Hồi ký - danh nhân

Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny

hitler_va_nhung_su_mang_bi_mat_cua_skorzeny__otto_skorzeny1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Otto Skorzeny

Download sách Hitler Và Những Sứ Mạng Bí Mật Của Skorzeny ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HỒI KÝ – DANH NHÂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Có ba lý do khiến chúng tôi quyết định giới thiệu với độc giả thiên hồi ký của Otto Skorzeny.

Trước hết trong thực tại cũng như trong trí tưởng tượng, khó tìm đâu ra những chuyện phiêu lưu mạo hiểm lạ lùng, khó tin hơn các cuộc phiêu lưu mạo hiểm của viên sĩ quan SS thời danh đó. SKORZENY – chúng ta hãy tỏ ra công bằng đối với ông ta – là NGƯỜI ĐÃ THỰC HIỆN NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC. Giải thoát Mussolini, chiếm đóng kinh thành Budapest là các hành động vượt xa các nhân vật của Alexandre Dumas, hay các găng tơ được khai sinh trong trí tưởng tượng phong phú của các tác giả loại tiểu thuyết “đen”. Không có một chuyện phim nào có thể diễn đạt nổi sự táo bạo, sự mau lẹ sấm sét, sự sống động mà con người đó đã chứng tỏ, trong khi hoàn thành các “sứ mạng đặc biệt” của mình.

Thứ hai, hiếm khi có một cá nhân vừa không phải Quốc Trưởng một quốc gia, mà cũng chẳng phải là Tư Lệnh một đạo binh, lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong lịch sử chính trị và quân sự của một cuộc chiến tranh. Thật vậy, trong thời bình, những biến chuyển của tình hình phần lớn lệ thuộc vào các thừa số đã có sẵn hay ít ra, cũng tiên liệu được, đặc biệt là các thực tại kinh tế; trong thời chiến, tình thế khác hẳn: ngay tiếng súng đại bác đầu tiên, Lịch sử trở nên cuồng loạn, nếu có thể diễn tả như thế, dòng lịch sử biến chuyển theo các khúc quanh không đều, bất định và hiển nhiên không hợp lý chút nào, bởi vì từ đó tất cả đều lệ thuộc vào một vài dữ kiện không giải thích được liên quan đến lãnh vực con người: đó sẽ là thái độ của một nhóm người được đặt vào vị trí chỉ huy và quyết định hồi chung cục cho cuộc chiến đấu. Vậy mà Skorzeny, vốn chỉ là một sĩ quan như muôn ngàn sĩ quan khác, nhưng điều đó cũng không ngăn cản được ông đóng góp, hơn cả một đạo binh Thiết kỵ có thể làm, vào việc kéo dài sức đề kháng của Đức và do đó, kéo dài cuộc chiến tranh. Về phía Đồng minh, chỉ có một hoạt động cảm tử có hậu quả trầm trọng, có thể so sánh với hai công trình chính yếu của Skorzeny: đó là công nghiệp vĩ đại và kỳ diệu của năm người Na – Uy trong vụ phá hủy toàn kho dự trữ “nước nặng” (eau lourde) của Đức.

Chắc chắn rằng Skorzeny không phải là một anh hùng thuần chính như các công dân vùng Bắc Âu chiến đấu chống lại bọn xâm lăng tổ quốc họ. Đó là một nhân vật SS điển hình nhất. Điều nầy tạo thành lý do thứ ba biện minh cho việc xuất bản quyển sách nầy. Hiện tượng Skorzeny chỉ là kết tinh của hiện tượng Quốc xã dưới hình thức tinh vi nhứt, do đó nguy hiểm nhứt. Đó là con người không bao giờ tự vấn nền tảng luân lý của hành động mình cũng như về những cơ vận đưa đến thành công.

Cuốn sách nầy cũng sẽ làm sáng tỏ một vài bí ẩn của trận Thế Chiến Thứ Hai và sẽ chứng minh thêm một lần nữa rằng guồng máy được coi là vạn năng chẳng là gì cả nếu không có con người ở đằng sau.

Trích dẫn :

Vào tháng chạp năm 1941, đợt tấn công sấm sét của quân Đức đã bị bất thần chặn đứng cách Mạc Tư Khoa vài cây số. Sức đề kháng mãnh liệt của quân đội Nga được hỗ trợ bởi thời tiết của một mùa đông cực kỳ buốt giá, đã ngăn chặn hẳn đà tiến của các Sư đoàn Quốc Xã mà thoạt tiên cố bám chặt một cách điên cuồng những vị trí đã chiếm được nhưng rồi bắt buộc phải bỏ cuộc, tháo lui trong hỗn loạn. Khắp nơi, cuộc triệt thoái của Bộ binh Đức (Wehrmacht) đã diễn ra một cách hỗn độn – Đó là một cuộc trốn chạy, một tình trạng tan rã cuồng loạn, hỗn mang, hoàn toàn giống như cuộc bại tẩu của các mảnh vụn thuộc quân đội Pháp năm 1940. Lạc lõng trong đám đông hỗn loạn của các Trung đoàn bị tàn sát phần lớn đã mất tinh thần, một đơn vị SS do Trung uý Otto Skorzeny chỉ huy, tìm cách rút lui cùng với quân dụng về vị trí được chỉ định. Người sĩ quan trẻ tuổi đã chứng kiến với tất cả kinh hoàng, quang cảnh ác mộng của đoàn quân bại trận. Đó là lần đầu tiên mà Skorzeny cảm thấy tâm thần bị xâm chiếm bởi một mối nghi ngờ khủng khiếp và đau xót: Phải chăng Đức Quốc thực sự là một quốc gia vô địch? Nước Đức có đánh giá quá cao sức mạnh của mình? Skorzeny đã cố gắng xua đuổi cảm nghĩ này, nhưng vô ích, ông không còn tìm được niềm lạc quan mà cách đó mấy tuần, đối với ông rất là tự nhiên dễ hiểu.

Dầu sao, Bộ Chỉ huy tối cao Đức cũng đã sớm thành công trong việc tái lập được một phòng tuyến liên tục đủ sức chống trả đợt phản công của quân đội Nga Sô. Riêng với Skorzeny, vì bị những cơn đau ruột hành hạ dữ dội, nên đã được thuyên chuyển về Đức và được bổ nhiệm trong tư cách là một kỹ sư, về một công xưởng gần Bá – linh. Thời gian sáu tháng bình thản, vô vị mà Skorzeny đã sống để chăm sóc việc tân trang quân dụng, đã không đóng góp được gì để làm cho tinh thần ông khá hơn. Ngay đến cả các chiến thắng mà quân Đức đã mang lại vào mùa hè năm 1942 sau khi tiến quân sâu vào miền Caucase, cũng đã không đưa được ông ra khỏi cơn mơ ảm đạm vì ông đã không thể dự vào các chiến công này.

Nhưng đến tháng Giêng năm 1943, Hội nghị Casablanca đã bùng nổ như sấm động trong một bầu không khí nặng trĩu những đe doạ. Quyết định của Anh quốc nhằm theo đuổi cuộc chiến cho đến khi đối phương đầu hàng không điều kiện, đã làm thay đổi sâu xa trạng thái tinh thần của Skorzeny cũng như của toàn thể Đức quốc. Trong khi tại Pháp, một số người đã đón nhận quyết định này với sự hài lòng rất thuần khiết, một số người lại tỏ vẻ rất dửng dưng nghi ngờ – những người lo sợ một nền hoà bình què quặt – Tại Đức quyết định đó đã tạo ra một phản ứng mà các nhà lãnh đạo Đồng minh chắc chắn không lường trước được: sự kết hợp chặt chẽ tức thời ý chí chiến đấu, một thứ phẫn nộ trong tuyệt vọng. Hệ thống tuyên truyền của Goebbels đã khơi động tận cội rễ nơi mỗi công dân Đức, trạng thái thịnh nộ này. Đây là kỹ thuật được vận dụng lần đầu tiên trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ bởi một tướng lãnh Bắc quân khi ông giải thích: nếu một con quạ có tư tưởng kỳ cục là dạo quanh vùng chiến bại một vòng, nó phải mang theo thức ăn.

Đối với Skorzeny cũng như với mọi “công dân Đức tốt”, từ đó, chỉ có một lối thoát: hoặc là chiến thắng, hoặc sự huỷ diệt Đức quốc hoàn toàn không cứu chữa được. Từ lúc đó, dân Đức cho rằng tất cả mọi toan tính tiến tới một thoả hiệp với Đồng minh đều có ý nghĩa như là sự từ chối sống còn, là tự vẫn. Đối với họ, ngọn lao đã phóng đi: họ phải chiến thắng hoặc chết.

Trạng thái tinh thần đó đã giải thích được phần nào “hiện tượng” Skorzeny. Vả chăng, đây là lúc khởi đầu một nghề nghiệp thực sự của một nhân vật mà báo giới Hoa Kỳ từng mệnh danh là: “NGƯỜI NGUY HIỂM NHẤT ÂU CHÂU”.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button