tim và phổi (tim và phổi hoạt động nhiều hơn, do đó làm tăng lượng ô-xy lưu thông trong cơ thể). Một số môn thể thao, chẳng hạn như chèo thuyền, đòi hỏi một chuẩn mực thể chất cao hơn, song một số môn khác như đạp xe và chạy bộ có tác dụng nâng dần thể chất của bạn, thông qua việc tăng dần tốc độ di chuyển trên một khoảng cách nhất định. Chọn một môn thể thao ưa thích và tự đặt cho mình những mục tiêu phấn đấu, bạn sẽ dần nâng cao và cải thiện tốt hơn thể chất lẫn tinh thần của mình.
CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN
MÔN THỂ THAO CHU KỲ LUYỆN TẬP GIÁ TRỊ VỀ THỂ CHẤT
ĐẠP XE 30-45 phút, ba lần một tuần Rất tốt
CHÈO THUYỀN 3 giờ, một lần một tuần Rất tốt
CHẠY BỘ 30-45 phút, ba lần một tuần Rất tốt
BƠI LỘI 45 phút, ba lần một tuần Rất tốt
ĐÁ BÓNG 1-2 giờ, hai lần một tuần Tốt
ĐI BỘ 45 phút, ba lần một tuần Tốt
QUẦN VỢT 1-2 giờ, hai lần một tuần Trung bình
BÓNG CHUYỀN 1-2 giờ, hai lần một tuần Trung bình
GOLF 36 lỗ, một lần một tuần Ít
LUÔN NHANH NHẸN
26. Nên kết hợp ưu điểm của thể dục tự do với các phương pháp rèn luyện cơ bắp.
27. Đừng cố chịu đau, nên tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Thân hình cân đối không chỉ là tiêu chuẩn của sức khỏe, mà sự cân bằng, linh hoạt và sức mạnh cũng là những yếu tố không kém phần quan trọng, song mọi người thường hay bỏ qua. Rèn luyện trong phòng tập có đầy đủ các thiết bị sẽ giúp bạn nâng cao các tố chất này. Ngoài ra, bạn nên luyện tập nâng cao sức khỏe bản thân bằng các bài tập đơn giản như đi bộ tốc độ, thực hiện các động tác cúi người, vươn người, đứng lên, ngồi xuống… Tốt nhất bạn nên dành ra mười phút mỗi ngày để thực hành các bài tập vươn người trong yoga và thái cực quyền. Sau khi tập, nếu bạn cảm thấy đau nhức thì rất có thể triệu chứng này có liên quan tới công việc của bạn. Bạn nên dùng phương pháp xoa bóp và vật lý trị liệu sẽ rất hiệu nghiệm trong những trường hợp trên.
ĂN UỐNG ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đáp ứng đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta thường bị cuốn theo công việc và không chú ý đến phương pháp ăn uống khoa học. Ăn bánh mì kẹp thịt khi đang làm việc, uống bia rượu trong bữa trưa hay tham gia những buổi tiệc tùng xa xỉ… đều rất bất lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn và là nguyên nhân khiến vòng 2 của chúng ta ngày càng tăng. Hãy đặt cho mình một tiêu chuẩn về hình dáng và cân nặng, đồng thời bạn nên duy trì nó bằng cách kiểm soát lượng calorie nạp vào. Bạn có thể bổ sung các loại thuốc vitamin phụ trợ để bù đắp cho những chất dinh dưỡng bị thiếu hụt.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button