Lịch sử - địa lý

Những Nghịch Lý Của Thời Gian

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Sĩ Dũng

Download sách Những Nghịch Lý Của Thời Gian ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                    

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có (Ilia và Petrốv). Nhận xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó – chí ít là thời gian. Thời gian không sở hữu được, nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại – nhiều người không có. Trong tương quan này, xin được kể về cái mà chúng ta ai cũng có hơn là cái mà đa số chúng ta đều chỉ có chút ít, thậm chí, một số người – không có chút nào.

Kể về thời gian là chuyện vô cùng. Những Pharaon hùng mạnh của xứ Ai Cập cổ đại đã không thể ngờ rằng thời gian sẽ biến các kim tự tháp bất khả xâm phạm thành những nơi dễ bị tổn thương nhất. Cũng như việc “đánh dây thép” (đánh điện) rất sành điệu đã bị năm tháng biến thành một cái gì đó có vẻ ngô nghê, lỗi nhịp. Sự vô cùng của câu chuyện về thời gian nằm ở chỗ: thời gian là một chuỗi các nghịch lý. Dưới đây là một số nghịch lý xin được viết ra theo kiểu biết đến đâu thì kể đến đấy.

Nghịch lý 1: Càng phát triển càng có ít thời gian. Thời gian là một giá trị. Các Mác đã từng khẳng định: “Mọi sự tiết kiệm suy cho cùng đều là tiết kiệm về thời gian”. Để làm được điều này, loài người đã tìm cách gắn phần lớn các thành tựu của mình với cái sự “nhanh hơn”. Tuy nhiên, khi mọi cái càng nhanh thì chúng ta càng có ít thời gian. Tại những thành phố lớn, con người đang hoạt động như những chú robot đã được lập trình sẵn, hơn là đang sống. Cái thú “quán cóc liêu xiêu một câu thơ” đã trở thành thứ xa xỉ mà rất ít người dân Hà thành có được. Trong lúc đó, “Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu nhất mà là người cảm nhận được cuộc sống nhiều nhất”. Tệ thay, chúng ta đang đối xử với cuộc sống của mình giống như Trư Bát Giới thưởng thức những trái đào tiên. Chúng rất quý giá, nhưng trôi tuột vào bụng mà chẳng để lại tí hương vị gì.

Liên quan đến việc con người cần thời gian để sống, điều đáng phấn khởi là những người Việt làm công ăn lương cũng đã được nghỉ một tuần hai ngày: thứ Bảy và Chủ nhật. Xem ra, đây là một quyết sách sáng suốt. Trước hết, chúng ta có thêm thời gian để sống, để nghỉ ngơi, thậm chí để chuẩn bị cho cái sự làm việc tốt hơn. Sau nữa, cứ nghĩ mà xem, tuy làm việc nhiều lúc chúng ta còn chưa bằng thiên hạ, nhưng nghỉ ngơi thì có vẻ như đã không thua kém gì ai.

Nghịch lý 2: Thời gian ai thiếu cứ thiếu, ai thừa cứ thừa. Thực tế cho thấy, những người thừa thời gian xem ra nhọc nhằn hơn bởi lẽ “thời gian chúng ta có là việc làm chúng ta không có”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố của nước ta là 6,44%; Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng thường xuyên ở nông thôn là 73,86% (số liệu của năm 2000). Các tỷ lệ này không đến nỗi quá bi đát so với một số nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, khó có thể thống kê được nỗi lòng của những người thất nghiệp. Đặc biệt là của những học viên mới ra trường sức dài, vai rộng và chữ đầy bồ. Sau khi có được tấm bằng, nhiều cử nhân trẻ tuổi mới nhận ra rằng “bồ chữ” của mình là thứ rất khó bán ở trên thị trường. Thị trường và nhà trường có vẻ như không có mối quan hệ tương tác gì nhiều lắm.

Ngoài ra, tin hay không thì tùy, nhưng một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp trong giới “lều chõng” ở ta là tâm lý thích học để “làm quan”. Ngày nay, việc “một người làm quan, cả họ được nhờ” không biết chính xác đến đâu, nhưng nếu “làm quan” là động lực phấn đấu của giới trẻ thì chúng ta sẽ không bao giờ có được những Bill Gates của Việt Nam (dám bỏ học để lao vào kinh doanh và trở thành người giàu nhất hành tinh). Trong khi nền kinh tế đang cần các nhà kinh doanh giỏi, thì tâm lý thích “làm quan” là một thứ “gậy chọc bánh xe” thật sự. Với một di sản như vậy, phải chăng tôn vinh tài kinh doanh, khả năng làm giàu chân chính là một trong những cách giải quyết việc làm căn bản nhất?

Tuy nhiên, tỷ lệ hơn 26% thời gian lao động không biết dùng để làm gì ở nông thôn, có lẽ, là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Với trên dưới 80% dân số sống ở các miền quê, đây là một con số khổng lồ.

Cao điểm của tình trạng không có việc làm là thời kỳ nông nhàn.

Hàng triệu nông dân suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không biết làm gì. Thời gian họ có chỉ làm nên sự buồn tình, kẻ thù nguy hiểm của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Những nông dân năng động hơn thì đổ về các thành phố lớn tạo nên các “chợ người” tự phát và một loạt các vấn đề xã hội. Lực lượng lao động giá rẻ và không kén việc này đã góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề của người dân thành phố. Họ cũng là cơ hội làm giàu cho các chủ thầu xây dựng, khuân vác… Tuy nhiên, hàng trăm người ngồi vạ vật bên các hè phố và đổ ra đường tranh nhau công việc đang làm nhức nhối thêm các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị. Mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Hiện tượng lao động dư thừa đổ về thành phố cũng vậy. Tuy nhiên, cái đáng băn khăn là phản ứng chậm chạp và thiếu mạch lạc của chúng ta đối với vấn đề này. (Nhiều người cho rằng nên thành lập các trung tâm (hoặc văn phòng) đăng ký tìm việc tạm thời. Các trung tâm sẽ là nơi mà người lao động và người thuê mướn có thể giao dịch với nhau. Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện để những công bằng xã hội sơ đẳng nhất có thể được thực hiện. Ví dụ như, người đăng ký trước sẽ được thuê mướn trước; giá cả thuê mướn là theo thỏa thuận nhưng không được dưới mức tối thiểu…).

Lao động dư thừa ở nông thôn là bài toán nan giải của đất nước ta. Tuy nhiên, mở rộng sản xuất nông nghiệp chưa chắc đã là lời giải cho bài toán này. Khi hầu hết các sản phẩm nông nghiệp như lúa, cà phê, vải, tôm, cá… đều cần thị trường tiêu thụ, thì có lẽ, việc làm không nằm ở khâu sản xuất chúng ra nhiều hơn nữa, mà ở khâu bán chúng như thế nào. Ở khâu này, chúng ta sẽ có vô số việc làm từ các dịch vụ vận chuyển, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, đến dịch vụ tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, làm giá, xuất nhập khẩu, nghiên cứu và phát triển v.v. và v.v. Điều quan trọng là phải tạo cơ hội cho các lực lượng và các thiết chế của thị trường hình thành và phát triển. Tâm lý “trọng nông, ức thương” và thói quen chỉ coi trọng việc “đẩy mạnh sản xuất” không khéo sẽ dẫn chúng ta vào ngõ cụt.

(Nhân đây, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp không phải là cái gì khác ngoài việc chuyển dịch sản xuất theo thị trường. Nghĩa là chuyển từ việc sản xuất những thứ không bán được sang những thứ bán được, từ những thứ bán ít lời sang những thứ bán nhiều lời hơn. Trong toàn bộ sự nghiệp chuyển dịch rầm rộ này, rủi ro lớn nhất cho những người nông dân là sự thiếu hiểu biết về thị trường và các quy luật của nó).


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button