Tiểu thuyết - ngôn tình

Báo Cáo Chính Phủ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hàn Thiếu Công

Download sách Báo Cáo Chính Phủ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TIỂU THUYẾT

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tối hôm đó trời oi bức. Cảnh sát đưa bạn tôi vào phòng giam số 2, và dẫn tôi tới trước cửa phòng số 9. Còn đang mường tượng ánh mắt sợ hãi vừa rồi khi bạn tôi quay đầu lại, thì đã nghe một tiếng quát: “Vào đi!”

Tiếng khóa cửa loảng xoảng sau lưng đẩy tôi loạng choạng vào bóng tối. Tôi mò mẫm trong tối tăm, mất một lúc lâu đồng tử mới quen với ánh sáng nhờ nhờ, những bức tường gạch dần dần hiện rõ. Buồng giam cao như một cái giếng vuông, một vài sinh vật chìm đọng nơi đáy giếng bừng tỉnh, xôn xao ngồi dậy hoặc đứng hẳn lên. Trong số đôi ba chục thân người ở trần, người trẻ đông hơn, cũng có vài gương mặt đã nhăn nheo. Bọn họ phần đông đầu cạo trọc lóc, ánh mắt đổ dồn vào tôi, cái nhìn lộ vẻ khoái trá thèm khát như phát hiện ra con mồi.

“Lại tới một món nữa.” Có người ngáp.

“Có mang gì nguy hiểm không?” Câu này hình như hỏi tôi.

Tôi lắc lắc đầu.

“Mày là người của lão Bí đao à?”

Tôi vẫn lắc đầu.

Một người giằng mất mảnh chăn chiên đang kẹp dưới nách tôi. Một người bắt đầu lục lọi túi quần áo, lần hai bên hông và đũng quần tôi, nắn đến tận gót chân. Chắc chắn bọn họ rất thất vọng, giống như cảnh sát viên khám người tôi hồi nãy, vừa khám vừa chửi rủa. Quả tình tôi cũng muốn mình phức tạp hơn một chút, tỉ dụ có cả đống tiền bạc biển thủ bị họ khui ra, hay bét nhất cũng phải có tí hung khí hoặc bột trắng gì đấy khiến họ thêm phần mãn ý chứ. Đương nhiên, tôi trong sạch vô tội, nhưng như thế thì tội nghiệp khác nào một gã ăn mày đây? Đáng tiếc, tôi quả là giống gã ăn mày, chả có thể diện, chả có gì, mới lĩnh được mảnh chăn chiên cũ, chiếc bàn chải đánh răng mất cả cán cầm. Cảnh sát cảnh giác với mọi thứ đồ vật kim loại, sợ cái cán bàn chải đánh răng có thể đem mài nhọn, độ dài vừa đủ chạm tới tim, nên chỉ cho tôi một cái bàn chải không cán.

“Cởi giày!” Mệnh lệnh hình như vẫn nhằm vào tôi.

Đôi giày của tôi chắc chắn cũng sẽ làm họ mất hứng. Đế giày không có hai lớp, một đôi giày cao su mấy tháng không giặt, thể nào cũng bốc mùi nồng nặc.

“Xin lỗi các anh em, hôm nay tôi không có gì, thật không phải phép. Nhưng mấy hôm nữa người nhà tôi chắc chắn sẽ tới thăm. Tôi hiểu cần phải làm thế nào. Nhất định sẽ không để các vị thất vọng. Hôm nay xin mọi người thông cảm.” Tôi lắp bắp nói.

“Cũng hiểu luật đấy.” Một tên đầu nhỏ nhìn tôi cười thâm hiểm. “Chỉ có điều hôm nay mày quấy nhiễu giấc mộng của ông đây, sớm không tới muộn không tới, đúng lúc ông mày mơ thấy cô em thì mày tới!”

Điều này cũng trách tôi sao?

Tôi chưa bao giờ trông thấy lắm cái đầu trọc đến thế, chưa bao giờ trông thấy lắm cái cười độc ác đến thế. Có thể do đông đúc quá, lại mới vào hè, những tấm thân trần to lớn bóng nhẫy của họ bốc mùi mồ hôi chua nồng, giống thứ thịt còn nguyên lông lá dở sống dở chín mới lấy trong lồng hấp ra. Bọn họ sống trong cái lồng hấp, tính khí ắt phải nóng nảy, dễ điên tiết hơn. Dẫu một câu tử tế thốt ra cũng hung tợn khiếp người. Mắt mũi nhìn chòng chọc, như thể khoét thủng cả thân tôi. Hễ mở miệng là cười lớn, khí nóng phả rát mặt tôi. Mấy ông diêm vương này muốn xử lý tôi chẳng phải dễ như gí chết một con muỗi hay sao?

“Thưa các huynh đệ, thưa các đại gia, tôi đúng là bị oan, đúng là gặp vận rủi. Là bọn họ bắt nhầm. Tôi chẳng qua chỉ nhìn trộm gái điếm một lát thôi.”

“Thằng cha này nhìn trộm gái điếm!” Có người kêu lớn một tiếng, làm nổ ra một trận cười ầm ĩ.

“Tôi thân thể yếu ớt, từ nhỏ đã mắc chứng thiếu máu, ba tuổi viêm màng não, tám tuổi mắc lao phổi, mười tám tuổi nặng chưa đầy năm mươi ký. Từ sáng tới giờ tôi vẫn chưa ăn gì…” Tôi nói bừa mấy câu, hy vọng được bọn họ thông cảm.

“Lải nhải ít thôi, ở bên ngoài mày làm nghề gì?”

“Phóng viên, phóng viên thực tập.”

“Thế mày là sinh viên à?”

“Đương nhiên.”

Bọn họ lại cười.

“Thú vị thật, phóng viên cũng ngồi tù, giáo sư cũng ngồi tù được nhỉ? Lúc nào bắt thêm vài giáo sư nữa vào đây, để chúng tao nghe giáo sư đánh rắm, xem là rắm hoa hồng hay là rắm hoa nhài.” Có kẻ nói như thế.

Tôi chú ý tới một người trong số họ, cứ nằm sấp trên đầu giường, có hai kẻ hầu hạ bên cạnh, một quạt, một đấm bóp lưng, chẳng khác gì hầu hoàng đế, chỉ thiếu mấy thái giám và phi tần thôi. Người đó gầy gò, cặp mông teo tóp cong lên, trên lưng và cánh tay đều có hình xăm, là hoa mai hay cá sấu không rõ. Một con mắt đùng đục, hơi lác, khiến ánh nhìn phóng đi hai hướng khác nhau, khi một đằng nhìn thẳng tới trước mặt thì đằng kia lại chếch xéo lên bên phải, ngắm nghía đống đồ đạc linh tinh chất đầy sau tấm vách ngăn. Tôi để ý thấy, đám tù nhân cười xong đều nhìn về phía gã, như thể đang chờ đợi chỉ thị.

Gã uể oải phán một câu:

“Nói năng cũng khá. Thế có biết hát không?”

Tôi không rõ ánh mắt của gã đang nhìn về phía nào.

Tên đầu nhỏ lập tức nạt nộ:

“Hỏi mày đấy! Điếc hả?”

“Là hỏi tôi á?”

“Tất nhiên là hỏi mày rồi!”

“Hỏi… hỏi chuyện hát…?”

“Đúng thế! Hỏi mày có biết hát không!”

“Biết, biết chứ.”

“Hát một bài nghe xem nào, hát cái bài Mátxcơva ấy.”

Một câu thánh chỉ từ trên giường truyền xuống.

Tôi vẫn ngơ ngác, phần vì không biết phải nhìn cặp mắt lác kia theo cách nào, phần vì không tin lắm vào đôi tai của mình nữa. Mátxcơva, là chỉ bài Chiều ngoại ô Mátxcơva chăng? Như vậy là ý gì nhỉ? Từ phim hành động bỗng đổi thành chương trình giải trí, nhất định là do tín hiệu các kênh lộn xộn rồi. Mấy tù nhân kia không cho tôi kiểm tra lại tần số, cứ nhằm tôi mà gào: Đại ca muốn mày hát, tai điếc hả? Mẹ mày, rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt, chắc muốn chúng tao lên dây cót tinh thần cho mày hả?… Một tên xách ngược tai tôi lên, còn đá một phát vào mông, làm tôi phải thẳng lưng lên một chút, ngực ưỡn cao chút nữa. Bọn họ chỉ thiếu nước nhét thêm cái micrô và kéo màn biểu diễn thôi.

Nhưng đây đâu phải là chỗ để ca hát? Ở đây không có sân khấu cũng không có ban nhạc, thậm chí chẳng có một bầu không khí sạch sẽ, sảng khoái. Chỗ này vẫn còn là trên trái đất ư? Mẹ tôi, vợ chưa cưới của tôi, bạn bè tôi liệu có biết tôi đang ở cái chỗ chết giẫm này không? Đây vẫn là trên dương gian ư? Mẹ tôi, vợ chưa cưới của tôi, bạn bè tôi giờ này ở đâu? Một ngày của chạy trốn, bắt bớ và thẩm vấn đã trôi qua, theo kiểu tua băng nhanh khiến người ta phải hoa mày chóng mặt. Tôi bỗng nhiên bị nhốt dưới ánh đèn tối tăm này, chui trong một cái lồng hấp thịt ngột ngạt mùi mồ hôi, thân thể đã mềm nhũn, đầu óc thì như bị tê liệt, còn lòng dạ nào hướng về vùng ngoại ô Mátxcơva trong tiếng đàn phong cầm nữa?

Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào,

Rừng cây chim muông lắng hót canh thâu…

……

Tôi không thể không hát, không thể không mở cái miệng cứng đờ. Thôi coi như đành phải ngụp xuống cái hố phân này vậy, hảo hán không chấp những thiệt thòi trước mắt, tôi chỉ còn cách nhắm mắt bịt mũi mà ngụp xuống thôi. Giọng hát trầm sâu của tôi nhất định sẽ kìm bọn họ lại. Gã mắt lác chớp chớp mắt, như con cá thiếu nước được cái ẩm ướt của tiếng hát tưới tắm nên bỗng được tiếp sức sống mới. Gã phấn khích nhổm dậy trên giường, gạt bọn đang quạt và matxa sang một bên, lôi ra một quyển sổ tay, rồi lật giở tìm gì đó. Có lẽ đó là thứ rất quen thuộc và yêu thích, rồi không kìm được gã cất tiếng gào theo. Tuy tôi bị căng thẳng nên hơi đứt hơi, giọng có lúc cũng lạc đi, nhưng gã không hề tỏ vẻ gì không vừa ý. Sau này tôi mới biết, tương ứng với sự lạc điệu của tôi, trình độ âm nhạc của gã hoàn toàn bằng không, một tiếng lên cao, lại tiếng xuống thấp, lại một tiếng lên cao, như cỗ xe tăng mất tay lái lao lung tung trong một khu phố đông đúc, náo nhiệt, nghiền nát giai điệu của tôi đến tan xương nát thịt.

Hát! Hát tiếp! Vẫn còn đoạn ba, mẹ mày hát tiếp đi! Gã vô cùng sung sướng, mặt mũi hớn hở chọn thêm bài Gió lớn Á châu. Đợi tôi hát câu mở đầu, gã ông ổng gào theo, mỗi câu gào lại giậm chân như đạp lên cơn gió. Chưa đủ, gã còn lấy mấy cái muôi xới cơm bằng nhựa úp xuống làm mõ, lấy đũa gõ nhịp, cứ mỗi lần vung tay đũa sai chỗ, gõ vào mấy cái đầu xung quanh, làm những kẻ này hoặc làm bộ nôn ọe, hoặc nhăn nhó như ma, hoặc cười rú lên như hóa dại, phát ra tiếng kêu chẳng khác nào ngựa hí.

Bài Cô em ngồi ở mũi thuyền càng khiến gã hởi lòng hởi dạ. Gã lấy khăn mặt cuốn lên đầu, còn vo tròn áo lót nhét vào trong áo thành hai quả vú to, rồi õng ẹo đứng trên giường ưỡn ngực, vểnh mông, vuốt tóc mai, chớp chớp mắt, lại thêm vào mấy động tác “tắm rửa kỳ lưng”, “vung roi cưỡi ngựa”. Một tên tù đưa cho gã chiếc giày, gã bèn lấy đó làm micrô, làm ra vẻ một ngôi sao ca nhạc lần lượt bắt tay thắm thiết khán giả dưới sân khấu, tay tôi cũng được rung lắc hai lần, cả bọn hò reo vỗ tay – đám tù nhân này nhân cơ hội nịnh bợ gã.

Tôi không ngờ trong nhà tù lại có kiểu điên rồ như vậy, nhưng cũng mừng thầm vì họ đã quên mất tôi, mới vào tù mà tránh được trận đòn đau, xem ra tôi thoát thật rồi.

Cao cao trên kia, từ ô cửa sổ giám sát vang lên một tiếng quát giận dữ:

“Ầm ĩ cái gì thế? Ăn no rửng mỡ à? Tiêu chuẩn ăn cao quá chứ gì?”

Cả bọn ngước lên, đột nhiên im phắc, từng người một len lén quay lại giường. Tôi còn nửa câu hát nghẹn ở cổ họng, chỉ có cách nuốt ngược vào, lập tức tắt đài. Lạy trời lạy đất. Tôi đã tắt đài. Cái máy CD chạy nhiều ổ đĩa bằng xương bằng thịt rốt cuộc đã có thể đi tiểu. Cổ họng khô rát, đầu ong mắt hoa, tôi tìm thấy mảnh chăn chiên cũ rích, tìm thấy một chiếc giày của tôi và một chiếc khác, bắt đầu đi kiếm nhà xí, rồi kiếm một chỗ yên thân đêm nay. Một điều tôi tuyệt nhiên không ngờ tới là, đúng lúc đang dọ dẫm qua đám thân người ngang dọc tay chân chồng chéo để ra chỗ bể nước, thì “bụp bụp”, hai cái bọc giấy rơi xuống ngay gót chân.

Ngoảnh đầu nhìn, tên đầu nhỏ đang cười với tôi.

“Anh Cường thưởng mày bữa ăn đêm!”

Oa, mấy kẻ xương xẩu mặt vàng bủng chung quanh đều có cái mũi chó, rào rào ngồi dậy, nhìn cái bọc giấy với ánh mắt ghen tị, tiếng nuốt nước miếng ừng ực.

“Xin lỗi, xin lỗi, từ sáng tới giờ tôi vẫn chưa ăn gì…” Tôi không kịp do dự hay tỏ ra khẳng khái, mắt nhìn, mồm ngoạm, thế là hai miếng mì ăn liền, cộng thêm hai chiếc xúc xích loáng cái chui tọt qua mồm tôi chạy đâu mất, không ợ lấy một tiếng. Tôi không tin mình đã ăn rồi, càng không biết mì ăn liền và xúc xích biến đâu, chỉ thấy cái bọc giấy trước mắt đã rỗng không. Điều này nói lên: tôi vừa ăn xong.

“Giấy!” Một tên hét lên, tay chỉ cái bọc giấy.

Tôi không hiểu ý tứ ra sao, bèn đưa cho hắn.

Hắn ta đón lấy, thè cái lưỡi dài liếm sạch bong lớp bột và mỡ màng dính trên mặt giấy.

Tới lúc ấy, sự việc mới coi như kết thúc hoàn toàn. Hết sạch hy vọng, những kẻ khác uể oải nằm xuống. Trong số ấy có một tên có lẽ do quá thèm mà ấm ức, giả vờ vươn vai duỗi cẳng, đạp mạnh tôi một phát.

Tôi đau đến nỗi tức thở hồi lâu.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button