Kỹ năng mềm

Những Điều Doanh Nghiệp Không Dạy Bạn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alpha Book biên soạn

Download sách Những Điều Doanh Nghiệp Không Dạy Bạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


“Những Điều Doanh Nghiệp Không Dạy Bạn” được biên soạn với 2 phần nội dung chính, sẽ cung cấp cho bạn trẻ:

Các nhóm bí quyết và kỹ năng cần trang bị để tìm kiếm công việc mơ ước và những cơ hội mới:
• Xây dựng đạo đức trong công việc;
• Giao tiếp qua văn bản, lời nói, cử chỉ;
• Phương pháp làm việc khoa học;
• Tạo ảnh hưởng với những người cùng hợp tác;
• Tìm kiếm và tổng hợp thông tin;
• Tổ chức công việc và giải quyết vấn đề;
• Các kỹ năng văn phòng khác.

Cách thức áp dụng các nhóm kỹ năng vào thực tế công việc, thông qua những chỉ dẫn và gợi ý đơn giản, thiết thực:
• Phát hiện bản thân – Tìm kiếm các cơ hội mới;
• Tạo lập mục đích, mục tiêu và các kế hoạch trong công việc;
• Ứng xử với đồng nghiệp;
• Ứng xử với cấp trên;
• Các bước thăng tiến mới trong công việc;
• Từ bỏ một công việc cũ, và bắt đầu một công việc mới phù hợp hơn.

ĐỌC THỬ

Chương 1ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

PHẦN I. CÁC KỸ NĂNG THIẾT YẾU TRONG CÔNG VIỆC

Hệ thống kỹ năng

Tạo động lực cho bản thân – Luôn trung thực – Quản lý thời gian – Quản lý tiền bạc

Tại sao một số người phải làm việc cật lực trong khi những người khác có vẻ như chả phải làm gì mà vẫn thành đạt? Bạn có thể đổ lỗi cho gene, cho truyền thống gia đình, quá trình đào tạo hay do nơi làm việc, nhưng đổ lỗi để làm gì cơ chứ? Thay vào đó, hãy coi đó là “những kỹ năng cần thiết” và bù đắp sự thiếu hụt ấy bằng cách vận dụng những kinh nghiệm trong quá trình học tập tại trường học để trau dồi đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và hợp lòng người quản lý. Đạo đức nghề nghiệp là một trong mười nhóm kỹ năng căn bản và quan trọng nhất, vì những yêu cầu công việc khó khăn và chính đáng sẽ giúp cải thiện những kỹ năng còn lại.

Hai kỹ năng đầu tiên phải cải thiện liên quan đến cá tính của bạn, hai kỹ năng cuối yêu cầu sự tập trung cao độ và tự kiểm soát bản thân. Bạn phải trang bị tốt cả bốn kỹ năng trên. Nếu không, đừng bực mình; những kỹ năng này sẽ dần có được theo thời gian và sự trưởng thành của bạn. Có thể bạn thiếu những động lực để phát triển hoàn thiện, nhưng đừng chìm đắm trong quá khứ, giáo dục luôn hướng đến tương lai, và bạn cần phải tiến về phía trước.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 87% số người mất việc hay thất bại trong sự nghiệp đều là do thiếu tác phong, thiếu thái độ làm việc đúng đắn chứ không chỉ vì thiếu kỹ năng làm việc. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp thực sự là một điều phải lưu tâm. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về đạo đức nghề nghiệp và trả lời câu hỏi: Ta nên làm gì để thay đổi chính mình?

Tạo động lực cho bản thân

Hầu hết các sinh viên đều muốn có một ai đó tạo áp lực lên họ hàng ngày. Họ muốn biết sự chuẩn bị tốt cho công việc sau này có thực sự cần thiết cho chính họ không. Nếu bạn cũng nghĩ như họ thì cần hành động ngay bây giờ chứ không phải chờ đến tận năm cuối.

Thật khó để luôn giữ vững và duy trì được mục tiêu, và điều đó không còn phụ thuộc vào ý chí hay lòng quyết tâm nữa, mà giờ đây đã trở thành một kỹ năng, giống như việc viết một bài luận thật súc tích hay trở thành một giám đốc tốt vậy.

Đó là việc lựa chọn mục tiêu một cách thông minh và phải cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải biết sắp xếp mọi việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào xếp trước và việc nào xếp sau, đồng thời cam kết với bản thân về mục tiêu đã đề ra. Việc tự thúc đẩy bản thân mang lại cho bạn động lực vượt qua sự tự ti trước những đánh giá của sếp hay sự dò xét của đồng nghiệp. Hãy nhìn lại một lượt bạn học của bạn, xem ai là người thành đạt nhất trong số đó. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, những người thành công thực sự là những người làm việc vì chính bản thân họ.

Học cách hài lòng với bản thân là một phần của quá trình trưởng thành, sự trưởng thành đó đồng nghĩa với việc thúc đẩy chính bạn để đạt được những gì mình muốn. Hãy xác định xem bạn đang ở đâu trên hành trình thay đổi mục tiêu cuộc đời. Bạn đang ở mốc đầu tiên (mức 0 – mức của một đứa trẻ sơ sinh) hay mức 10 – mức dành cho một người trưởng thành làm việc chăm chỉ và đầy hoài bão.

Các ông chủ luôn muốn nhân viên phải có động lực trong công việc. Tuy nhiên, nhiều người làm quản lý cho rằng, nếu họ phải giám sát nhân viên để đảm bảo tiến độ công việc thì thà họ tự làm cho nhanh. Họ muốn nhân viên phải luôn đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ. Một nhân viên cần phải thực hiện nhiệm vụ độc lập và có khả năng tự định hướng cho mình. Nếu quản lý phải chỉ bảo cho nhân viên phải làm gì thì tốt nhất là họ không nên làm việc đó.

Thật không may là số lượng những người có khả năng chủ động trong công việc lại quá ít ỏi. Nếu bạn có thể đưa ra bằng chứng trong bản thông tin cá nhân hay trong cuộc phỏng vấn rằng bạn là một trong số ít người tận tâm với công việc, không màng đến những phần thưởng cũng như sự trừng phạt thì bạn sẽ được trọng dụng. Nếu bạn luôn hoàn thành công việc đúng tiến độ thì tất nhiên, con đường sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng xán lạn.

Nếu bạn có đủ kỹ năng làm việc và kỹ năng sống nhưng thiếu đam mê với những gì mình đang làm thì nên xem xét lại công việc của mình. Đồng thời, bạn phải tự tin với con đường mình chọn, đó là cách duy nhất để vượt qua khó khăn trong thời gian dài, khi công việc trở nên vất vả. Sự tự tin sẽ giúp bạn kiên định với mục tiêu đề ra; tập trung vào đó và khiến cho mọi việc khả thi hơn.

Lòng nhiệt tình, đam mê hay sự tự tin – dù bạn có gọi nó bằng cái tên nào đi chăng nữa thì điều cuối cùng làm cho chúng ta thành công là hãy bắt đầu thật tích cực. Đó là trách nhiệm của chính bạn và chẳng phải của ai khác ngoài bạn cả.

CÁC KHÓA HỌC: Không có một khóa học nào tập trung vào vấn đề làm việc chăm chỉ, nhưng mỗi khóa học bạn tham gia là một thước đo cho khả năng làm việc cần mẫn của bạn. Dù chăm chỉ không hoàn toàn đảm bảo cho sự thăng tiến trong công việc, và điểm cao không phải là thước đo duy nhất cho sự chăm chỉ, nhưng quá trình lao động sẽ giúp bạn biết cách xử lý các tình huống phát sinh, duy trì thói quen làm việc đúng giờ và thực hiện đúng quy định công việc…

Hãy đặt mục tiêu ít nhất là lấy được chứng chỉ trong mỗi khóa theo học và ước tính chi phí (cả thời gian và tiền bạc) bỏ ra cho mỗi khóa học. Hãy cân nhắc giữa thăng tiến trong công việc với không tham gia hoạt động nào cả. Coi đó là mục tiêu cuộc đời, và nghĩ xem bạn phải làm gì để đạt được nó. Nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt những điều này trong suốt quá trình học tập và làm việc thì bạn sẽ có được một phong cách làm việc tốt nhất.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA: Với bất cứ hoạt động thực tập, làm việc bán thời gian, sinh hoạt hè hay hoạt động đoàn thể nào khác mà bạn tham gia, hãy coi đó như công việc kiếm sống của bạn. Nỗ lực hết mình cho mỗi cam kết và hoàn thành tất cả những gì nhiệm vụ yêu cầu.

Khôn ngoan chẳng lọ thật thà

Khi phải nói dối về khả năng của bản thân, đa số mọi người đều nghĩ rằng điều đó sẽ gây bất ngờ và chiếm được cảm tình nhanh nhất. Nhưng có những người cứ mở miệng ra là nói dối mà không lường trước được hậu quả. Nếu bạn có tật này thì hãy chấn chỉnh lại bản thân ngay. Hãy luôn trung thực. Chìa khóa của sự trung thực là biết cách đương đầu với những áp lực có thể ảnh hưởng đến niềm tin của bạn và niềm tin của những người khác dành cho bạn. Để sở hữu chiếc chìa khóa này, bạn phải nhận thức được rằng giả dối là điều sai trái.

Trung thực không chỉ là việc nói ra sự thật với mọi người, nó còn hàm ý là trung thực với chính bản thân bạn. Nó là sự tin tưởng và chịu trách nhiệm về những gì đã hứa. Khi bạn đã hứa làm một công việc trong hoặc ngoài phạm vi trách nhiệm cá nhân, rồi không thực hiện lời hứa thì đó đích thị là một kiểu dối trá mà những người mong muốn thành công không bao giờ làm.

Các ông chủ mong muốn nhân viên luôn báo cáo trung thực, từ chi phí đi lại cho đến giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp. Họ muốn thấy nhân viên luôn hoàn thành những cam kết. Dù bạn có hoàn thành công việc nhưng lại làm mất niềm tin nơi ông chủ, bạn sẽ phải tốn rất nhiều công sức mới lấy lại được niềm tin. Thiếu trung thực và vô trách nhiệm thường là yếu tố dễ đánh mất niềm tin của người khác vào bạn nhất.

CÁC KHÓA HỌC: Để nắm bắt những khái niệm cơ bản, hãy tham gia các khóa học về kỹ năng và trắc nghiệm tâm lý về những vấn đề đạo đức. Nhưng hữu ích nhất chính là lời cam kết của bạn tại đây, ngay lúc này: trung thực trong những bài kiểm tra, trong hồ sơ xin việc, về khả năng và trình độ của bạn…

Việc thể hiện tính trung thực ngay từ khi đi học có hai lý do quan trọng. Thứ nhất, nếu bạn tránh được cám dỗ gian lận ở trường lớp thì chắc chắn bạn sẽ tránh được nó trong cuộc sống và công việc. Những kẻ nói dối giống như những con nghiện, luôn tự nhủ rằng: “Đây là lần cuối cùng mình gian lận”. Nếu bạn không thể cưỡng lại được sức cám dỗ của những việc nhỏ thì làm sao có thể tránh khỏi việc vi phạm cam kết trong những công việc lớn sau này.

Thứ hai, hãy nghĩ đến hậu quả của gian lận. Nếu bạn bị bắt quả tang gian lận hay bị lật tẩy trò dối trá, sẽ có nhiều thảm kịch xảy ra, như mất đi lòng tin của các thầy cô giáo vào bạn, rồi bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của họ trong quá trình học tập và hướng nghiệp nữa. Chẳng hạn khi bị phát hiện gian lận trong thi cử, bạn sẽ phải thi lại, học lại môn hay thậm chí là bị thu hồi bằng tốt nghiệp. Khi đi làm, những kẻ nói dối và gian lận trong công việc bị sa thải hoặc không thể thăng tiến được, thậm chí còn phải hầu tòa và sẽ rất khó tìm được một công việc mới.

HOẠT ĐỘNG GIÚP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG: Hãy tạo dựng niềm tin với mọi người trong cuộc sống và công việc. Điều đó có nghĩa là không hứa hẹn điều gì hay nhận việc nếu bạn không thể hoàn thành được.

Kiểm soát thời gian, chu toàn mọi việc

Quản lý thời gian là kết quả của việc lên kế hoạch và đặt thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ. Nộp bài muộn, quên làm bài tập và căng thẳng trong công việc là những dấu hiệu cho thấy bạn không biết cách quản lý thời gian. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng này thì bạn cần phải làm một số việc ngay bây giờ.

Dừng nghĩ ra những lý do “trì hoãn” khi bạn thực sự không muốn làm việc đó. Với nhiều người, sự trì hoãn thể hiện rằng họ không biết cách sắp xếp thời gian. Những người này luôn biện minh: “Tôi rất bận! Tôi còn phải làm việc này nữa cơ!” Họ không bao giờ nhận bất cứ trách nhiệm nào về mình. Một kết quả điều tra cho thấy, những người hay trì hoãn thường hút thuốc, uống rượu và tránh đi khám bệnh, thường mắc bệnh tiêu hóa, chứng mất ngủ và dễ bị cảm lạnh hơn những người khác.

Nhưng quản lý thời gian không hề phức tạp. Bạn hãy xác định những nhiệm vụ cần làm trong những khoảng thời gian nhất định, sau đó tính toán thời gian cần thiết để hoàn thành từng nhiệm vụ.

Để hiệu quả hơn, hãy xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên, những việc cần phải hoàn thành trước đứng đầu danh sách, tiếp theo lần lượt là những nhiệm vụ ít quan trọng hơn. Bài học rút ra ở đây là phải học cách lên kế hoạch và thực hiện theo một trình tự nhất định, cho phép bạn hoàn thành nhiệm vụ ít căng thẳng nhất nhưng lại đạt được chất lượng cao nhất.

Bí quyết làm việc của những người thành công là có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm xáo trộn công việc thường nhật, chẳng hạn như báo cáo hàng tuần, hay tổng kết công việc trong tuần.

Hãy hình dung việc thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc giống như trò tung hứng nhiều quả bóng trên không vậy; bạn phải biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa các công việc với phân bổ thời gian để cho tất cả những nhiệm vụ đều được hoàn thành.

Các sếp bao giờ cũng có ấn tượng xấu với những nhân viên phải ở lại sau giờ làm để hoàn thành công việc mà lẽ ra nên được làm trong giờ hành chính. Khi bạn chậm thời hạn từ ba công việc trở lên thì chắc chắn bạn sẽ bị sa thải.

CÁC KHÓA HỌC: Một số trung tâm đào tạo thường mở các khóa học kỹ năng quản lý thời gian và quản lý công việc, như Tâm Việt Group, trường doanh nhân Pace, GK Corporation – Vietnam Learning… Nhưng trước khi ghi tên vào khóa học đó, hãy tự trau dồi kỹ năng quản lý thời gian bằng cách lên kế hoạch cho việc học, thi và tốt nghiệp.

HOẠT ĐỘNG GIÚP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG: Đừng đi ngủ muộn, đừng sợ những buổi học đều đặn trong thời khóa biểu và hãy đến lớp sớm. Đừng để các thầy cô giáo có ấn tượng xấu về bạn với hình ảnh một người lúc nào cũng hớt hơ hớt hải xin vào lớp.

Lời khuyên hữu ích nhất cho việc quản lý thời gian là hãy tạo ra những công cụ nhắc nhở nhiệm vụ hiệu quả, vì chỉ khi giữ cho mọi thứ theo đúng kế hoạch thì bạn mới thực sự làm chủ thời gian và công việc của mình.

Tích lũy và quản lý tiền bạc khôn ngoan

Khi từng “bóc ngắn cắn dài” và sa vào cảnh nợ nần, chắc bạn sẽ hiểu nỗi khổ của kẻ mang nợ: không dám chi tiêu, luôn phải tránh mặt chủ nợ. Nếu bạn đang nợ nần chồng chất, hãy làm việc chăm chỉ và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ; nếu không bạn sẽ luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ. Quản lý tiền bạc không có nghĩa là bạn phải chi li từng đồng một.

Việc quản lý tiền bạc hiệu quả đòi hỏi một thái độ nghiêm túc và tỉ mỉ, không chỉ là ghi chép lại các khoản chi tiêu, mà còn phải biết cân đo đong đếm giữa số tiền kiếm được với những thứ cần chi. Quản lý tiền bạc không chỉ đơn giản là đảm bảo các khoản chi tiêu nằm trong kế hoạch, tương ứng với thu nhập, mà còn phải biết đầu tư thế nào trong tương lai.

Biết cách quản lý tài chính là chìa khóa để có và giữ được một công việc tốt. Công việc bán thời gian và nỗi lo canh cánh cơm áo gạo tiền sẽ khiến bạn xao lãng học hành và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Rất nhiều sinh viên kêu ca rằng số tiền bố mẹ chu cấp cho ăn học không đủ và họ phải làm thêm để kiếm tiền, nhưng lý do thật sự chỉ là họ đã tiêu quá nhiều vào việc mua sắm quần áo đẹp, chơi bời nhậu nhẹt cho đến khi hết sạch và phải đi vay bạn bè. Sau đó thì họ lại còng lưng làm thêm để trả nợ. Kinh nghiệm cho thấy, đa số họ đang làm việc để đáp ứng những thứ họ “muốn’’ chứ không phải những thứ họ “cần’’. Họ sẵn sàng chi tiền mua sắm quần áo đẹp trong khi chẳng dám chi tiền mua sách vở.

Là sinh viên, bạn cần tiền để chi trả cho việc học hành, giáo viên hướng dẫn, trang trải chi phí sinh hoạt, sách vở, tài liệu tham khảo, chưa kể đến các nhu cầu vui chơi khác. Vì vậy, kỹ năng chi tiêu hiệu quả và quản lý thời gian tốt là những thứ đặc biệt quan trọng đối với bạn. Hãy chi tiêu khôn ngoan và thông minh. Hãy cân nhắc giữa việc mua sách với lên thư viện đọc sách. Bạn cũng cần hạn chế những hoạt động tốn kém như chơi bời, mua sắm đồ đắt tiền. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc.

Khi tốt nghiệp, việc quản lý tài chính hiệu quả còn giúp bạn không phải nhận bừa một công việc mà mình chẳng hề thấy hứng thú để có tiền trang trải những khoản nợ đang thúc vào lưng.

Cuối cùng, dù làm công việc gì thì khi tiến bước trên con đường sự nghiệp, trách nhiệm quản lý chi tiêu của bạn sẽ ngày càng tăng. Bạn sẽ sớm phải đối mặt với những vấn đề về ngân sách dự án và chi phí thực tế. Nếu bạn đã nắm chắc kỹ năng quản lý tài chính thì con đường thăng tiến của bạn sẽ rộng mở hơn nhiều.

CÁC KHÓA HỌC: Ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Thương mại G7 thường tổ chức những khóa học đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; Trung tâm Đào tạo Kế toán VAFT thường tổ chức khóa học tài chính dành cho nhà quản lý. Chúng sẽ hữu ích cho công việc của bạn sau này. Hãy đăng ký học ít nhất một khóa học như thế. Ngay cả khi bạn không làm kinh doanh, bạn cũng sẽ thu được lợi ích từ khóa học đó – biết đâu bạn sẽ nảy sinh một ý tưởng nào đó, lên kế hoạch tài chính và hiện thực hóa ý tưởng thành công.

HOẠT ĐỘNG GIÚP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG: Hãy quản lý các khoản thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu hàng tháng. Tránh nợ nần chồng chất. Nếu mắc nợ, hãy xác định chính xác khoản lãi suất bạn phải trả và để riêng một khoản trả hàng tháng.

Nếu bố mẹ bạn đang chu cấp cho bạn toàn bộ chi phí học hành, nhà ở, tiền tiêu vặt thì bạn cũng cần lên kế hoạch chi tiêu. Hãy đề nghị bố mẹ nói rõ khoản tiền chu cấp cho bạn hàng tháng, và tự quản lý mức chi tiêu của mình. Bạn có thể gửi lại bố mẹ bảng ghi chép chi tiêu hàng tháng để họ biết bạn đã sử dụng tiền bạc như thế nào. Hãy duy trì lối sống tiết kiệm, tự kiếm tiền để chi trả những khoản tiêu vặt. Hãy học cách tạo dựng niềm tin nơi người khác từ những việc nhỏ, để họ tin bạn có thể làm việc lớn sau này.

MỨC KỸ NĂNG TỐI THIỂU: Bạn không có khoản nợ nào phải trả, cân đối thu chi trong những khoảng thời gian dài như sáu tháng hoặc một năm và bạn có quan điểm rõ ràng về việc trả nợ, vay nợ (đi vay hoặc cho vay), có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button