Văn học nước ngoài

Công Viên Khủng Long Kỷ Jura

Cong vien khung long ky Jura - Michael Crichton1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Michael Crichton

Download sách Công Viên Khủng Long Kỷ Jura ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng EPUB            Download

Định dạng MOBI            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu

Điểm đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của ông chính ở chỗ các truyện được viết dựa trên những nghiên cứu khoa học của ông sau khi tham gia học ngành y và ông có được một kiến thức y học tương đối rộng (ông tốt nghiệp khoa y Đại học Havard). Vì lý do đó, ông được gọi là “Cha đẻ của truyện giật gân Mỹ”, các sáng tác của ông mang nặng tính giả tưởng, tính ly kỳ hoàn hảo và bằng tài năng hiếm có, ông đã sáng tạo ra những thiên truyện hoàn mỹ, ly kỳ và giật gân nhất thế kỷ XX.

Cuốn sách Công viên kỷ Jura là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới và là nguồn cảm hứng cho đạo diễn nổi tiếng thế giới Steven Spielberg khởi tạo bộ phim cùng tên.

Trích đoạn

Mưa nhiệt đới gõ rào rào trên mái tôn dợn sóng của phòng khám bệnh viện, theo ống máng tuôn xuống mặt đất như một dòng thác. Roberta Carter thở dài nhìn qua cửa kính. Từ phòng khám, chị khó mà thấy được bãi biển và đại dương ở ngoài xa kia bị che mờ trong một màn sương thấp. Đây không phải là điều chị mong đợi khi đến đây, ngôi làng đánh cá Bahia Anasco bờ biển phía tây Costa Rica, để sống hai tháng với tư cách một bác sĩ lâm sàng. Roberta đã mong chờ nắng ấm và sự nghỉ ngơi sau hai năm nội trú kiệt sức ở phòng cấp cứu bệnh viện Micheal Reese ở Chicago

Chị đã đến đây được ba tuần và ngày nào trời cũng mưa. Mọi thứ khác thì tuyệt. Chị thích sự cách biệt của làng

Bahia Anasco và sự thân thiện của dân chúng ở đây. Costa Rica có một trong hai mươi hệ thống bệnh viện tốt nhất thế giới, và ngay cả ở một ngôi làng xa xôi này, phòng khám vẫn tốt, thiết bị đầy đủ. Bác sĩ phụ tá cho chị là Manuel Aragon, rất thông minh và được đào tạo tốt. Roberta có thể thực hành tay nghề ngang với mức chị đã thực hành ở Chicago.

Nhưng cơn mưa! Cơn mưa triền miên, bất tận!

Ngồi bên kia bàn trong phòng khám, Manuel gật gật đầu:

– Hãy nghe kìa.

Roberta nói:

– Ừ nhỉ, tôi nghe rồi.

– Có gì đâu nhỉ. Để nghe xem nào.

Và chị nghe rõ một âm thanh khác hòa lẫn với tiếng mưa, tiếng rì rầm từ xa vọng đến cho đến khi rõ hẳn: tiếng ầm ầm của một động cơ trực thăng. Chị nghĩ: Họ không thể bay được trong thời tiết như thế này. Nhưng tiếng động cơ nghe càng lúc càng to, và chiếc trực thăng xuất hiện từ đám sương mù sà xuống, đảo tròn trên bờ biển tìm chỗ đáp. Đấy là chiếc Sikorsky bụng to với một sọc xanh bên hông có dòng chữ “InGen Construction”, tên của một công ty xây dựng đang xây một trung tâm nghỉ mát trên một trong mấy hòn đảo ngoài khơi

Roberta tự hỏi không hiểu có điều gì khẩn cấp ở hòn đảo ấy đến nỗi chiếc trực thăng phải bay đến đây trong thời tiết này. Qua kính trước của phòng lái, chị thấy viên phi công thở phào nhẹ nhõm khi chiếc trực thăng đáp yên lành xuống mặt cát ướt bở biển. Nhiều người mặc đồng phục nhảy ra và mở rộng cánh cửa hông lớn. Chị nghe họ nói với nhau bằng tiếng Tây Ban Nha

Manuel thúc cùi chỏ vào chị. Họ đang tìm một bác sĩ.

Hai người da đen của đội bay khiêng một người nằm bất động đi về phía chị. Một người da trắng có vẻ là chỉ huy, mặc áo mưa vàng, tóc hung hung thò ra quanh mép mũ lưỡi trai. Anh ta lên tiếng hỏi khi chị chạy đến gần.

– Có bác sĩ nào ở đây không

– Tôi là bác sĩ Roberta đây

Mưa rơi từng hạt to đập vào đầu vào vai chị. Người da trắng nhíu mày nhìn Roberta. Chị mặc Jeans xẻ lên tận gối theo mốt hiện đại, đội mũ rộng vành, ống nghe choàng qua vai. Người áo mưa vàng nói:

– Tôi là Ed Regis. Tôi có một người bị thương rất nặng, bác sĩ à.

– Rất nặng à? Vậy thì tốt hơn là ông nên mang bệnh nhân đến San José.

San José là thủ đô của Costa Rica, chỉ cách đấy hai mươi phút bay.

– Nhưng chúng tôi không thể vượt các dãy núi trong thời tiết này. Bác sĩ phải chữa cho anh ta tại đây.

Cậu trai môi tái xám, co giật trong cơn hôn mê.

Manuel đứng cạnh cửa phòng cấp cứu vẫy tay. Hai người khiêng người bệnh vào đặt lên chiếc bàn giữa phòng. Manuel bắt mạch, Roberta xoay chiếc đèn chiếu rọi lên người bệnh và cúi xem vết thương. Chị nhận ra ngay là mấy vết thương rất không bình thường. Nạn nhân hầu như chắc chắn là chết. Một vết rách lớn chạy dài từ vai xuống sườn, thịt ở mép vết thương tưa ra từng miếng nhỏ. Vai bị lệch, xương bày ra. Một vết cắt khác xẻ sâu vào bắp vế, đến mức thấy rõ nhịp đập của động mạch đùi. Ấn tượng đầu tiên của chị là chân bị xẻ dọc ra Chị bảo:

– Nói rõ cho tôi về vết thương này

Ed nói:

– Tôi không thấy việc xẩy ra Họ bảo máy xúc kéo gã đi.

– Có vẻ nhự cậu ta bị cắn xé.

Ed nói:

– Bị cắn xé? Không, không Do máy đào đất. Thật đấy mà

Manuel hỏi Roberta.

– Bác sĩ có rửa vết thương không

– Vâng. Sau khi cho cầm máu.

Roberta dùng ngón trỏ dò vết thương. Nếu một xe ủi đất lăn qua người, hẳn phải có đất bụi, nhưng không có chút đất bụi nào, chỉ có thứ gì như bọt nước dính vào. Và vết thương có mùi kỳ lạ, một thứ mùi rất khó chịu, như mùi của xác chết thối rữa. Chị chưa từng ngửi phải một thứ mùi như thế bao giờ.

– Việc xẩy ra bao lâu rồi?

– Một tiếng.

Một lần nữa, chị nhận thấy Ed tỏ vẻ căng thẳng Anh ta trông chẳng ra dáng một đốc công tí nào. Mà có vẻ như một nhân viên hành chính, người anh ta ướt như chuột lột

Roberta quay lại người bị thương. Vết thương đúng là do bị cào xé nhưng mặt khác phần còn lại của cơ thể không có dấu vết gì, lại là điều bất thường đối với một người bị thú dữ tấn công. Chị lại nhìn vào đầu, hai cánh tay và bàn tay nạn nhân.

Chị thấy ớn lạnh. Có những vết cắt xé trong cả hai lòng bàn tay, dấu bầm tím ở cổ tay và cánh tay. Chị đã làm việc lâu ở Chicago, đủ để biết những dấu vết ấy có ý nghĩa gì. Chị bảo:

– Được rồi, hãy ra chờ ở ngoài.

– Tại sao? – Ed cảnh giác Anh ta không muốn thế.

– Anh muốn tôi chữa cho nạn nhân không? – Chị nói và đẩy Ed ra khỏi phòng đóng cửa lại. Chị không biết điều gì đã xẩy ra, nhưng cảm thấy hoang mang. Manuel do dự:

– Tôi tiếp tục rửa vết thương chứ?

– Vâng. – Roberta với chiếc máy ảnh mini Olympus, lấy đủ góc cạnh của mấy vết thương, bấm liên tiếp mấy po, rồi xoay đèn nhìn kỹ. Thật chẳng giống vết cắn chút nào, chị nghĩ.

Nạn nhân rên rỉ. Chị để chiếc máy ảnh qua một bên và cúi xuống người bệnh. Môi gã mấp máy:

– Raptor Lo sa raptor…

Manuel khựng người, bước lui mấy bước khi nghe mấy tiếng ấy. Roberta hỏi:

– Cậu ta nói gì vậy?

Manuel lắc đầu:

– Đừng rửa nữa, bác sĩ. – Manuel nhăn mũi – Mùi khó chịu quá.

Và chị ta làm dấu thánh giá.

Roberta nhìn lại mấy vết bọt dính ở vết thương. Chị đưa tay quệt rồi chà giữa hai ngón tay. Hầu như đúng là nước miếng.

Môi người bị thương lại cử động:

– Raptor.

Manuel nói giọng kinh sợ:

– Nó cắn gã.

– Con gì cắn? – Roberta hỏi.

– Raptor.

– Raptor là con gì?

– Đấy là hupia đấy.

Dân ở đây tin rằng hupia là một con quỷ ăn đêm, một loại quỷ không có mặt chuyên hút máu và rất ưa bắt cóc trẻ con. Loài hupia xưa sống trong các dãy núi của Costa Rica, còn bây giờ thì chúng ở trên những hòn đảo ngoài khơi.

Manuel lui bước, miệng lẩm bẩm và làm dấu thánh:

– Thật chẳng bình thường chút nào cái mùi nào. Đấy là mùi hupia.

Roberta định bảo chị ta trở lại làm việc thì người bị thương mở mắt và ngồi thẳng dậy trên bàn. Manuel kinh hãi thét lên. Gã công nhân trẻ bị thương ngó ngoáy đầu nhìn trái nhìn phải với cặp mắt mở rộng thất thần rồi mửa ra hàng bát máu. Ngay sau đó gã lên cơn co giật, thân hình run rẩy. Roberta giữ gã lại nhưng gã vùng vẫy rơi khỏi bàn xuống nền xi măng. Gã lại mửa, máu vung vãi khắp nơi. Ed mở cửa:

 


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button