Kỹ năng mềm

Không Phải Lỗi Của Đàn Ông

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Ngật

Download sách Không Phải Lỗi Của Đàn Ông ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bắt đầu từ hiện tượng “Trần Thế Nữ” thấy được trong thời gian du học

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tôi – Jane một cô gái hơn hai mươi tuổi, vừa mới kết hôn và đi du học tại Mỹ, đã quen với cảnh yêu nhau rồi chia tay của các chàng trai cô gái xung quanh tôi. Từ đó tôi có thêm kiến thức về thế giới tình cảm phức tạp. Trước kia, tôi chỉ biết từ “Trần Thế Mỹ” dùng chỉ những người đàn ông ham mới nới cũ, vong ân bội nghĩa, thế nhưng, một du học sinh nghèo, bỗng nhiên hội nhập vào xã hội phương Tây đầy sự cám dỗ của vật chất, trong người chỉ có vài chục đô la Mỹ, tất cả bắt đầu từ số không thậm chí từ con số âm, thật sự là quá trình thử thách của con người. Giai đoạn này, các du học sinh không gặp phải hiện tượng “Trần Thế Mỹ” trước mà lại là gặp phải một “Trần Thế Nữ”. Hơn nữa, không những chỉ có một hai trường hợp các cô gái thay lòng đổi dạ, mà lần lượt hết người này đến người khác. Sự việc này là những chuyện thật xảy ra trong giới du học sinh.

Vào những năm giữa của thập kỷ 80, tôi không hề biết rằng, Binh vừa đặt chân đến Mỹ, chưa gặp được người vợ mà anh đêm mong ngày nhớ, liền được tin cô ta đã yêu người khác! Vợ của Binh đến Mỹ du học sớm hơn tôi, Binh lại đến sau tôi một năm. Do là người ở Trung Quốc, nên chúng tôi thân ngay từ ngày đầu Binh đến trường. Tôi đã quên những chuyện cụ thể thuở đó, chỉ nhớ đã cùng học chung một chương trình, thế nhưng Binh thì nhớ tôi đã đối xử tốt với Binh như thế nào, cùng ăn cơm chung trong sân trường, nói chuyện, an ủi anh vào lúc khó khăn nhất… Binh thay đổi rất nhiều, đến hai mươi năm sau, mấy lần gặp nhau tại các cuộc họp mặt lớp, tôi đều không nhận ra anh ấy là Binh của ngày nào, vì ngày nay chúng tôi đều dùng tiếng Anh để gọi tên anh ấy.

Trong buổi tập huấn đầu tiên cho các du học sinh, có mười anh chị du học sinh cũ đến giới thiệu cho chúng tôi những kinh nghiệm trải qua, trong đó có vợ Binh là du học sinh duy nhất đến từ Trung Quốc. Cảm giác của tôi lúc đó rất ngưỡng mộ người này, vì cô đến Mỹ chẳng bao lâu, lại có thể trưởng thành như thế, khả năng hội nhập tốt như thế, tôi cần phải học tập cô ấy nhiều hơn. Các du học sinh Trung Quốc thường hay sinh hoạt tập thể, khá thân nhau, chỉ có vợ Binh là chẳng thấy bóng dáng đâu cả. Cho đến sau khi Binh đến Mỹ, tôi mới nhận ra được, nếu như khả năng hòa nhập tốt như thế, thì việc thay lòng đổi dạ cũng sẽ rất nhanh. Ít ra thì tôi nhận thấy hiện tượng như vậy từ chuyện của vợ Binh.

Lúc đó, Binh không phải chỉ đối diện với vấn đề người yêu phản bội, mà còn phải đối mặt với tình cảnh éo le, anh ta đã mất đi sự tự do và tự trọng trong cuộc sống ở Mỹ. Trong lần trả lời phỏng vấn của bạn tôi tên là Lật Tử, Binh kể lại hồi ức của mình:

Từ San Francisco đến Tân Châu, vừa bước xuống máy bay, tôi như bị “tử hình” khi nghe câu đầu tiên mà vợ tôi nói là: “Em đã yêu người khác rồi!”

Tin này đối với tôi, một người vừa mới vượt đại dương hy vọng được đoàn tụ cùng người mình yêu, như “Sét đánh ngang tai”. Một mặt, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề; mặt khác, tôi phải tự mình đối mặt với nhiều vấn đề đang xảy ra. Tôi mới đến nước Mỹ, mọi thứ đều xa lạ, tuy là trường học thu nhận tôi, nhưng ngôn ngữ không thông thạo, nghe giảng bài không hiểu, tôi đành phải đăng ký học thêm tiếng Anh.

Tất cả bạn bè lo lắng sợ tôi không chịu đựng nổi áp lực tâm lý, khuyên tôi nên về nước. Tôi cũng đã từng nghĩ đến chuyện quay về. Nhưng suy đi nghĩ lại, nghĩ đến việc “bị vợ bỏ”, nếu về nước thì dám nhìn mặt ai? Việc đã đến nông nỗi này, tôi phải cố gắng chịu đựng, không được nghĩ ngợi gì nữa! Tôi tự hứa với bản thân, phải vượt qua khó khăn này trước đã, sau đó mới nghĩ đến chuyện về nước!

Vài tháng sau, chúng tôi tìm luật sư, chính thức ly hôn.

Mặc dù tôi đã tự nhủ với bản thân rất nhiều lần: việc ly hôn giữa hai chúng tôi là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra, ly hôn rồi lại có thể làm lại từ đầu, nhưng đến giây phút cầm tờ quyết định ly hôn trên tay, tôi vẫn thấy bị sốc. Tôi tự hỏi, cô ấy từ lúc mới mười ba tuổi đã quấn quít bên tôi không rời nửa bước, là người thân gần gũi nhất, cùng lớn lên với tôi, từ đây sẽ trở thành người xa lạ rồi sao? Chẳng lẽ tình cảm vợ chồng trong phút chốc bị chia cắt bởi một tờ giấy sao?

Các bạn học cảm thông với tôi, đã tìm giúp tôi thuê một phòng trọ rẻ một tháng chỉ có ba mươi đô la. Đó là phòng khách của chủ nhà, không có cửa, chỉ có một bức màn vải cách ly tôi với thế giới của họ. Trong phòng không có máy điều hòa, chỉ có cái lò sưởi. Tôi phải tự chặt lấy một số cành cây ở sân vườn sau nhà để đốt lò sưởi ấm. Nhưng chỉ có thể sưởi ấm phía trước ngực, còn sau lưng tôi vẫn là một tảng băng lạnh giá. Thế rồi tôi kéo giường tới trước cửa lò, ngồi trên giường giữ cho lửa không tắt, cứ thế trải qua từng đêm, từng đêm dài dằng dặt.

Thực ra, sao tôi lại không buồn? Tiếng Anh vẫn chưa thạo, điện thoại reo cũng không dám nghe, ngay cả tiếng “Hello” cũng nói không được. Lúc đó, điều mà tôi lo lắng nhất là phải sớm vượt qua trở ngại về ngôn ngữ, cho nên cả ngày tôi đều cầm bảng từ vựng trên tay, đi đến đâu học tới đó. Lúc đó tôi vừa học ngoại ngữ vừa làm việc trong một nhà hàng, tiền cơm không được vượt quá bảy đô la một tuần, số tiền còn lại dùng để trả tiền trọ, mua sách vở, mua bảo hiểm xe hơi, xăng dầu, sửa chữa… Từ khi qua Mỹ, thời gian rất dài tôi sống trong tâm trạng lo âu, buồn bã.

Khi làm ở nhà hàng, tình cờ có một chuyện xảy ra khiến cho tôi có lòng tin vào cuộc sống.

Giống như rất nhiều du học sinh mới đến Mỹ, khi mới làm bồi bàn, tâm lý không khỏi lấn cấn. Khi còn ở trong nước tôi cũng đạt được ít nhiều thành tựu, sao lại đến nước Mỹ bưng đồ phục vụ người ta? Mỗi khi nghĩ đến việc này, đôi tay đang bưng các món ăn lại bắt đầu run lên.

Một ngày cuối tuần, nhà hàng đông khách và náo nhiệt hơn nhiều so với ngày thường. Ông chủ đứng trước cửa, ánh mắt ông vừa quan sát phía trước cửa để đón tiếp khách mới đến, vừa nhìn quanh đếm số lượng thực khách. Tất cả bồi bàn hối hả chạy quanh các bàn phục vụ. Mọi thứ đều ngay ngắn, trật tự. Lúc này có một cặp vợ chồng trẻ người Mỹ đi vào, người đàn ông mặc đồ tây, mang giày da, đeo cặp kính không có viền, dáng vẻ rất đường bệ; người phụ nữ mặc chiếc đầm trắng, phong cách rất quý phái.

“Cho hai ly rượu nho đỏ của Pháp trước.” Sau khi người đàn ông ngồi xuống, nhỏ nhẹ nói với tôi.

ĐỌC THỬ

“Xin đợi một lát!” Tôi quay đi rồi nhanh chóng mang rượu đến. Một tay tôi bưng khay đựng ly rượu, tay kia nhấc một ly lên đặt trước mặt người đàn ông. Nhưng ngay lúc đặt ly xuống bàn, tôi sơ ý làm nghiêng khay đựng rượu trên tay kia, ly rượu còn lại trên khay bị đổ ra, làm rượu đỏ đổ lên người phụ nữ từ trên vai xuống tới chân, chiếc đầm trắng của cô ta bị rượu nhuộm đỏ từ trên xuống đến dưới.

Tôi kinh hoàng lo sợ, đầu óc hoảng loạn. Làm sao bây giờ? Chưa kể việc đã phá hỏng buổi ăn tối cuối tuần, còn chiếc áo đầm trắng của người phụ nữ xem ra không phải rẻ, làm sao có tiền đền cho người ta?

Ông chủ từ đằng xa đã thấy việc xảy ra bèn bước vội qua trước mặt tôi, chỉ vào mặt tôi bắt đầu quát mắng. Tôi thật không biết nói gì, nghĩ rằng mình đã gây ra họa lớn.

Đúng lúc đó, người đàn ông đó đứng lên, đến phía sau quàng lấy người tôi, nói nhỏ vào tai tôi: “Nothing happened, nothing happened!” anh ta nói với tôi: “Không sao đâu, không có chuyện gì xảy ra! Tất cả đều bình thường, anh đừng có sợ.” Ngay lúc đó, dường như có một làn hơi ấm chạy khắp cơ thể tôi.

Trong lúc tôi đang bối rối, ông chủ chỉ tôi la lớn: “Anh đã bị đuổi việc!” Lúc này, người đàn ông đó buông tôi ra, ôn tồn nói với ông chủ: “Chúng tôi là khách thường xuyên của ông, mỗi tuần đều đến đây dùng bữa, nhưng tôi nói cho ông biết, nếu như ông đuổi anh ta, chúng tôi vĩnh viễn sẽ không đến đây nữa.” Ông chủ sững người nhìn anh ta đăm đăm một lúc, sau cùng nói: “Thôi được, thôi được, tôi không đuổi anh ta.”

Lúc này, người đàn ông đó quay qua nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi: “Are you ok?” Tôi trả lời: “I’m ok !” Anh ta lại hỏi tiếp một câu: Thật không? Tôi nói: Thật. Anh ta nói: Không có chuyện gì, nhớ đấy, không có chuyện gì! Nói rồi, ông dẫn người phụ nữ đi cùng ra khỏi nhà hàng.

Sự việc xảy ra tuy là không lớn, nhưng nó đã làm tôi cảm thấy được sự ấm áp tình người nơi xứ lạ quê người. Nó cũng làm tôi có cách nhìn mới đối với cuộc sống, với tương lai, làm tôi phần nào thấu hiểu và thông cảm hơn với vợ tôi (Vợ cũ). Chúng tôi đều là những người đáng thương, một mình phải đương đầu với bao khó khăn trong một môi trường xa lạ, đều phải khuất phục trước hoàn cảnh!

Không ngờ có một ngày, người vợ cũ đến thăm tôi, vừa nhìn thấy hoàn cảnh sống của tôi, cô ấy liền khóc lớn nói là cô ấy có lỗi với tôi, muốn trở về bên tôi để giúp tôi một tay. Nhưng tôi dằn lòng nói với cô ấy: “Đã đến bước này rồi, em hãy nghe lời anh: Đừng bao giờ quay đầu lại. Em cứ đến rồi lại đi như vậy, sẽ tự hủy hoại bản thân và cũng hủy hoại cuộc đời anh.”

Ngay lúc ấy, trong đầu tôi chỉ nghĩ có một điều: Tôi lớn hơn cô ấy tám chín tuổi, đáng tuổi anh trai cô ấy, cô ấy có thể có lỗi với tôi, nhưng tôi không được có lỗi với cô ấy. Có lẽ trong tiềm thức, tôi chỉ hy vọng dùng cách này để tìm lại cho mình một chút tự trọng. Cho đến bây giờ tôi cũng không thể nói được tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, nhưng có điều là tôi không hận cô ấy. Cả đời tôi cũng không hận bất cứ ai, ai tôi cũng có thể tha thứ. Tôi nói với cô ấy: “Em phải ghi nhớ, mỗi khi em nghĩ muốn đến đây với anh, thì phải nhất quyết kiềm chế không được đến, con người là phải tiến về phía trước, không được đi ngược về phía sau, nếu không sẽ tự hại bản thân mình.”

Đến tuổi trung niên rồi, vậy mà tôi còn cảm động khi nghĩ đến cảnh ngộ lúc ấy của Binh, nhưng chỉ không biết là vì hoàn cảnh khó khăn ban đầu của anh ấy, hay do đau buồn trước cảnh đổi trắng thay đen trong cuộc sống.

Chuyện của Hồng ở mức độ nào đó giống chuyện của Binh. Họ đều là những người đàn ông từng sống dưới bóng râm của một “Trần Thế Nữ”.

Cuối cùng thì tôi cũng điện thoại gặp được Hồng – người bạn đã không liên lạc từ khi tốt nghiệp. Xa cách hơn hai mươi năm, vấn đề đầu tiên mà chúng tôi hỏi nhau là tình trạng hôn nhân…

Hồng, người đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm khoa trong trường đại học sớm nhất trong đám bạn học chung – cũng là chủ nhiệm khoa trẻ nhất lúc bấy giờ. Nhưng trong trào lưu du học nước ngoài những năm 80 của thế kỷ XX đã khiến cho Hồng, một “lãnh đạo”, quyết tâm ra nước ngoài để lấy một “học vị Tây”.

Kết quả thì sao? Bắt đầu từ một học sinh nghèo, để nuôi sống bản thân và vợ, anh phải buổi sáng đi học, buổi tối đi giúp việc trong một nhà hàng giống như hàng ngàn hàng vạn du học sinh khác, không còn được hưởng quyền lợi như lúc ở trong nước, lại không được thuận lợi trong sự nghiệp. Vinh dự thuở nào làm cho cô vợ hâm mộ, nay đã không còn nữa. Thế là, người vợ xinh như hoa đẹp như ngọc của anh, đã rời bỏ anh để sà vào lòng một người đàn ông khác có điều kiện kinh tế tốt hơn, có thể tạm thời không để cô chịu khổ. Cô lấy lý do là “Không còn yêu anh nữa” rồi hớn hở rời khỏi chồng mình ra đi.

Câu chuyện không kết thúc ở đây, những gì tôi muốn nói còn ở phía sau, người chồng sau bao ngày phấn đấu, cũng tạo cho mình một sự nghiệp vinh quang.

Điều làm tôi ngạc nhiên là, sau khi anh ấy công thành danh toại, tuy anh không có ý định “Nối lại tình xưa”, nhưng khi thấy vợ cũ của anh bị người ta ruồng bỏ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, anh liền giúp đỡ, mua nhà mua xe cho cô ta.

Tôi hỏi Hồng: “Lúc trước cô ấy đã bỏ anh trong lúc anh khó khăn nhất, chẳng lẽ anh không giận tí nào? Hai người không có con với nhau, bây giờ anh tốt với cô ấy như vậy là có ý gì?”

Hồng bình tĩnh đáp: “Dù sao chúng tôi cũng từng là vợ chồng, không có tình cũng còn có ân nghĩa, bây giờ tôi có điều kiện giúp cô ấy, dĩ nhiên tôi phải giúp cô ấy rồi.” Sự chân tình này thật giản đơn và đáng khâm phục.

Hai người – Binh và Hồng – được đề cập trong hai câu chuyện trên là biểu hiện bản tính cao thượng của người đàn ông: Binh thà tự mình cắn răng chịu khổ, không muốn cho vợ mình quay trở về khi cô ta cảm thấy hối lỗi, chỉ vì anh muốn giúp cô giữ được hạnh phúc mới của cô; Hồng thì thà người phụ mình, chứ mình không phụ người. Sao chúng ta không thay đổi vị trí mà thử nghĩ: Liệu chuyện như vậy xảy ra đối với một người phụ nữ, người phụ nữ ấy có đối xử tốt với người chồng cũ đã vong ân bội nghĩa kia không?

Trình – chồng của một bạn học tôi, cũng đã trải qua những chuyện giống như vậy. Cha mẹ của anh là quan chức cấp tỉnh ở trong nước. Vì vợ anh lấy được suất học bổng của một trường đại học Mỹ, nên anh theo vợ qua Mỹ. Đến nơi mới phát hiện, cái gọi là thành phố Đại học vốn không phải là nhà lầu cao tầng như trong tưởng tượng, mà là một vùng nông thôn hoang dã. Anh than trách: Tại sao mình lại đến nước Mỹ, để rồi rơi vào nơi toàn là người xa lạ. Không biết ngoại ngữ, không tìm được một công việc đàng hoàng, phải vào làm công cho một nhà hàng Trung Quốc. Ngày đầu tiên đi làm, anh mặc bộ đồ Tây, thắt cà vạt. Nhìn thấy cách quản lý không có trật tự, anh viết một bản báo cáo gửi cho ông chủ, vậy mà anh lại trở thành trò cười cho đám người làm trong nhà hàng. Không đợi ông chủ đuổi, anh tự thôi việc không làm nữa.

Học bổng của vợ Trình chỉ để đóng học phí, không đủ nuôi sống cả gia đình họ. Đàn ông không đi làm việc thì sao được? Tìm mọi cách đều không được, anh thề là quyết không để chủ nghĩa tư bản bóc lột, cuối cùng anh chọn cách về nước chờ vợ tốt nghiệp trở về. Rồi thì, vợ anh không chịu nổi cảnh cô quạnh, nên đã cặp bồ với anh bạn Mỹ học chung lớp, kết quả vợ chồng họ chia tay mỗi người một hướng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button