Kinh doanh - đầu tư

Cách Đối Nhân Xử Thế Của Người Thông Minh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gia Linh

Download sách Cách Đối Nhân Xử Thế Của Người Thông Minh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cách xã giao và tài ăn nói là bảo bối thành công lớn nhất. Cuốn sách này như “bát gà tần cho giao tiếp và nói năng”. Con người ta sau khi được bồi bổ về tinh thần và tình cảm, nhất định sẽ hài lòng trong xã giao và nói năng. Cho dù thế giới nội tâm của bạn có đẹp đến mấy cũng phải mô tả, diễn đạt bằng lời nói. Cho dù thế giới có rộng lớn đến đâu, nếu biết ăn nói thông minh, bạn cũng có thể đi khắp thiên hạ. Tuy sách nói về vấn đề “xã giao”, “tài ứng xử” tràn ngập trên các giá sách; nhưng những cuốn sách mới về đề tài này vẫn luôn được chào đón. Đó là nhu cầu của thời đại, là khát vọng mở rộng giao lưu, bởi đoàn tàu thời đại đã tiến vào kênh thời gian và không gian mới. Kênh mới này trải dài vô tận, đoàn tàu cũng vươn tới vô tận, không gian giao lưu của con người cũng kéo dài vô tận. Điều này làm thay đổi quan niệm giao tiếp và tập quán ngôn ngữ trước đây của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải luôn thích ứng, luôn học tập, vì những kiến thức về “xã giao – tài ứng xử” luôn mới, nên các sách về lĩnh vực này cũng cần thường xuyên đổi mới. Trước mặt bạn là cuốn “Cách đối nhân xử thế của người thông minh”. Tên sách giản dị, không hoa mỹ, là những điều đáng để chúng ta xem xét. “Không gian sống của bạn là một từ trường lớn, nếu bạn không thu hút người ta, người ta sẽ thu hút bạn…”.

“Quan hệ giao tiếp ngày nay không thể hiện sự cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh chính đáng mới kết nối được mối quan hệ tốt đẹp”. Nhưng cạnh tranh chính đáng không có nghĩa là chân chỉ hạt bột, bảo sao làm vậy. Phải biết rằng: “Quá thật thà cũng là không sáng suốt”. “Xã hội đang tiến lên, quan niệm và phương thức kết bạn của mọi người cũng thay đổi. Cái gì là “mối giao tình thân thiết”, thế nào là “bạn chí cốt?”, ai là “đồng chí”, ai là “cánh ta?”. Quan niệm giá trị bạn bè đã dần dần thay đổi. Những lời nói thật trong sách cũng thật thà chân thực như tên sách. Lời nói thật đã tạo được cảm nhận mới, cốt cách mới, thật đáng đọc. Hãy xem phần “tài nói năng” trong sách – biến tài nói năng thành giọng điệu, đem giọng điệu kết nối với cái tài, vận may. Đúng là một điều “mới”. “Giọng điệu có thể mang đến tiền tài và vận may” – Đó không phải là câu nói khuôn sáo, nó không những khiến người ta phải tin, mà còn là một lý lẽ mới. Tôi không dám nhiều lời, xin để bạn đọc phán xét. Đọc đến chỗ nào thấy tuyệt, bạn sẽ cảm nhận sâu xa. Bạn đừng quên hãy cùng nghiên cứu với chúng tôi, nghiên cứu những ánh lửa loé lên từ sự va chạm giữa “xã giao” với vận may, nghiên cứu “tài nói năng” như đoá hoa hàm tiếu đang nảy nở trong nội tâm.

“Xã giao” và “tài nói năng” cần được học hỏi thường xuyên để đúc rút được những điều mới mẻ. Chúc bạn may mắn và thành công!

ĐỌC THỬ

Chương 1KHẨU KHÍ VÀ TÀI HOA

Người có tài ăn nói bao giờ cũng là người tài hoa

Có người quan niệm rằng, trong thời đại ngày nay con người nên đi tìm những niềm vui, sự hứng thú. Người ta không nên ngần ngại nghĩ mọi cách lập kỷ lục. Họ xem xét sự vật dưới cặp mắt hài hước và qua giao tiếp với người khác, họ nhận được niềm vui bất ngờ đồng thời cũng mang lại hứng thú cho người khác.

Dù bạn là người hiểu biết rộng, giỏi chuyên môn, thì cũng đồng nghĩa là bạn sẽ thu hút được người khác tìm đến hỏi han hoặc cộng tác với bạn. Ai cũng muốn kết bạn với người luôn tạo ra cảm giác mới lạ. Đó là những người dù đang mải mê công việc cũng không quên vận dụng cách nói dí dỏm để trao đổi bàn bạc chuyên môn với đồng sự. Điều này góp phần làm cho công việc của họ diễn ra trôi chảy, suôn sẻ hơn, quan hệ với mọi người xung quanh hòa nhập hơn. Vì vậy bạn hãy suy nghĩ tìm một phương thức giao tiếp vui tươi thoải mái.

Nếu một ai đó có tài ăn nói, chưa hẳn đã được mọi người hâm mộ, mà cần thêm vào đó một tấm lòng cởi mở hồ hởi, thì mới thực sự mang lại niềm vui lâu bền và sâu sắc cho người tiếp chuyện. Một ý tưởng thông thoáng có thể tăng thêm phần giá trị cho sản phẩm khai thác, còn một tâm hồn thanh thản sẽ giúp người ta nảy ra những gợi mở mới, làm cho cuộc sống trở nên phong phú, ý nghĩa hơn.

Thông thường không hiểu kẻ hợm mình muốn được người ta tán thưởng, đã tỏ ra quá hăng hái, sốt sắng, trở thành kẻ cố chấp, gàn dở, bị người ta xem thường, loại người đó rất dễ đánh mất tình bạn, khi vừa mới quen nhen nhóm.

Trong khá nhiều trường hợp, khi ta tỏ ra quá ư thèm khát điều gì đó, thì thường không được thỏa mãn, nếu để lộ cho người khác biết thì mình khao khát cháy bỏng về một thứ nào đó, thì sẽ hết sức nguy hiểm, hoặc tỏ ra quá mức cần thiết đối với một việc mà người khác đang làm sẽ khiến ta đâm ra nghi ngờ, cảnh giác cho rằng anh có ý đồ mờ ám sinh ra khuynh hướng dè chừng hoặc ngăn không cho bạn đạt được điều mong muốn. Đó cũng là một nét quen thuộc về bản năng của con người hay là phòng xa.

Nếu không gây cho người khác ấn tượng về tham vọng, thì đôi khi người ta lại đánh giá bạn là con người quá thật thà khờ dại, vì thế khiến bạn cầm chắc thất bại.

Lại có những người luôn lo lắng rằng mọi người không ưa mình, thế là vô hình trung gây cho người khác cảm nhận là người hoàn toàn mất tự tin, thế hóa ra là tự làm hại mình. Vì vậy tốt nhất hãy sống cho thanh thản vô tư, tâm trạng luôn thoải mái, hòa nhã, hãy sống và giao tiếp hết mình với mọi người xung quanh, hãy học cách luôn luôn mỉm cười, khi trên môi bạn nở nụ cười có nghĩa là trong lòng bạn không hề gợn một chút lo âu, phiền não. Nụ cười khiến lòng nhẹ nhõm, khiến người khác cho rằng bạn là con người hết sức tự tôn, nụ cười hứa hẹn rằng mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp đúng như bạn mong muốn.

Trong cuộc sống nên cố gắng giữ được nụ cười trên môi, nhưng không có nghĩa là sống một cách hời hợt, không tận tâm với công việc. Phải luôn luôn vui vẻ, làm việc chăm chỉ, cẩn trọng, có như vậy thì nụ cười mới phát huy tối đa công năng và thu dược hiệu quả như mong muốn.

Cho dù thời buổi nào, thì cách sống khôn ngoan nhất là thường xuyên đứng ở góc độ một người ngoài cuộc để đánh giá thẩm định bản thân mình một cách hoàn toàn khách quan, hoàn toàn lạnh lùng. Ngoài ra nên để ý đến phản ứng của đối phương để điều khiển tình cảm của mình, có ý nghĩa là luôn giành quyền chủ động trong quá trình giao lưu. Nếu rèn luyện được bản lĩnh như thế, thì tài ăn nói của bạn sẽ lưu loát trôi chảy như bơi trong nước và vốn giao tiếp cũng sẽ ngày càng phong phú hơn.

Lần gặp gỡ đầu tiên được đánh giá là vô cùng quan trọng. Nếu lần đầu ra mắt mà ăn nói không trôi chảy thì muốn cứu vãn tình thế sẽ phải đầu tư rất nhiều công sức mà chưa chắc đã ăn nhằm gì. Vì vậy lần đầu ra mắt nhất thiết không được ăn nói qua quít cho xong chuyện. Vậy thế nào là tự giới thiệu về mình?

Việc đầu tiên là mỉm cười. Nét mặt tươi cười sẽ khiến cho người tiếp chuyện cảm thấy ấm áp chân tình, đó là yếu tố tạo dựng bầu không khí hòa hợp và thân ái.

Sau nụ cười ra mắt sẽ là tiết mục tự giới thiệu “Tôi tên là…”. Khi giới thiệu phải làm nổi bật trọng điểm, giả sử vì không nghe rõ mà đối phương gọi nhầm tên bạn, thì chắc hẳn sẽ đưa bạn vào tình thế khó xử, gây ra không khí khó chịu, khi tự giới thiệu không những phải nói năng mạch lạc rõ ràng, tốt nhất phải kèm thêm phần giải thích, ví dụ tôi họ “Vương” chữ vương này nằm trong từ “vương quốc” như vậy sẽ tạo ấn tượng đậm nét cho đối phương.

Một điểm khác không kém phần quan trọng là không những bắt đối phương phải chú ý đến tên họ của mình, mà bạn còn phải quan tâm đến tên họ của đối phương. Nhỡ ra bạn gọi nhầm tên người ta, sẽ làm cho họ hết sức thất vọng và nghĩ rằng đó là một cử chỉ thất lễ không thể nào cứu vãn được.

Có cách gì để nhớ được tên họ của người đối thoại? Tốt nhất là kiếm cớ để xưng hô ngay lập tức, gọi được tên họ người ta ra sẽ hỗ trợ cho trí nhớ của bạn. Sau đó trong quá trình giao tiếp cũng đừng quên lâu lâu lại gọi tên của họ, thân thiết gần gũi đối với họ, đó là chất xúc tác để cho cuộc trao đổi đượm sắc thái tình cảm thân tình, đó cũng là bí quyết của những người giỏi giao tiếp, rất đáng được học tập.

Khi giao tiếp những câu nói mang tính chất lễ tiết tôn xưng, nếu nhỡ sử dụng không hợp lý, thì sẽ là điều gay cấn nhất, dù cho những câu xưng đó chỉ thuộc phạm trù xã giao thôi. Ví dụ khi bạn muốn nhờ ai đó làm hộ mình việc gì thì chớ quên sử dụng từ ngữ “xin, nhờ”; khi gọi người bề trên hoặc hơn tuổi, thì chớ gọi tên trống không mà phải đặt sau chữ ngài, ông, nhất là khi chào hỏi cha mẹ của người đối thoại thì nhất thiết phải xưng hô là “bác”, “cô”, đã hẳn nếu nói “bố cậu”, mẹ cậu” cũng chẳng làm sao, nhưng trong lần đầu ra mắt mà ăn nói như thế quả là không hợp. Muốn được người đời đánh giá bạn là người có giáo dục, có văn hóa thì hãy chú ý lời ăn tiếng nói trong lần đầu giao tiếp.

Cũng một ý tứ thôi, nhưng nếu dùng đúng cách diễn đạt khác nhau, thì hiển nhiên sẽ tạo ra cảm xúc khác nhau. Ví dụ trên đường phố, có ai đó vô tình chắn lối đi của bạn, đương nhiên là bạn phải yêu cầu họ tránh ra nhường lối cho bạn đi, trong trường hợp đó, nếu bạn hét toáng lên ” tránh ra, tránh ra nào, để cho tôi đi!”, không chừng bạn chỉ hứng được những ánh mắt khó chịu của họ. Nhưng nếu bạn nói năng từ tốn, khách sáo một chút “xin lỗi, nhờ anh xê ra giùm tôi một tí cho tôi lách qua được không ạ!” thì họ sẽ nhường đường ngay cho bạn với một cử chỉ hết sức lịch sự.

Có điều, tôn xưng cũng phải tùy nơi, tùy lúc sử dụng cho thích hợp, nếu không thì đôi khi kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Ví dụ trên chuyến xe buýt người chật như nêm cối, bạn vô tình đẫm lên chân người khác, lại buột mồm nói “Cảm ơn, cảm ơn” thì không chừng sẽ làm cho đối phương nổi đóa lên. Nếu bạn nói một câu thích hợp “Xin lỗi nhé!” thì cho dù có bị đau mấy người đó cũng sẽ tươi cười đáp lại “Không sao mà!”.

Sự thực là, ngày thường chỉ cần tập trung thành thói quen, luôn luôn tâm niệm trong đầu “Ai cũng là bồ tát, chỉ có mình là kẻ phàm phu thôi”, thì lúc nào bạn cũng biết tỏ ra tôn trọng người khác, sẽ vận dụng từ ngữ lễ nghĩa khách sáo một cách tự nhiên trôi chảy.

Đôi khi bạn không nhất thiết phải vận dụng cách tôn xưng. Ví dụ khi cấp trên công ty cho gọi bạn, bạn chỉ cần cười tươi gật đầu và nói “Có việc gì không ạ?” thì đã thể hiện được lòng tôn trọng của bạn đối với sếp rồi.

Đặc điểm của con người là thích giao lưu, kết bạn.

Chu Tắc Nhân từng nói: “Người là loài động vật sống theo bầy đàn, sợ nhất là sự cô đơn… trừ những người ngồi thiền khổ luyện để học đạo, còn những người khác chẳng ai muốn sống âm thầm đơn độc, ai cũng thích giao lưu tiếp xúc…”. Lại có người nói “Thích cô độc nếu không phải là dã thú thì là thần linh”.

Chúng ta là những con người, mỗi thành viên trong xã hội chúng ta không thể thiếu giao lưu.

Nếu coi xã hội là trường xã giao giữa người này với người kia, nhằm mục đích làm cho mỗi thành viên đều ngày càng hoàn thiện, đóng góp lợi ích nhiều hơn của cộng động; còn biểu hiện cụ thể trong giao tiếp thì nhằm mục đích trực tiếp thành công chính là xây dựng mối đồng cảm với người khác.

Thời đại ngày nay được coi là thơi đại tư duy biện chứng, đòi hỏi ngày càng nhiều nhà hùng biện có tài đối đáp. Quả vậy, xã hội đang đi lên, đang phát triển thì sự giao lưu giữa người với người cũng ngày càng mật thiết, cho nên tìm ra sự đồng cảm về mặt tình cảm và tư tưởng đã trở thành một phương tiện tiếp xúc không thể thiếu của loài người.

Mọi mối quan hệ đều phải qua bước khởi đầu, ai cũng từ chỗ xa lạ rồi mới quen thân, thậm chí trở nên tri âm, chí cốt. Cũng có thể giữa biển người ai đó chỉ gặp gỡ hợp tác một lần rồi vĩnh viễn cách xa. Cho dù mối giao lưu giữa người với người phát triển theo hướng nào, thì cũng đều đi qua bước đầu lạ lùng bỡ ngỡ. Năm 1938 nhà giáo dục Trung Quốc Đào Hành Tri đến cô nhi viện Vũ Hán để thăm hỏi các cháu thiếu nhi gặp nạn, vì muốn hâm nóng bầu không khí trong buổi giao tiếp, ra ấn tượng sâu sắc cho các cháu mấy câu đố đoán chữ. Ông nói rằng “chữ xuân” mang ý nghĩa ngày xuân ấm áp vui vẻ, hoa tươi khoe sắc, nhìn thấy mùa xuân như nhìn thấy niềm hi vọng của dân tộc Trung Hoa, bây giờ ta chia tách chữ xuân thành ba phần sẽ thành ba chữ “tam”, “nhân” “nhật”. Chúng ta quan niệm ba người đã là số đông, nghĩa là mọi người đoàn kết đồng lòng thì sẽ đánh bại được đế quốc Nhật xâm lược, thấy bác diễn giải như vậy có đúng không?”. Các cháu rất đồng tình, nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng.

Để rút ngắn khoảng cách về tình cảm giữa mình với mọi người, thường áp dụng cách ăn nói dí dỏm hài hước để hạ thấp ưu thế tinh thần của bản thân xóa tan sức ép tâm lý đối với người nghe khiến cho họ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái, và gây bầu không khí vui vẻ. Năm 1956 có một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến gặp gỡ sinh viên Đại học Thanh Hoa trên sân vận động của nhà trường. Mở đầu bài diễn văn, ông đã nói với sinh viên “Tôi đề nghị các bạn hãy cười lên, vì chúng ta đang đứng trước một tương lai xán lạn”. Các bạn trẻ cười vang, bầu không khí trở nên chan hòa, ấm áp.

Giao tiếp trong lầu đầu gặp gỡ, tâm trạng thường hay bị căng thẳng, thiếu tự nhiên, nếu trong trường hợp đó bạn kể một câu chuyện hài hước, khiến mọi người vui cười, trong khung cảnh vui vẻ đó ai cũng sẵn sàng nghe, sẵn sàng nói. Hơn nữa, khi cười thì cơ bắp được thư giãn, sức ép bị xua tan, nụ cười khiến nhiều người tuy mới gặp nhau lần đầu mà tưởng như quen thân lâu ngày, sẵn sàng giao lưu hòa nhịp về tình cảm và tư tưởng.

Chớ vì bần hàn mà tự ti, chớ vì giàu có mà kênh kiệu. Hãy đối xử với mọi người xung quanh với thái độ nhất quán.

Trong giao tiếp với người khác, chớ nên phân biệt đối xử theo tư cách, địa vị, nghề nghiệp hoặc điều kiện sống của đối tượng. Người được coi là có kinh nghiệm giao tiếp có một đặc điểm nổi bật là, cho dù tiếp chuyện ai đó đều tỏ ra cung kính lễ phép như nhau, bất kể ngồi trước mặt là một cô nhân viên, hay sếp trong công ty, thì thái độ ứng xử cũng vẫn như nhau, chỉ phân biệt chút ít trong cách xưng hô thân mật, ví dụ với một cô gái thì cười “Xin chào”, với sếp thì “Chúc buổi sáng tối lành” cộng thêm nét mặt cung kính hơn.

Cho dù ai đó có đảm nhiệm chức vụ gì, làm công việc gì thì nói cho cùng cũng chỉ là sự phân công xã hội, chẳng nên vì thế mà hạ mình hoặc kiêu căng hợm hĩnh.

Nguyên tắc ứng xử cơ bản là đối xử bình đẳng. Chỉ khi hai người coi nhau ngang hàng với động cơ thân ái sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, thì cuộc giao lưu mới có thể thu được thành công.

Tiểu Lưu có thói quen hách dịch, xét nét đối với các cô nhân viên trong công ty, với đồng sự thì coi thường, với cấp trên thì lại khúm núm, khép nép. Vì thế hình tượng của anh ta trong mắt các cô không được tốt đẹp. Đồng sự cũng coi anh ta chẳng ra gì, còn cấp trên thì con người đó chỉ biết a dua, xiểm nịnh. Nếu xử dụng cách cư xử phân biệt theo địa vị của mỗi người, thì sẽ bị người khác khinh rẻ.

Người với người vốn bình đẳng; nên tự trọng nhưng xin đừng kiêu ngạo, kính trọng người khác nhưng chớ nên khúm núm bợ đỡ, giúp đỡ người ta nhưng chớ kể ơn; nhận sự giúp đỡ của ai đó thì chớ nên ỷ lại dựa dẫm, phê phán người ta phải bằng thái độ chân tình và tôn trọng; tiếp thu phê bình với thái độ khiêm tốn thành khẩn kể cả khi người ta phê bình chưa chưa thật chính xác, thì cũng đừng có để bụng.

Đáng tiếc là trong thực tế xã hội, còn tồn tại nhiều mối quan hệ bất bình đẳng giữa người với người, do khá nhiều nguyên nhân khách quan gây ra. Không nên có sự phân biệt cao thấp, sang hèn về nhân cách. Nếu vì lý do nào đó mà để xẩy ra sự bất bình đẳng, thì sẽ ảnh hưởng đến thành công của giao tiếp.

Giao tiếp muốn thực sự thành công phải xây dựng trên nền tảng tự nguyện,mong muốn và hỗ trợ lẫn nhau, bù đắp cho nhau. Nếu như một trong hai người cho rằng trình độ của người kia quá thấp, nói chuyện với họ chẳng bổ ích gì cho mình thì hiển nhiên cuộc giao lưu đó không thành công. Nếu hai bên đều đặt đối phương vào vị thế ngang hàng, chắc chắn sẽ gặt hái được được ít nhiều thành công trong giao tiếp. Bạn cũng chớ tự coi mình ở trong tầm cỡ thấp hơn, kỵ nhất là trong giao tiếp mà mang ý nghĩa tự ti, lúc đó cách nhìn nhận của bạn sẽ mất đi tính chân thực, không dám nói thẳng ý nghĩa thật trong lòng mình, gây ra tình trạng khiên cưỡng bế tắc trong giao tiếp.

Trong đời thường, chúng ta gặp không ít người quen thói khom lưng uốn gối, xun xoe, nịnh bợ những kẻ có chức quyền. Không thể coi mối quan hệ của họ là giao tiếp bình thường, mà là một sự chà đạp lên nhân phẩm, bán rẻ lương tâm để kiếm chút lợi lộc từ đối phương.

Thực tình, một số công trình nghiên cứu tâm lý học đã cho biết, người kiêu căng hỡm hĩnh thường xuất thân từ hoàn cảnh hồi nhỏ bị người ta ức hiếp, nung nấu trong lòng mối hận đời, ấm ức. Rất có thể anh ta không được hưởng tình cảm đầm ấm dịu ngọt của gia đình, nên thường chọn cách ứng xử là chửi bới lăng mạ người khác để giải tỏa bức xúc trong lòng mình. Đằng sau ánh mắt giận dữ lạnh lùng đó lại thường ẩn chứa một trái tim rớm máu rất đáng thương. Còn những kẻ quỵ lụy xun xoe tự đánh mất phẩm giá và lòng tự tôn của mình lại chứng tỏ họ là những người kém tự tin và đang muốn tìm kiếm sự cân bằng tâm lý. Nếu ai đó đủ thực lực, tự tin vào bản thân mình thì cho dù giao tiếp với ai cũng không rơi vào tình huống gượng gạo khó xử. Cho dù đối phương là ai cũng đều ứng xử một cách bình đẳng, đó chính là người có kinh nghiệm giao tiếp. Chỉ khi ta dành cho người khác một thái độ cư xử tự nhiên bình dị, thì mới có được sự tôn trọng lẫn nhau, xác lập được tình bạn chân chính.

Nói chuyện chân tình cởi mở thì trong câu cú không cần thêm thắt nhiều thành phần tu sức, nếu không sẽ gây cho người nghe cảm giác buồn chán, khó chịu. Chẳng hạn khi dùng bữa với bạn trai, bạn cho rằng món sườn bò bày trước mắt có hương vị rất thơm ngon, nghĩ rằng khen một câu người bạn trai sẽ rất phấn khởi! Thế là bạn bình phẩm “Nhà hàng này có môi trường rất yên tĩnh, tao nhã, trên bàn ăn bày lọ hoa hồng thật tươi tắn, còn món sườn bò này cũng rất thơm ngon…” chắc hẳn người bạn trai sẽ nghĩ bụng bạn đang khoe vốn từ ngữ sáo rỗng của mình, thế là họ chẳng còn bụng dạ đâu để ý đến chủ ý của bạn chỉ là ca ngợi món thịt bò béo ngậy. Bạn chỉ cần nói một câu ngắn gọn “Món sườn bò này quả là rất tuyệt” thì chắc chắn đối phương sẽ tán đồng “Sau này có dịp chúng ta lại đến đây nữa nhé!”.

Cũng tương tự, nhiều đàn ông chẳng ưa gì các cô gái thích làm đỏm, son phấn lòe loẹt, gây cho người ta cảm giác hình như hóa mỹ phẩm quá rẻ hay sao, nên họ mới phết lên mặt một lớp phấn dầy đến thế, mới tô lên môi màu son đỏ đến thế, lại còn kẻ viền xanh đỏ tím vàng nhiều lớp quanh mắt nữa chứ, đến nỗi họ tưởng tượng ra rằng, mắt bôi xanh đỏ và đeo lông mi giả chẳng khác gì mắt cáo, nhìn vào đó không chừng bị thương cũng nên.

Thực ra, như vậy đâu phải là điểm trang, ai cũng thừa nhận trang điểm vừa mức sẽ tăng thêm sức cuốn hút của người phụ nữ, nhưng nếu trát đầy bự, che khuất hoàn toàn bộ mặt thật, thì sẽ làm mất cốt cách của người đó, tạo ra tác dụng ngược lại. Tài ăn nói cũng có chỗ tương đồng với ví dụ trên, mà điều cốt lõi trong đó là câu cú ngắn gọn khúc chiết, nếu lạm dụng quá nhiều từ ngữ hoa mỹ sẽ phản tác dụng.

Cho dù bạn có trình độ văn học cố ý phô diễn từ ngữ, thì người nghe vẫn đánh giá bạn chẳng hiểu gì về văn và cảm thấy câu chuyện giữa hai người có vẻ giả dối, phù phiếm, thiếu chân thành cởi mở. Trong việc rèn luyện khả năng ứng đáp còn có một yêu cầu hết sức quan trọng, đó là cần luôn luôn để ý đến biểu lộ tình cảm trên sắc mặt. Vì khi giao lưu, ngôn ngữ không thể biểu đạt hết, nhiều khi nét mặt còn chuyển tải được nhiều thông tin mà ngôn ngữ phải chịu bó tay. Ngôn ngữ nét mặt hoặc gọi cách khác là biểu cảm sẽ tạo cho bạn sức cuốn hút, khiến người ta phải khen bạn “ăn nói mặn mà có duyên”.

Nếu nhìn nhận từ góc độ sinh lý học, thì những nhóm cơ bắp nào thường ngày ít hoạt động sẽ dần dần bị thoái hóa, ngược lại nhóm cơ bắp nào hoạt động nhiều thì ngày càng được cung cấp nhiều chất bổ, cơ bắp sẽ đầy đặn, da dẻ sẽ bóng bẩy hồng hào, giàu tính đàn hồi. Có nghĩa là trong giao tiếp, người nào giàu biểu cảm thì khuôn mặt của họ sẽ tạo ra cảm giác tươi tắn rạng rỡ trước mắt người đối thoại.

Nếu bạn ước mơ trở thành một nhà hoạt động chính trị, thì bạn nên rèn luyện để có một khuôn mặt giàu biểu cảm. Nếu bạn muốn mình là người đàn bà hấp dẫn, thì bạn đừng bao giờ quên biểu cảm trong giao tiếp, biểu cảm phải luôn luôn phù hợp với nội dung ngôn ngữ, sự thay đổi phải diễn ra hài hòa tự nhiên.

Nếu nét mặt thiếu tự nhiên hoặc cố ý diễn trò một cách sống sượng thì chỉ càng bộc lộ những khuyết tật của bạn mà thôi. Vì thế, hàng ngày phải chú ý tập luyện cách bộc lộ cảm xúc. Ai đó đang kể chuyện một cách hết sức chân tình, nhưng thái độ chân tình đó có được biểu lộ trên nét mặt không, và cảm xúc đó có được người nghe cảm nhận, chăm chú và nắm bắt trọn vẹn những gì mà người đó muốn trình bày hay không? Câu trả lời là những lời nói kèm theo biểu cảm có sức truyền cảm hơn hẳn so với những lời nói không có biểu cảm. Kiểu nói này rất dễ gây cho người nghe cảm giác đó là những lời giả dối.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào, chắc hẳn chẳng có ai phản đối cách nói: “Rất có thể tôi đã nghĩ sai, nhưng chúng ta hãy cùng nhau xem xét sự việc một cách thực chất”.

Tại một lớp học giáo trình Carnegie, một học viên tên là Hard Rumke, làm đại lý tiêu thụ của hãng ô tô Dodge tại bang Montana, đã áp dụng đúng theo giáo trình. Tuy nhiên anh ta nói, hồi trước, tôi kinh doanh rất bấp bênh, nguyên nhân là do khi nhận được khiếu kiện của khách hàng, tôi đã tỏ ra quá lạnh lùng cứng nhắc, dẫn đến xung đột, làm cho việc buôn bán sa sút mà trong lòng lại luôn buồn bực.

Khi nghe giảng, anh ta tâm sự: “Sau khi hiểu ra rằng làm như vậy sẽ không hứa hẹn điều gì tốt đẹp, tôi đã thay đổi thái độ tiếp xúc với khách hàng. Tôi dẻo, linh hoạt vừa lễ phép, thì sẽ có lợi cho mình”.

Nếu mạnh dạn thừa nhận trước đồng sự những sai sót của mình, thì chắc chắn sẽ không làm cho người ta khó chịu. Đó là một cách xử sự khôn khéo và thông minh trong xã giao, không những tránh được khả năng tranh chấp mà còn khiến đối phương mềm lòng trước thái độ nhún nhường độ lượng của bạn, thậm chí người ta còn sẵn sàng nhận một phần lỗi lầm về mình.

Một lần, Carnegie nhờ một nhà chuyên gia thiết kế nội thất bố trí một bức rèm cửa. Khi người ta mang phiếu thanh toán đến, ông sững cả người. Mấy hôm sau, có người bạn đến thăm, nhìn thấy chiếc rèm cửa hỏi về giá tiền, sau khi biết giá cả ông ta bình phẩm “Thật quá đáng, tôi thấy người ta đã lừa của ông một khoản tiền”.

Ông bạn đã nói thực lòng, nhưng chẳng ai muốn nghe câu nói thực lòng mang nội dung dè bỉu khả năng phán đoán của mình cả. Vì cho rằng mình là người danh giá, Carnegie liền tìm cách tự biện bạch cho mình, ông nói cái gì đắt giá cũng đều có chỗ quí báu đặc biệt của nó chứ, tiền nào của ấy mà, chẳng thể nào bỏ ra ít tiền mà lại mua được món hàng cao cấp mang tính nghệ thuật như thế này đâu v.v…

Hôm sau lại có một người bạn khác đến thăm ông, ông này khen rối rít bức rèm cửa đó, có vẻ như sốt sắng hơn mức bình thường. Ông thổ lộ, mong muốn nhà ông cũng sắm được một bức rèm cửa như thế. Lúc này phản ứng của Carnegie lại hoàn toàn trái ngược với hôm trước. Ông nói “Chẳng giấu gì ông, tôi thấy nó quá đắt, ngoài khả năng chịu đựng của tôi, nhưng đã lỡ mua rồi, tôi ân hận vô cùng”.

Nếu đối phương xử sự một cách khéo léo tế nhị đầy tình thân ái, thì khi mắc sai lầm, chắc hẳn ta dễ dàng thừa nhận lỗi lầm với người đó một cách thẳng thắn cởi mở pha lẫn một chút tự hào. Ngược lại nếu người ta ép mình phải chấp nhận một sự thực cay đắng, thì kết quả sẽ hoàn toàn trái ngược.

Khen ngợi không đơn giản như một câu nói tùy tiện, mà phải tuân theo một mô thức nhất định. Trước hết nên xác định, khen hành động hoặc cống hiến của ai đó thì hay hơn là khen ngợi bản thân anh ta, khi ca ngợi hành động hay cống hiến, thì thái độ của bạn phải hết sức chân thành, hơn nữa nếu người đó cũng cảm thấy mình xứng đáng được ca ngợi thì hiệu quả sẽ rất tốt. Ngoài ra, ca ngợi hành động, không ca ngợi con người sẽ tránh được chủ nghĩa vụ lợi hoặc thiên kiến.

Nếu bạn đường đột đến trước mặt ai đó và nói “Anh thật tài giỏi” thì phần đông người được khen đều cảm thấy thật sống sượng, thậm chí họ cho rằng bạn đang châm biếm, khích bác họ. Ca ngợi việc làm của ai đó, sẽ khiến họ cố gắng sửa chữa các sai sót, nghĩa là khen ngợi đúng mực có thể làm thay đổi một con người. Ví dụ khen ngợi công việc người đó làm tốt thì anh ta sẽ cố gắng làm nhiều hơn thế nữa. Ca ngợi hành vi của người đó đẹp thì anh ta sẽ vươn tới hành vi đẹp hơn. Nhưng nếu ca ngợi con người anh ta thì không chừng sẽ tăng thêm tính kiêu căng tự phụ.

Một khi ai đó được ca ngợi về mặt hành động và cống hiến thì chắc hẳn lòng tự tôn của họ sẽ càng sâu đậm và giúp họ tránh xa thói tự cao tự đại. Yếu tố quan trọng thứ hai khi ca ngợi là thái độ phải chân tình, ca ngợi không chân thành chính là xu nịnh, thói xu nịnh làm hại đối tượng và cũng làm hại bản thân mình. Hãy nhớ rằng bất kỳ ai cũng có chỗ đáng được ca ngợi, bạn hãy thay vì bới lông tìm vết bằng việc tìm điểm nổi trội của người ta để khenngợi một cách thực lòng. Ví dụ, trước một phụ nữ bạn có thể chọn câu khen “Cái áo chị mặc thật đẹp” và khi nói phải tỏ ra thực lòng. Chớ ngồi chờ đợi người ta thực sự lập được công trạng hiển hách hoặc hoàn thành sự nghiệp to lớn mới ca ngợi. Khi ca ngợi cần thể hiện tinh thần khảng khái vô tư. Ví dụ: Món bánh rán điểm tâm rất ngon thì bạn chớ nên quên khen bà xã một câu, không chừng sáng hôm sau bạn được thưởng thức món điểm tâm ngon hơn; Thư ký ghi chép lời nói của sếp rất nhanh chóng và đầy đủ, ngoài cả dự kiến của sếp, thì sếp nhất định phải khen, chắc chắn sau đó thư ký sẽ khiến sếp vừa lòng hơn. Cái khó là chúng ta cần chú ý tìm tòi phát hiện các khía cạnh gây xúc động nhiều nhất, ngay cả câu nói cửa miệng “Cảm ơn” một cách thành tâm cũng khiến người nghe hết sức cảm động. Những điều người ta làm khiến bạn cảm động thì bạn cũng đừng tiếc lời khen.

Câu nói chân tình, bao giờ cũng truyền đạt đến người nghe tiếng lòng của bạn, tránh lối suy nghĩ nông cạn cho rằng việc làm của người đó khiến mọi người thán phục nhưng việc đó ai cũng đã biết thì chẳng việc gì phải khen nữa. Tự mình phải nói ra lời khen thì người đó mới cảm nhận được. Khi đối tượng được khen biết là bạn cảm mến hoặc thán phục họ, thì chắc chắn họ luôn vui lòng làm nhiều việc tốt cho bạn.

Thói đời, ai chẳng thích được người ta khen, lời khen khiến người trở nên gần gũi thân thiết với nhau hơn, được động viên khích lệ, người ta sẽ thấy hài lòng với mình, thấy hăng hái phấn chấn hơn. Câu nói hay nghe sao mà bùi tai. Có thể nói đó là một cách giao tiếp mang lại thành công.

Qua hành vi và tư tưởng của đối tượng, chúng ta có thể đánh giá họ một cách đúng mức để chọn một lời khen thỏa đáng, nhờ lời khen đó mà khoảng cách giữa hai người rút ngắn lại, thậm chí tạo ra sự thay đổi về mặt tâm lý và hành động của họ, hỗ trợ cho bạn đạt được mục đích của cuộc trao đổi.

Trong một vũ hội tại Paris, anh chàng đại úy mời cô tiểu thư xinh đẹp kiều diễm Vandouro khiêu vũ bằng câu nói chân thành “Tôi thật hân hạnh được làm quen với tiểu thư, tôi sẽ cảm thấy vinh hạnh hơn nữa nếu được cùng tiểu thư khiêu vũ…”. Quả là lời hay ý đẹp, chắc chắn người đẹp thấy khoan khoái dễ chịu. Để đáp lại tấm thịnh tình của chàng sĩ quan, người đẹp khen lại anh “Vâng, thưa đại úy, em nghĩ không thể chọn được từ ngữ nào gây xúc động hơn câu nói vừa rồi của đại úy…”

Họ vừa nhảy vừa thổ lộ tình cảm với nhau, khi nhảy xong điệu thứ sáu, thì hai người đã kịp thề non hẹn biển, nguyện suốt đời gắn bó với nhau. Viên đại úy đó sau này trở thành tướng quân De Gaulle tổng thống nước Pháp.

Bismarck là nhà chính trị lỗi lạc của nước Đức thế kỷ XIX. Trong một lần tham gia vũ hội ở Saint Petersburg, ông tấm tắc ca ngợi cô bạn nhảy xinh đẹp như tiên sa cá lặn, nhưng cô ta đáp: “Em chẳng tin lời ông nói đâu, lời nói của mấy nhà ngoại giao xưa nay chẳng đáng tin cậy”. Bismarck gặng hỏi tại sao lại như vậy thì cô gái nói: “Thật đơn giản, khi nhà ngoại giao nói “được” thì ta nên hiểu là “có thể”, khi nhà ngoại giao nói “có thể” thì ta nên hiểu là “không được”, nếu nhà ngoại giao lại nói trắng ra là “không được” thì người đó không xứng đáng làm nhà ngoại giao nữa”.

“Thưa tiểu thư, lời nói của cô rất đúng”, Bismarck nói, “Âu cũng là một đặc điểm trong nghề nghiệp của chúng tôi, chúng tôi bắt buộc phải xử sự như vậy, còn khá hơn lời nói của phụ nữ hoàn toàn phải hiểu ngược lại. Cô gái nghe câu nói đó cảm thấy hết sức thú vị, liền yêu cầu Bismarck giải thích, ông nói: “Rất đơn giản, khi phụ nữ nói “không được” thì nên hiểu là “được”, nếu phụ nữ nói “có thể” thì nên hiểu là “đồng ý”, nếu nói thẳng ra “đồng ý”, thì họ chẳng còn là phụ nữ nữa!”.

Nghe vậy cô ta im lặng chẳng nói gì, nhưng trong lòng phải thừa nhận lời nói của Bismarck rất có lý. Khen ngợi một cách chân thành khác hẳn với xun xoe nịnh nọt, lời khen nên gia giảm vừa khéo, không tâng bốc quá đáng. Nếu phóng đại tô hồng quá mức, thì người nghe cảm nhận ngay được sự giả dối bợ đỡ trong đó, không những họ không vui mà còn thấy khó chịu.

Chọn câu chữ trong lời khen sao cho người được khen cảm thấy phấn khích. Nếu lời khen khô cứng sống sượng kèm theo nét mặt lạnh như băng, thì chẳng khác gì dội nước lạnh lên đầu người ta, làm họ cụt hứng.

Tất cả chúng ta đều nhận thấy, tài ứng đáp chẳng phải tự nhiên có mà phải qua rèn luyện tích lũy dần dần. Trong giao tiếp chú ý lời nói cần nôm na dễ hiểu như những câu nói dân dã đời thường. Nếu bạn theo một nghề chuyên môn mang tính kỹ thuật nào đó, khi bạn tiếp xúc với người ngoài ngành thì bạn hãy chú ý sử dụng từ ngữ phổ thông diễn đạt cho thật mạch lạc dễ hiểu, không quên trình bày chi tiết để người nghe dễ dàng nắm bắt vấn đề được. Một thương gia trong ngành chứng khoán trình bày cho chị em phụ nữ hiểu các nguyên tắc cơ bản của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Tuy vấn đề mang tính chuyên môn nhưng ông đã chọn cách diễn giải ngắn gọn dễ hiểu khiến chị em nghe rất thoải mái, ông cố gắng trình bày rõ ràng mạch lạc, tuy nhiên ông không thể tránh được một số thuật ngữ chuyên môn mà đối với chị em là quá xa lạ, ví dụ: “Nghĩa vụ nộp thuế và hoàn trả” “sở giao dịch hối phiếu” “kinh doanh ngắn hạn và kinh doanh dài hạn” v.v… khiến cho bài nói chuyện vốn đang rất sinh động hấp dẫn bỗng nhiên trở nên lạc lõng vô duyên, chỉ vì những từ ngữ chuyên môn chị em chưa thể lý giải được.

Nếu đối tượng phải nghe câu chuyện quá xa lạ với họ, thì diễn giả nên chuyển đổi từ ngữ khó hiểu thành các khái niệm đơn giản dễ hình dung nhất, gần gũi với đời thường nhất để trình bày, tìm ví dụ minh họa, để người nghe thông qua những điều đã biết tìm hiểu những điều chưa biết. Ví dụ, muốn giảng giải cho những người nông dân Palestin được học hành ít, hiểu về khái niệm “Thiên quốc” thì đức chúa Jesu đã diễn đạt bằng cách so sánh với đồ vật hết sức quen thuộc với họ. “Thiên quốc” giống như chất men, bà nội trợ lấy một ít men, cho vào trong bột ngô một lượng vừa phải, để cho nó lên men hoàn toàn”. “Thiên quốc” giống như nhà buôn đi tìm mua bằng được viên ngọc trai đẹp nhất. “Thiên quốc” cũng giống như tấm lưới được uăng xuống biển.

Cách so sánh này rất dễ hiểu, giúp cho mọi người nắm được ý tứ sâu xa của nó. Vì người nghe là các bà nội trợ, tuần nào cũng dùng đến men, là những ngư dân ngày nào cũng đi đánh cá, là những thương nhân chuyên buôn bán ngọc trai.

Ví dụ bạn giới thiệu một công trình sáng chế trong lĩnh vực hóa học – chất xúc tác, bạn sẽ giải thích rằng chất xúc tác là một loại vật chất có thể tạo ra sự biến đổi cho các chất khác nhưng tự mình lại không hề biến đổi. Đó là một cách giải thích rất đơn giản cũng chẳng có gì sai. Tuy nhiên nếu so sánh rằng nó giống như một bé trai, khi chơi trong vườn trẻ cậu ta vừa đẩy vừa đánh các bạn khác, còn bản thân vẫn bình an vô sự, chẳng bị ai đánh, cũng chẳng bị ai xô đẩy, thì người nghe càng dễ hình dung và dễ chấp nhận hơn.

(1) Hành tinh ở gần chúng ta nhất cũng còn cách trái đất tới hơn ba mươi năm mega dặm.

(2) Nếu có một đoàn tàu hỏa chạy với tốc độ 1 phút một dặm, muốn chạy đến hành tinh đó thì phải mất 48 triệu năm. Giả sử có một ca sĩ đứng trên hành tinh đó hát một bài, cứ cho rằng âm thanh có thể truyền về trái đất thì cũng mất 3,8 triệu năm.

Giả sử có một sợi tơ nhện chăng từ trái đất đến tận hành tinh đó, thì sợi tơ đó nặng tới năm trăm tấn. Giữa hai cách trình bày (1) và (2) thì ta nhận thấy cách nào dễ hiểu hơn.

Bá tước Olivier Rogi loay hoay nghĩ cách giải thích cho những người dân hiểu được kích thước và đặc tính của nguyên tử, cuối cùng ông rất phấn khởi vì tìm được phương pháp so sánh như trên. ông nói số lượng nguyên tử trong một giọt nước nhiều bằng số giọt nước chứa trong Địa Trung Hải, để rõ hơn ông so sánh số lượng nguyên tử trong một giọt nước không kém số lượng cây cỏ mọc trên toàn bộ bề mặt trái đất.

Chúng tôi hy vọng từ nay về sau, bạn đọc cũng vận dụng cách nói tỉ dụ giàu hình tượng như vậy. Ví dụ khi miêu tả kim tự tháp, thì bạn hãy giới thiệu theo trình tự: chiều cao của nó là 451 mét, tiếp đó so sánh với các tòa kiến trúc khác mà người nghe quen thuộc để hỗ trợ cho trí tưởng tượng của họ, còn mặt đáy của kim tự tháp bằng mấy dãy phố. Ví dụ để hình dung chiều cao 20 thước, bạn có thể so sánh từ mặt đất đến nóc nhà hoặc gấp đôi từ nền nhà tới trần nhà; muốn miêu tả chiều dài có thể so sánh với khoảng cách từ nhà ra đến ga xe lửa nào đó mà mọi người đều biết hoặc dài bằng đường phố nào đó trong thành phố của họ. Cách nói này những giúp người nghe dễ cảm nhận mà câu chuyện cũng trở nên sinh động hấp dẫn hơn. mức đức hạnh, thị hiếu và thế giới nội tâm của họ, không nên vội vàng giao việc quan trọng cho họ làm, không nói những chuyện bí mật cho họ biết, chớ kể với họ hoạt động chính yếu của mình. Hãy luôn cảnh giác đề phòng, mối nguy hiểm đang tồn tại ngay bên cạnh bạn.

Nói như vậy không phải là cố ý hù dọa bạn đâu, chúng ta không thể hoàn toàn loại trừ, nguy cơ đem dọa cuộc sống lại xuất phát ngay từ những người gần gũi với mình nhất, những người ở xa làm gì có đủ điều kiện để làm hại bạn.

Cũng có thể nói như thế này, chỉ có những người sống gần bạn, cùng làm việc với bạn, mới là người hiểu bạn, biết rõ hoàn cảnh của bạn nhất, có thể biết được một vài điều bí mật thậm chí là rất quan trọng của bạn. Đã như vậy thì nhất thiết bạn phải áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Trong xã hội, do nhiều mặt quan hệ về đời sống, học tập, công tác mà người ta bắt buộc phải ở bên nhau.

Qua sự tiếp xúc đó, bằng rất nhiều con đường, thế nào người này cũng tìm hiểu được hoàn cảnh của người kia. Nếu bạn là ông chủ nhà buôn, thì bí mật thương trường bạn không thể giữ riêng cho mình. Vì chuyện làm ăn, thế nào bạn cũng phải để lộ một phần cho những cấp dưới thân tín nhất, để họ phục vụ cho lợi ích của bạn. Nếu bạn làm nhân viên trong một cơ quan đặc biệt, phụ trách một chức năng đặc biệt, trong công việc bạn không tránh khỏi tiếp xúc với đồng sự, với bạn bè, vì vậy thật khó tránh đề cập đến việc riêng của mình, đôi khi lúc tán gẫu, bạn buột mồm để lộ những điều quan trọng không đáng nói. Hơn nữa, thói thường ở đâu cũng không thiếu những người rỗi hơi, thích đơm đặt bình phẩm chuyện người khác, tìm mọi cách khai thác các khía cạnh riêng tư của người ta, sau đó tuyên truyền khắp nơi, người nói chỉ là vô tình, nhưng người nghe có dụng ý. Không may gặp phải kẻ nào rắp tâm khai thác lợi dụng điều bí mật của bạn, thì bạn rất dễ bị đưa vào tình thế bất lợi. Nếu chẳng may người nắm được thông tin về bạn mang sẵn thành kiến với bạn, thì họ sẽ túm lấy cơ hội để báo thù, gây khó khăn cho cuộc sống và công việc của bạn. “Tranh đẹp chỉ chiếm bảy phần, còn ba phần nhờ bộ khung”. Tài ăn nói cũng mới chiếm bảy phần, còn ba phần nhờ điểm trang. Trang phục có thể trực tiếp phản ánh trình độ văn hóa và tính cách của một người. Trước khi người khác thật sự hiểu bạn, thì cách ăn mặc của bạn có thể cho họ biết bạn là con người như thế nào. Ăn vận sẽ gây cho người khác ấn tượng ban đầu. Nếu bạn quan tâm đúng mức đến ăn vận của mình, thì trong giao tiếp sẽ tăng khả năng thành công lên nhiều lần. Muốn ăn mặc cho hợp trào lưu, thì cần chú ý đến gam màu của quần áo, gam màu là một yếu tố quan trọng cấu thành vẻ đẹp của trang phục. Nhìn chung, màu đỏ tượng trưng cho nhiệt tình, màu xanh nói lên cảm giác mới lạ, màu vàng mơ thể hiện trạng thái hưng phấn, màu vàng lúa biểu thị sự minh bạch sáng tỏ, màu đen biểu lộ trầm tĩnh, màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng, màu tím ẩn chứa những điều e ấp thầm kín, màu xanh nước biển toát lên vẻ trang trọng. Nếu lấy nền là màu đỏ, sẽ gây cho người ta cảm giác sôi nổi hăng say vì thế được xếp vào dạng “gam màu tích cực” hoặc là “gam màu nóng”; còn nếu lấy nền là màu lam, sẽ khơi gợi tình cảm thâm trầm, lắng dịu, điềm tĩnh suy tư nên được xếp vào “gam màu tiêu cực” còn gọi là “gam màu lạnh”. Nếu chỉ nhìn riêng về khía cạnh màu sắc, nếu phối ghép các màu cùng một gam với nhau hoặc gần giống nhau thì sẽ gây ra cảm giác thoải mái, ưa nhìn, bình thản. Các nhà thiết kế giàu óc sáng tạo hoặc táo bạo sẽ phối ghép các gam màu mạnh hoặc các gam màu đối chọi với nhau để tạo nên cảm giác mới lạ, cuốn hút. Các loại màu sắc khác nhau phối ghép với nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau. Do đó, trong giao tiếp bạn phải tùy từng trường hợp cụ thể để chọn màu sắc quần áo cho thật thích hợp. Thứ hai phải kể đến mốt quần áo. Một người được coi là biết ăn mặc đúng mốt, thì khi chọn quần áo, anh ta hết sức chú ý đến mẫu mã. Đầu tiên là quần áo phải phù hợp với khổ người, ăn nhập với phong cách mà mình đang theo đuổi. Ví dụ, muốn thông qua cách ăn mặc để chứng tỏ cho mọi người biết mình là con người điềm đạm, thanh cao và lịch lãm, thì quần áo phải đơn giản nhưng thanh thoát, đường nếp uốn lượn nên gẫy gọn suôn sẻ, chất liệu vải thuộc loại cao cấp. Trang phục là bao bì của con người, còn tài ăn nói là cái duyên có thể tạo ra sức hấp dẫn, lời ăn tiếng nói thích hợp với hoàn cảnh làm cho công việc tiến hành được trôi chảy. Tại nơi làm việc nghiêm túc, lời nói phải trịnh trọng, đúng mực, văn minh nho nhã. Cho dù ngày thường bạn thích ăn mặc xuềnh xoàng, không bị gò bó, thì khi tham gia các buổi giao tiếp long trọng cũng không được tùy tiện, như vậy mới thể hiện được mình là con người có học thức, có lễ nghĩa. Ngược lại khi tham gia vui chơi giải trí trong không khí nhộn nhịp tươi trẻ thì có thể ăn mặc đỏm dáng, bay bướm, lòe loẹt hơn trong bộ quần áo đi chơi, như vậy sẽ mang lại sắc thái tình tứ, thanh thản. Tuy nhiên quần áo suy cho cùng vẫn thuộc về hình thức bên ngoài, yếu tố thể hiện con người rõ nét nhất vẫn là cử chỉ. Cử chỉ biểu hiện trình độ văn hóa và lối sống. Nếu ví quần áo là lớp vỏ bọc đẹp đẽ của tâm hồn, thì phong thái cử chỉ và hành vi đẹp sẽ làm cho tâm hồn tỏa sáng ra bên ngoài. Nếu ai đó đã có một vóc dáng xinh tươi, quần áo đúng mốt, khuôn mặt thanh tú, nhưng cử chỉ ứng xử lại không tương thích thì vẫn chưa thể coi là người đẹp hoàn mỹ. Một con người cử chỉ nông nổi, tâm hồn khô khan có khác gì một cái xác tuy đẹp nhưng vô hồn. Cũng thật khó tin rằng, một con người cử chỉ thô lỗ, tình cảm trống trải lại ẩn chứa một tài năng. Lời ăn tiếng nói và hành động cử chỉ của mỗi một chúng ta chủ yếu là để phô diễn với người khác, bởi vậy phương thức biểu hiện của nét mặt và hành vi trước hết phải khiến cho người khác kính trọng, và cần suy nghĩ xem mình ứng xử như vậy đã đúng mực chưa. Phong thái của một nhà chính trị là thông thoáng linh hoạt, phong thái của những bậc đa mưu túc trí giỏi điều binh khiển tướng như Khổng Minh, Chu Du là đầu đội mũ tơ, tay cầm quạt lông, mặt mày phương phi. Ăn mặc lam lũ, mặt mũi bơ phờ là phong độ của những con người bất đắc chí. Cử chỉ khoáng đạt lịch lãm không thể cố tạo ra được, đó là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài trong cuộc sống. Lời ăn tiếng nói và hành vi của một con người phải thể hiện một cách tự nhiên, ung dung đĩnh đạc, trái lại sẽ là làm bộ, làm tịch, giả dối, gượng gạo. Còn cách ứng xử phải chính trực, thẳng thắn nhưng không lỗ mãng thô bạo, dí dỏm, tế nhị nhưng không điệu đà, đỏm dáng. Khẩn trương, tháo vát nhưng không đại khái sơ sài. Ung dung, từ tốn nhưng không chậm chạp, tản mạn. Khiêm tốn, nhún nhường nhưng không câu nệ cổ hủ. Kính trọng, lễ phép nhưng không khúm núm, quỵ lụy v.v… Trái lại với người có duyên ăn nói là anh chàng bẻm mép, ba hoa khoe mẽ, càng nói nhiều càng khiến mọi người chán ghét. Quan hệ giao tiếp giữa người với người không chỉ dựa vào lời nói, vì toàn bộ cơ thể con người đều có khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm. Đôi khi cách biểu đạt im lặng đó lại tỏ ra chân thực và nhanh chóng hơn cả ngôn ngữ. Ngôn ngữ cơ thể chuyển tải tin tức qua con đường thị giác, phương thức biểu đạt là tư thế và động tác. Trong buổi đầu gặp gỡ, ấn tượng thứ nhất là vô cùng quan trọng, nhưng ấn tượng đầu tiên đó không phải do lời nói tạo ra mà là quần áo và diện mạo, trong giây phút đầu tiên hai bên đều chú ý đến trang phục và nét mặt của đối phương. Vì vậy muốn xây dựng hình tượng tốt đẹp hãy chú ý ăn mặc và biểu cảm, có thể nói là bước khởi đầu trong xã giao. Yêu cầu tối thiểu về trang phục và diện mạo là phải sạch sẽ, thanh thoát, nét mặt tươi tỉnh, phấn chấn khiến đối phương cảm nhận được sắc thái tinh thần của bạn. Không nên hiểu một cách đơn thuần trang phục và biểu cảm chỉ là hình thức bên ngoài, mà nó thể hiện phần nào nội dung bên trong của người đó. Vẻ ngoài chững chạc, phong thái đàng hoàng thường thống nhất hài hòa với nội tâm phong phú. Nếu bạn ăn mặc tươm tất, sạch sẽ, chắc hẳn người ta sẽ đánh giá bạn là người tháo vát, đáng tin cậy, người ta sẵn sàng đón nhận bạn, gần gũi bạn. Ngôn ngữ cơ thể còn biểu hiện qua hành động. Khi ta nghe người khác nói chuyện đến hồi xúc động, đôi khi vô tình ta khoanh tay trước ngực, thế nhưng khi đối phương mới mào đầu câu chuyện mà ta khoanh tay trước ngực, lại sẽ bị hiểu là cự tuyệt hoặc không tán đồng. Một thói quen không hay khi nói chuyện là hất cằm, động tác đó mang hàm ý khiêu khích hay thách thức. Ai làm như vậy sẽ bị đánh giá là thô lỗ và ngạo mạn, Người nghe sẽ nghĩ là người đó coi mình dưới tầm mắt họ, thậm chí mình đang bị họ khinh rẻ xem thường. Mặc dù thực tế không phải như vậy. Những người có thói quen xấu đó rất khó thành công trong giao tiếp. Khi gặp nhau, nếu ai đó đưa mắt nhìn đối phương một lượt từ đầu đến chân, nói chuyện thì gằn từng tiếng qua kẽ răng, tư thế tác phong đó chắc sẽ gây ác cảm cho đối phương, hơn nữa khi người này biểu hiện như vậy, thì người kia cũng sẽ đảo mắt nhìn lại với ánh mắt lạ lùng khó hiểu pha lẫn chút nghi ngại thăm dò, kết quả là cả hai đều mất vui. Ngoài ra khi nói chuyện không nhìn trực diện mà lại liếc mắt ngó nghiêng cũng sẽ để lại ấn tượng xấu. Nói chung, khi tiếp xúc nên sử dụng tư thế ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào đối phương là đúng đắn nhất, nếu nhìn chéo thì đối phương sẽ đoán người đối thoại mang ý đồ xấu, nét mặt có vẻ nham hiểm, gian trá, kết quả câu chuyện trao đổi chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Trên cơ thể con người thì đôi mắt có khả năng biểu đạt những thông điệp phức tạp tinh tế nhất. Thứ hai là miệng, ví dụ khi đôi môi mím chặt thể hiện tư thế áp đảo, môi trên hơi hé mở là tỏ ý thân thiện, đôi môi mở đều thể hiện sự vui vẻ, cởi mở. Ngôn ngữ cơ thể có thể qui nạp vào mấy dạng sau đây: ánh mắt: Là phương tiện biểu đạt ngôn ngữ cơ thể hiệu quả nhất. Người ta hay nói, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, đôi mắt có khả năng chuyển đạt tin tức chính xác nhất, sinh động nhất, chỉ cần những thay đổi rất nhỏ trong ánh mắt cũng đủ thể hiện thế giới nội tâm từ vui, buồn, yêu, ghét ở nhiều cung bậc khác nhau vô cùng tinh tế và nhạy cảm. Ví dụ: trong khi đàm phán, nếu đối phương để cho cặp kính trễ xuống phía chóp mũi, rồi nhìn người kia bằng mắt trần, ánh mắt có vẻ dò hỏi phán đoán, đó là biểu hiện trong lòng rất bất bình. Nếu đảo mắt liên tục hoặc chớp liên hồi, thì có nghĩa người đó đang tính toán nước cờ xấu. Nếu đôi mắt long lanh tỏa sáng chứng tỏ tâm hồn dào dạt hân hoan và tràn đầy tin tưởng. Nếu trong đàm phán bắt gặp ánh mắt như vậy chứng tỏ đối phương tỏ ý tin cậy, khả năng hợp tác sẽ thành công. Ngược lại, nếu thấy đối phương nhíu lông mày, mắt nhìn lơ láo, không dám nhìn thẳng vào đối tác, thì đó là biểu hiện bất lực, báo hiệu một kết quả chẳng ra gì. Mỉm cười: Mỉm cười cũng là một loại hình ngôn ngữ cơ thể được vận dụng để truyền đạt tin tức. Mỉm cười có thể thay cho lời chào, đôi khi còn được vận dụng trong trường hợp từ chối khéo léo không để đối phương mất lòng. Khi trong lòng không thích nhưng lại chẳng tiện từ chối thẳng thừng, thì mỉm cười là một cách biểu đạt hiệu quả, nó bao hàm ý nghĩa vạn bất đắc dĩ phải như vậy, mong được thông cảm. Trong cuộc sống, cần chú ý học cách nhận biết ý nghĩa của nụ cười mỉm, nếu không sẽ không tránh khỏi vơ đũa cả nắm, dễ hiểu lầm. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tại cuộc đàm phán Mỹ – Nhật diễn ra trước khi nổ ra cuộc tập kích của quân Nhật vào Trân Châu cảng. Đại diện phía Nhật đã mỉm cười, nụ cười đó được hiểu theo hai chiều hướng là thiện ý và ác ý. Nhưng đại diện phía Mỹ đã hiểu theo cách hữu nghị thân thiện, đó là một sự hiểu lầm tai hại nhất và phải trả giá bằng tổn thất to lớn của quân Mỹ. Ngôn ngữ cử động tay: người ta sử dụng bắt tay, vẫy tay, xua tay, ngoéo tay hoặc giơ ngón tay để biểu đạt tình cảm, cánh tay và ngón tay cũng là một dạng ngôn ngữ cơ thể để chuyển tải tin tức. Chỉ cần dùng cử chỉ tay có thể gọi người khách xích lại gần, lùi ra xa, hoan nghênh, lưu luyến, chúc tụng, hữu hảo, từ chối, khó xử v.v… Với ngón tay, có thể biểu thị bất lực, hết kiên nhẫn. Tay đỡ cằm biểu thị tinh thông lão luyện. Chụm đầu ngón tay vào nhau như hình tháp thể hiện lòng tự tin. Hai bàn tay xiết chặt vào nhau biểu thị trạng thái tinh thần căng thẳng. Hai tay dang rộng biểu thị chân tình, cởi mở. Tay xoa mặt một cách vô thức hoặc sờ mũi, phản ánh người đó đang nói dối. Dùng ngón tay gõ trán chứng tỏ hết chịu nổi. Trong đó, bắt tay là một loại lễ nghi thông thường, nhưng yêu cầu về nội dung của nó phong phú và chi tiết hơn rất nhiều so với các lễ tiết khác. Nếu như cảm thấy có gì đó không giống với nghi thức tiêu chuẩn, thì cần chú ý đến các ý nghĩa phụ khác kèm theo lễ tiết bắt tay. Khi hai bên nắm chặt tay nhau, dùng sức quá mức bình thường một chút là biểu thị nhiệt tình, thành tâm, hoặc hàm ý mong chờ. Nếu bắt tay với sức nắm vừa phải chứng tỏ tình cảm ổn định. Bắt tay hờ hững và buông ra thật nhanh là tỏ ý lãnh đạm, kém mặn mà. Khi bắt tay mà ngón tay cái chĩa xuống dưới còn các ngón khác lại không duỗi thẳng tức là không muốn đối phương nắm lấy cả bàn tay của mình, được hiểu là thái độ khinh người. Người này giơ cả hai tay nắm lấy một bàn tay của người kia và lắc nhẹ là biểu hiện chân tình, mến mộ và cảm kích. Ngược lại, vừa nắm bàn tay người ta đã vội vàng buông ra ngay là phản ứng lạnh lùng không muốn cộng tác. Khi bắt tay mà ngón hơi gấp vào phía trong, lòng bàn tay vụm lại là biểu hiện thành tâm và thân mật lắm. Trong tất cả các bộ phận trên cơ thể người, thì tay được coi là linh hoạt cơ động nhất, tư thế của tay nhiều không kể hết và cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình giao tiếp với người khác, biết vận dụng tư thế tay một cách linh hoạt và hợp lý sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy thế tay đẹp hay xấu sẽ góp phần quan trọng đối với thành bại của cuộc giao tiếp. Khi giơ tay chỉ dẫn một vật thể tương đối lớn thì dùng cả bàn tay chĩa về hướng vật thể đó, nhưng khi chỉ dẫn một vật thể nhỏ, thì chỉ cần giơ ngón trỏ là đủ, còn phải chú ý hướng lòng bàn tay ra phía ngoài. Trong các động tác tay, thì cần phải dùng tư thế của cơ thể để phối hợp, không nên chỉ cử động tay còn người lại ngay đơ, khi chìa bàn tay ra thì các tư thế thân người khác nhau biểu thị ý nghĩa khác nhau. Chỉ có hai tư thế của con người là đứng và ngồi có khả năng biểu lộ tình cảm hoặc chuyển tải thông tin nhiều nhất. Tư thế thân thể có thể bao hàm các mặt ý nghĩa như tích cực vươn lên, cân nhắc thận trọng, trang trọng lễ phép, thoáng đạt, phớt đời, lạc quan vui vẻ, tự tin, hứng thú, cung kính v.v… và ngược lại. Khi giao lưu với mọi người, nếu đàn ông ngồi dạng chân ra, thể hiện sự tự tin, thông thoáng; còn phụ nữ ngồi khép đùi biểu thị nề nếp cẩn trọng. Đứng ở tư thế ưỡn ngực khoanh tay, gây cho người khác cảm giác tự tin pha lẫn kiêu ngạo. Người phục vụ thường đứng ở tư thế khom người hai tay chắp trước bụng, thể hiện sự ngoan ngoãn vâng lời sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh. Trong đàm phán, nếu đối phương ngồi ngay ngắn như pho tượng, chứng tỏ bạn đã gặp phải một đối thủ cứng rắn rất khó chơi. Riêng các tư thế ngồi cũng nói lên nhiều ý nghĩa trong ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ, ngồi thoải mái bình thản nói chuyện, không nên xê qua dịch lại ra điều sốt ruột không yên. Khi ngồi trên ghế tư thế phải ngay ngắn đàng hoàng, để tạo cho người tiếp chuyện ấn tượng mình là con người đứng đắn lịch thiệp, từ đó gây niềm tin cho họ. Mặt khác, sẽ hỗ trợ cho cuộc hội đàm nhanh chóng thu được kết quả. Tư thế ngồi cũng là một dạng ngôn ngữ cơ thể, có thể giúp người ta chuyển tải tin tức cho đối phương. Có thể coi tư thế ngồi cũng là một cách thức trong giao thiệp. Khi được người ta mời ngồi, bạn chớ quên nói “Cảm ơn” rồi mới ngồi xuống. Nhằm xúc tiến hội đàm, thì khi ngồi trên ghế nên hơi rướn người về phía trước, cách ngồi đó rất dễ lắc người từ trước ra sau và ngược lại, nhằm tỏ ý đồng tình với nội dung câu chuyện của đối phương, ngoài ra còn thúc đẩy đối phương đi đến quyết định nhanh hơn. Nếu ngả lưng dựa hẳn vào sa lông, thì rất dễ bị đối phương cho là kiêu căng, hơn nữa, ngửa người ra phía sau thì cằm lại dễ hếch lên phía trước, dễ bộc lộ ý nghĩ thầm kín của mình, để cho phía bên kia giành mất quyền chủ động. Khi hội đàm cũng có thể áp dụng tư thế ngồi hơi nghiêng sang một bên, ngồi lệch một tí còn mặt vẫn hướng về phía người đối thoại, như vậy dễ tạo cảm giác gần gũi thân mật. Tư thế ngồi lý tưởng nhất là nửa người phía trên hơi đổ về phía trước, lưng chớ dựa hẳn vào ghế, hai tay đặt ngay ngắn trên đùi, gót giầy áp sát vào thể nên lệch sang bên một chút, hai đầu gối giữ một giãn cách vừa bằng nắm đấm. Nếu đứng để nói chuyện thì thời gian không nên quá dài. Trong những nghi lễ long trọng, thì tư thế đứng phải nghiêm trang, thẳng thắn, không được lắc lư, không được lệch vai hoặc khom lưng. Đứng để trao đổi cũng phải lựa chọn thế đứng cho đẹp, không cứng nhắc gò bó nhưng cũng không xuê xoa tùy tiện quá. Khi bị người khác áp sát một bộ phận chính nào đó của cơ thể, thì sẽ cảm nhận bị chèn ép, bị dồn nén. Trái tim ở bên trái lồng ngực, vì vậy nên cố gắng đứng lệch sang bên trái người đối thoại, như thế dễ nắm phần chủ động làm chủ tình hình. Lúc đứng nói chuyện với người thân quen, có thể hơi suồng sã một chút. Ví dụ vỗ vai hoặc xoa lưng đối phương một cách nhẹ nhàng sẽ tạo được không khí thân ái gần gũi đồng thời giải tỏa được sức ép tâm lý giúp cho đối phương đỡ căng thẳng. Cự ly giữa hai người khi nói chuyện cũng hết sức quan trọng, tùy theo mức độ quan hệ mà giữ giãn cách cho vừa phải và nói chuyện được thoải mái hơn. Mỗi người đều dành cho mình một khoảng không gian riêng, khi giao tiếp việc tạo ra cự ly thích hợp gần như là một phản ứng tự nhiên thuộc về bản năng. Khi hai người chẳng lấy gì làm thân thiết mà lại sán vào quá gần sẽ bị coi là lấn lướt, sỗ sàng, gây ra tâm trạng ức chế, đề phòng cho đối phương. Nếu hai người có quan hệ khăng khít mà lại giữ khoảng cách quá xa thì sẽ gây cảm giác hờ hững lạnh nhạt. Vì thế, cần tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể để xác định cự ly cho thỏa đáng. Như thế nào để được coi là thỏa đáng? Điều này còn phụ thuộc vào tư thế của hai bên. Nếu hai bên ngồi mặc cả mua bán với nhau thì nên ngồi hai bên chiếc bàn lớn, mỗi người ngồi cách mép bàn một nắm tay. Nếu hai bên cùng ngồi nói chuyện, thì nên giữ giãn cách vào khoảng một sải tay. Nếu hai bên cùng ngồi quanh bàn, thì cự ly có thể rút lại gần hơn. Nếu trong câu chuyện, một bên tỏ ý nhờ vả bên kia giúp đỡ chuyện riêng, hoặc câu chuyện đã đến hồi kết thúc, thì khi nói chuyện nên nhìn vào mắt người đối thoại, còn cự ly giữa hai người nên gần hơn một chút. Nếu cả hai người nói chuyện trong tư thế đứng thì cự ly thích hợp nhất là hai sải tay, nếu đứng gần quá sẽ gây cho đối phương cảm nghĩ “đối lập”.

Trước tiên xin kể một câu chuyện:

Trong một cuộc hội đàm cao cấp Xô-Mỹ Kennedy nói: “Phán đoán sai có thể dẫn đến thảm họa chiến tranh hạt nhân”. Khơrútxốp bỗng nhiên phát cáu hét toáng lên “Phán đoán sai lầm! Phán đoán sai lầm! Tô thường xuyên nghe những người bạn của các ông ở châu Âu hay ở một nơi nào đó nhắc đi nhắc lại câu nói “phán đoán sai lầm” chết tiệt đó, có lẽ các ông nên ngay lập tức rút bỏ cụm từ đó đi. Tốt nhất là vứt nó vào trong kho ướp lạnh, đừng bao giờ sử dụng nó nữa! Vì tôi chúa ghét từ đó!”. Cử tọa có mặt ở đó đều tỏ ra thấp thỏm không yên trước câu nói đó củaKhơrútxốp. Sau đó mọi người cùng dự bữa cơm trưa.

Trong bữa ăn trưa, tổng thống Kennedy giơ tay sờ vào một chiếc huân chương của Khơrútxốp và hỏi: “Đây là huân chương gì thưa ngài?”, Khơrútxốp giật mình trả lời: “Đây là Huân chương Hòa bình Lênin”. Kennedy ôn tồn nói: “Tôi mong rằng tấm huân chương hòa bình này có thể giúp ngài giữ vững hòa bình”.

Đàm phán là dịp đọ tài về mặt ăn nói, cũng là cuộc đối chọi về mặt trí tuệ. Người đáng mặt bậc thầy về ăn nói miệng lưỡi dẻo quẹo, biết gia giảm thêm bớt hết sức ung dung linh hoạt và giành được thành công ngoài ý muốn. Đôi khi họ bày ra thế trận nửa hư nửa thực, ẩn ý sâu xa, đôi khi lại nói toạc móng heo, hết sức thành thật, nói chuyện nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, đôi khi nói cạnh khóe, ám chỉ chuyện này chuyện nọ, muôn hình nhiều vẻ, nhưng chung qui chỉ nhằm một mục đích là chiến thắng đối phương mà thôi.

Trong giao tiếp thì cách vận dụng từ ngữ mềm mỏng biến hóa được coi là phổ biến và thần diệu nhất. Chúng ta cần phải căn cứ vào tình hình thay đổi về các mặt đối tượng, chủ đề, cách thức, hoàn cảnh, sách lược, thời gian, vận hội v.v… để chuyển đổi phương thức vận dụng từ ngữ cho thật thích hợp.

Một lần, vì việc công mà Tống Thái Tổ tức giận Chu Hàn, định bụng xử phạt ông ta bằng tội “đình trượng”, nói nôm na là dùng gậy đánh vào mông. Chu Hàn cảm thấy như vậy là mất thể diện quá, bèn tâu: “Hạ thần nhờ tài trí hơn người mà nức tiếng trong thiên hạ, thế mà bây giờ lại bị đánh đít như thế này thì quả là chẳng còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ nữa!”

Tống Thái Tổ nghe vậy, không nhịn được cười, ngay lập tức giáng chỉ tha bổng cho Chu Hàn. Đủ biết, phương thức biểu đạt ngôn ngữ không chỉ bó hẹp trong vấn đề sử dụng câu cú, ngữ khí, ngữ điệu, âm vực khác nhau mà còn bao gồm cả khía cạnh chọn từ chọn ngữ mang đậm sắc thái tình cảm, cách sắp xếp trình tự câu chữ nữa. Tất cả những thứ đó đều nhờ vào tài ứng biến khôn khéo mau lẹ, xoay chuyển linh hoạt theo từng tình huống cụ thể.

Mọi sự vật trên đời đều được cấu tạo bởi “diện” và “điểm”. Trong trường hợp này “diện” dùng để chỉ chỉnh thể cũng như quá trình phát triển của sự vật; Còn “điểm” là biểu hiện một khía cạnh, một bộ phận nào đó của sự vật hoặc một giai đoạn nào đó trong toàn bộ quá trình phát triển của sự vật. “Diện” và “điểm” vừa đối lập với nhau vừa nương dựa vào nhau cùng song song tồn tại. Muốn tồn tại hai thứ không thể tách rời nhau, không những nương dựa mà còn khống chế lẫn nhau. Khi một “điểm” mang ý nghĩa then chốt nào đó bị thay đổi thì cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi của “diện”. Vì vậy, trong quá trình luận chứng, nên khai thác tối đa khả năng chọn lấy một “điểm” then chốt mang tính đối lập nào đó để khoét sâu vào, nhằm hạ gục đối phương.

Văn Nhất Đa là một học giả nổi tiếng chính trực, khi ông trở thành một chiến sĩ dân chủ kiên định, thì bè phái phản động tỏ ra hoang mang sợ hãi. Chẳng làm gì nổi ông chúng quay ra bịa đặt những câu chuyện đồn nhảm để khích bác ông. Chúng nói: “Chớ có nghe lời nói của Văn Nhất Đa, chẳng qua ông ta đói quá phát cuồng, nên mới ăn nói quá khích như vậy!”.

Nghe những lời vu khống bịa đặt đó, Văn Nhất Đa tỉnh bơ như không, khi diễn thuyết ông đập lại: “Nói vậy nghe ra cũng có phần đúng, thực tình là tôi đang bị đói, nhưng cũng chính vì tôi từng chịu đói, nên tôi mới hiểu ra nhiều điều mà các vị chưa từng bị đói không thể nào hiểu nổi. Và cũng nhờ bây giờ tôi được no hơn một chút, có tí sức lực mới có thể kể những chuyện này ra đây. Như vậy phải chăng có thể gọi là “quá khích”, phải chăng nên mặc cho các ngài khi nào cũng ăn no béo bụng muốn nói gì thì nói! Tuy nhiên tôi chỉ biết rằng đất nước phải rơi vào vận hạn này, nhân dân phải chịu khổ đau đến cùng cực, họ đã bị ép cạn kiệt đến giọt máu cuối cùng rồi. Nếu tôi không dám đứng ra nói vài điều công tâm, thì tôi là con người bỉ ổi và ích kỷ”.

Khi đánh vào một “điểm” là phải áp dụng chiến thuật được ăn cả, ngã về không. Như vậy vấn đề mấu chốt là phải chọn đúng “điểm”. Phải thật nhạy cảm nhận ra một nét nào đó có thể rất mơ hồ mong manh hay bị người ta bỏ qua, nhưng chính nó lại có thể hạ gục đối thủ, sau đó bất ngờ ra đòn chí mạng, khiến cho đối phương không kịp trở tay. Thời cổ đại, có một nhà hùng biện tên là Cầm Hạt Ly, một hôm ông gặp một bà già ở đầu làng, bà già nghe nói ông là nhà hùng biện, bèn nói:

“Lão có một chuyện nghĩ mãi chẳng ra, ông giảng giải hộ được không ạ?”

Cầm Hoạt Ly vui vẻ nói: “Xin cụ cứ nói ra đừng ngại”.

Bà lão nói: “Bờm ngựa hướng lên phía trên sao mọc ngắn thế, còn đuôi ngựa chúc xuống dưới sao mọc dài thế?”.

Cầm Hoạt Ly nói: “Thật quá đơn giản, bờm ngựa chĩa lên trời xúc phạm đến thần linh, nên thần linh không cho nó mọc dài, còn đuôi ngựa chúc xuống đất là qui phục thần linh nên thần linh cho phép mọc thật dài! Vạn vật trong thiên hạ đều nên thuận theo quy luật”.

Bà lão thốt lên: “Thì ra là vậy, nhưng tóc người cũng mọc lên phía trên, sao vẫn mọc được dài thế?

Còn râu người chĩa xuống dưới mà vẫn không dài bằng tóc?”.

“Đó là vì…” Cầm Hoạt Ly ngắc ngứ không nói được gì.

Khi đánh vào một “điểm”, thì phải chọn cho được điểm nào có mối liên hệ tất yếu với suy luận của mình.

Nếu vận dụng phương án diệt “điểm”, phải tìm cách phân chia và rút gọn các mặt quan hệ nhiều tầng nhiều lớp của sự vật, sau đó tô đậm làm nổi bật tác dụng của mối quan hệ đã được tách biệt hoặc rút gọn đối với sự vật đó, lấy đó làm căn cứ, để rút ra kết luận mang tính lôgic tất yếu.

Nhanh chóng nắm bắt chủ đề do đối phương đưa ra, đẩy câu chuyện tiếp diễn theo hướng có lợi cho mình, để tạo thế khuất phục đối phương, đây là kế cướp súng địch để diệt địch. Đặc điểm của nó là, dùng ngay vũ khí của đối phương để tăng cường sức mạnh cho ta, nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.

Muốn thực hiện được chiến thuật này, thì điểm quan trọng nhất là trước đòn tấn công của đối phương, mình phải nắm bắt được ý đồ và điểm huyệt vị của họ, sau đó tương kế tựu kế, mượn sức địch bồi bổ sức ta, lừa địch mắc vào bẫy giăng sẵn, làm cho địch hoang mang bối rối. Sau đó ra đòn phản công chớp nhoáng, bất ngờ bằng sức mạnh được tập trung cao độ, xoay chuyển tình thế từ chỗ đối phương đang say sưa với ưu thế bỗng bị quật đòn chí mạng không gượng dậy nổi vì quá choáng váng đành chịu thất bại. Tôn Tẫn sống vào thời chiến quốc không những là nhà quân sự lỗi lạc, mà còn là người tài ăn nói.

Từ khi ông bày mẹo cho Điền Kỵ thắng được Tề Uy Vương trong cuộc đua ngựa thì Tề Uy Vương bắt đầu chú ý áp dụng mưu lược của Tôn Tẫn.

Một lần họ đến dưới chân một ngọn núi. Tề Uy Vương tự nhiên cao hứng muốn thử tài Tôn Tẫn xem sao liền bảo ông: “Đố khanh nghĩ cách bắt ta tự nguyện trèo lên đỉnh núi đấy!”. Tôn Tẫn ngay từ đầu đã đón được ý Tề Uy Vương thấy từ chối không xong, liền cười nói “Thần tài cán chưa đạt đến mức đó, nhưng nếu bệ hạ ở trên đỉnh núi thì họa may thần có thể lừa được bệ hạ xuống núi”. Tề Uy Vương hết sức tự tin, trong bụng thầm hứa: “Bằng bất kỳ giá nào, mình cũng không chịu xuống núi, để xem ông ta xoay xở ra sao!”. Thế là ông ta đi lên núi, đang định bụng cố thủ trên đó, thì Tôn Tẫn thưa: “Thưa đại vương, thế là thần đã lừa được đại vương tự nguyện lên núi rồi đó”. Đến lúc đó Tề Uy Vương mới vỡ lẽ ra là mình đã bị Tôn Tẫn cho vào tròng, đành phải chịu thua.

Dưới triều vua Càn Long nhà Thanh, Hòa Thân tự phụ là tuổi trẻ tài hoa, giỏi thơ phú, tỏ ra coi thường nguyên lão tam triều Lưu Thông Xuyên.

Tuy nhiên Lưu cũng tự nhận mình là người biết thơ phú, có nhiều công trạng, coi khinh gian thần Hòa Thân chẳng ra gì. Khi lâm triều luận chính hai người thường kiếm cớ châm chọc khích bác lẫn nhau, lâu dần thành ra thù hận nhau.

Càn Long nghĩ cách làm cho hai người làm lành với nhau, liền ra lệnh cho hai người theo vua ra vườn hoa phía sau đi dạo mát, rồi bảo hai người làm thơ phú về đề tài “nước”. Lưu Thông Xuyên vuốt chòm râu dài, rảo bước ra phía bờ hồ, soi bóng xuống mặt hồ trong xanh, ngắm nghía khuôn mặt già nua quắc thước của mình, lại liếc mắt nhìn sang dáng vẻ dương dương tự đắc của Hòa Thân đang đứng ở gần đó, ứng khẩu ngâm một khổ thơ:

Nguyên văn theo âm Hán Việt:

“Hữu thủy niệm khê, vô thủy dã niệm khê. 

Hệ lạc điểu bàng biến vi kê. 

Đắc thực hồ ly hoan như hổ, lạc phách phượng hoàng bất như kê”

Dịch nghĩa: Có nước nhớ đến khe, không có nước đọc là hệ, hệ mà rơi vào bên chữ chim thì biến thành gà, được ăn thì cáo mừng như cọp, sa cơ lỡ vận thì phượng hoàng chẳng bằng con gà.

Hòa Thân gian ngoan thầm cảm phục Lưu Thông Xuyên “đường kiếm vẫn còn sắc bén như xưa” đồng thời cũng hiểu ngay được ẩn ý cạnh khóe trong bài thơ của ông, liền nghĩ một bài để chọi lại.

Nguyên văn theo âm Hán Việt: “Hữu thủy niệm tương vô thủy dã niệm tương, vũ lạc tương thượng tiên vị sương. Tự gia các tảo tiền môn tuyết, nã quản tha nhân ngõa thượng sương”(1).

Dịch nghĩa: Có nước nhớ đến (sông) Tương, không có nước đọc là Tương, mưa rơi trên đầu tương thì biến thành sương. Từ nay tuyết rơi trước cửa nhà ai thì nhà ấy quét, đừng để ý đến chuyện sương có đọng trên mái ngói nhà người khác làm gì). (ý nói từ nay về sau ai lo phận nấy đừng khích bác nhau nữa).

Càn Long thấy tình hình như vậy cho rằng dịp tốt đã đến, liền bước lên nắm lấy tay hai người, nói:

“Hai vị ái khanh nghe trẫm nói đây, ta cũng sẽ họa thêm một bài”.

Nguyên văn theo âm Hán Việt: “Hữu thủy niệm thanh, vô thủy diệc niệm thanh, ái khanh cộng hiệp lực, đồng tâm tiện hữu tình. Bất khán tăng diện khán phật diện, bất khán cô tình khán thủy tình”(1).

Dịch nghĩa: Có nước đọc là thanh, không có nước cũng đọc là thanh, nếu không nể mặt tăng thì hãy nể mặt phật, nếu không nghĩ đến tình riêng thì hãy nghĩ đến tình chung.

Cả hai người đều hiểu được dụng ý hòa giải của vua Càn Long, hết sức chân thành cởi mở, hơn nữa thơ phú ngâm vịnh cũng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ, nên đã bắt tay làm lành với nhau.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button