Kinh điển

Đại gia Gatsby

dai gia gastby1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK ĐẠI GIA GATSBY

Tác giả : F. Scott Fitzgerald

Download sách Đại gia Gatsbyl ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Đại gia Gatsby (nguyên tác: The Great Gatsby) là một kiệt tác của nhà văn F. Scott Fitzgerald người Mỹ, được xuất bản lần đầu vào 10 tháng 4, 1925. Tác phẩm được đặt trong bối cảnh của vùng Long Island ở Mỹ trong mùa hè năm 1922.

Tiểu thuyết này viết về thời kỳ sống của chính tác giả. Sau cú sốc và hỗn loạn của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Mỹ bước vào thời kỳ thịnh vượng chưa từng thấy trong những năm 1920 do sự cất cánh của nền kinh tế. Cũng trong thời gian này, Luật cấm buôn bán và sản xuất rượu được ban hành, làm tăng lên các tội phạm có tổ chức. Mặc dù Fitzgerald, giống như Nick Carraway trong tác phẩm của mình, tôn sùng sự giàu có, nhưng ông không thấy thoải mái với xã hội coi trọng vật chất quá mức và đạo đức lại không đi cùng với nó.

Trích dẫn :

Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay:
– Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ rằng không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đâu.
Ông không nói gì thêm, nhưng vì hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác. Vì vậy tôi không thích bình phẩm một ai hết. Lối sống ấy đã mở ra cho tôi thấy nhiều bản tính kì quặc, nhưng đồng thời khiến tôi trở thành nạn nhân của không ít kẻ chuyên quấy rầy người khác. Những đầu óc không bình thường nhanh chóng nhận ra và gắn bó với đức tính này khi nó biểu lộ ở một người bình thường. Bởi vậy, ở trường đại học tôi bị mang tiếng oan là kẻ ranh mãnh vì tôi nghe thấu những nỗi đau khổ thầm kín của những tay ăn chơi bừa bãi mà tôi không quen biết. Phần lớn không phải do tôi tìm cách moi chuyện. Thường tôi giả vờ ngủ hay đang chăm chú vào việc gì đó, thảng hoặc còn tỏ ra hơi khó chịu nữa, mỗi khi tôi nhận thấy qua những dấu hiệu không thể nhầm được là sắp lại có một chuyện tâm sự gì đây. Bởi vì những chuyện tâm sự của các chàng trai trẻ, hay ít ra những lời lẽ mà họ dùng để diễn đạt, thường là cóp nhặt của người khác và mất hết ý nghĩa vì rõ ràng đã bị bớt xén đi nhiều chỗ. Không bình phẩm nghĩa là còn hi vọng, hi vọng mãi. Tôi e còn bỏ sót một điều gì đó nếu tôi quên nói, như cha tôi đã khẳng định một cách hợm hĩnh và tôi hợm hĩnh nhắc lại ở đây, rằng ý thức về những phép xử thế lịch sự cơ bản không được chia đều cho mọi người khi họ ra đời.
Sau khi đã khoe tính tôi khoan dung như thế rồi, tôi phải thú nhận rằng sự khoan dung của tôi cũng có giới hạn. Cách cư xử của con người ta có thể đặt trên nền tảng là đá rắn hay đầm lầy, nhưng quá một mức nào đó thì tôi bất cần biết nó xây dựng trên nền tảng nào. Khi tôi ở miền Đông trở về mùa thu vừa rồi, tôi như muốn tất cả mọi người đều mặc đồng phục và vĩnh viễn đứng ở tư thế nghiêm về đạo đức. Tôi không còn muốn những cuộc thâm nhập ồn ào với những đặc quyền dòm ngó vào tận trái tim con người. Trong phản ứng ấy, tôi chỉ chừa ra có Gatsby, người được lấy tên đặt cho cuốn sách này, một con người tiêu biểu cho tất cả những gì mà tôi thành thật khinh bỉ. Nếu nhân cách là một chuỗi liên tục những cử chỉ đúng dụng ý của mình thì ở con người này có một cái gì huy hoàng, một sự nhạy cảm sắc bén với những hứa hẹn của cuộc đời, tưởng chừng người ấy giống như những cỗ máy phức tạp ghi lại những trận động đất cách xa hàng vạn dặm. Sự ứng cảm nhạy bén ấy hoàn toàn không phải là tính dễ xúc cảm mềm yếu được tâng bốc là “khí chất sáng tạo”. Nó là một khả năng hi vọng hiếm có, một sự sẵn sàng ứng tiếp các biến cố trong đời, sẵn sàng đến lãng mạn, mà tôi chưa hề thấy có ở một ai khác và có lẽ cũng sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Không, kết cục Gatsby hoá ra là một con người tốt. Chính những gì ám ảnh Gatsby, chính làn bụi nhơ nhuốc cuộn theo sau những giấc mơ của Gatsby đã tạm thời làm tôi mất hứng thú quan tâm đến những nỗi đau buồn ngắn ngủi và những niềm vui chốc lát của con người.

*
*  *

Gia đình tôi là một gia đình danh giá và sung túc, đã sinh cơ lập nghiệp từ ba đời nay tại một thành phố miền Trung – Tây này. Dòng họ Carraway hợp thành một thứ gia tộc riêng và tục truyền chúng tôi thuộc dòng dõi các quận công Buccleuch, nhưng người thực sự sáng lập ra chi họ chúng tôi là em trai ông nội tôi. Người ông ấy của tôi đã đến thành phố này năm 1851, cử người thay mình tham gia cuộc Nội chiến, và khai trương nghề bán buôn đồ ngũ kim. Nghề kinh doanh ấy, cha tôi còn tiếp tục cho đến nay.
Tôi chưa từng gặp người ông ấy, nhưng hình như tôi giống cụ, nhất là căn cứ vào bức chân dung sơn dầu mô tả một bộ mặt khá sắt đá treo trong phòng giấy của cha tôi. Tôi tốt nghiệp đại học ở New Haven (1) năm 1915, đúng một phần tư thế kỉ sau cha tôi, và ít lâu sau tôi tham gia cuộc di dân muộn màng của người Teuton mà người ta gọi là cuộc Đại chiến thế giới. Tôi vui thích với cuộc phản công đến nỗi sau khi trở về quê hương, tôi cứ đứng ngồi không yên. Miền Trung Tây không còn là trung tâm ấm áp của thế giới nữa, mà tôi thấy nó bây giờ như một đường riềm rách nát của vũ trụ. Bởi vậy tôi quyết định đi New York học nghề giao dịch chứng khoán. Tất cả những người tôi quen đều ở ngành giao dịch chứng khoán, vì vậy tôi cho rằng nghề này có thể nuôi sống thêm một anh chàng chưa vợ nữa. Các bậc cô dì chú bác của tôi tề tựu đông đủ để bàn luận về việc này y như thể đây là việc chọn trường dự bị đại học cho tôi vậy. Cuối cùng, cả nhà kết luận: “Ờ cũng được”, với vẻ mặt rất nghiêm trang và do dự. Cha tôi đồng ý chu cấp cho tôi trong một năm, và sau mấy lần hoãn đi hoãn lại, tôi đến ở New York, tưởng là vĩnh viễn, vào mùa xuân năm 1922.
Tìm chỗ ở ngay tại thành phố có lẽ thuận tiện hơn, nhưng nay đang vào lúc thời tiết ấm áp mà tôi lại vừa mới rời một nơi có những bãi cỏ rộng thênh thang và những hàng cây thân ái, cho nên khi có một đồng nghiệp trẻ tuổi ngỏ ý với tôi cùng thuê chung một ngôi nhà ở ngoại ô, tôi coi ngay đấy là một ý kiến tuyệt diệu. Anh ta tìm được một ngôi nhà gỗ đơn sơ đã dãi dầu mưa nắng với giá thuê là tám mươi đôla một tháng, nhưng đến phút chót anh ta được lệnh của công ty phái đến làm việc tại Washington, và thế là tôi về sống một mình ở ngoại ô. Tôi có một con chó – ít nhất cũng là trong vài ngày trước khi nó bỏ đi, – một chiếc xe Dodge cũ và một chị giúp việc người Phần Lan để dọn dẹp nhà cửa và vừa sửa soạn bữa sáng cho tôi vừa lẩm bẩm một mình những câu cách ngôn Phần Lan bên bếp điện.
Tôi cảm thấy bơ vơ lạc lõng mất vài hôm cho đến một buổi sáng có một người đến đây sau tôi, chặn tôi ngang đường, hỏi với vẻ ngơ ngác:
– Làng West Egg đi lối nào, thưa ông?
Tôi chỉ đường cho ông ta. Sau đấy, khi bước đi tiếp, tôi không còn cảm thấy lạc lõng nữa. Tôi đã là một người dẫn đường, một người mở đường, một người dân gốc ở đây rồi. Người kia đã tình cờ trao cho tôi quyền cư trú ở chốn này.
Và thế là cùng với vầng dương rực rỡ và những lùm cây đâm chồi nảy lộc tua tủa mau lẹ như những hình ảnh chớp nhoáng trong một bộ phim quay nhanh, trong tôi đã trỗi dậy niềm tin tưởng quen thuộc là cuộc sống lại bắt đầu cùng với mùa hè.
Trước hết có bao cuốn sách cần đọc, biết bao nhiêu sức khoẻ cần thu lượm ở làn không khí tươi trẻ đem lại sức sống cho con người. Tôi mua khoảng một chục cuốn sách nói về công việc ngân hàng, tín dụng và đầu tư. Những cuốn sách ấy xếp thành hàng đỏ rực và vàng choé trên giá sách của tôi như những đồng tiền mới toanh vừa mới đúc, hứa hẹn sẽ tiết lộ cho tôi biết những bí quyết óng ánh mà chỉ Midas, Morgan và Maecenas (2) nắm được. Ngoài ra tôi còn có tham vọng đọc nhiều cuốn sách khác nữa. Hồi ở đại học, tôi khá thích văn chương, có năm tôi đã viết một loạt bài xã luận rất long trọng và dễ hiểu cho tờ “Tin tức trường Yale”. Bây giờ tôi sẽ đưa tất cả những thứ đó trở lại cuộc sống của tôi và lại trở thành một trong những chuyên gia cực kì hiếm hoi là “con người toàn diện”. Đây không phải là một lời châm biếm – xét cho cùng, cuộc đời sẽ dễ hiểu hơn nhiều khi ta nhìn nó từ một cửa sổ duy nhất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button