Chuyên ngành

Tư Duy Như Leonardo Da Vinci

tu duy nhu leonardo da vinci sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Michael J.Gelb

Download sách Tư Duy Như Leonardo Da Vinci ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                   

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Tư duy như Leonardo da Vinci?

Trong thời đại kinh tế tri thức, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Năng lực tư duy sáng tạo là tốc độ tư duy, khả năng chuyển hóa thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Với thế hệ trẻ nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn, hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới. Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người đều đã phải tự chuẩn bị và tạo dựng cho mình năng lực tư duy sáng tạo, coi nó như là hành trang để bước vào đời.

Tuy nhiên, trong thế giới bùng nổ thông tin ngày nay, học tập chăm chỉ không còn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn đề không chỉ là học cái gì mà còn là học như thế nào và sử dụng công nghệ gì. Các phương pháp học tập trước đây đã không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thông tin đa chiều đòi hỏi chúng ta không chỉ cần có kiến thức mà còn phải có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Vậy, khi gặp một vấn đề cần giải quyết, bạn phải mất bao nhiêu thời gian? Tại sao có những người tìm ra cách giải quyết vấn đề thông minh hơn người khác?

Leonardo da Vinci (1452 – 1519) là một thiên tài toàn năng người Italia: là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, nhà khảo luận mỹ thuật, thiên tài của nền văn hóa và chủ nghĩa nhân đạo thời Phục hưng, xuất chúng trong mọi hình thái nghệ thuật, hơn nữa, còn là nhạc sĩ, nhà toán học kiêm kỹ sư cơ khí, triết gia, bác sĩ, nhà giải phẫu, người đi đầu trong rất nhiều lĩnh vực phát minh khoa học sau này. Leonardo da Vinci là một thiên tài lớn. Ông có năng lực tư duy sáng tạo vô hạn. Tuy nhiên, thiên tài là do học tập chứ không phải tự nhiên mà có. Loài người đã được trao tặng nhiều tiềm năng vô hạn để học tập và sáng tạo. Bạn có thể khám phá khả năng tiềm ẩn của mình, mài sắc nó và giải phóng trí thông minh bằng cách thực hiện theo những cách mà thiên tài lớn nhất mọi thời đại Leonardo da Vinci đã làm.

Là một nhà cải cách trong nhiều lĩnh vực như tư duy sáng tạo, học tập nhanh và phát triển khả năng lãnh đạo, Michel J. Gelb đã giúp hàng nghìn người nâng cao khả năng tư duy để hoàn thành tốt công việc của mình trong cuốn Tư duy như Leonardo da Vinci. Đó là bí quyết làm giàu bộ não bằng cách thiết lập kế hoạch cho công việc. Bí quyết của Leonardo da Vinci là học cách tung hứng những vấn đề phức tạp một cách đối ngược nhau, sau đó rút ra kết luận.

Trong cuốn sách này, thông qua những phân tích các tác phẩm nghệ thuật, những bản vẽ sáng chế của họa sĩ Leonardo da Vinci, Gelb giới thiệu với bạn đọc bảy nguyên tắc Da Vinci, những yếu tố cốt lõi giúp Leonardo trở thành họa sĩ đại tài, từ curiosità (trí tò mò)  tiếp cận cuộc sống với trí tò mò vô hạn và nỗ lực học tập không biết mệt mỏi, đến Connessione (kết nối) – nhận ra và đánh giá đúng tính chất liên kết giữa sự vật và hiện tượng, tư duy hệ thống. Mỗi nguyên tắc đều có trích dẫn những đoạn trích từ các cuốn sổ tay của thiên tài và được minh họa bằng những phác thảo hay tác phẩm hội họa của ông. Sau phần minh họa là một số câu hỏi để bạn suy ngẫm và tự đánh giá. Những câu hỏi này nhằm kích thích tư duy và thôi thúc bạn áp dụng các nguyên tắc này. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn thiết kế một chương trình gồm các bài tập thực hành nhằm “vun trồng” một con người Phục hưng cả trên phương diện cá nhân và công việc. Phần cuối cùng của cuốn sách, bạn sẽ khám phá “Khóa học vẽ cho người mới bắt đầu của Da Vinci” và học cách tham gia vào một dự án làm nên lịch sử, thể hiện được tinh hoa trong tâm hồn Da Vinci.

Thiên tài cũng là người bình thường, nhưng họ suy nghĩ và hành động khác chúng  ta. Với óc sáng tạo và tư duy  logic, bạn có thể đạt được những thành tựu như họ. Học theo cách nghĩ của thiên nghĩ của thiên tài, bạn có thể phát triển khả năng tư duy, nâng cao sức sáng tạo của mình. Đó là con đường để đi đến thành công.

ĐỌC THỬ

PHẦN MỘT: Giới thiệu

Bộ não của bạn tuyệt vời hơn bạn nghĩ rất nhiều

Cho dù khó có thể cường điệu tài hoa của Leonardo da Vinci, một nghiên cứu khoa học gần đây tiết lộ có lẽ bạn vẫn thường đánh giá thấp tiềm năng của chính mình. Bạn được ban tặng tiềm năng học tập và sáng tạo gần như vô hạn. 95% những điều chúng ta biết về khả năng của não người được khám phá trong hai mươi năm qua. Các trường phổ thông, đại học và các công ty mới chỉ bắt đầu ứng dụng những hiểu biết về tiềm năng của con người. Chúng ta hãy sẵn sàng học cách tư duy như Leonardo bằng cách xem xét quan điểm hiện nay về trí thông minh và một số kết quả nghiên cứu về bản chất và phạm vi tiềm năng của não bộ.

Hầu hết chúng ta đều lớn lên với khái niệm trí thông minh dựa trên bài kiểm tra trí thông minh (IQ) truyền thống. Bài kiểm tra chỉ số IQ do nhà tâm lý học Alfred Binet

(1857 – 1911) xây dựng để đánh giá khách quan khả năng hiểu, lập luận và óc phán đoán. Động lực của Binet là sự ham thích mãnh liệt bộ môn tâm lý học mới xuất hiện và khát vọng vượt qua những định kiến về văn hóa và giai cấp ở nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX trong đánh giá khả năng học vấn của trẻ. Mặc dù khái niệm truyền thống về chỉ số IQ là bước đột phá tại thời điểm ra đời, song nghiên cứu hiện đại chỉ ra nó có hai sai lầm lớn.

Sai lầm thứ nhất là quan niệm trí thông minh vốn có từ lúc được sinh ra và không thể thay đổi. Mặc dù trên khía cạnh di truyền, mỗi cá nhân đều được ban tặng ít nhiều tài năng trong một lĩnh vực nhất định, các nhà nghiên cứu như Buzan, Machado, Wenger và nhiều người khác cho thấy có thể tăng đáng kể điểm số trong bài kiểm tra IQ bằng cách tập luyện hợp lý. Trong một báo cáo thống kê từ hơn 200 bài nghiên cứu về IQ công bố trên tạp chí Nature, cựu Giám mục Thiên Chúa giáo La Mã Bernard Devlin kết luận, gen đóng vai trò chưa đầy 48% IQ. 52% còn lại là nhờ quá trình chăm sóc trước khi sinh, môi trường và giáo dục.

Sai lầm thứ hai trong khái niệm trí thông minh vẫn được nhiều người chấp nhận là quan điểm các kỹ năng tư duy ngôn ngữ và toán học được đánh giá qua bài kiểm tra IQ (và các bài kiểm tra SAT – kiểm tra năng lực học tập) là điều kiện cần của trí thông minh. Tầm nhìn hạn hẹp về trí thông minh này đã bị các nghiên cứu tâm lý hiện đại bác bỏ hoàn toàn. Trong tác phẩm kinh điển hiện đại Frames of Mind (Những khung trí tuệ) năm 1983 của mình, nhà tâm lý học Howard Gardner đã giới thiệu thuyết đa thông minh, trong đó chỉ ra mỗi người đều sở hữu ít nhất bảy loại trí thông minh có thể đo đếm được (trong công trình sau này, Gardner và các đồng nghiệp đã liệt kê hai mươi lăm tiểu loại thông minh khác nhau). Bảy loại trí thông minh và một số tấm gương về các thiên tài cho từng loại (ngoại trừ Leonardo da Vinci – là thiên tài trong tất cả các lĩnh vực) là:

  • Thông minh Logic-Toán học: Stephen Hawking, Isaac Newton, Marie Curie.
  • Thông minh Từ vựng-Ngôn ngữ: William Shakespeare, Emily Dickinson, Jorge Luis Borges.
  • Thông minh Không gian-Cơ học: Michelangelo , Georgia O’Keeffe, Buckminster Fuller.
  • Thông minh Âm nhạc: Mozart, George Gershwin, Ella Fitzgerald.
  • Thông minh Cơ bắp: Morihei Ueshiba, Muhammad Ali, F. M. Alexander.
  • Thông minh Tương tác-Xã hội: Nelson Mandela, Mahatma Gandhi, Nữ hoàng Elizabeth I.
  • Thông minh Nội tâm (Tự biết mình): Viktor Frankl, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đức mẹ Teresa.

Thuyết đa thông minh ngày nay được chấp nhận rộng rãi và khi kết hợp với nhận thức có thể phát triển trí thông minh trong suốt cuộc đời, đã mang lại nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho việc tìm hiểu những con người thời Phục hưng.
Cùng với việc mở rộng vốn hiểu biết về bản chất và phạm vi của trí thông minh, nghiên cứu tâm lý học hiện đại đã hé mở những chân lý gây sửng sốt về mức độ tiềm năng của bạn. Chúng ta có thể tóm tắt lại bằng câu: bộ não của bạn tuyệt vời hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đánh giá đúng khả năng phi thường của bộ não bạn là bước khởi đầu tuyệt vời cho khóa học thực hành về tư duy như Da Vinci. Hãy suy ngẫm về những điều sau: bộ não của bạn

  • Linh hoạt và đa chiều hơn bất kỳ siêu máy tính nào.
  • Có thể nắm được bảy dữ liệu mỗi giây và cứ thế từng giây cho đến hết cuộc đời mà vẫn còn có thể học thêm nữa.
  • Sẽ tích lũy theo tuổi tác nếu bạn khai thác hợp lý.
  • Không chỉ nằm trong đầu bạn. Theo nhà thần kinh học nổi tiếng, Tiến sĩ Candace Pert: “… trí thông minh không chỉ nằm trong não bộ mà còn trong từng tế bào trên cơ thể bạn… Sự phân tách truyền thống những quá trình tinh thần, gồm cả cảm xúc, khỏi cơ thể người không còn phù hợp nữa”.
  • Là duy nhất. Trong sáu tỷ người đang sống và trong hơn chín mươi tỷ người đã từng sống, chưa có bất kỳ ai thật giống bạn, trừ phi bạn là một người trong cặp song sinh giống hệt nhau. Năng khiếu sáng tạo, dấu vân tay, những biểu lộ tình cảm, ADN, những giấc mơ của bạn đều chưa từng có và là duy nhất.
  • có thể tạo ra một lượng gần như vô hạn những liên kết tiếp hợp hay những kiểu tư duy tiềm năng.

Điểm cuối cùng này được Pyotr Anokhin, học trò của nhà tâm lý học tiên phong huyền thoại Ivan Pavlov, Đại học Moscow, đưa ra đầu tiên. Anokhin làm chấn động toàn bộ cộng đồng khoa học khi ông công bố công trình nghiên cứu năm 1968, trong đó chứng minh số lượng tối thiểu những kiểu tư duy tiềm năng mà não của người bình thường có thể thực hiện là con số 1 và đằng sau nó là 10,5 triệu km những số 0.

Điều gì xảy ra với bộ não khi bạn già đi? Nhiều người cho rằng năng lực tinh thần và thể chất nhất thiết sẽ giảm cùng tuổi tác; rằng sau tuổi 25, cứ mỗi ngày qua đi, não chúng ta lại mất dần những năng lực quan trọng. Thực ra, một bộ não bình thường có thể cải thiện cùng tuổi tác. Các nơron thần kinh có thể hình thành những liên kết mới ngày càng phức tạp trong suốt cuộc đời của chúng ta. Và khả năng của bộ não tuyệt vời đến mức ngay cả nếu chúng ta mất đi 1.000 tế bào não mỗi ngày trong suốt phần đời còn lại, con số này chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng số tế bào mà chúng ta có (đương nhiên, điều quan trọng là không mất 1% mà bạn thật sự sử dụng).

Anokhin so sánh não người với “một nhạc cụ đa chiều có thể chơi cùng lúc một lượng vô hạn các bản nhạc”. Ông nhấn mạnh, mỗi người chúng ta đều được ban tặng một món quà tự nhiên là tiềm năng gần như vô hạn. Và không ai, dù trong quá khứ hay hiện tại, có thể tìm hiểu được đầy đủ khả năng của bộ não. Tuy nhiên, Anokhin chắc chắn cũng sẽ đồng ý rằng có thể coi Leonardo da Vinci là tấm gương khơi nguồn cảm hứng nhất cho những ai có ước mong khám phá trọn vẹn khả năng của mình.

HỌC HỎI TỪ LEONARDO

Những con vịt con học cách sinh tồn bằng cách bắt chước mẹ mình. Học qua bắt chước là cách thức cơ bản của nhiều loài, trong đó có cả con người. Khi trưởng thành, chúng ta có lợi thế độc nhất mà không loài nào có: có thể chọn người và điều mà mình muốn bắt chước. Chúng ta cũng có thể lựa chọn có ý thức những hình mẫu mới để thay thế hình mẫu mà mình đã vượt qua. Vì vậy, rất hợp lý khi chọn những “hình mẫu tiêu biểu” tốt nhất để dẫn hướng và tạo cảm hứng cho chúng ta thể hiện được tiềm năng của mình.

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành tay gôn giỏi, hãy học hỏi từ Ben Hogan, Jack Nicklaus và Tiger Woods. Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, hãy học hỏi từ Winston Churchill, Abraham Lincoln và Nữ Hoàng Elizabeth I. Và nếu bạn muốn trở thành người của thời kỳ Phục hưng, hãy học hỏi từ Leon Battista Alberti, Thomas Jefferson, Hildegard von Bingen và tốt nhất là Leonardo da Vinci.

Trong The Book of Genius (Cuốn sách của thiên tài), Tony Buzan và Raymond Keene đã nỗ lực khách quan để xếp hạng những thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử. Với việc xếp hạng các đối tượng này theo mục, gồm “Sức sáng tạo”, “Sự đa tài”, “Lĩnh vực nổi trội”, “Vũ trụ quan” và “Sức mạnh và Năng lượng”, hai tác giả đưa ra mười người đứng đầu như sau:

  1. Albert Einstein (nhà vật lý người Mỹ gốc Đức – Do Thái, cha đẻ của Thuyết Tương đối);
  2. Phidias (kiến trúc sư thành Athen);
  3. Alexander Đại Đế (vua xứ Macedonia, là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử);
  4. Thomas Jefferson (Tổng thống thứ ba của Mỹ);
  5. Isaac Newton (nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh);
  6. Michelangelo (nhà điêu khắc, kiến trúc sư, họa sĩ và thi sĩ Rôma);
  7. Johann Wofgang von Goethe (nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ của Đức);
  8. Những người thợ xây Đại Kim Tự Tháp;
  9. William Shakespeare (nhà thơ và nhà soạn kịch người Anh lừng danh thế giới).

Và theo nghiên cứu hết sức thấu đáo của Buzan và Keene, ai là thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại? Đó chính là Leonardo da Vinci.

Như Giorgio Vasari viết về Leonardo trong bản gốc cuốn The Lives of the Artists (Cuộc đời của các nghệ sĩ): “Thiên đàng đôi khi phái xuống cho chúng ta những con người không chỉ đại diện cho nhân loại mà còn cho cả thần thánh; vì vậy, khi lấy họ làm hình mẫu để làm theo, tâm hồn và những gì tinh túy nhất trong trí thông minh của chúng ta có thể vươn tới bầu trời cao nhất. Kinh nghiệm cho thấy những người được học tập và theo bước những tài năng tuyệt đỉnh này, ngay cả khi tạo hóa cho rất ít hay không trợ giúp họ chút nào, thì chí ít cũng có những công trình siêu nhiên tạo nên sự thần thánh nơi họ”.

Hiểu biết ngày càng mở rộng của chúng ta về đa thông minh và năng lực của bộ não cho thấy Tạo Hóa giúp đỡ chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng. Trong cuốn Tư duy như Leonardo da Vinci, chúng ta sẽ cùng “học và tiếp bước” thiên tài vĩ đại nhất trong các thiên tài này, mang sự thông thái và cảm hứng của ông vào cuộc sống của bạn mỗi ngày.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH HƯỚNG TỚI THIÊN TÀI

Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ học cách thức tiếp cận thực hành đã được kiểm chứng để ứng dụng những nhân tố cần thiết của thiên tài Leonardo nhằm làm phong phú cuộc sống. Bạn sẽ khám phá bản thân khi phát triển những chiến lược tư duy sáng tạo hiệu quả và những phương thức tiếp cận mới bằng tinh thần phấn chấn và độc đáo, để nhìn nhận và thưởng thức thế giới. Bạn sẽ được học những kỹ thuật đã được chứng minh để “mài sắc” giác quan, giải phóng trí thông minh, hòa quyện cơ thể với tâm hồn. Lấy Leonardo làm nguồn cảm hứng, bạn sẽ biến cuộc sống thành một tác phẩm nghệ thuật.

Mặc dù có thể bạn đã biết rõ cuộc đời và tác phẩm của Leonardo, bạn vẫn sẽ đọc xong cuốn sách này với một cái nhìn trong trẻo và thấu hiểu sâu sắc về nhân vật bí ẩn bậc nhất này. Nhìn thế giới từ quan điểm của ông, bạn có thể cũng sẽ cảm thấy hương vị cô đơn mà tài năng thường mang lại. Nhưng tôi đảm bảo bạn sẽ được tâm hồn ông nâng lên, được truyền cảm hứng và được kết nối với ông tôn quý.

Cuốn sách bắt đầu bằng một phần tổng kết sơ lược về thời Phục hưng và sự tương đồng của thời đại này với thời đại của chúng ta, tiếp đó là một vài nét phác thảo về tiểu sử và phần tóm tắt những thành tựu chính của Leonardo. Điểm cốt lõi của cuốn sách nằm trong phần bàn luận về Bảy nguyên tắc Da Vinci. Các nguyên tắc này được rút ra từ một nghiên cứu chuyên sâu về Leonardo và các phương pháp của ông. Tôi đặt tên cho các nguyên tắc theo tiếng Ý – tiếng mẹ đẻ của Leonardo. Điều thuận lợi là các nguyên tắc của Da Vinci về mặt trực giác có lẽ là hiển nhiên đối với bạn. Bạn không phải cố tạo ra chúng trong cuộc sống. Dù vậy, cũng như những kiến thức thông thường khác, chúng vẫn cần được ghi nhớ, phát triển và áp dụng.

Giorgio Vasari (1511–1574), kiến trúc sư công trình Uffizi của thành Florence và là học trò của Michelangelo, xuất bản cuốn sách đầu tiên The lives of the Artists (Cuộc đời các nghệ sĩ) năm 1549. Các học giả cho rằng với cuốn sách này, ông đã sáng tạo ra môn lịch sử nghệ thuật. Đây là nguồn tư liệu quan trọng nhất về nghệ thuật Phục hưng Ý. Với năng khiếu kỳ lạ, Vasari miêu tả sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của gần hai trăm họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư, trong đó có Giotto, Masaccio, Brunelleschi, Donatello, Botticelli, Verrochio, Raphael, Michelangelo, Titian, và lẽ đương nhiên, Leonardo.

Bảy nguyên tắc Da Vinci là:

Curiosità (Trí tò mò) – Tiếp cận cuộc sống với trí tò mò vô hạn và nỗ lực học tập liên tục không mệt mỏi.

Dimostrazione (Chứng minh) –  Khẳng định sát hạch kiến thức thông qua kinh nghiệm, sự kiên trì và sẵn sàng học hỏi từ những lỗi lầm.

Sensazione (Cảm xúc) – Không ngừng hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là thị giác, để chúng trở thành phương tiện làm giàu kinh nghiệm.

Sfumato (Di mờ) – (nghĩa đen “tan thành mây khói”) Sẵn sàng chấp nhận sự mơ hồ, nghịch lý và điều không chắc chắn.

Arte/Scienza (Nghệ thuật/Khoa học) – Sự phát triển cân đối giữa khoa học và nghệ thuật, logic và trí tưởng tượng. Tư duy “toàn bộ não”.

Corporalita (Cơ thể) – Tạo sự tao nhã, khả năng thuận cả hai tay, sức khỏe và tư thế thăng bằng.

Connessione (Kết nối) – Nhận ra và đánh giá đúng tính chất liên kết giữa sự vật và hiện tượng. Tư duy hệ thống.

Đọc đến đây là bạn đang áp dụng nguyên tắc thứ nhất của Da Vinci rồi. Trí tò mò – sự theo đuổi việc học tập thường xuyên – có được trước hết bởi khát vọng được biết, học hỏi, phát triển; là động lực của tri thức, sự thông thái và khám phá.

Nếu bạn quan tâm đến việc nghĩ cho mình và muốn giải phóng tâm trí khỏi những thói quen và định kiến hạn chế thì bạn đang bắt đầu nguyên tắc thứ hai: Chứng minh. Trong cuộc kiếm tìm chân lý, Da Vinci kiên trì đặt câu hỏi cho những hiểu biết thông thường. Ông dùng từ chứng minh để thể hiện tầm quan trọng của việc học cho chính mình, thông qua kinh nghiệm thực tế.

Dừng lại đôi chút và nhớ lại những thời điểm bạn cảm thấy tràn trề sinh lực nhất trong năm qua. Khi đó, các giác quan của bạn trở nên sinh động hơn, vào lúc đó Nguyên tắc thứ ba – Cảm xúc – tập trung vào việc mài sắc các giác quan. Leonardo tin rằng việc hoàn thiện năng lực cảm nhận là cơ sở để làm phong phú kinh nghiệm.

Khi bạn mài sắc các giác quan, khám phá chiều sâu kinh nghiệm và đánh thức năng lực đặt câu hỏi như thời còn trẻ thơ, bạn sẽ gặp ngày càng nhiều sự mơ hồ và không chắc chắn. “Khả năng chịu đựng tình trạng hỗn loạn” là điểm khác biệt của những người có sức sáng tạo cao, và có lẽ, Leonardo sở hữu đặc điểm này nhiều hơn bất kỳ ai. Nguyên tắc thứ tư – Di mờ – sẽ hướng dẫn bạn biết nhiều điều hơn mà bạn chưa biết khi ở nhà và làm bạn với nghịch lý.

Để sự cân bằng và sáng tạo xuất hiện từ điều chưa chắc chắn, phải cần đến nguyên tắc thứ năm – Nghệ thuật/Khoa học – cái mà ngày nay chúng ta gọi là tư duy toàn bộ não. Nhưng Da Vinci tin rằng sự cân bằng này không chỉ nằm ở tinh thần. Ông minh họa và khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc thứ sáu – Cơ thể – sự cân bằng giữa cơ thể và tâm hồn. Nếu bạn đề cao các mô hình, mối quan hệ, sự kết nối và những hệ thống – nếu bạn cố gắng hiểu được cách kết hợp những giấc mơ, mục tiêu, giá trị và những khát vọng lớn nhất vào cuộc sống hàng ngày, bạn đang áp dụng nguyên tắc thứ bảy rồi: Kết nối. Kết nối ràng buộc mọi thứ lại với nhau.

Mỗi nguyên tắc được làm nổi bật bằng những đoạn trích từ các cuốn sổ tay của thiên tài và được minh họa bằng những phác thảo hay tác phẩm hội họa của ông. Sau phần minh họa là một số câu hỏi để bạn suy ngẫm và tự đánh giá. Những câu hỏi này nhằm kích thích tư duy và thôi thúc bạn áp dụng các nguyên tắc này. Tiếp theo là một chương trình gồm các bài tập thực hành nhằm “vun trồng” một con người Phục hưng cả trên phương diện cá nhân và công việc. Để thu nhiều kiến thức nhất từ cuốn Tư duy như Leonardo da Vinci, trước tiên, bạn hãy đọc toàn bộ cuốn sách mà chưa làm bài tập. Chỉ nghĩ về những câu hỏi suy ngẫm và tự đánh giá. Sau lần đọc này, xem lại phần giải thích từng nguyên tắc và làm bài tập. Một vài bài tập rất dễ và thú vị, nhưng một số bài tập khác cần phải suy nghĩ. Tất cả các bài tập này đều được thiết kế để đem tinh thần của danh họa bậc thầy vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Cùng với các bài tập, một danh sách đọc thêm và chú giải sẽ giúp bạn tìm hiểu và ứng dụng từng nguyên tắc. Danh mục đọc thêm đưa ra những khuyến nghị về thời kỳ Phục hưng, lịch sử các ý tưởng, bản chất của thiên tài và dĩ nhiên là cuộc đời và sự nghiệp của Leonardo.

Trong phần cuối cùng của cuốn sách, bạn sẽ khám phá “Khóa học vẽ cho người mới bắt đầu của Da Vinci” và học cách tham gia vào một dự án làm nên lịch sử, thể hiện được phần tinh hoa trong tâm hồn Da Vinci.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button