Văn học trong nước

Chiếc lồng đèn của má

Chiec long den cua ma1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Khởi Huỳnh

Download sách Chiếc lồng đèn của má ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chiếc lồng đèn và kí ức tuổi thơ

Tuổi thơ.

Dù tuổi thơ của một ai đó đã từng sống trong nhọc nhằn, nghèo khó hay trong sự nuông chiều, buông thả, nghịch phá… và bị người lớn la rầy: “Con là đứa trẻ hư”… Tôi tin rằng những hình ảnh ấy, khi hồi ức lại, vẫn đẹp như một giấc mơ, vì lẽ nó đã qua những lăng kính rung động một cách nhạy cảm nhất của tuổi thơ. Cái tuổi mà ai cũng muốn quay trở lại để hồn nhiên, để thơ ngây, để biết rằng mình ngày càng xa, càng mất hút những kỉ niệm đẹp nhất của đời người.

Hồi ức và váng vất một ngậm ngùi.

Vì lẽ, xu thế xã hội bây giờ đang hướng tới đô thị hóa, mau chóng tiếp cận với nền văn minh công nghiệp. Thế giới phẳng ngày càng mở ra gần như không giới hạn để con người có thể thấu hiểu nhau. Vì thế, người ta chỉ có thể chia sẻ, đồng cảm với nhau qua thế giới ảo? Cảm xúc nối tiếp cảm xúc, rồi nhanh chóng lướt qua để con người lại nôn nóng kiếm tìm những cảm xúc mới lạ khác.

Chiếc lồng đèn của má của họa sĩ Khởi Huỳnh với văn phong mộc mạc, đơn sơ, đầy cảm xúc tác giả dẫn dắt ta về thế giới của hồn nhiên, của lung linh, của sự rưng rưng, của mênh mông tình người trong bối cảnh một làng quê khó nghèo…

Dù lung linh, mờ ảo nhưng đó là thế giới thực.

Đó là ngày đầu tiên đi học: “Mùa này trời bắt đầu mưa sòng nên bờ ruộng rất trơn. Má cõng tôi trên lưng, một tay xách giỏ đệm đựng cơm, một tay choàng ra sau giữ người tôi. Hai ngón chân cái của má lúc nào cũng bấm xuống đất như hai cái thắng xe mỗi khi bị trợt chân. Hai bên bờ là lau sậy chúng kêu lào xào mỗi khi gió thổi. Má kêu tôi tựa mặt vào lưng má kẻo bị lá sậy cắt mặt. Tôi tựa mặt vào và cảm thấy những giọt mồ hôi của má đã ướt đẫm, dính vào mặt tôi âm ấm” (Ước mơ). Nhẫn nại, yêu thương, người mẹ cõng đứa con tật nguyền lần đầu tiên đến lớp bằng trái tim mình. Bờ ruộng trơn trợt. Những ngón chân của mẹ bấm xuống đất trơn. Với tôi, đây là đoạn văn hay nhất vì tôi đang lặng lẽ khóc. Tôi cũng có tuổi thơ ở một ngôi trường làng quê nghèo heo hút và chiến tranh đã mang tôi đi từ trường này đến trường khác…

Tuổi thơ hôm nay sao không thấy dòng sông tuổi thơ, không thấy con sáo nhỏ hoang dại… Phải chăng, đồng đất nông thôn đang trên một chuyến xe tốc hành hướng về nền văn minh, thời đại mà người ta chỉ cần ngồi một chỗ để chế tạo những vui buồn của cuộc đời từ quá khứ, hiện tại, rồi đến tương lai. Thiên nhiên, có chăng, chỉ còn là một bảo vật, một di chỉ cần được nâng niu bảo vệ như là một vườn cảnh trang trí cho trái đất này. Thiên nhiên cần được vun quén, tỉa tót, bày trí xếp đặt, sắp xếp theo trí tưởng con người. Và, cũng để cho con người bớt tẻ quạnh…?

Tiếc thay, con người luôn luôn hiểu rằng, dù tập hợp tất cả trí tưởng của nhân loại trên trái đất để bày trí, xếp đặt thì kết quả ấy cũng không bao giờ bằng một khoảnh khắc sáng tạo ngẫu nhiên, mầu nhiệm của tự nhiên.

Dọc theo triền sông là thôn xóm. Trên dòng sông có những chiếc ghe mưu sinh đang xuôi ngược. Những đứa trẻ theo cha mẹ sống bồng bềnh sông nước, thèm phút giây chơi chung với bọn trẻ trên bờ. Hai bạn nhỏ cùng yêu con sáo nhỏ: “Đêm đó không tài nào tôi ngủ được, cứ nhớ đến đôi mắt thằng Đen mừng rỡ khi tôi cho lên bờ chơi, rồi cảnh nó nhảy ùm xuống sông đem con sáo cho tôi…”. (Thằng Đen và con sáo).

Truyện Sum họp đầy chi tiết cuộc đời, tràn ngập cảm xúc, chất chứa những nỗi niềm thân phận truân chuyên của một đời người, làm người đọc day dứt. Đám cưới. Đến ngày rước dâu, có một đứa em của chị Thiệt chừng bốn năm tuổi gì đó… nó khóc đòi theo cô dâu quá chừng, tới ngất xỉu. Nhà bên chồng nghi ngờ đứa nhỏ ấy là con của cô dâu. Gia đình bên chồng lạnh nhạt. Người chồng nghĩ rằng mình cưới đàn bà đã có con. Đến khi hiểu ra, sự thật không phải thế, thì người vợ đã ra đi. Nhiều năm sau, khi tóc đã phai màu, hai người mới có duyên sum họp. Cho hay, trên đường đi đến một hạnh phúc, mỗi người cần có một chữ duyên để cập bến hạnh phúc, dù đã muộn màng.

Và đôi khi, sự vô tư của tuổi thơ mang lại một sự đau đớn, tôi nhớ một truyện ngắn nước ngoài mô tả cảnh một đứa trẻ bắt một con nhện nhỏ, bỏ trên bàn tay bà ngoại nó, người bà sợ hãi đến co rúm người, nhưng chứng kiến cảnh ấy, đứa trẻ cười thật vui. Đứa trẻ ấy không ác, nó chỉ đùa vui, trong khi bà nó thật sự hãi hùng. Phải chăng cũng vì sự láu lỉnh của trẻ con, Chị Thiệt của Khởi Huỳnh chất chứa nỗi buồn da diết: “Má ơi! Chị Thiệt nói chuyện với anh Hòa chăn vịt trên đầu đất kìa”. Người mẹ không muốn con gái mình lấy thằng chăn vịt, sợ sau này nó khổ. Nghe đứa con trai nhỏ dại của mình “báo cáo” bà chạy nhanh đến chỗ hai người đang hò hẹn: “Má quất túi bụi vào mông chị, chị đứng như pho tượng, đôi mắt đỏ hoe, chị không phân bua hay van xin một lời. Nãy giờ tôi trốn trong cà lang lúa chứng kiến cảnh má đánh chị, tôi ân hận vô cùng, cũng vì tôi muốn lấy lòng má để được mặc thử bộ đồ Tết mà tôi nhẫn tâm hại chị…”

Rồi nhiều năm sau.

“Giờ mỗi năm về quê ăn Tết thấy chị thui thủi một mình, nhiều lần muốn nói câu xin lỗi, nhưng chị đã đoán được ý tôi, chị nói biết đâu ngày đó cậu không méc má thì bây giờ chị còn khổ hơn.

Nhìn vào mắt chị biết chị nói thật, nhưng sao trong lòng vẫn thấy áy náy, rượi buồn. Trái so đũa còn có đôi mà…” (Chị Thiệt).

Khởi Huỳnh là một họa sĩ, những trang viết của anh mang những nét chấm phá đầy màu sắc của trẻ thơ nhưng thỉnh thoảng có những gam sám hối buồn đến nhức tim. Văn phong giản dị, truyền cảm, mê đắm. Nhân vật không đa dạng, bối cảnh không rộng, nhưng những hồi ức, những hình ảnh thật đẹp, và tràn đầy kỉ niệm của tác giả về những người thân thuộc sống chung quanh tác giả đã được diễn đạt bằng con tim rung động một cách chân thành và trong trẻo.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button