Lịch sử - địa lý

100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Đến Thế Giới

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu Hải Sinh

Download sách 100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Đến Thế Giới ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : CHIẾN TRANH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử được hình thành bởi con người chúng ta. Lịch sử của toàn thế giới khi được liên hệ với từng sự việc cụ thể thì sẽ cung cấp thêm lượng thông tin, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của độc giả.

Khi biết nhìn lại quá khứ thì chúng ta sẽ nhìn xa trông rộng hơn, biết làm mọi việc tốt hơn. Con người có thói quen tư duy và bản năng nhận thức rằng đọc xong cuốn sách nào đó thì sẽ biết được điều gì, hiểu ra điều gì và như vậy chúng ta sẽ luôn không ngừng cố gắng. Một trăm nhà quân sự nổi tiếng trên thế giới mà chúng tôi đề cập trong cuốn sách này rất cụ thể. Qua đó bạn sẽ hiểu được tính cách, tư duy và sự thành công cũng như thất bại của họ. Dù chúng ta đang trong thời bình nhưng xã hội hiện đại luôn đầy tính cạnh tranh, đọc xong cuốn sách này bạn sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho chính bản thân mình, giúp bạn đứng vững hơn trong cuộc sống.

Lưu Hải Sinh – Phủ Quang Hải

MENES

Menes là vị vua đầu tiên thống nhất Ai Cập, ông sống trong khoảng thời kỳ năm 3100 – 2890 trước công nguyên (TCN).

Ai Cập cổ đại là một trong những cái nôi khởi nguồn nền văn minh đầu tiên của nhân loại, thời kỳ đầu của nền văn minh này đã thể hiện rất rõ ràng sự ảnh hưởng của người Sumale, những người đã sớm bước vào xã hội văn minh trước đó, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã rất nhanh chóng phát triển và trở thành nền văn hoá mang đậm bản sắc của riêng mình. Ai Cập là món quà tặng của sông Nile, nền tảng của văn minh Ai Cập là phù sa màu mỡ hai bên bờ sông do những con lũ hàng năm của sông Nile mang lại. Nhìn từ góc độ phòng thủ thì vị trí địa lý của Ai Cập cổ đại thật lợi hại. Người Ai Cập cổ đại dễ dàng giao lưu, buôn bán với các trung tâm văn minh cổ đại khác. Họ không hề phải lo lắng về sự xâm lược quy mô lớn theo đường biển trước khi kỹ thuật hàng hải phát triển. Sa mạc phía Tây đã tạo nên cho họ các tấm lá chắn khó có thể chọc thủng được.

Vào thời kỳ những năm 3100 TCN, khái niệm về lãnh thổ của toàn Ai Cập cổ đại khác rất xa so với bây giờ. Diện tích của Ai Cập cổ đại chỉ bao gồm dải đất có thể canh tác được vừa dài vừa hẹp dọc hai bên bờ vùng hạ du sông Nile, và đã hình thành 2 vương quốc: Ai Cập Hạ và Ai Cập Thượng. Ai Cập Hạ nằm ở vùng tam giác sông Nile. Ngày nay khi nhìn vào bản đồ hiện đại, xin hãy lưu ý, bởi vì diện tích và hình dáng của vùng tam giác sông Nile đã khác xa so với lúc bấy giờ, trải qua 5000 năm phù sa bồi đắp, diện tích vùng tam giác này đã có sự mở rộng trên quy mô lớn. Ai Cập Thượng là vùng đất phía Nam, cực nam giáp với con thác thứ nhất (những con thác vùng sông Nile theo thói quen được đánh số thứ tự từ vùng hạ du ngược lên vùng thượng du, con thác thứ nhất này là con thác nằm ở vùng cuối cùng của hạ du sông Nile).

Sau khi con đập Aswar được xây xong, con thác này đã bị hồ chứa nước Nassen nuốt chửng, hai vương quốc trên tuy độc lập về chính trị, nhưng văn hoá thì lại rất giống nhau.

Gia tộc của Menes là những người thống trị hai thành phố sinh đôi Nik-Nike nằm ở cực nam của Ai Cập Thượng. Là những người trấn giữ biên giới phía Nam của Ai Cập, họ có được các kỹ xảo chiến đấu có lẽ là nhờ vào các cuộc xung đột với tộc người Mar ở phía Nam. Các kỹ xảo đó đã được thể hiện và phát huy trong cuộc nội chiến thống nhất Ai Cập về sau này. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thống nhất Ai Cập cho đến nay vẫn còn là bí ẩn, vì vậy bức phù điêu đá Narmo vẫn là tư liệu đáng tin cậy nhất hiện nay. Quan sát bằng trực quan ta có thể nhận thấy cuộc chiến chinh phục của vùng tam giác sông Nile là hết sức tàn bạo. Mặt chính của bức phù điêu bằng đá có vẽ một người tay cầm cây gậy, người này rất có khả năng là Menes, một tay ông ta cầm lấy tóc kẻ bại trận, góc phải phía trên là hình một con chim ưng hiện thân của vị thần Horus, một trong những vị thần tiêu biểu của Ai Cập cổ đại, vị thần này tượng trưng cho quốc vương, dùng dây thừng kéo cái đầu người có râu hình bầu dục – biểu tượng cho vùng lãnh thổ bị chinh phục; chân chim ưng giẫm lên chân của 6 cái cây biểu tượng cho 6.000 tù binh; cái xiên cá và ô vuông có hình sóng có lẽ tượng trưng cho vùng biển của nước bị chinh phục.

Câu chuyện này miêu tả lại cuộc chiến giữa các vị thần, Horus đã giết chết người chú gian ác của mình là Seth để báo thù cho cha và đoạt lại ngôi vua đã bị cướp. Mặc dù bức phù điêu đá Narmo chủ yếu là biểu đạt ý nghĩa tượng trưng, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được một số thông tin chính trong đó. Phiến đá đã cho thấy cuộc chiến chinh phục Ai Cập Hạ có thể đã trải qua một trận chiến có tính quyết định, sau khi giành được thắng lợi, Menes đã chiếm lĩnh toàn bộ khu tam giác sông Nile kéo dài đến tận bờ biển. Điều này rất phù hợp với câu chuyện trong truyền thuyết. Nhìn vào con số tù binh và đội quân chiến thắng, thì quy mô số quân của hai bên đều ở vào khoảng trên dưới 10.000 người, hoặc ít hơn một chút. Không có bằng chứng xác đáng về địa điểm chính xác diễn ra cuộc chiến, theo truyền thuyết thì địa điểm diễn ra cuộc chiến là vùng giáp với Memphis sau này, tức là vùng cực bắc của tam giác, điều này có lẽ chỉ cuộc chiến diễn ra tại vùng biên giới giữa hai nước, tình hình cơ cấu và trang bị của quân đội Menes cũng không được rõ ràng.

Đội quân chiến đấu dưới mặt đất của Menes đều do bộ binh hợp thành, còn việc sử dụng xe và ngựa thì phải đợi đến mãi 1400 năm sau mới được người Hiksos đưa vào Ai Cập, việc thuần hóa lạc đà thậm chí còn diễn ra sau thời đó lâu hơn nhiều. Quân đội hai bên có lẽ đều được trang bị vũ khí bằng đồng thau. Mặc dù còn thiếu tư liệu về sự phân chia các giai tầng xã hội trong thời kỳ đầu của vương quốc cổ đại, nhưng chúng ta có thể suy đoán được là những chiến binh được trang bị vũ khí bằng đồng thau chắc chắn thuộc tầng lớp giàu có, có lẽ là cũng giống như các xã hội cổ đại khác, Ai Cập cổ đại có một tầng lớp quân nhân chuyên nghiệp, quốc vương chính là thủ lĩnh của tầng lớp này, điều này có thể được chứng minh bằng cuộc chiến đấu và sự thỏa hiệp giữa quốc vương và giới tăng lữ vào thời kỳ triều đại thứ năm. Nếu như giả thuyết này là đúng, thì rất có thể là Menes đã đích thân chỉ huy cuộc chiến như trong bức phù điêu Narmo và truyền thuyết đã ghi chép lại. Theo truyền thuyết, Menes đã cho xây một toà thành mới ngay tại nơi cuộc đại chiến giành thắng lợi để làm thủ đô mới cho vương quốc liên hợp, đây chính là Memphis sau này.

Cuộc di dời xuống phía Bắc của giai cấp thống trị Ai Cập sau khi thống nhất được hoàn thành theo từng bước, đầu tiên là chuyển đến thành Nik-Nike ở cực nam, sau đó là Thinis rồi mới đến Memphis. Rất nhiều học giả đều cho rằng việc Menes thống nhất Ai Cập là sự khởi đầu cho nền văn minh Ai Cập cổ đại. Menes đã lập ra vương triều đầu tiên trong 6 vương triều thời vương quốc cổ đại, mở ra thời kỳ bình yên kéo dài đến gần 1.000 năm. Cho mãi đến tận năm 2181 TCN sau khi Pharaon (quốc vương) cuối cùng của vương triều thứ 6 là Pery II qua đời. Sự thống nhất Ai Cập đã mang lại sự ổn định chính trị trong một thời gian rất dài. Chính trong thời kỳ này nền văn minh Ai Cập cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ, điều này được đánh dấu bằng việc xây dựng quần thể kim tự tháp vào thời kỳ vương triều thứ tư, đến nay nó vẫn còn đứng sừng sững bên cạnh con sông Nile ngàn năm tuổi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button