Lịch sử - địa lý

Cuộc Chiến Tranh Thái Bình Dương 1941 – 1945

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng

Download sách Cuộc Chiến Tranh Thái Bình Dương 1941 – 1945 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945). Mặc dù không sánh được với cuộc chiến châu Âu, đặc biệt là cuộc chiến tranh Xô – Đức, về mức độ tập trung binh lực và vai trò quyết định đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng chiến tranh Thái Bình Dương diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia, và có ảnh hưởng tới vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có số dân chiếm quá nửa nhân loại.

Do tầm quan trọng về nhiều phương diện, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã được nghiên cứu sâu rộng ở Mĩ, Nhật, Anh, Liên Xô và nhiều nước tham chiến khác. Trong 50 năm qua kể từ khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu, hàng nghìn công trình về đề tài này đã được công bố. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm của các chính khách và quân nhân đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường hồi đó. Ở Mĩ, đó là di cảo của Thổng thống F.D.Roosevelt và các hồi ký của G.Kennan, cố vấn của Tổng Thống, của các ngoại trưởng C.Hull và J.Byrnes, của đại sứ J.C.Grew, của tổng thống H.S.Truman, của tướng D.Mac Arthur, của tướng J.Wainwright, của đô đốc H.Kimmel và của nhiều nhân vật khác. Ở Anh, là các hồi ký của thủ tướng W.Churchill và ngoại trưởng A.Eden… Ở Liên Xô, trận tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu được diễn tả trong các hồi ký của nguyên soái A.Vasilesvski và của tướng S.M.Stemenkop… Ở Nhật, mặc dù sự bại trận và việc trừng phạt các tội phạm chiến tranh đã loại trừ nhiều nhân vật hàng đầu trong chính phủ và quân đội thời đó, người ta vẫn có thể đọc nhật ký của tướng Fumimaro Konoe, các hồi ký của hoàng thân Koichi Kido, ngoại trưởng Shigenori Togo, đổng lý văn phòng phủ thủ tướng Hisatsune Sakomizu, của đại sứ Kichisaburo Nomura, tự truyện của thủ tướng Kantaro Suzuki, nhật ký của thủ tướng Korechika Anami, hồi ký của trung tá Mitsuo Fuchida…

Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu của các nhà sử học và lịch sử quân sự, trong đó cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã được trình bày tỉ mỉ kỹ càng đến từng nhân vật, từng chi tiết sự kiện, thậm chí diễn biến từng giờ từng phút của từng sự kiện. Qua đó, những nguyên nhân, ý nghĩa, bài học… của các sự kiện cũng như của toàn bộ cuộc chiến tranh đã được phân tích đầy đủ. Trong số các nhà nghiên cứu ấy, có thể kể đến Maurice Maltloff, Louis Morton, Samuel Morison, John Toland… ở Mĩ; David James, John Ehman, John Gwyer… ở Anh; Takushiro Hattori, Sokichi Takagi… ở Nhật; Nikolai Nikolaievich Yakovlev, L.N.Vnotsenko… ở Liên Xô.

Dĩ nhiên, giữa các công trình ấy vẫn có sự khác biệt về quan điểm trong nhận định và đánh giá các sự kiện. Ví dụ, các nhà sử học Mĩ cho đến nay vẫn còn tiếp tục tranh cãi về nguyên nhân dẫn đến thảm họa Trân Châu Cảng và chiến tranh Nhật – Mĩ; hoặc giữa giới nghiên cứu phương Tây với các nhà sử học Xô Viết vẫn còn khoảng cách rất xa trong việc đánh giá vai trò của chiến dịch đánh tan đạo quân Quan Đông và vai trò của bom nguyên tử đối với sự đầu hàng của Nhật Bản… Tuy vậy, những sự khác biệt này không cản trở việc biên soạn những bộ sử lớn về cuộc chiến tranh, như bộ “Lịch sử các chiến dịch của Hải quân Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai” của Samuel Morison, 16 tập, xuất bản từ 1946 đến 1960 ở Mĩ, công trình 5 tập của Woodburn Kirby: “Cuộc chiến tranh chống Nhật” xuất bản ở Anh từ 1957 đến 1969; bộ “Lịch sử cuộc chiến tranh Thái Bình Dương” 5 tập xuật bản ở Liên Xô năm 1958…

Trong toàn bộ tiến trình của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Việt Nam (lúc đó nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp) chiếm vị trí rất đáng lưu ý. Chính việc quân Nhật kéo vào Đông Dương (09-1940) rồi tiến xuống miền nam Đông Dương (07-1941) đã làm cho quan hệ Nhật – Mĩ căng thẳng đến tột độ và trực tiếp dẫn đến chiến tranh. Thực tế là Đông Dương bị đặt vào tình thế tham chiến ngay từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Trong suốt thời gian đó, Bộ tư lệnh đạo quân phương Nam, lực lượng chủ ý để thực hiện tham vọng bành trướng của Nhật trên khắp khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, được đặt tại Sài Gòn. Với hơn hai triệu người chết đói do chính sách triệt để lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của Nhật, cộng thêm một số không nhỏ những người thiệt mạng vì bom đạn mà đến nay vẫn chưa được thống kê, Việt Nam trở thành một trong những dân tộc chịu nhiều tổn thất nhất trong cuộc chiến tranh này. Mặt khác, cuộc chiến tranh cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Dự kiến rằng “phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Trung Quốc hay quân Anh – Mĩ tràn vào Đông Dương” (trích Văn kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930-1945, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản, Hà Nội 1977, trang 217), Đảng Cộng Sản Đông Dương phân tích sâu sắc “cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng”(trích Văn kiện Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930-1945, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản, Hà Nội 1977, trang 285-302) để lãnh đạo cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đó, dân tộc Việt Nam đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh. Trong quá trình đó, Đảng đã quan tâm theo dõi mọi diễn biến của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương để điều chỉnh đường lối cách mạng cho phù hợp với thời cuộc và chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa vào tháng 08-1945 giành độc lập cho dân tộc.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button