Lịch sử - địa lý

Thông Sử Trung Quốc

thong su trung quoc sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Thông Sử Trung Quốc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Truyện thông sử Trung Quốc bao gồm 525 câu chuyện lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ thời kỳ Viễn cổ tới năm 1949- thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chia làm 18 giai đoạn dựa theo triều đại và thời đại; mỗi đoạn có lời từ giới thiệu khái quát tình hình xã hội thời đó.

Bộ sách này kể lại những câu chuyện lịch sử, đồng thời giảng giải những kiến thức lịch sử chuẩn xác về một sự kiện, một nhân vật cụ thể, có quan điểm, có miêu thuật và có bình phẩm.

Nguyên bản tiếng Trung Quốc có ba tập, quyển Thường gồm 169 chuyện, bắt đầu từ Viễn cổ tới Lưỡng Tấn; quyển Trung gồm 181 chuyện, bắt đầu từ Nam Bắc triều tới nhà Nguyên; quyển Hạ gồm 175 chuyện, bắt đầu từ thời nhà Minh đến năm 1949. Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay có thể coi là tập một của quyển Thượng.

Nhà xuất bản Lao động

Viễn cổ

Thời kỳ Viễn cổ mở đầu lịch sử Trung Quốc, đó chỉ là xã hội nguyên thuỷ kéo dài trước triều Hạ. Thời kỳ Viễn cổ dài dằng dặc này chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu cách hiện tại ước từ một trăm bảy mươi vạn năm trước tới một vạn tám nghìn năm trước. Giai đoạn sau từ một vạn tám nghìn năm trước tới hơn bốn nghìn năm trước.

Ở giai đoạn trước, con người vừa mới từ loài vượn cổ tiến hoá sang, họ dùng những công cụ giải tiện thô sơ như đồ đá, gậy gỗ v.v… để săn bắt thú vật hoặc hái lượm, ăn thịt dã thú và quả dại để đỡ đói, khoác da thú và lá cây để che thân chống giá lạnh. Giữa con người với con người không có sự liên hệ cố định. Có khi vì để săn bắt dã thú, rất nhiều người tập hợp lại dốc sức hợp tác; săn bắt được dã thú rồi họ lại quây quần cùng chia hưởng thành quả thắng lợi. Sau khi ăn no, những thứ còn thừa không ai muốn chiếm làm của riêng, rồi phân tán ai về chỗ ở của người nấy. Bầy người khi tụ, khi tán này được gọi là bầy người nguyên thuỷ. ở giai đoạn bầy người nguyên thuỷ, đời sống của con người không có bảo đảm, khi không săn bắt được dã thú, lúc chẳng hái lượm được quả dại, họ đành phải nhịn đói, cho nên tuổi thọ rất ngắn. ở giai đoạn đó sự tiến bộ của loài người tiến triển cực kỳ chậm chạp.

Ở giai đoạn sau, con người bắt đầu tổ hợp lại dựa theo quan hệ huyết thống mà hình thành xã hội thị tộc. Khởi đầu thị tộc tổ hợp lại dựa theo huyết thống của mẫu hệ, gọi là thị tộc mẫu hệ. Về sau dần dần diễn biến thành tổ hợp dựa theo huyết thống phụ hệ, được gọi là thị tộc phụ hệ. Trong giai đoạn xã hội thị tộc, con người bắt đầu sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi súc vật, những thứ có thể ăn được so với trước đã nhiều hơn, đời sống tương đối có bảo đảm, con người đã tiến nhanh hơn trước rất nhiều. Những đồ vật dư thừa được quy thành công hữu của thị tộc, khi nào mọi người có nhu cầu thì mới lấy ra phân phối. Con người vẫn chưa có khái niệm tư hữu tài sản, cũng chưa xuất hiện giai cấp và áp bức bóc lột.

Lịch sử thời kỳ Viễn cổ chủ yếu dựa vào truyền thuyết, thần thoại lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các văn vật khai quật được của ngành khảo cổ trong gần một trăm năm lại đây, đặc biệt là công tác nghiên cứu của các nhà học giả đối với văn tự cổ trong mấy năm gần đây đã khẳng định rằng, nội dung của đa số truyền thuyết, thần thoại rất đáng tin cậy, còn lại đều là sự tưởng tượng của cổ nhân, thiếu hẳn tính chân thực lịch sử.

1. Bàn cổ khai thiên lập địa

Nhân loại chúng ta sống giữa trời đất. Trời đất khởi nguồn phát sinh ra như thế nào? Bản thân con người từ đầu sinh ra? Ngày nay, những câu hỏi này đã có đáp án tương đối chính xác. Các nhà thiên văn học đã chứng minh, trái đất là do Tinh Vân ngưng kết mà thành. Các nhà khảo cổ học, các nhà sinh học cổ và nhà nhân loại học đã nói cho chúng ta biết, con người là do loài vượn cổ tiến hoá mà thành. Tới nay, những câu trả lời này đã trở thành điều thường thức phổ thông của mọi người. Thế nhưng thời cổ đại của mấy ngàn năm về trước, nếu có người nào nêu ra những câu hỏi này thì lời giải luôn luôn là từng câu, từng chuyện thần thoại.

Tại sao cổ nhân lại dùng thần thoại để giải thích lịch sử của thiên nhiên và nhân loại? Lúc đó, trình độ của sức sản xuất còn rất thấp, con người vẫn chưa nắm vững tri thức khoa học cận đại; đối với các hiện tượng của thiên nhiên và đời sống xã hội, họ chỉ có thể dựa vào sức tưởng tượng chủ quan, dùng thủ pháp nhân cách hoá thêu dệt ra rất nhiều câu chuyện thần thoại đầy thú vị để cắt nghĩa nguồn gốc của trời đất và vấn đề khởi thuỷ của con người v.v… Do vậy, lịch sử xã hội nguyên thuỷ của rất nhiều dân tộc đều được mở đầu từ câu chuyện thần thoại. Trung Quốc cũng không lệ ngoại, thời cổ đại cũng đã sản sinh ra rất nhiều thần thoại. Những câu chuyện thần thoại này thường luôn luôn biểu hiện qua những cách giải thích ngây thơ và ý tưởng tốt đẹp đối với hiện tượng thiên nhiên và đời sống xã hội của con người trong “thời đại non trẻ”.

Bắt đầu từ thiên thứ nhất “Bàn cổ khai thiên lập địa” trong sách này trở đi cho tới thiên thứ bảy “Đại Vũ trị thuỷ”, nội dung kể đều là thần thoại và truyền thuyết. Những tri thức lịch sử mà thần thoại và truyền thuyết trong thời kỳ Viễn cổ nêu ra, có một số có thể tin được, còn một số quả thật là hoang đường. Nói chung là cách chúng ta càng xa, mức độ tin cậy càng ít; cách chúng ta tương đối gần, thì có thể tiếp cận với chân thực ở mức tương đối. Thế nhưng có một số thần thoại và truyền thuyết rất có ý nghĩa, đã phản ánh một phần lịch sử xã hội nguyên thuỷ của nước ta, cho nên chúng ta sẽ kể từ những thần thoại và truyền thuyết này trở đi.

Truyền thuyết này kể rằng vào thời kỳ Viễn cổ vô cùng xa xôi, trời và đất vẫn còn chưa được hình thành, khắp nơi đều là một máng hỗn độn, không phân chia rõ ràng trên, dưới, trái, phải, cũng chẳng tường tận được Đông, Nam, Tây, Bắc, mà giống hệt như một quả trứng gà tròn trĩnh. ở trung tâm quả trứng có một khối lòng đỏ.Thứ vật tròn trĩnh này cũng có một trung tâm này đã sinh ra một vị thuỷ tổ của loài người gọi là Bàn Cổ Thị. Bàn Cổ Thị được thai nghén một vạn tám nghìn năm trong khối tròn trĩnh này, cuối cùng giống như con gà con chui ra khỏi vỏ trứng, ông đã phá vỡ vỏ chui ra, rồi dùng chiếc rìu lớn tự tạo mà khai thiên lập địa, mà tách đôi khối tròn trĩnh hỗn độn này.

Khối tròn trĩnh này trải qua sự khai phá của Bàn Cổ Thị liền phân thành hai phần: một phần nhẹ mà trong, một phần nặng mà đục. Phần nhẹ mà trong kia không ngừng bay mãi lên cao, một ngày có thể bay một trượng, lâu dần hình thành bầu trời xanh ở trên cao. Phần nặng mà đục kia không ngừng hạ thấp, một ngày có thể hạ được một trượng, lâu dài mãi, rồi dần dần hình thành mặt đất rộng lớn. Bản thân Bàn Cổ Thị cũng một ngày lớn lên một trượng, rồi trở thành người hùng cao to khác thường. Kể từ khi Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa cho tới lúc hình thành trời đất, thời gian đó phải tới một vạn tám nghìn năm.

Sau khi Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa, trong thời kỳ trời đất vẫn chỉ có một con người cô đơn, lúc vui mừng, có khi buồn khổ, có lúc khóc lóc, có khi tức giận. Bởi vì trời đất do ông khai phá ra, cho nên trời đất cũng theo sự mừng giận, vui buồn của ông mà biến hoá muôn hình vạn trạng. Khi Bàn Cổ Thị vui mừng thì trời nắng trong, sáng sủa; lúc Bàn Cổ Thị giận dữ thì bầu trời âm u, mờ tối. Khi Bàn Cổ Thị khóc lóc thì nước mắt rỏ xuống từng giọt, chính là từng trận mưa lớn như trút nước xuống, cuối cùng nước mưa chảy dồn lại thành sông ngòi hồ biển. Khi Bàn Cổ Thị than thở, khí ở miệng phun ra thành những trận cuồng phong thổi trên mặt đất làm cho cát bay, đá chạy. Hễ Bàn Cổ Thị chớp mắt là xuất hiện những tia chớp. Lúc Bàn Cổ Thị ngủ, tiếng ngáy phát ra chính là tiếng sấm ầm ù.

Tuổi thọ của Bàn Cổ Thị rất dài, thế nhưng sau những năm tháng đằng đẳng sống trong trời đất mà ông tự khai phá, cuối cùng ông cũng đã chết, ông nằm trên trái đất với tư thế bằng phẳng, đầu hướng phía đông, chân ở phía tây. Đầu của ông nhô lên cao, chính là Đông Nhạc Thái Sơn khí thế hùng vĩ, thuộc biên giới tỉnh Sơn Đông ngày nay. Những ngón chân của đôi bàn chân ông hướng lên trời, chính là Tây Nhạc Hoa Sơn với những chớp núi dựng đứng ở trong biên giới tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Bụng ông ưỡn lên cao chính là Tây Nhạc Tung Sơn, phong cảnh rất tú lệ, nay ở trong biên giới tỉnh Hà Nam. Cánh tay phải của ông ở phía bắc thân thể ông, chính là dãy Bắc Nhạc Hằng Sơn ngàn vạn khí tượng, cảnh vật muôn màu ở trong biên giới tỉnh Sơn Tây ngay nay. Đầu tóc và lông đỏ của ông biến thành cây cối và hoa cỏ trên mặt đất.

Câu chuyện Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa có nội dung rất hoang đường, thế nhưng cũng có thể chứng minh một số đạo lý: tổ tiên của chúng ta từ xa xưa đã tin rằng sức mạnh của con người là vĩ đại. Bạn hãy nhìn xem, trời đất là do một người có tên gọi là Bàn Cổ Thị khai phá, chẳng phải đã nói rõ con người vĩ đại hơn trời đất đó sao? Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa, dụng cụ mà ông dùng chính là chiếc rìu lớn tự tạo ra, chẳng phải là đã phản ánh một cách mông lung nhân tố tư tưởng lao động sáng tạo thế giới đó sao? Truyền thuyết các dân tộc Tây Phương nói rằng trời đất vạn vật là do Thượng đế toàn năng sáng tạo ra. Câu chuyện Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa, so sánh với những truyền thuyết đó, mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button