Kinh doanh - đầu tư

Ai Hiểu Được Khách Hàng Người Ấy Bán Được Hàng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lý Kiện Lâm

Download sách Ai Hiểu Được Khách Hàng Người Ấy Bán Được Hàng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Kinh doanh

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tế đã chứng minh hơn 90% tỉ phú thế giới tham gia hoạt động kinh doanh, điển hình nhất là Bill Gates – người 12 năm liên tiếp kể từ năm 1995 đến năm 2007 đứng đầu trong danh sách “Những người giàu nhất thế giới” do tạp chí Fortune bình chọn. Hiển nhiên, kinh doanh là sự nghiệp vĩ đại tạo ra giá trị và thành công của con người. Tuy nhiên, bán hàng lại là một công việc vô cùng vất vả, vừa mệt mỏi vừa khó khăn, hơn nữa còn có thể bị phá sản bất cứ lúc nào.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc bán hàng thất bại, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là người bán hàng không hiểu khách hàng. Hiểu khách hàng, bạn mới biết được chính xác nhu cầu mua, hiểu được cách mua và tâm lí mua hàng của họ, từ đó mới giành được thắng lợi.

Bán hàng là một môn nghệ thuật giao tiếp với nhiều người, trong đó con người là yếu tố quan trọng. Bởi vậy, chỉ khi hiểu được khách hàng, nhân viên bán hàng mới có được phương pháp hiệu quả để khích lệ khách mua hàng.

Là nhân viên bán hàng, bạn phải hiểu ai là khách hàng thực sự, từ đó tìm được đúng người và làm được đúng việc.

Chỉ khi hiểu rõ quá trình mua hàng của khách, bạn mới từng bước bán hàng thuận lợi và kí kết được hợp đồng.

Chỉ khi quan tâm đến khách hàng, bạn mới giành được thành công trong từng việc nhỏ và được khách hàng yêu mến.

Chỉ khi hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng, bạn mới đánh giá được khả năng mua hàng của họ, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Chỉ khi hiểu được biểu cảm trên khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của khách hàng, bạn mới hóa giải được “mật mã” nội tâm của khách hàng, từ đó bán hàng thành công.

Chỉ khi hiểu được tín hiệu giao dịch của khách hàng, bạn mới phá vỡ được “thành lũy” tâm lí của khách hàng, từ đó bán được hàng.

Đương nhiên, người bán hàng cần đầu tư toàn bộ công sức, tâm huyết để tìm hiểu khách hàng, không được lãng phí thời gian, cần nghiên cứu động cơ mua hàng, quá trình mua hàng, tâm lí mua hàng, cách thức mua hàng của khách hàng…, như vậy sẽ có hiệu quả hơn so với việc nói suông và lấy lòng khách hàng.

Cuốn sách Ai hiểu khách hàng, người ấy bán được hàng được chia thành 10 chương, trình bày chi tiết quá trình mua hàng của khách hàng thực sự, khách hàng tiềm năng, những chi tiết nhỏ mà khách hàng quan tâm, những ngôn ngữ cử chỉ của khách hàng, tâm lí mua hàng của khách hàng, tín hiệu muốn giao dịch của khách hàng… Các ví dụ thực tế trong quá trình bán hàng thể hiện qua hình thức trình bày: Ví dụ sinh động -> lí luận đơn giản -> kĩ năng thực tế có thể giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ tâm lí khách hàng, có được kĩ năng giao dịch, từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nâng cao thành tích tiêu thụ sản phẩm.

Điều đáng chú ý là cuốn sách không chỉ là sách kinh doanh thông thường, cũng không phải là tài liệu bán hàng khó hiểu mà là một cuốn sách trình bày kinh nghiệm bán hàng thực tế, giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ khách hàng, có thể “đọc được, học được và vận dụng hiệu quả”. Nếu bạn học được kĩ năng bán hàng và bản lĩnh giao tiếp được đề cập trong cuốn sách này, chúng tôi tin rằng chỉ trong một thời gian ngắn, bạn sẽ có thể nâng cao thành tích bán hàng, cho dù là bán sản phẩm hay tìm đối tác liên kết thì bạn cũng đều có thể thành công.

CHƯƠNG 1
CHI TIẾT QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI: TRONG THỜI GIAN NGẮN HIỂU ĐƯỢC KHÁCH HÀNG
Trong quá trình bán hàng, người bán hàng cần “tìm đúng người, làm đúng việc”. Nếu không tìm được nhân vật có quyền quyết định thì coi như bạn đang “phí lời”.

KHÁCH HÀNG Ở NGAY BÊN CẠNH BẠN: TRONG VÔ SỐ NGƯỜI XUNG QUANH, TÌM RA NGƯỜI BẠN CẦN
Anh Dương là nhân viên bán bảo hiểm. Một lần, trên tàu hỏa trở về nhà, anh ngồi cạnh một phụ nữ trạc 34-35 tuổi. Bên cạnh chị có hai đứa trẻ, đứa lớn khoảng 5-6 tuổi, đứa nhỏ 3-4 tuổi. Sau khi nói chuyện, anh Dương phát hiện người phụ nữ xuống cùng ga với mình nên có ý định giới thiệu các gói bảo hiểm cho chị.

Trong thời gian tàu dừng tạm ở ga, anh Dương mua một món quà nhỏ cho hai đứa bé và bắt chuyện với người phụ nữ. Họ nói chuyện rất lâu, sau đó có nhắc đến chồng chị.

Anh Dương nói: “Chồng chị chắc hẳn rất yêu chị, anh ấy làm ở đâu ạ?”

Người phụ nữ: “Anh ấy phụ trách phòng kinh doanh của một công ty truyền thông, công việc rất bận, ngày nào cũng phải tiếp đón khách hàng nên không có thời gian đi chơi cùng mẹ con tôi.”

Anh Dương: “Lần này chị và các cháu định đi chơi ở đâu vậy?”

Người phụ nữ: “Tôi định thuê nhà nghỉ một đêm ở đây, ngày hôm sau ra đảo Cát Bà.”

Anh Dương: “Đảo Cát Bà rất đẹp, bây giờ lại là mùa du lịch nên sẽ rất đông khách, ba mẹ con chị đã đặt phòng chưa?”

Người phụ nữ: “Thật vậy hả, tôi chưa nghĩ đến việc này, nếu không đặt được phòng thì rắc rối lớn rồi.”

Anh Dương: “Nhà em ở gần đây, em có thể giúp chị được.”

Người phụ nữ nghe xong rất vui mừng, sau đó anh Dương đưa danh thiếp cho người phụ nữ. Khi tàu vào ga, anh Dương đã nhờ bạn bè tìm cho ba mẹ con chị một nhà nghỉ.

Vài hôm sau, anh Dương nhận được một cuộc điện thoại do chồng người phụ nữ gọi đến: “Anh Dương phải không? Tôi rất cảm ơn anh vì đã giúp đỡ vợ tôi, cuối tuần này, tôi mời anh đến dùng cơm với cả gia đình, anh có bận gì không?”

Anh Dương vui vẻ nhận lời. Sau bữa cơm đó, anh đã kí được hợp đồng bảo hiểm lớn: Người chồng quyết định mua bảo hiểm cho cả bốn người trong gia đình.

GIẢI THÍCH

Anh Dương thực ra không quen biết người phụ nữ, nhưng qua quan sát và nói chuyện, anh biết rằng đây chính là khách hàng tiềm năng của mình, do đó thông qua sự giúp đỡ khéo léo, anh Dương đã kí được hợp đồng bảo hiểm một cách dễ dàng. Có thể thấy, nhân viên bán hàng tìm được người mình cần trong biển người, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự là một điều vô cùng quan trọng.

PHÂN TÍCH

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên của việc bán hàng, nếu không biết ai là khách hàng tiềm năng thì nhân viên bán hàng sẽ không có phương hướng làm việc. Trong thực tế, nhiều khi việc bán hàng thất bại không phải vì nhân viên bán hàng đàm phán không thành công, mà vì họ không tìm được đúng người. Vậy, làm thế nào tìm được người bạn cần trong biển người ấy?

1. Phán đoán chính xác nguyện vọng mua hàng của khách Muốn phán đoán nguyện vọng mua hàng của khách, có thể thông qua năm yếu tố sau. Chúng tôi xin lấy việc mua bán bất động sản làm ví dụ.

(1) Mức độ quan tâm của khách hàng đến tình trạng sản phẩm: Ví dụ diện tích căn nhà, hướng nhà, số tầng, thiết bị công cộng, cách bố trí nhà…

(2) Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm: Giao thông có tiện lợi không, đi làm có thuận đường không, cho trẻ đi học có dễ dàng không, có hài lòng với thiết bị trong ngôi nhà và môi trường xung quanh không?…

(3) Mức độ quan tâm của khách hàng trong quá trình mua sản phẩm: Khách hàng có đọc tỉ mỉ hợp đồng mua bán nhà không, có tăng giảm các điều khoản trong hợp đồng hay yêu cầu sửa chữa các thiết bị trong phòng không?…

(4) Mức độ tin tưởng của khách hàng với sản phẩm: Khách hàng có hài lòng với chất lượng thi công không, có hài lòng với thương hiệu của các thiết bị đang sử dụng trong phòng không, có hài lòng với màu sơn của các phòng trong nhà không?…

(5) Ấn tượng với nhân viên bán hàng: Nhân viên bán hàng để lại ấn tượng tốt hoặc xấu trong lòng khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mong muốn mua hàng của họ.

Thông qua năm yếu tố trên, chúng ta có thể phán đoán nguyện vọng mua hàng của khách, từ đó giúp nhân viên bán hàng tìm đúng khách hàng tiềm năng của mình.

2. Phán đoán chính xác khả năng mua của khách hàng

Muốn phán đoán chính xác khả năng mua của khách hàng, chúng ta cần dựa vào hai yếu tố sau:

(1) Điều kiện kinh tế: Thông qua trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị và nguồn thu nhập của khách hàng… để phán đoán khả năng mua của họ.

(2) Kế hoạch chi tiêu: Trong trường hợp mức chi phí khá lớn, một số khách hàng sẽ trả hết một lần; một số khách hàng lại muốn trả theo nhiều kì, số tiền trả lần đầu cũng chia ra thành nhiều mức… Qua những chi tiết này, nhân viên bán hàng có thể phán đoán khả năng mua của khách hàng.

Sau khi phán đoán khả năng mua của khách hàng từ hai yếu tố trên, nhân viên bán hàng có thể so sánh khả năng đó với giá cả sản phẩm mình cần bán, từ đó loại trừ những khách hàng không có khả năng mua và tìm đúng khách hàng tiềm năng.

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 2 TỪ KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG ĐẾN KHÁCH HÀNG THỰC SỰ: GIẢI MÃ QUÁ TRÌNH MUA HÀNG, TỪNG BƯỚC TIẾN TỚI GIAO DỊCH THÀNH CÔNG

Hành vi “mua” của khách hàng là một quá trình được diễn ra theo chiều hướng tác động qua lại, không phải là quá trình rập khuôn, cứng nhắc, hơn nữa hiệu quả của việc mua hàng sẽ phụ thuộc vào tâm lí khách hàng. Do vậy, nhân viên bán hàng cần căn cứ vào nhu cầu khác nhau của khách để loại bỏ những quá trình mua hàng không cần thiết, sau đó áp dụng biện pháp thích hợp, kích thích mong muốn mua của khách hàng và thực hiện giao dịch thành công.

QUAN SÁT: BƯỚC ĐẦU TIÊN GIÚP GIAO DỊCH THÀNH CÔNG

Anh Nam là nhân viên chào hàng của công ty thực phẩm. Hôm đó, anh bước vào một siêu thị thực phẩm lớn. Tranh thủ lúc có ít khách hàng, anh quan sát tỉ mỉ từng sản phẩm có trong siêu thị.

Giám đốc bán hàng của siêu thị thấy thế rất tò mò, bước tới hỏi anh: “Xin hỏi, anh đang làm gì vậy, có cần giúp đỡ gì không?”

“Không có gì, tôi chỉ xem chút thôi, tôi mắc bệnh nghề nghiệp ấy mà.” Anh Nam đáp.

“Sao lại là bệnh nghề nghiệp? Anh làm nghề gì vậy?” Giám đốc bán hàng hỏi.

“Tôi là nhân viên bán hàng, chúng tôi cung cấp rất nhiều sản phẩm cho các cửa hàng. Siêu thị của các anh cũng có những sản phẩm do công ty chúng tôi cung cấp.” Anh Nam nói.

“Vậy à? Thế anh thấy siêu thị chúng tôi còn thiếu những sản phẩm gì?” Giám đốc bán hàng hỏi.

Anh Nam nghiêm túc trả lời: “Gần đây, loại bánh mì chuột bán rất chạy trên thị trường, nhiều siêu thị đã nhập sản phẩm này, nhưng siêu thị các anh lại chưa có?”

Những lời nói có vẻ như thoáng qua của anh Nam lại gây hứng thú cho giám đốc bán hàng của siêu thị, hai người liền nói chuyện rất cởi mở và ăn ý. Cuối cùng, anh Nam đã kí thành công đơn hàng đặt mua bánh mì chuột cho siêu thị này.

GIẢI THÍCH

Anh Nam đã dùng cách thức đặc biệt để thu hút sự quan tâm chú ý của giám đốc bán hàng, sau đó qua việc giới thiệu vị trí công việc của mình để rút ngắn khoảng cách tâm lí giữa anh và giám đốc. Trong cuộc trò chuyện vui vẻ đó, anh Nam đã hướng sự chú ý của giám đốc vào sản phẩm. Có thể thấy, gây được sự quan tâm chú ý với người khác là bước đầu tiên mang đến thành công.

PHÂN TÍCH

Mục đích cuối cùng của người bán hàng khi nói chuyện hoặc đàm phán với khách hàng là giới thiệu sản phẩm của mình với họ. Để thực hiện được điều này, thì việc đầu tiên là phải khiến khách hàng quan tâm chú ý đến sản phẩm của bạn, từ đó muốn bỏ tiền ra mua sản phẩm. Cho dù người bán hàng có nói giỏi đến mức nào, nếu không hướng sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm thì mọi cố gắng cũng đều là vô ích. Muốn khách hàng chú ý vào sản phẩm một cách tự nhiên, người bán hàng cần hiểu rõ một số kĩ xảo sau:

  1. Hiểu rõ “hứng thú” của khách hàng

Muốn hướng sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm một cách tự nhiên, từ đó khiến khách hàng nảy sinh ý định mua hàng thì người bán hàng cần phải hiểu rõ điều khách hàng đang quan tâm nhất là gì, sau đó tìm cách gắn kết sản phẩm của mình vào vấn đề quan tâm đó. Ví dụ, con của khách hàng đang chuẩn bị đi du học nước ngoài, người bán hàng có thể nói chuyện về vấn đề đi du học, đây chính là chủ đề mà khách hàng muốn đề cập nhất. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của người bán với người mua, mà trong quá trình trò chuyện, khách hàng còn có thể thể hiện niềm tự hào của bản thân, từ đó nảy sinh tình cảm thân thiết với người bán hàng. Nếu lúc này, bạn tìm cơ hội chuyển chủ đề sang sản phẩm thì cuộc giao dịch sẽ dễ dàng thành công.

  1. “Mời” đối thủ của khách hàng giúp đỡ

Bất cứ ai cũng đều có tâm lí cạnh tranh với đối thủ của mình, do vậy, khi nói chuyện với khách hàng về chủ đề liên quan đến đối thủ cạnh tranh, khách hàng thường tỏ ra lo lắng, căng thẳng. Bạn có thể nhân cơ hội này kết hợp với sản phẩm của mình để an ủi, phân tích cho họ thấy sản phẩm có tác dụng thế nào trong việc giúp họ đánh bại đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ khiến người bán hàng dễ dàng thu hút được sự chú ý và hứng thú của khách hàng.

  1. Nêu ra một vài thông tin thời hạn một cách thích hợp

Thông thường, thời hạn sẽ đem lại cảm giác gấp gáp cho con người, từ đó giúp khách hàng hạ quyết tâm mua hàng. Ví dụ, người bán hàng có thể thông báo cho khách hàng thời gian ngừng sản xuất hoặc ngừng bán sản phẩm, điều này sẽ thu hút sự quan tâm, hứng thú của khách. Tấn công “bằng đường thẳng” mặc dù là khoảng cách ngắn nhất nhưng lại không phải là cách tốt nhất. Thay đổi chiến thuật “bằng đường vòng” mặc dù tốn công sức, tốn thời gian, nhưng lại khiến khách hàng tập trung chú ý đến sản phẩm nhiều hơn, khi họ đã chú ý đến sản phẩm rồi thì có thể bạn sẽ nhận được những thành quả bất ngờ.

Bí quyết bán được hàng

Người bán hàng xuất sắc có thể thông qua những kĩ năng bán hàng như hỏi han, nói chuyện để thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ những phút đầu tiên, sau đó trong bầu không khí thân thiện hài hòa, người bán hàng sẽ làm cho khách nảy sinh hứng thú với sản phẩm và có mong muốn mua hàng.

HỨNG THÚ: TẠO SỰ TÒ MÒ CHO KHÁCH HÀNG, KÍCH THÍCH HỨNG THÚ MUA HÀNG

Một người bán dao làm bếp đặt trên bàn rất nhiều thứ: Một cục xương, một miếng gỗ to bằng ngón tay cái, một xấp báo dày. Anh cầm dao làm bếp trong tay, liên tục nói to: “Mọi người mau lại xem đi, dao làm bếp của tôi có thể chặt đứt cả cục xương, mẩu gỗ, xấp báo dày mà lưỡi dao không bị sứt mẻ gì. Mọi người có tin không?”

Không lâu sau, có rất nhiều người vây quanh chiếc bàn của anh. Người bán hàng thấy thời cơ đã đến, anh bắt đầu bài “biểu diễn” của mình. Chỉ trong vài giây, cục xương, miếng gỗ, xấp báo dày đều bị chặt làm đôi, nhưng lưỡi dao không hề sứt mẻ chút nào.

Lúc này mọi người bắt đầu bàn tán xôn xao, có người nói không thể tin được, có người nói dao làm bếp này được chế tạo riêng để biểu diễn.

Thấy tình hình như vậy, người bán hàng tìm một người đứng trong đám đông lên làm thử. Anh để người ấy chọn bất kì một con dao nào rồi thử chặt cục xương, mẩu gỗ, xấp báo.

Người làm thử theo gợi ý của anh cũng chặt cục xương, mẩu gỗ và xấp báo dày thành hai nửa rất dễ dàng, và lưỡi dao không bị sứt mẻ chút nào.

Người làm thử cũng luôn miệng khen con dao thật kì diệu, nói với mọi người rằng dao rất sắc và lập tức rút hầu bao mua một con.

Những người đứng xem xung quanh thấy dao sắc như vậy, người làm thử cũng mua nên họ bắt đầu xếp hàng mua dao.

GIẢI THÍCH

Tại sao người bán không cần phải nói nhiều mà vẫn khiến khách hàng tấp nập mua dao? Là bởi người bán đã tạo ra tình huống rất hồi hộp, gây sự tò mò và thu hút sự chú ý của khách, khiến khách nảy sinh hứng thú với việc mua dao, sau đó người bán hàng đề nghị khách thử kiểm tra chất lượng của dao, vừa thỏa mãn trí tò mò, vừa kích thích nguyện vọng mua hàng của khách. Nếu người bán hàng chỉ ca ngợi con dao sắc mà không cho khách tham gia thử nghiệm thì sẽ không thể khơi gợi được hứng thú của khách, như vậy khách hàng cũng sẽ không mua.

PHÂN TÍCH

Trong quá trình giới thiệu sản phẩm với khách hàng, chỉ khi người bán hàng kích thích được hứng thú của khách hàng, thì khách hàng mới muốn hiểu biết thêm về sản phẩm. Do đó, người bán hàng cần thu hút sự chú ý của khách, kích thích hứng thú của họ, để họ chủ động tìm hiểu sản phẩm, sau đó nhân cơ hội giới thiệu tỉ mỉ sản phẩm, từng bước dẫn dắt họ đi theo suy nghĩ của mình.

  1. Khiến khách hàng nảy sinh trí tò mò

Trí tò mò có thể khiến khách hàng muốn hiểu nhiều hơn về sản phẩm. Khi khách hàng hứng thú với sản phẩm, họ mới có mong muốn mua hàng. Do vậy, thu hút ánh mắt của khách hàng, dùng trí tò mò giữ chân khách hàng là bước đầu tiên để giao dịch thành công. Nhân viên bán hàng cần đặc biệt chú ý điểm này.

  1. Đặt các câu hỏi để gây hứng thú cho khách hàng

Nghiên cứu cho thấy: Khả năng chú ý của con người có hạn, đặt câu hỏi là biện pháp hiệu quả để thu hút sự chú ý. Nhân viên bán hàng chỉ chăm chăm giới thiệu sản phẩm sẽ khiến khách hàng ở vào trạng thái tiếp nhận thông tin bị động. Như vậy sau khi hiểu qua về sản phẩm, khách hàng sẽ cảm thấy chán nản, không có nhiệt tình nói chuyện với nhân viên bán hàng và đương nhiên sẽ không có mong muốn mua hàng. Tuy nhiên, những câu hỏi thích hợp của nhân viên bán hàng lại thu hút sự tò mò của khách hàng, kích thích hứng thú của khách hàng với sản phẩm. Do đó, người bán hàng cần học cách đặt câu hỏi khéo léo, dẫn dắt họ quan tâm tới sản phẩm.

  1. Nắm bắt tâm lí thích cái mới và tâm lí đám đông của khách hàng

Con người đều muốn biết thông tin mới một cách nhanh chóng, đặc biệt khi số đông đã biết thì chúng ta lại càng không muốn mình bị lạc hậu, lại càng muốn hiểu rõ tình hình hơn. Đây chính là tâm lí thích cái mới và tâm lí đám đông điển hình. Trong khi bán hàng, chúng ta cần sử dụng yếu tố này để kích thích hứng thú của khách hàng.

Có thể thấy rõ điều này trong tình huống dưới đây:

Người bán hàng: “Thưa ông, công ty chúng tôi mới cho ra một sản phẩm phần mềm mới, có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề nan giải trong công việc, tổng giám đốc doanh nghiệp X và giám đốc kinh doanh công ty Y đã dùng thử và rất hài lòng về sản phẩm này, ông có muốn biết không ạ?”

Giám đốc nhân sự công ty Z: “Ừm, thế thì phiền cậu giới thiệu cho tôi, đúng lúc tôi đang muốn lên mạng tìm thông tin đây.”

  1. Để khách hàng “sốt ruột”, biến “bị động” thành “chủ động”

Trong quá trình bán hàng, hầu hết người bán hàng luôn chủ động dùng lời nói của mình để tiếp cận khách hàng, nếu khách hàng cũng chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm, thì việc giới thiệu sản phẩm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để khách hàng chủ động đến tìm chúng ta? Chúng ta có thể bắt đầu nói chuyện từ những vấn đề mà khách hàng muốn tránh né nhất; chẳng hạn như tổn thất, đau khổ (nhưng lưu ý không nói cho họ biết quá nhiều thông tin, có nghĩa là chúng ta giữ bí mật thông tin sản phẩm). Ví dụ:

Người bán hàng: “Thưa anh, nhân viên bảo hành của chúng tôi mấy hôm trước đã kiểm tra máy tính của anh và phát hiện máy gặp trục trặc nghiêm trọng.”

Khách hàng: “Vấn đề gì vậy?”

Khi đối diện với vấn đề, con người sẽ trở nên rất tích cực, chủ động. Nếu có người nói với bạn là sắp gặp phải vấn đề nghiêm trọng, bạn có cảm thấy lo lắng hoặc tò mò không? Chắc chắn là có! Bởi bạn luôn muốn biết vì sao lại như vậy. Khi sự chú ý của khách hàng tập trung vào người bán hàng, người bán hàng sẽ có thể nắm quyền chủ động.

  1. Tiết lộ một chút lợi ích

Tiết lộ lợi ích cho khách hàng sẽ kích thích hứng thú mua của họ. Cách làm này cũng rất hiệu quả, vì đối với khách hàng, lợi ích giống như mồi nhử, khiến cho họ càng muốn thu được nhiều thông tin. Nếu khách hàng muốn tìm hiểu thật nhiều lợi ích thì họ biết cần phải hỏi và nói chuyện với nhân viên nhiều hơn. Ví dụ, người bán hàng hướng dẫn khách hàng như sau:

Người bán hàng: “Nếu sản phẩm này khiến năng suất lao động của công ty ông tăng 50%, thì ông có muốn tìm hiểu về nó một chút không?”

“Một số nhà máy sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi đã tiết kiệm được chi phí lớn, cũng đạt nhiều lợi nhuận hơn. Ông có muốn tiết kiệm chi phí như công ty của họ không?”

Là chủ doanh nghiệp, đương nhiên ai cũng muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đặt những câu hỏi tương tự như vậy sẽ kích thích trí tò mò của khách hàng nhiều hơn, như vậy hứng thú và sự tích cực của khách hàng cũng tăng lên.

Bí quyết bán được hàng

Kích thích hứng thú mua sản phẩm của khách hàng là sự khởi đầu tốt đẹp để việc bán hàng được thành công. Khách hàng nhờ có hứng thú mới tiếp tục chú ý đến sản phẩm. Bởi vậy, người bán hàng cần hành động theo thời cơ, nắm bắt chính xác trí tò mò của khách, biến khách hàng từ bị động thành chủ động, như vậy mới có thể dễ dàng bán được sản phẩm.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button