Kỹ năng mềm

Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát

tu-dao-gieng-truoc-khi-chet-khat1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Harvey Mackay

Download sách Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuộc sống luôn chứa đựng những yếu tố bất ngờ. Bạn có thể rơi vào tình cảnh khó khăn bất cứ lúc nào: Cần bác sỹ tốt khi người thân của bạn bị bệnh, cần một nhà đầu tư khi bạn gặp khó khăn về tài chính… liệu sẽ có bao nhiêu người dốc lòng dốc sức giúp đỡ bạn nếu bạn cầu cứu họ lúc hai giờ sáng vì những vấn đề vô cùng cấp bách? Những vấn đề đó sẽ được giải quyết một cách đơn giản nếu bạn có một mạng lưới quan hệ tốt.

“Một mạng lưới là tập hợp có tổ chức bao gồm những mối liên hệ cá nhân và mạng lưới của chính những liên hệ đó. Mạng lưới quan hệ nhanh chóng tìm ra người bạn cần cho mục đích của mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào và giúp đỡ những người khác làm điều tương tự.”

Đó là định nghĩa về mạng lưới quan hệ được đưa ra trong cuốn sách Tự Đào Giếng Trước Khi Chết Khát của Harvey Mackay. Cuốn sách chính là bài học xây dựng mạng lưới quan hệ. Với lối diễn đạt tự nhiên, cùng với rất nhiều thông tin thực tế, phù hợp cho tất cả các đối tượng, tác giả đã phân tích những yếu tố khiến ông trở nên nổi tiếng, cách ông xây dựng mạng lưới thành công và trở thành người truyền cảm hứng đến rất nhiều người.

Mạng lưới quan hệ là cách kết nối trực tiếp điểm A và điểm Z mà không cần phải qua các điểm trung gian như C, D, E… X và Y. Mạng lưới cho ta một lối đi, một cách thức di chuyển từ điểm A đến điểm Z trong khoảng thời gian ngắn nhất, bằng quãng đường ngắn nhất. Bất kể bạn là ai, bạn đều cần một mạng lưới quan hệ. Đó sẽ là bàn đạp, là phương tiện đưa bạn đi bất cứ nơi đâu.

Harvey Mackay đã khám phá ra công cụ thiết yếu nhất trong kinh doanh – mạng lưới quan hệ.

Tự đào giếng trước khi chết khát sẽ chỉ ra cho bạn cách đạt được những điều bạn muốn thông qua mạng lưới quan hệ. Cuốn sách giúp cho tất cả mọi người, từ một nhân viên bán hàng đang muốn xây dựng sự nghiệp đến một chủ doanh nghiệp đang kêu gọi nguồn vốn, có thể tìm thấy những nhu cầu đó của mình mà không phải tốn nhiều thời gian. Bạn sẽ biết được:

  • Kiểu mạng lưới quan hệ nào tồn tại?
  • Cách bắt đầu xây dựng một mạng lưới quan hệ và cách đạt được những điều tốt đẹp nhất từ mạng lưới quan hệ đó.
  • Rút ngắn danh sách liên lạc của bạn một cách thông minh – ai cần giữ, ai nên bỏ?
  • Bạn có thể làm gì nếu bạn không có kỹ năng giao tiếp tốt?

Tự đào giếng trước khi chết khát chỉ ra “bốn yếu tố của mạng lưới quan hệ – RISK: Reciprocity – Có đi có lại, Interdependency – Phụ thuộc lẫn nhau, Sharing – Chia sẻ và Keeping at it – Duy trì liên tục”, hay “Để mạng lưới của mình tồn tại, hãy giữ liên lạc ít nhất sáu tháng 1 lần cho mỗi nút quan hệ.” Cuốn sách cũng chỉ ra 15 hòn đá tảng cho một mạng lưới bền vững – 15 người làm việc ở những vị trí tiềm năng nhất sẽ giúp bạn có một mạng lưới bền vững: Nhà môi giới bất động sản, nhân viên ngân hàng, cảnh sát, luật sư, thợ sửa chữa ô tô (xe máy)…

Không chỉ hướng dẫn cách tạo lập quan hệ, xây dựng và phát triển chúng, mà Harvey còn chỉ ra các sai lầm khi xây dựng mạng lưới quan hệ của bạn, tất cả các chỉ dẫn do được so sánh với các bước, cũng như lưu ý đi kèm khi bạn tiến hành “đào giếng” để đảm bảo rằng mình không “chết khát.”

Về tác giả: Harvey Mackay là một trong những tác giả được ưa chuộng nhất, tác giả của cuốn sách đã được bán với số lượng hàng triệu bản Swim with the Sharks Without Being Eaten Alive. Ông là nhà báo chuyên trách các vấn đề nghiệp đoàn cấp quốc gia, những bài báo của ông đã xuất hiện trong 50 tờ báo trên khắp nước Mỹ. Ông cũng là một CEO và một nhà lãnh đạo xuất chúng.

Thaihabooks

LỜI NÓI ĐẦU CỦA JACK KEMP

Chỉ sau vài phút nói chuyện với Harvey Mackay, tôi đã nhận ra ngay anh ta là một chuyên gia. Harvey Mackay dường như được sinh ra để viết cuốn sách này.

Vì sao tôi nói vậy? Bởi trong suốt một thập kỷ qua, hàng triệu người đã tìm thấy những lời khuyên quý giá từ những cuốn sách được xếp vào hàng bán chạy của Harvey Mackay, từ những bài nói chuyện, những buổi hội thảo và các bài báo đăng trên tờ tin tức địa phương. Harvey Mackay không chỉ thuyết giảng ở các khóa học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, ở trường Đại học Luật Harvard, mà thông qua những cuốn sách đã xuất bản, anh kể lại với tất cả chúng ta những gì anh gọi là “những bài học từ cuộc sống.” Trong cuốn sách này, bài học đó chính là bài học xây dựng mạng lưới quan hệ.

Anh kể một cách tự nhiên, bằng cả trí óc và trái tim, với lối diễn đạt dễ chịu trời phú, cộng thêm rất nhiều thông tin thực tế, tất cả đều có thể áp dụng cho bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, giúp họ sống có niềm tin và hướng về phía trước.

Harvey đã tập trung phân tích những yếu tố khiến anh trở nên nổi tiếng, trở thành một người xây dựng mạng lưới thành công và truyền cảm hứng đến rất nhiều người.

Harvey luôn làm tốt cả hai vai trò: người thầy – người bạn. Anh luôn có những cách chuẩn bị để đón nhận thành công và cuốn sách này sẽ giúp độc giả có những quyết định đúng đắn để sẵn sàng đón nhận thành công.

Bất kể bạn là ai, bạn cũng đều cần một mạng lưới quan hệ. Đó sẽ là bàn đạp, là phương tiện đưa bạn đi bất cứ nơi đâu.

Vì thế, hãy ngồi xuống và thưởng thức những câu chuyện nhẹ nhàng nhưng lại mang đến những lời khuyên quý báu – những điều mà tôi chắc rằng bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái họ biết và làm theo.

Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách xây dựng một mạng lưới quan hệ vững chắc. Hãy đọc, chia sẻ với bạn bè, người thân và hãy tặng cho những đứa con của bạn nữa.

ĐỌC THỬ

LUÔN ĐÁNH THỨC MẠNG LƯỚI QUAN HỆ

Nhóm bốn người chúng tôi vừa kết thúc buổi chơi gôn vào sáng thứ Bảy như thường lệ. Lúc này, khi đang ở trong sảnh chờ của câu lạc bộ, Jerry bỗng kể: “Tối qua tôi có cuộc điện thoại vào lúc hai giờ sáng. Tôi sẽ không nói ai gọi đâu vì thể nào có người trong các anh cũng biết. Người đó gọi cho tôi và có vẻ khá hốt hoảng. Kế toán vừa báo với anh ta rằng anh ta phá sản. Công ty của anh ta không có khả năng trả lương cho nhân viên nữa và nếu anh ta không thể thanh toán những khoản vay đã ký thì anh ta sẽ phải vào tù. Bây giờ anh ta đang cần 20.000 đôla. Mà lạ là tôi với anh ta đã không liên lạc với nhau hơn 10 năm nay rồi. Anh ta nói với tôi lý do duy nhất anh ta gọi tôi là vì anh ta và tôi đã từng là bạn tốt, và rằng tôi biết anh ta là người có thể tin tưởng được. Thế là tôi cho anh ta vay vài nghìn đôla, không phải toàn bộ số tiền anh ta cần mặc dù tôi cũng có.

“Thực ra tôi cũng có nghĩ,” Jerry nói tiếp. “Nếu tôi ở trong trường hợp của anh ta thì sao? Liệu tôi sẽ có bao nhiêu người bạn thân dốc lòng dốc sức giúp đỡ tôi nếu tôi cầu cứu họ lúc hai giờ sáng?”

“Thế anh có bao nhiêu, Jerry?”

“Có thể là hai, cũng có thể là ba.”

Chúng tôi lần lượt hỏi nhau. Câu trả lời của những người bạn kia cũng tương tự như của Jerry cho đến khi tới lượt tôi.

“50,” tôi nói.

“Thôi nào, Harvey! Thật phi lý.”

“Không, thật đấy,” tôi trả lời. “Tôi đã từng muốn gọi cuộc điện thoại kiểu đó suốt 40 năm nay rồi. Thật ra tôi chưa bao giờ phải gọi để vay tiền, nhưng tôi đã gọi khoảng 50 cuộc điện thoại tương tự lúc hai giờ sáng. Tôi đã gọi để nhờ tìm một bác sĩ tốt khi con tôi bị bệnh; tôi gọi để giúp một nhân viên xuất sắc của tôi thoát khỏi tình cảnh bị tống tiền; tôi cũng gọi để giải quyết trường hợp một khách hàng xấu tính đã tung tin đồn nhảm có nguy cơ làm tổn hại đến công việc kinh doanh của tôi.”

“Tôi biết tôi đã ở vào những tình thế cực kỳ khó khăn ít nhất 50 lần và với mỗi lần, tôi đều cố gắng tìm được người thích hợp để nhờ giúp đỡ.”

“Từ ngày tôi mắc sai lầm khi mua lại một công ty sản xuất bao bì sắp phá sản, tôi đã ý thức được việc phải xây dựng một mạng lưới quan hệ để có thể nghĩ tới những lúc gặp khó khăn và ngược lại, cũng để họ có thể nghĩ tới tôi trong những lúc họ khó khăn để gọi cho tôi lúc hai giờ sáng. Tôi biết tôi sẽ khó có được như ngày hôm nay nếu không có họ và cũng tự hào vì những người đã nghĩ đến tôi và gọi cho tôi cũng sẽ không làm thế nếu tôi không phải một phần trong mạng lưới của họ.”

Kể đến đây, tự nhiên tôi cảm thấy tiếc cho người bạn vừa rồi đã gọi Jerry, vì thực ra anh ta không nên cầu khẩn Jerry như vậy. Anh ta đã không giữ liên lạc. Anh ta không chuẩn bị. Anh ta không tự đào giếng cho mình trước khi anh ta khát mà lại chờ đến khi sắp chết khát thì mới cào từng nắm đất đầu tiên.

Không biết đã có bao nhiêu cái tên anh ta nghĩ tới trước khi quyết định gọi cho Jerry – một người anh ta đã không nói chuyện suốt hơn 10 năm qua? Năm? Hay 10 cái tên? Có lẽ là nhiều hơn. Nhưng với mỗi cuộc gọi, hiệu quả sẽ càng thấp dần, vì anh ta đã đi ngày càng xa ra khỏi mạng lưới thực của mình.

Bạn có biết chương trình Sáu độ phân cách kỳ diệu không? Tựa đề của chương trình nhắc đến nguyên lý một chuỗi quan hệ gồm sáu người có thể tìm ra mối liên quan của bất kỳ ai trên hành tinh này với bất kỳ người nào khác.

Thử tưởng tượng nếu tôi muốn gặp Giám đốc công ty General Electrics và bán cho ông ta vài mẫu bao bì của tôi thì sao? Nếu tôi biết một ai đó và người này biết một ai đó, thì cứ tiếp tục như vậy, chỉ cần qua sáu bước, tôi sẽ có thể đứng trước văn phòng của Jack Welch để tiếp thị cho những mẫu bao bì của mình. Mạng lưới này thật ma quái, nhưng chúng ta đều có thể tự xây dựng được một mạng lưới cho riêng mình.

Nhưng bạn có trực tiếp kết nối với năm người ở giữa bạn và Jack Welch được không? Chắc chắn là không rồi. Vấn đề của anh bạn Jerry là ở đó. Một kiểu kết nối trực tiếp nhưng đứt quãng. Một kiểu dây thừng bằng cát. Nếu bạn thực sự đào cái giếng của mình và có một mạng lưới, bạn sẽ không bao giờ bị đứng ngoài mối quan hệ sáu mắt xích, không bao giờ cô đơn, bị từ chối hay nhận được những sự giúp đỡ nửa vời.

“Jerry, tôi chỉ muốn nói là nếu có một ngày tôi nhận được cuộc điện thoại lúc hai giờ sáng của anh thì chắc chắn 20.000 đôla sẽ vào tài khoản của anh trong vòng 24 giờ. Nhưng này, nếu thế anh phải bù lại cho tôi cái gì chứ?”

“Bù à? Vậy thì tôi sẽ nợ anh một cuộc gọi lúc hai giờ sáng khác, được chưa Harvey? Tôi sẽ luôn sẵn sàng vì anh.”

“Anh nói đúng,” tôi nói. “Đấy chính là điều mà cả tôi và anh đều muốn.”

Vì thế tôi và Jerry đã giữ mối quan hệ dài lâu. Nếu mối quan hệ này của chúng tôi có thể kéo dài nhiều năm thì điều đó sẽ không hề khó khăn với bạn.

Cuốn tạp chí Dược phẩm Anh quốc từng đưa tin về một nghiên cứu rằng nếu một người có thể cai được thuốc lá – ngay cả khi anh ta đã hút thuốc hàng chục năm thì vẫn có khả năng ngăn chặn bệnh ung thư phổi như người có quyết định cai khi vừa mới hút thuốc.

Mạng lưới quan hệ cũng tương tự như vậy.

Dù tạp chí Mạng lưới quan hệ Mackay hiện chưa đăng tải bài viết nào nhưng đã dự đoán rằng bất kể khi nào bạn bắt đầu, bạn cũng có thể xây dựng được một mạng lưới quan hệ để nhờ giúp đỡ nếu bạn bắt buộc phải gọi cuộc điện thoại lúc hai giờ sáng.

Hai giờ sáng không phải giờ tốt để kết bạn mới.

SÁU MẮT XÍCH ĐỂ BẮT ĐẦU

“Cốc cốc cốc”

“Ai gọi đó?”

“Không còn là bạn nữa rồi.”

Dilbert – Scott Adams

Vài tháng trước, tờ New York Times đưa một seri tin trên trang nhất về ảnh hưởng tiêu cực của việc cắt giảm nhân công ở các công ty tại Mỹ.

Số báo đầu tiên trong loạt bài này có một đoạn viết như sau:

Giữ chức vụ quản lý điều hành cho ngân hàng Standard Chartered – ông Allen – buộc phải sa thải một trong ba nhân viên tín dụng kỳ cựu tại chi nhánh Toronto. Lựa chọn cuối cùng là một nhân viên nữ có quan hệ chính trị yếu nhất, bất chấp thực tế là nghiệp vụ của cô ta xuất sắc nhất trong ba người. “Tôi biết cô ấy là nhân viên giỏi nhất của phòng,” ông nói. “Nhưng cô ấy không có nhiều mối quan hệ. Khi tôi thông báo với cô ấy việc bị sa thải, cô ấy nhìn tôi và khóc: “Charlie, anh biết rõ năng lực của em cơ mà.” Tôi sẽ không bao giờ quên điều cô ấy nói và trông cô ấy đã khổ sở thế nào ngày hôm đó.

Đến bây giờ, ông Charles Allen vẫn bị ám ảnh bởi lần sa thải bất đắc dĩ đó. (“Nó đánh dấu một đặc điểm trong tính cách tôi, tôi cảm thấy mình đã đối xử không nhân đạo với người khác.”) Allen là một người tốt, đứng đắn, ông luôn nghĩ đến hậu quả trước khi chuẩn bị làm gì. Giờ đây, hàng ngày ông tham gia các hoạt động của hội thánh. Ông dành rất nhiều thời gian cho nó bởi ông cũng vừa mất việc.

Loạt bài này đăng tải suốt một tuần, đôi khi gây khó chịu cho người đọc. Từ năm 1979 đến nay đã có hơn 43 triệu người mất việc tại Mỹ, mặc dù có thể con số thực tế còn lớn hơn. Đối tượng chủ yếu là những người lao động thu nhập thấp. Trong số những người bị sa thải và tìm được công việc mới, hai phần ba phải chịu mức thu nhập thấp hơn.

Khi tôi đọc xong loạt bài này, trong đầu tôi nảy ra kết luận:

  • Chỉ có tài năng thôi thì không đủ đảm bảo cho bạn một chỗ đứng tốt trong nền kinh tế hiện nay.
  • Những lời khuyên kiểu truyền thống như hãy rèn luyện và học tập nhiều hơn cũng không giúp gì nhiều cho bạn.
  • Chính phủ cũng sẽ không giúp bạn.
  • Dù bạn có độc lập đến đâu, có trung thành, cống hiến, thành thạo, có kinh nghiệm và được rèn luyện bài bản đến đâu, bạn vẫn cần thêm những thứ khác để đảm bảo an toàn.
  • Bạn cần một mạng lưới. Bạn cần chính mạng lưới của bạn. Hàng ngày, mạng lưới đó sẽ giúp bạn giải quyết tốt từ những vấn đề nhỏ cho tới những khó khăn thử thách, gay go. Mạng lưới đó sẽ cho bạn những kinh nghiệm thực tế, cho bạn lời khuyên, làm bạn an tâm, cho bạn những hỗ trợ về mặt tài chính, các nguồn kiến thức, giải trí và là động lực vào mỗi buổi sáng trước khi bạn đi làm.
    Thiếu nó, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm khách hàng, thực hiện một hợp đồng, tìm một công việc mới hay thuê một nhân viên tốt. Đấy là chưa nói đến những vấn đề cần quan tâm khác, như tìm một bác sĩ chuyên khoa, mua nhà hay lựa chọn trường mẫu giáo thích hợp cho bọn trẻ.
  • Hai giờ sáng không phải giờ tốt để kết bạn mới. Nếu như tôi phải đưa ra một đặc điểm chung của những người thành công tôi gặp trong cuộc sống thì đó chính là khả năng xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ.

Tôi muốn chia sẻ với bạn những gì tôi học được trong suốt quá trình xây dựng và duy trì mạng lưới của mình.

Dù bạn có thông minh thế nào, tài giỏi đến đâu, bạn cũng không thể tự mình đạt được thành công.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button