Văn học trong nước

Nữ Chúa Hồ Ba Bể

nu chua ho ba be1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hoàng Ly – Hồng Lĩnh

Download sách Nữ Chúa Hồ Ba Bể ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF                   Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng EPUB                Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Mười tám năm sau… Một sáng đẹp trời, cũng vào độ hạ . Cả một miền sơn lâm Phi Mã Ác (Pi A Uác) u tịch bỗng nhộn nhịp hẳn lên như mọi năm, vì du khách tứ xứ đổ tới xem phong cảnh đông như hội. Từ lâu, hồ Ba Bể vẫn được coi là vùng sơn kỳ thuỷ tú, một thứ kỳ quan tại miền Lĩnh Nam, cũng như vùng vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Viên quản này trạc hơn bốn mươi, râu quái nón, mắt diều hâu, luôn luôn đi sát kế sau chàng tuổi trẻ. Trước mặt họ, còn có một vài bọn du khách, dân buôn ta, Tàu đi lũ lượt chuyện trò vui vẻ. Vừa đến cửa rừng, bỗng nghe tiếng kêu thất thanh nổi lên, rồi đám người đi đằng trước lùi cả lại, dáo dác, kinh hoảng, vẻ muốn chạy mà không dám chạy. Ngạc nhiên, viên quản giục ngựa lên hỏi: – Có chuyện gì thế, các ông các bà? Đám du khách, dân buôn ngoái dòm lại, mặt mày xanh mét, trỏ về đằng trước, một người lái buôn Kinh kêu lớn: – Cụ quản… cụ! Ghê quá! Có… có chùm gáo dừa… Không đợi nghe hết câu, viên quản vọt ngựa lên. Được năm bảy thước, y bỗng dừng phắt lại. Vì phía trước ngay đầu cây cầu mây bắc qua con suối, có một ngọn giáo dài cắm giữa đường, cán giáo buộc một xâu sọ người vẫn còn khua lốc cốc như gõ mõ. Người lái buôn Kinh theo lên đường xế sau ngựa, lắp bắp giọng vẫn run vì sợ hãi: – Bọn tôi vừa tới gần cầu thì thấy “cây giáo sọ người” từ đâu rớt xuống… Viên quản nheo mắt nhìn lên cây. Chàng tuổi trẻ cùng người tuỳ tùng kia vừa tiến đến, bỗng “rào” cành lá, tiếng động kéo lê qua tàn cây, tiếp liền tiếng vút gió, “phập”! Một ngọn giáo thứ hai cắm ngay sau ngọn giáo trước, dài hơn, nhô cao độ ba gang tay, nhưng lại cắm chổng ngược mũi lên trời. Cả mấy người lính “xà cạp trắng” cùng sờ vào báng súng. “Véo”! Có tiếng xé không khí, lẫn cả tiếng “gõ mõ”, ai nấy đều ngửa mặt trông lên, thấy một vật đen sì sáng loáng bay vụt xuống, cắm “phập xoảng” ngay mũi giáo nhọn, giẫy dụa mấy cái kêu “lốc cốc lốc cốc” rồi đứng im. Mọi người dòm sững mới hay đó là một tấm khiên sắt tròn xoe như cái mâm, hai bên vành có treo hai cái sọ người, giữa khiên có vẽ hình đầu lâu ống xương chéo như biểu hiện hải tặc, dưới có ba chữ “Bán đầu lâu” vừa bằng chữ Nôm, vừa quốc ngữ, chữ Tây, nhưng chữ quốc ngữ to hơn. Chỉ cần nhìn cái khiên lắp vào ngọn giáo đủ hiểu kẻ quăng khiên tài tình đến mức nào? Mọi người ai cũng sợ, chỉ có bọn chàng trai vẫn như thường. Viên quản quát lớn: – “Bán đầu lâu” là cái gì? Ai ném đó muốn gì? Lời vừa dứt, bỗng nghe tiếng ồm ồm nổi lên như lệnh vỡ, khua vỡ màng tang làm du khách, lái buôn nhiều kẻ phải bịt vội tai, nhăn nhó: – Lệnh chúa hồ đã ra: từ nay phàm du khách lái buôn nào đến vùng hồ Ba Bể, mồi kẻ đều phải mua một cái đầu lâu! Viên quản quát to: – Mua một cái đầu lâu? Mua làm gì? Đầu lâu ai? – Đầu lâu khách vãng lai! Kẻ nào lai vãng tới vùng hồ xem phong cảnh, buôn bán, đầu lâu đêu thuộc của chúa hồ! Chúa hồ bán lại, mua đầu rồi được tự do đi lại, được bảo vệ, kẻ nào không muốn mua, tuỳ ý, chỉ việc chặt đầu để lại. Riêng thổ dân, người nghèo được miễn! Vừa nghe xong, chàng trai Kinh vùng phá lên cười khanh khách: – Lạ dữ chưa? Bán đầu lâu du khách, lái buôn! Một lối đòi tiền mãi lộ mới! Ha ha! Bán đầu lâu? Có bán cho quan binh nhà nước không? Tiếng ồm ồm vang lên: – Nhà nước quan binh đều phải mua! Đầu quan cai trị đắt hơn tuỳ theo chức tước! – Lính hàng quận đến đây có phải mua không? – Mua hết! Phải mua cả súng cả đầu ngựa! – Không mua thì sao? – À, lệnh đã ra, kẻ nào không mua… Phập! Từ trên không, bay vụt xuống một cái đầu người, cắm ngay ngọn giáo sọ, mắt trợn ngược trắng dã, tóc xoã sợi, coi gớm ghiếc! Nhiều người giật nẩy mình, trố mắt dòm, khiếp đảm. Vì cần cổ rớt ngập nửa mũi giáo, vừa vặn ngoảnh mặt về phía du khách, lái buôn. Cái đầu coi rất dữ, hai con mắt trợn ngược trắng dã, râu quai nón xồm xoàm như chổi xể. Trong đám du khách, lái buôn, bỗng có một lão Tàu trạc ngũ tuần mặc xường xám vươn cổ nhìn, kêu tru tréo: – Ý a! Đúng cái đầu ông “Lều Tài Wang” bên Theng Ngan-Fou! Tháng trước, cái ngộ về Tàu ông Lều bắc cái ngộ đóng một trăm đồn bạc “xoè” thuế mãi lộ, không cho bớt! Bên kia suối cầu mây, chợt có tiếng ồm ồm lệnh vỡ: – À chú khách buôn kia cũng đã nộp tiền mãi lộ cho thằng Lều à! Cái thằng thổ phỉ đó keo bẩn dữ, đòi tiền bán đường không cho thiếu một xu, lại không chịu mua cái đầu của nó! Thấy không? Đầu thằng Lều thổ phỉ mới chặt, còn tươi nguyên! Lão Tàu le lưỡi tỏ vẻ sợ hài hết sức, vùng nói to: – Hầy à! Tài Wang sếnh sáng hồ Ba Bể! Cho ngộ mua cái đầu ngộ, giá bao nhiêu, cho ngộ biết! Tiếng ồm ồm vọng xuống: – Được! Đợi đó! Còn đám người kia? Nhiều người ào ạt giơ tay nói lớn “dạ mua! dạ mua!”, nhưngcó hai du khách Tây đầm vẻ bực bội, mắng “mẹc mẹc”, và đưa mắt nhìn bọn chàng trai Việt. Viên quản quắc mắt quát: – Khoan! Kẻ nào muốn thu tiền mãi lộ, cứ xuống đây! Tiếng ồm ồm hét chìm: – À, quản Đô! Làm lính “xà cạp trắng” không muốn, muốn làm lính âm phủ? Viên quản định quát, nhưng chàng trai khẽ đưa mắt một cái, viên quản im liền. Chàng trai ứng tiếng bảo: – Muốn lấy thuế đầu lâu sao chưa xuống? Rào rào! Có tiếng cành lá động rồi từ trên các tàn cây nhảy vụt xuống hơn chục bóng người lực lưỡng mặc quần áo chàm, đầu chít khăn đỏ, súng ống, gươm đao, liềm tua tủa. Gã cầm đầu to như hộ pháp, râu ria xồm xoàm, mặt có vết sẹo dọc từ thái dương xuống quai hàm bóng lọng, coi hết sức dừ tợn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button