Văn học trong nước

Tiếng sáo người em út

download-sach-tieng-sao-nguoi-em-ut1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dương Nghiễm Mậu

Download sách Tiếng sáo người em út ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                  Download

Định dạng PRC                  Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“…. Dương Nghiễm Mậu muốn gửi đến người đọc tính bất kỳ của hiện sinh con người, nó như thế này mà cũng có thể như thế khác, cuộc đời chẳng qua chỉ là những ” vídụ “. Dương Nghiễm Mậu là một trong những nhà văn Việt Nam thế hệ 60 – 70 đã đào rất sâu vào bản chất của cuộc hiện sinh con người, con người Việt Nam với những chiến thắng và nhược tiểu. Ông đứng riêng một cõi, dường như không có bạn đồng hành, và đã tạo được một lối cấu trúc về truyện ngắn, truyện dài nằm trong nhân sinh quan bao quát của triết học hiện sinh vô thần …..” (trích Từ Điển Văn Học nxb Thế Giới)

Mục lục:
Tiếng sáo người em út
Sáng mùa xuân
Tiếng động buổi trưa
Nơi máu chảy, ở ngoài
Con chim cánh trắng
Nụ cười
Thiết lộ
Trên đường dài
Có một bông hồng cho đêm giáng sinh

 

Trích dẫn :

Về tới đầu ngõ, người anh cả nghe thấy tiếng sáo, anh nhận ra tiếng sáo của người em út, tiếng sáo không còn thô mộc, non nớt, chập chững những bước đầu đời mà nay tiếng sáo đã chín, âm thanh đã trau chuốt và ở đó nghe một nỗi bồi hồi của tâm sự. Người anh cả đứng im lắng nghe. Bỗng tiếng sáo như reo vui làm người anh nhảy chân sáo bước vào nhà. Cánh cổng nhà mở rộng, vào tới sân người anh cả thấy em mình ngồi dựa cột hiên, đôi mắt như nhắm lại và tiếng sáo vẫn rộn rã. Người anh bước chậm và nhẹ tới hiên nhà rồi ngồi xuống bên. Thật lâu tiếng sáo mới ngừng lại :
– Anh đã về.
Người anh phác một nụ cười :
– Khúc nhạc của em sao hân hoan, anh nghe và thấy lòng vui.
Người em để ống sáo xuống hiên gạch, hai tay khoanh lấy đầu gối :
– Anh về bao giờ lại đi?
Người anh đứng lên, nhìn ra khoảnh vườn nhỏ, mấy cụm hoa cải vàng, mấy trái mướp thả xuống từ cái giàn thấp, giọng nhỏ êm :
– Anh về ở nhà.
Người hàng xóm ló đầu lên khỏi rào dâm bụt :
– Anh út, sao không thổi tiếp, tôi đang nghe… À kìa, anh cả về đó sao?
– Dạ chào bác.
– Từ tối hôm qua tới giờ tôi không sao ngủ được vì tiếng sáo của anh út hóa ra có anh cả về, để chút nữa tôi sang chơi, đi đường xa thì có biết bao nhiêu chuyện…
Người láng giềng thụt xuống. Người anh nói :
– Cha đâu?
– Cha nằm trong nhà.
Người anh đứng dậy, bước lên hiên, mở cửa vào nhà. Bầu khí tĩnh lặng. Người anh từ trong nhà bước ra :
– Cha đang ngủ say, anh không lên tiếng.
Người em đứng dậy gài ống sáo lên hiên nhà, bước xuống sân đi vào nhả ngang. Người anh thơ thẩn trong khoảng sân gạch, vẫn cảnh xưa. Có chăng mái ngói nâu tươi nay đã rêu phong, trên sân giữa những khe gạch đã có chỗ cỏ mọc. Cây mít lớn hơn và tàn cây rộng hơn. Người anh nhớ tới người em gái kế. Người anh đi vào nhà ngang nơi người em đang xúc thóc từ trong cỗ quan tài ra thúng.
– Chị bé đâu em?
Người em đứng thẳng người :
– Chị bé chết ít lâu sau ngày anh đi. Súng nổ từ phía ngoài cánh đồng.
Người anh đứng im.
Người em lặng lẽ tiếp tục xúc thóc ra chiếc thúng rồi bưng đổ vào chum để nơi góc nhà. Mồ hôi đọng trên trán, chảy trên thái dương. Người anh đứng lại bên. Người em bốc một nắm thóc đổ vào lòng bàn tay người anh :
– Anh coi, những hạt thóc có tốt không. Năm nay được mùa nhưng thu hoạch không được bao nhiêu. Đồng ruộng bỏ hoang ai nhìn thấy cũng nghe như dao cắt ruột, cả làng không còn một con trâu. Hôm nấu xôi mới, cha nhắc tới anh và bảo: nếu thằng cả nó ở nhà…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button