Kỹ năng mềm

Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Amanda Ripley

Download sách Những Đứa Trẻ Thông Minh Nhất Thế Giới ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất hấp dẫn. Không phải ngẫu nhiên, ngay từ khi xuất bản, tháng Bảy năm 2014 đến nay, Những đứa trẻ thông minh nhất thế giới luôn giữ vị trí đầu bảng trong danh mục sách về Giáo dục nói chung và Giáo dục trẻ tài năng nói riêng tại Mỹ. Tác giả cuốn sách, Amanda Ripley, một phóng viên của nhiều tờ báo nổi tiếng ở Mỹ, người từng được trao tặng hai giải thưởng báo chí quốc gia, đã viết cuốn sách này, xuất phát từ một thực tế rằng điểm kiểm tra PISA của học sinh Mỹ trong độ tuổi 15 thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là điểm toán học. Cô đã theo chân ba học sinh trao đổi của Mỹ, đến những đất nước có điểm PISA đứng đầu thế giới, là Hàn Quốc, Phần Lan, Ba Lan để khám phá những bí mật giúp các nước này đào tạo nên những học sinh tài năng.

Qua quan sát và trải nghiệm cùng ba học sinh trao đổi Mỹ, Amanda đã rút ra những nguyên nhân làm nên thành công trong học tập cho ba đại diện thế giới là Hàn Quốc, Phần Lan và Ba Lan. Ở Phần Lan, giáo viên được tuyển chọn hết sức khắt khe và khác với nhiều quốc gia, trở thành nhà giáo ở nước này là việc vô cùng khó. Họ cho rằng “cách duy nhất để nghiêm túc về giáo dục là lựa chọn giáo viên có trình độ cao, những người giỏi nhất và thông minh nhất trong mỗi thế hệ.” Những người sẽ trở thành giáo viên trong tương lai sẽ được đào tạo một cách nghiêm ngặt nhất. Amanda nhận định rằng: “Đó là một chiến lược hoàn toàn cấp thiết mà ít quốc gia làm được.” Amanda còn nhận ra một điểm hết sức quan trọng, không chỉ giúp các học sinh ở những siêu cường giáo dục đạt điểm số rất cao, mà còn là phẩm chất cần có cho bất kỳ thành công nào, đó là sự tận tâm. Chính sự tận tâm (cùng tính kiên trì) sẽ dẫn đến khả năng chịu trách nhiệm, tính chăm chỉ và có tổ chức. Sẽ không quá khi nói rằng, sự tận tâm đem đến thành công cho một người còn hơn cả trí thông minh hoặc nền tảng xuất thân của người đó. Đó là một lý do không mới, nhưng để làm được điều đó, người ta phải tự khắt khe với chính mình. Bài học ấy vẫn luôn có ích cho bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và làm công việc gì.

Trích dẫn

CÔNG THỨC CHUNG NÀO ĐỂ ĐÀO TẠO NÊN NHỮNG ĐỨA TRẺ THÔNG MINH?

Bạn đọc đang cầm trên tay một cuốn sách rất hấp dẫn. Không phải ngẫu nhiên, ngay từ khi xuất bản, tháng Bảy năm 2014 đến nay, Những đứa trẻ thông minh nhất thế giới luôn giữ vị trí đầu bảng trong danh mục sách về Giáo dục nói chung và Giáo dục trẻ tài năng nói riêng tại Mỹ. Tác giả cuốn sách, Amanda Ripley, một phóng viên của nhiều tờ báo nổi tiếng ở Mỹ, người từng được trao tặng hai giải thưởng báo chí quốc gia, đã viết cuốn sách này, xuất phát từ một thực tế rằng điểm kiểm tra PISA của học sinh Mỹ trong độ tuổi 15 thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là điểm toán học. Cô đã theo chân ba học sinh trao đổi của Mỹ, đến những đất nước có điểm PISA đứng đầu thế giới, là Hàn Quốc, Phần Lan, Ba Lan để khám phá những bí mật giúp các nước này đào tạo nên những học sinh tài năng.

Thực ra, nếu bạn từng đọc cuốn sách Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell, bạn sẽ phần nào hiểu được nguyên nhân vì sao học sinh các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philipines… lại giỏi toán đến vậy. Tôi nghĩ hẳn Amanda Ripley không xa lạ với tác phẩm của Malcolm Gladwell và cách lý giải của ông. Nhưng cô vẫn muốn tìm ra những nguyên cớ mà nhờ đó có thể giúp nước Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới (cách dùng từ của tác giả) soi chiếu vào chính sách giáo dục của nước mình, soi chiếu vào chính những công dân sống trong đất nước mình, để tìm ra giải pháp khả thi.

Qua quan sát và trải nghiệm cùng ba học sinh trao đổi Mỹ, Amanda đã rút ra những nguyên nhân làm nên thành công trong học tập cho ba đại diện thế giới là Hàn Quốc, Phần Lan và Ba Lan. Ở Phần Lan, giáo viên được tuyển chọn hết sức khắt khe và khác với nhiều quốc gia, trở thành nhà giáo ở nước này là việc vô cùng khó. Họ cho rằng “cách duy nhất để nghiêm túc về giáo dục là lựa chọn giáo viên có trình độ cao, những người giỏi nhất và thông minh nhất trong mỗi thế hệ.” Những người sẽ trở thành giáo viên trong tương lai sẽ được đào tạo một cách nghiêm ngặt nhất. Amanda nhận định rằng: “Đó là một chiến lược hoàn toàn cấp thiết mà ít quốc gia làm được.” Amanda còn nhận ra một điểm hết sức quan trọng, không chỉ giúp các học sinh ở những siêu cường giáo dục đạt điểm số rất cao, mà còn là phẩm chất cần có cho bất kỳ thành công nào, đó là sự tận tâm. Chính sự tận tâm (cùng tính kiên trì) sẽ dẫn đến khả năng chịu trách nhiệm, tính chăm chỉ và có tổ chức. Sẽ không quá khi nói rằng, sự tận tâm đem đến thành công cho một người còn hơn cả trí thông minh hoặc nền tảng xuất thân của người đó. Đó là một lý do không mới, nhưng để làm được điều đó, người ta phải tự khắt khe với chính mình. Bài học ấy vẫn luôn có ích cho bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào và làm công việc gì.

ĐỌC THỬ

BẢN ĐỒ KHO BÁU

Andreas Schleicher ngồi lặng lẽ ở cuối căn phòng để tránh gây sự chú ý. Thi thoảng, anh vẫn làm vậy: lẻn vào những lớp học mà anh không chủ định tham gia. Lúc đó, vào khoảng giữa những năm 1980, anh đang là sinh viên vật lý tại Đại học Hamburg, một trong những trường đại học danh giá nhất tại Đức. Tuy nhiên, trong thời gian rảnh rỗi, anh thường lén “dự thính” các tiết học như cách người ta xem tivi.

Lớp học này được giảng dạy bởi Thomas Neville Postlethwaite, người luôn tự cho mình là một “nhà khoa học giáo dục”. Schleicher thấy tò mò với cái danh tự xưng ấy. Cha anh là một giáo sư về giáo dục tại trường đại học và luôn nói giáo dục là một loại hình nghệ thuật huyền bí, giống bộ môn yoga. “Những phẩm chất con người là điều quan trọng trong giáo dục mà con không thể nào đo đạc được,” cha anh thường nói. Theo cách hiểu của Schleicher, giáo dục chẳng hề có tính khoa học, đó là lý do anh thích vật lý hơn.

Nhưng anh chàng với cái tên Schleicher khó phát âm dường như lại nghĩ khác. Postlethwaite là thành viên của một nhóm các nhà nghiên cứu vô danh đang chật vật phân tích một chủ đề nhẹ nhàng, giống kiểu một nhà vật lý sẽ nghiên cứu giáo dục nếu khả năng cho phép.

Schleicher chăm chú lắng nghe cuộc tranh luận về số liệu thống kê và lấy mẫu, đôi mắt màu xanh nhạt của anh tập trung, tràn đầy nhiệt huyết. Anh biết mình sẽ không được cha ủng hộ. Nhưng, trong tâm trí, anh đã bắt đầu tưởng tượng ra kết quả của việc nếu ai đó thực sự có thể so sánh những gì trẻ em biết giữa các quốc gia trên thế giới, đồng thời kiểm soát tác động của những yếu tố như sắc tộc hay đói nghèo. Anh giơ tay và tham gia thảo luận.

Theo kinh nghiệm của anh, các trường học tại Đức không có gì khác thường như các nhà giáo dục Đức nghĩ. Khi còn bé, anh luôn cảm thấy chán chường và đạt điểm số làng nhàng. Nhưng khi đến tuổi thiếu niên, anh được một số giáo viên khơi lên niềm đam mê với khoa học và những con số, vì thế điểm số của anh đã được cải thiện. Ở trường trung học, anh giành được giải thưởng khoa học quốc gia, tức là ít nhiều anh cũng cầm chắc chiếc vé đảm bảo một công việc lương cao trong các công ty tư nhân sau khi tốt nghiệp đại học. Anh đã định theo con đường đó cho tới trước khi lắng nghe bài giảng của Postlethwaite.

Sau giờ học, giáo sư đề nghị Schleicher nán lại. Ông thấy sự khác biệt ở chàng trai gầy nhẳng có giọng nói nhẹ nhàng này.

“Cậu có muốn góp tay trong nghiên cứu này không?”

Schleicher nhìn vị giáo sư, giật mình. “Thưa thầy, em không biết gì về giáo dục.”

“Ồ, điều đó không quan trọng,” Postlethwaite nói, mỉm cười.

Sau đó, hai người bắt đầu cộng tác và cuối cùng đã tạo ra bài thi đọc hiểu mang tầm quốc tế đầu tiên. Đó là một bài thi sơ khảo, vốn bị làm ngơ bởi phần lớn các thành viên trong ngành giáo dục, trong đó có cả cha của Schleicher. Nhưng nhà vật lý trẻ này tin vào những dữ liệu và sẽ theo nó đến cùng.

Trí thông minh theo khu vực địa lý

Mùa xuân năm 2000, khoảng 300 ngàn thanh thiếu niên ở 43 quốc gia đã cùng tham gia một bài thi chưa từng có tiền lệ trong hai giờ. Bài thi mới lạ này mang tên Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (Program for International Student Assessment – PISA). Thay vì dạng câu hỏi thi điển hình, vốn có thể đòi hỏi sự kết hợp những kiến thức sẵn có để trả lời, PISA để học sinh tự sáng tạo, ngay trong bài thi.

PISA là thành quả của một nhóm chuyên gia cố vấn cho các nước phát triển, mang tên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cùng với Andreas Schleicher, nhà khoa học tại trung tâm thí nghiệm. Đã hơn 10 năm kể từ ngày Schleicher lẻn vào lớp học của Postlethwaite. Kể từ đó, anh nghiên cứu nhiều dạng bài thi hơn nữa, mà thường ít ai biết đến. Trải nghiệm đó đã thuyết phục anh rằng thế giới cần một bài thi thông minh hơn với khả năng đo lường các kỹ năng tư duy và giao tiếp tiên tiến mà con người cần phát triển mạnh trong thế giới hiện đại.

Các bài thi quốc tế khác đã xuất hiện trước PISA, với những cái tên viết tắt khó nhớ khác nhau nhưng đều có xu hướng đánh giá những gì trẻ em ghi nhớ, hoặc những gì giáo viên tiêm nhiễm vào đầu bọn trẻ trên lớp. Những bài thi này thường đo lường sự chuẩn bị của học sinh cho việc học cao hơn nữa thay vì sẵn sàng đối mặt với cuộc sống. Không bài thi nào trong đó đo lường khả năng tư duy phản biện và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong toán học, đọc hiểu và khoa học ở trẻ. PISA sẽ cho chúng ta biết quốc gia nào đang hướng dẫn trẻ tư duy theo hướng này.

Đến ngày 4 tháng Mười hai năm 2001, kết quả được hé lộ. OECD đã tổ chức một cuộc họp báo tại Château de la Muette, một biệt thự lớn kiểu Rothschild và cũng chính là trụ sở chính của tổ chức này tại Paris. Đứng trước một nhóm nhỏ các phóng viên, Schleicher và đội ngũ nghiên cứu của anh đã cố gắng giải thích các dạng thức của PISA.

“Chúng tôi không tìm kiếm câu trả lời cho các phương trình hoặc các câu hỏi trắc nghiệm,” anh nói. “Thay vào đó, chúng tôi tìm kiếm khả năng tư duy phản biện.”

Các phóng viên nhốn nháo. Cuối cùng, anh đã cho họ biết những gì họ muốn biết. Quốc gia giữ vị trí số một thế giới là Phần Lan. Im lặng bao trùm. Chính Schleicher cũng có chút bối rối trước kết quả này, nhưng anh đã cố kiềm lòng. “Tại Phần Lan, mọi học sinh đều làm tốt,” anh nói, “và nền tảng xã hội hầu như không ảnh hưởng đến kết quả”.

Phần Lan? Có lẽ có nhầm lẫn gì ở đây chăng, các chuyên gia giáo dục xì xào, bao gồm cả những người đã sống ở Phần Lan.

Các quốc gia tham gia cũng tự tổ chức họp báo riêng để công bố kết quả và công bố của Phần Lan được đưa ra tại Helsinki, cách đó 1.500 dặm. Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan sải bước vào phòng, hy vọng sẽ đưa ra một tuyên bố chung trước toàn thể các nhà báo Phần Lan mà bà quen mặt, nhưng bà đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong phòng lúc đó là các nhiếp ảnh gia và phóng viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Bà bối rối công bố kết quả một cách chóng vánh rồi trở lại phòng làm việc của mình.

Sau đó, bên ngoài Bộ Giáo dục, nhóm phóng viên truyền hình nước ngoài đã phỏng vấn các quan chức giáo dục vẫn đang trong tâm trạng hoang mang dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt của tháng Mười hai. Nhiệt độ lúc đó dưới 0°C và áo khoác của họ bay phần phật trong gió lạnh. Họ đã dành cả sự nghiệp của mình để cậy nhờ những người khác – những người Mỹ hoặc Đức – đưa ra lời khuyên về giáo dục. Không ai đã từng mảy may nhìn lại bản thân.

Trong khi đó, người Đức bị công kích rất lớn. Chủ tịch Ủy ban Giáo dục ở Bundestag gọi kết quả này là “một bi kịch đối với giáo dục Đức”. Người Đức đã tin rằng hệ thống giáo dục của họ là một trong số ít các hệ thống tốt nhất thế giới, nhưng những đứa trẻ Đức đã đạt điểm số dưới mức trung bình trong nhóm các nước phát triển về môn đọc hiểu, toán học và khoa học – thậm chí còn tệ hơn cả người Mỹ.

“Học sinh Đức dốt nát?” tạp chí Der Spiegel đặt câu hỏi ngay trên trang bìa. “Dummkopf!” (Những kẻ ngu ngốc) tạp chí Economist tuyên bố. Các nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đức, đã giúp Schleicher và đồng nghiệp của anh thảo ra các câu hỏi kiểm tra, vì vậy, họ không thể hoàn toàn chối bỏ kết quả. Thay vào đó, một số nhà bình luận đã đổ lỗi cho đội ngũ giáo viên; số khác đổ lỗi cho những trò chơi video. PISA đã đi vào ngôn ngữ của người Đức, thậm chí nó còn tạo cảm hứng cho một chương trình giải trí vào giờ vàng trên truyền hình, The PISA Show. Các chuyên gia giáo dục bắt đầu thường xuyên “đổ bộ” đến Phần Lan để tìm kiếm chút danh dự còn sót lại. Thậm chí cha của Schleicher cũng đến, đọc qua các kết quả và tranh luận với con trai mình.

Phía bên kia đại dương, người Mỹ giữ vị trí đâu đó trên Hy Lạp và dưới Canada, mức thành tích trung bình được lặp đi lặp lại ở mỗi vòng tiếp theo. Thanh thiếu niên Mỹ giỏi đọc hiểu hơn, nhưng đó chỉ là sự an ủi đầy chua xót bởi các kỹ năng về toán học mới giúp họ có khả năng dự đoán tốt hơn các khoản thu nhập trong tương lai.

Ngay cả về khả năng đọc, 90 điểm là khoảng cách phân biệt những đứa trẻ có điều kiện sống tốt nhất của Mỹ so với các bạn đồng trang lứa không có điều kiện như chúng. Trong khi, 33 điểm là khoảng cách phân biệt các học sinh có điều kiện sống tốt nhất và kém nhất của Hàn Quốc, và gần như tất cả những đứa trẻ này đều đạt điểm cao hơn các bạn người Mỹ.

Bộ trưởng Giáo dục Mỹ, Rod Paige, lấy làm phiền lòng về kết quả. “Hạng trung bình chẳng có gì tốt đẹp đối với trẻ em Mỹ”, ông nói. Ông trịnh trọng tuyên bố Luật cải cách mới của Tổng thống George W. Bush dựa trên trách nhiệm, mang tên No Child Left Behind (Không đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau) sẽ cải thiện vị thế của Mỹ.

Những người Mỹ khác lên tiếng bảo vệ hệ thống của họ, đổ lỗi kết quả mờ nhạt của họ là do sự đa dạng về học sinh. Schleicher đưa ra câu trả lời tỉ mỉ bằng dữ liệu cho thấy: Những người nhập cư không thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả kém cỏi của trẻ em Mỹ. Quốc gia này vẫn xếp thứ hạng tương tự nếu bỏ qua điểm số của những đứa trẻ nhập cư này. Trong thực tế, trên toàn thế giới, tỷ lệ trẻ em nhập cư chỉ chiếm 3% sự khác biệt giữa các quốc gia.

Chủng tộc và thu nhập gia đình của một học sinh cũng rất quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của những yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Việc có cha mẹ giàu có không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với điểm số cao ở trẻ và ngược lại, cha mẹ nghèo chưa chắc đã luôn gắn liền với điểm số thấp của chúng. Trẻ em Mỹ tại các trường tư thục có xu hướng làm tốt hơn, nhưng không phải những đứa trẻ có điều kiện tương tự nhau đều theo học tại các trường công. Về mặt thống kê, trường tư không mang lại nhiều giá trị hơn cho trẻ.

Về bản chất, PISA cho thấy những gì lẽ ra cần phải rõ ràng nhưng thực tế thì không như vậy: rằng các khoản chi cho giáo dục không khiến trẻ thông minh hơn. Tất cả mọi thứ phụ thuộc vào cách các giáo viên, phụ huynh và học sinh xử lý những khoản đầu tư đó. Như tất cả các tổ chức lớn khác, từ GE đến Thủy quân lục chiến, sự xuất sắc phụ thuộc vào khả năng thực thi, điều khó làm đúng nhất.

Trẻ em trên toàn thế giới đã tiếp tục tham gia bài thi PISA lần lượt vào các năm 2003, 2006, 2009 và 2012. Vì vậy, đến năm 2012, tập đề thi lên đến hơn 40 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi lần, các kết quả đều làm phai mờ đi các định kiến vốn có: thứ nhất, không phải mọi trẻ em thông minh đều sống ở châu Á. Tiếp nữa, trẻ em Mỹ không phải là lứa trẻ duy nhất sở hữu sự sáng tạo. PISA cần sự sáng tạo và rất nhiều quốc gia khác đã mang lại điều đó.

Tiền không giúp trẻ học tốt hơn và ngược lại. Ở các nước có trẻ thông minh nhất thế giới, thuế được chi một tỷ lệ rất thấp cho giáo dục so với ở Hoa Kỳ. Sự liên quan của các bậc phụ huynh đến việc học của con trẻ ở trường cũng rất phức tạp. Ở các siêu cường giáo dục, các bậc cha mẹ không nhất thiết phải tham gia nhiều vào quá trình giáo dục con cái họ, mà chỉ tham gia vào tùy từng thời điểm. Và ấn tượng nhất là, những đứa trẻ thông minh đã không phải lúc nào cũng thông minh.

Các kết quả kiểm tra trước đó cho thấy trẻ em Phần Lan không phải sinh ra đã thông minh; họ đã phát hiện ra điều đó khá gần đây. Hóa ra, sự thay đổi có thể xuất hiện chỉ trong một thế hệ.

Khi OECD cung cấp thêm các kết quả tiếp theo, Schleicher đã trở thành một nhân vật nổi tiếng. Anh làm chứng trước Quốc hội và tư vấn cho các bộ trưởng. “Không ai hiểu rõ các vấn đề toàn cầu hơn anh ấy”, Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ Arne Duncan nói. “Và anh ấy đã nói thật với tôi – những gì tôi cần phải nghe, chứ không phải những gì tôi muốn nghe.” Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove gọi anh là “người quan trọng nhất trong nền giáo dục Anh,” không bận tâm đến việc Schleicher là người Đức và sinh sống tại Pháp.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button