Văn học trong nước

Anh Em Sinh Đôi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Người Khăn Trắng

Download sách Anh Em Sinh Đôi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Vũ trịnh trọng cầm cây bút lông nhướng mắt hỏi Nhân:

 

– Mày là Nhân gì?

 

– Tao là Hữu Nhân chớ còn Nhân gì nữa? Mày làm như không biết tên tao vậy…

 

Nhân cố nhẹ giọng trả lời dù trong bụng cảm thấy ngứa ngáy trước thái độ của Vũ. Không màng đến giọng nhẹ nhàng của Nhân, Vũ chắc lưỡi:

 

– Tao không hỏi chữ lót của mày mà tao hỏi ý nghĩa của cái tên mày kìa. “Nhân” tiếng Tàu có hai nghĩa lận, một nghĩa là người, một nghĩa là tấm lòng nhân. Mày là nhân gì?

 

– Tao là Nhân… nhờ ân nhân! Tên tao là Nhân. Vậy đó.

 

Vũ đặt cây bút lông xuống bình mực Tàu rồi liếc ngang:

 

– Ngay cả cái tên mà mày cũng không biết nghĩa thì làm sao tao viết chữ cho mày được.

 

– Thì mày cứ viết cho tao chữ nhân là được chớ gì.

 

– Trời ơi, sao nói hoài mày cũng không chịu hiểu. Tiếng Tàu, thêm một nét là nghĩa đã khác rồi, mày không biết nghĩa thì làm sao ra nét? Nếu mày là nhân – người thì tao chỉ cần viết hai nét, còn nếu mày là nhân trong nhân từ, nhân hậu thì có tới ba nét lận.

 

Nhân chớp chớp mắt:

 

– Vậy mày viết hai nét đẹp hơn hay ba nét đẹp hơn?

 

Vũ lên giọng:

 

– Vấn đề không phải là đẹp hay xấu mà là đúng hay sai thôi. Mày đúng là…

 

– Tao chỉ biết tao là Nhân chớ có biết ý nghĩa gì đâu. Nếu mày biết thì mày nói cho tao nghe đi!

 

– Nhân hai nét trước nha: nhân tình, nhân lực, nhân quyền, nhân sự, nhân tâm, nhân sinh quan, nhân cách, nhân dân, nhân sinh, nhân chứng… Còn nhân ba nét thì: nhân từ, nhân ái, nhân nghĩa…

 

Vũ đang thao thao bất tuyệt, Nhân cắt ngang:

 

– Mày thấy tao giống nhân nào hơn? Ê, còn “nhân chi sơ tính bản thiện” là nhân gì hả mậy[1]?

 

Vũ gạt ngang:

 

– Chớ má mày không nói ý nghĩa của cái tên của mày hả?

 

– Bộ má mày có nói ý nghĩa của cái tên của mày hả? Ý nghĩa sao?

 

– Ừ. Vũ trong tiếng Tàu cũng có nhiều nghĩa lắm: vũ là mưa nè, vũ là võ nè, vũ là múa nè. Vũ đạo là điệu múa, còn vũ kịch là kịch múa đó…

 

– Mày là vũ gì?

 

– Má tao nói tao là võ tức là có sức mạnh. Má kể, là khi sinh tao ra, điều mơ ước lớn nhất là tao được khoẻ mạnh nên mới đặt tao là Vũ. Hồi nhỏ, tao yếu lắm…

 

Nhân dường như không chú ý lắm đến vấn đề mạnh yếu của Vũ, nó ngẩn mặt ra một lúc rồi hỏi:

 

– Ê, vậy… lông vũ là cái gì hả mậy? Có khi nào cái tên của mày có ý nghĩa là lông vũ không?

 

Vũ trợn mắt nhìn Nhân:

 

– Mày hết chuyện nói rồi sao? Má tao mà lại đặt tên tao là lông hả mậy?

 

– Tao có nói má mày đặt tên mày là lông đâu? Mày là Vũ, tiếng của mình là vờ u vu ngã vũ, còn tiếng Tàu thì ai mà biết nó là cái gì. Mà tao thấy rắc rối quá, mày làm cho nó đơn giản lại đi. Bộ tiếng Tàu, mỗi lần nói chuyện là phải hỏi kỹ càng chữ đó nghĩa là gì hả mậy? Tao không ngờ là người Tàu nói chuyện cực khổ như vậy…

 

– Gì mà khổ? Người ta nói ra là người ta hiểu liền, cũng như mình vậy thôi…

 

Nhân nhìn Vũ lom lom:

 

– Vậy sao tao nói ra, mày không hiểu?

 

– Trời ơi, biết nói sao cho mày hiểu đây? Thôi, vầy cho đơn giản nghen! Mày cứ hình dung đi, nếu mày nghe người ta hỏi: “Đường nào đi đến bưu điện?” thì mày sẽ nghĩ đến chuyện gì?

 

– Thì tao nghĩ là người đó không biết đường đi! – Nhân nhún vai.

 

Vũ vò đầu:

 

– Vậy chớ nếu như mày nghe người ta nói: “Đường bao nhiêu một ký?” thì mày hiểu làm sao?

 

–  Hiểu là người ta muốn mua đường.

 

Vũ đau khổ vì thấy Nhân vẫn chưa nói đúng theo ý đồ mình, liền cất giọng:

 

– Vậy mày hiểu chữ “đường” trước và “đường” sau như thế nào?

 

– Đường và đường thì là… hai đường thôi chớ mày muốn tao hiểu làm sao? – Nhân nhướng mắt nhìn Vũ dò xét.

 

Vũ bực dọc:

 

– Mày học từ đồng âm khác nghĩa chưa?

 

– Rồi.

 

– Vậy mày thử nói một câu gì đồng âm khác nghĩa cho tao nghe coi.

 

– Tao biết nhiều câu lắm, mày muốn nghe câu nào?

 

– Vậy mày biết câu nào?

 

– Đã nói là nhiều câu mà.

 

– Mày đọc câu nào tao nghe câu đó. Mày đọc đi.

 

– Nè, “kiến bò đĩa thịt bò”, “ruồi đậu mâm xôi đậu” “con ngựa đá con ngựa đá”…

 

Nhân nhíu trán như cố nhớ thêm, Vũ khoát tay như người lớn, nói:

 

– Vậy mày hiểu mấy câu đó ra làm sao?

 

– Tao có hiểu mấy câu đó đâu? – Nhân trả lời gọn hơ – Hồi đó, tao nghe cô giảng mà… xin thề với mày luôn, tao mà hiểu thì tao là em con Ái chớ không phải là anh nó nữa. Trời ơi, có nhiều sự thật mà khi tao nói ra, chính bản thân tao còn… không tin nữa mà!

 

Vũ há hốc:

 

– Mày không hiểu thiệt hả?

 

– Thiệt.

 

– Vậy sao hồi đó mày làm bài được?

 

Nhân hỉnh mũi:

 

– Không những tao làm bài được mà còn làm bài điểm cao nữa kìa. Số tao hên lắm mày ơi, trước cái bữa kiểm tra bài đó, tao có nghe điều này ngộ lắm…

 

– Ngộ ra làm sao?

 

Vũ hào hứng hỏi, Nhân hấp háy ánh mắt trả lời:

 

– Tao nghe cái câu của cái ông đóng vai phú ông trên ti vi, ổng nói với cái cô kia là: “Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua qua”. Mày nghe câu đó có hiểu gì không?

 

– Tao… tao… à…

 

– Không hiểu thì nói đại không hiểu đi. Tao cũng đâu có hiểu đâu. Bữa đó, cô giáo kêu tao phải tìm một câu đồng âm khác nghĩa, tao bí quá nên đọc đại lại câu của ông phú ông đó. Trời ơi, lúc đó cô giáo khen mà tao thấy ngại luôn đó…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button