Kỹ năng mềm

Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Trần Nhật Nam – Doãn Hoa

Download sách Bí Quyết Của Cuộc Đời Thành Công ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Con người ai cũng mong muốn bản thân mình có được một sự nghiệp lớn và trở thành người thành công. Tuy nhiên, trong thực tế, những người bình thường thì rất nhiều, những người thành công thì lại rất ít. Mặc dù con người ai cũng có những ước mơ, hoài bão, nhưng vì sao phần lớn trong số họ không thể vượt lên, chỉ có một số ít người là có thể trở thành những người thành đạt trong xã hội?

Một câu chuyện của một danh sĩ thời Minh là Viên Liễu Phàm có thể cho chúng ta phần nào hiểu được vấn đề này.

Viên Liễu Phàm sinh vào giữa thời nhà Minh, gia cảnh nghèo túng, cha mất sớm, thời niên thiếu, vì vâng lời mẹ nên đã đi học y thuật, nhưng đã gặp một người tinh thông về mạng số, người này đã cho Phàm biết, về quan lộ của ông, ông sẽ thi đậu trong năm nay. Vì vậy, một người chưa từng được đọc sách như Phàm đã mang trong lòng một ước nguyện thi cử, ông bắt đầu đèn sách đi học, mùa thu năm đó ông đã thi đậu. Chính vì vậy, Viên Liễu Phàm tỏ ra rất khâm phục người đoán số kia, nhờ ông đoán cho số mạng của mình. Tất cả những gì người thầy tướng số kia nói, Viên đều ghi khắc trong lòng, tuy nhiên, trong những lời người thầy tướng số nói, có ba điều khiến cho Viên cũng không cảm thấy hài lòng, đó là: Thứ nhất, con đường quan lộ của Viên cũng có hạn, chỉ có thể làm tới “Châu phủ đại quan” (Trưởng quan hành chính) mà thôi. Thứ hai, Viên không sống thọ, chỉ tới 53 tuổi là chết. Thứ ba là Viên sẽ không có con cái, sẽ đoạn tử tuyệt tôn. Viên Liễu Phàm ghi nhớ những điều đó trong lòng mà nghĩ rằng, số mạng của mình là như vậy, cũng chẳng thể nào thay đổi được.

Một hôm, Viên lại gặp một nhà sư tên là Vân Cốc, Viên liền than thở với nhà sư về số mạng của mình. Sau khi nghe Viên nói, nhà sư cười lớn mà nói rằng: “Số mạng là do chính mình làm nên, phúc đức là do chính mình tạo dựng”, đồng thời cũng nói rằng, bản mệnh của mình là do sự tu dưỡng của mình mà nên. Những lời nói của Vân Cốc khiến cho Viên như bừng tỉnh.

Viên liền đưa ra phương châm sống của mình: “Những gì đã qua thì đã qua, những gì ở phía trước là cuộc sống hiện tại”, đồng thời theo lời của Vân Cốc mà tu dưỡng.

Hai năm sau đó, vận số của Viên đã có sự thay đổi so với những gì người thầy tướng số kia đã đoán, hơn nữa, về sau, vận số của Viên cũng không còn giống như người thầy tướng số kia đã đoán. Viên đã trở thành một người khác, ba điều người thầy tướng số kia nói đều đã không còn đúng với Viên nữa, Viên không chỉ làm quan tới Binh bộ Thượng thư, con cháu đầy nhà mà còn sống tới 74 tuổi.

Câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy một điều, con người hoàn toàn có thể nắm giữ vận mệnh của chính mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều này, phải là những người có khả năng tu dưỡng rèn luyện hơn người mới có được khả năng đó. Vì vậy, chỉ khi bạn có khả năng rèn luyện hơn người thì bạn mới có được những phẩm chất cần thiết của một người thành công.

Rèn luyện những điều kiện đó chính là rèn luyện khả năng làm chủ được vận mệnh của mình, đó là sự tích luỹ cho sự thành công sau này của chính bạn. Rèn luyện khả năng làm chủ vận mệnh của mình thì cần phải rèn luyện những gì và rèn luyện như thế nào?

Phương pháp rèn luyện mà vị thiền sư Vân Cốc truyền thụ cho Viên Liễu Phàm rất đơn giản, chẳng qua là rèn luyện bằng cách thiền tịnh, rèn luyện để vượt qua chính mình, kiểm nghiệm phẩm hạnh, những điều được mất của chính mình. Đồng thời, làm việc thiện để tích đức.

Có thể là ngẫu nhiên, trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện ví dụ về sự thành công, ví như: Thời nhà Thanh có “Trung hưng danh thần” Tăng Quốc Phiên, mỗi ngày đều tự rèn luyện mình bằng cách thiền toạ; Tổng thống Mỹ Lincoln ngay từ khi còn trẻ đã tự khép mình theo 13 điều đức hạnh hay đại văn hào Mark Twain ngay từ thời trẻ đã là một con người chăm chỉ. Cho đến sau khi ông bắt đầu nhìn lại phẩm hạnh chính mình và nuôi dưỡng nó thành thói quen tự kiểm thảo, cuộc đời mới bắt đầu khởi sắc.

Từ đó có thể thấy rằng, những người thành công đều phải trải qua một quá trình rèn luyện, ai cũng có thể rèn luyện, ai cũng có thể thông qua việc rèn luyện đạt được một cái đích nào đó. Bất kỳ là ai, muốn thay đổi vận mệnh của mình, thay đổi thế giới, đều phải có sự rèn luyện bản thân mình.

Tổng kết phương pháp rèn luyện của những con người thành công trên thế giới, chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp rèn luyện về cơ bản có hai phương pháp: Thứ nhất là nội luyện, rèn luyện đức hạnh, phẩm chất; Thứ hai là ngoại luyện, tức là rèn luyện nhân duyên.

Trung Quốc có một nhà Nho được mệnh danh là “Nội thánh ngoại vương”, con đường đi tới thành công của ông thực sự là một đạo lý. Những con người trong xã hội hiện đại ngày nay rèn luyện sinh mệnh của mình như thế nào? Làm thế nào để có thể đi tới thành công? Đây chính là vấn đề mà cuốn sách này sẽ trả lời các bạn.

Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm rèn luyện của những con người thành công trên thế giới, trong cuốn sách này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc ba vấn đề cần rèn luyện cơ bản sau:

Thứ nhất: Phải thành thực trong lời nói. Nói thật lòng chính là một trong những đức tính đẹp của con người, là trung tâm của phẩm chất cao thượng của con người, là hòn đá tảng cho sự thành công trong sự nghiệp của con người. Chỉ có những người thành thực trong lời nói mới có thể bình thản, hiên ngang đứng giữa trời đất mà không phải xấu hổ, chỉ có những con người trọng tín thì mới có thể có được sự tôn trọng, tín nhiệm và hợp tác của người khác, mới có thể làm cho sự nghiệp của mình phát triển ổn định và lâu dài.

Thứ hai: Kết nhân duyên. Con người là một loại động vật mang tính xã hội, giá trị và lợi ích của mỗi con người sẽ được thể hiện trong quá trình giao lưu với những cá nhân khác. Mối nhân duyên tốt chính là một thứ vốn lớn nhất cho sự thành công của mỗi người. Có được mối nhân duyên tốt, làm việc gì cũng được thuận lợi. Chỉ có những người có mối nhân duyên tốt mới có thể có được những cơ hội thuận lợi hơn người, mới có thể thể hiện được những thành tựu của bản thân mình trong sự nghiệp khi hợp tác với những người khác.

Thứ ba: Đề phòng kẻ tiểu nhân. Kẻ tiểu nhân là những kẻ nhân cách bỉ ổi, tâm địa hại người. Kẻ tiểu nhân thường được che đậy bằng một vẻ ngoài lương thiện nhằm chiếm được sự tin tưởng của người khác, để từ đó phá huỷ sự nghiệp của bạn. Trong xã hội hiện đại và phức tạp như hiện nay, chỉ khi biết đề phòng kẻ tiểu nhân mới có thể có được thành công trong sự nghiệp. Chỉ khi biết đề phòng kẻ tiểu nhân phá hoại, mới có thể bình an đi tới thành công.

Trong cuốn sách này có ba đặc điểm trên các phương diện như sau:

Thứ nhất, coi trọng sự hứng thú. Trong cuốn sách này trích dẫn rất nhiều điển cố điển tích cổ kim Đông Tây, những câu chuyện về các danh nhân, điều này sẽ khiến cho người đọc cảm thấy thú vị, không bị nhàm chán.

Thứ hai, coi trọng sự sâu sắc. Cuốn sách coi trọng việc trình bày và phân tích toàn diện, logic chặt chẽ một chủ đề.

Thứ ba, coi trọng tính thiết thực. Cuốn sách này đưa ra rất nhiều phương pháp có khả năng vận dụng cao, để độc giả có thể tự mình vận dụng đạt hiệu quả.

Ngoài ra, cuốn sách này được trình bày với hành văn dễ hiểu, ngôn từ chọn lọc, có thể khiến cho bạn tìm thấy niềm vui và trí tuệ khi đọc.

ĐỌC THỬ

CHỦ ĐỀ TU LUYỆN THỨ NHẤT

Là vấn đề đầu tiên mà những người thành công phải rèn luyện.

Là một phẩm chất quan trọng của con người, là nguyên tắc cơ bản nền tảng làm người. Cổ nhân có câu: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả” (tạm dịch là: lời nói mà không có chữ tín thì không biết khả năng của nó). Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, sự ngày càng thể hiện được sức hấp dẫn của nó, trở thành nền tảng quan trọng của sự giao lưu, hợp tác và đưa sự nghiệp tới thành công.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống những người không lại rất nhiều. Trong xã hội ngày nay, những con người nói lời chân thật dường như không nhiều. Một số người còn dùng thủ đoạn che giấu sự dối trá của mình để cầu lợi, thậm chí có người còn đưa người khác vào con đường gian trá mà không hề biết rằng việc làm đó của mình sẽ phải trả một giá rất đắt.

Có thể nói, thành thực là một sự thể hiện của nhân cách cao thượng, là cơ sở cho sự phát triển của xã hội và sự giao tiếp của con người, đồng thời đó cũng là một bộ phận quan trọng quý giá trong nhân tính. Nó hoàn toàn khác với nguỵ quân tử, khác xa với những lời nói suông. Những người dùng thủ đoạn để lừa gạt người khác, có thể sẽ đạt được hiệu quả tại một thời điểm nào đó, nhưng cái giá phải trả sẽ rất lớn, thậm chí là phá huỷ cả sự nghiệp của mình.

Có một triết gia đã nói, thành thực giống như là gốc rễ của một cái cây, nếu như không có gốc thì cái cây đó không thể sống được. Từ đó có thể thấy rằng một con người thành thực, biết giữ chữ tín quan trọng như thế nào.

Hãy thành thực, nhất định trong cuộc sống cũng như trong công việc bạn sẽ đạt được thành công khiến cho cuộc sống của bạn trở nên nhiều sắc thái, bạn luôn có được niềm vui.

IĐIỀU CƠ BẢN CỦA XỬ THẾ LÀ THÀNH THỰC

Điều cơ bản của xử thế là thành thực. Làm người thì không được vì lợi mà vong ân bội nghĩa mà bỏ chữ tín. Cổ nhân Trung Quốc có câu: “kẻ quân tử lấy thành thực làm gốc, kẻ tiểu nhân coi lợi là hàng đầu”.

Có thể nói, nếu một người coi mối lợi là trung tâm thì họ sẽ gạt sự thành thực sang một bên, một người thành thực thì lại không đặt lợi lên trên sự thành thực. Trong mâu thuẫn giữa lợi và sự thành thực, họ thường sẽ bỏ qua lợi để giữ sự thành thực.

Thực tế thì lợi và thành thực không hề mâu thuẫn với nhau, nếu như mỗi người chúng ta đều hành xử thành thực, coi thành thực là cái gốc của ứng xử thì mọi người cũng sẽ đều đạt được cả lợi và nghĩa, xã hội sẽ càng tiến bộ.

1. Thành thực là đức tính đẹp nhất của đạo làm người

Thành thực và giữ chữ tín, giữ chữ tín thì sẽ có được lòng tin của mọi người. Thành thực là một trong những bảo vật để xây dựng sự nghiệp của con người. Nó cũng giống như là vầng dương, mang ánh sáng vô hạn đến cho con người.

Thành thực và chính trực – bản thân nó không đủ để tạo nên một vĩ nhân, nhưng đó là một nhân tố vô cùng quan trọng trong nhân cách của những vĩ nhân, là con đường lập thân của một con người. Nếu như đánh mất nó, thì bạn không thể lập nghiệp, trụ cột trong sự nghiệp của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

Thành thực là một biểu hiện của sự chính trực, là một đức tính tốt của con người. Chính trực và thành thực là hai yếu tố không thể tách rời, chính trực chính là sự thành thực và giữ chữ tín, thành thực và biết giữ chữ tín đó là chính trực.

Một con người sẽ như thế nào, có nhiều khi rất khó đưa ra được một phán đoán chính xác, trong xã hội luôn thay đổi và phức tạp như hiện nay, dường như tất cả mọi vật đều rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác. Trong quá trình giao tiếp giữa con người với nhau, phần lớn con người thường rất cẩn thận trong việc ứng đối với người khác.

Nếu một con người sống trong xã hội, sau khi đánh mất danh dự, thì sẽ có rất nhiều người khác không còn muốn kết bạn với anh ta nữa. Bởi vì một người mất đi danh dự thì sẽ khiến cho người khác cảm thấy không còn tin cậy nữa, giao tiếp kết bạn với một người không tin cậy thì bạn sẽ cảm thấy bất an, không yên tâm được.

Một viên quan huyện nọ xuất thân trong một gia đình công chức, anh ta có nhiều kinh nghiệm về quản lý hành chính, có lòng nhiệt tình và lương thiện, đồng thời anh ta cũng là một người có học thức. Khi nhậm chức, bài diễn thuyết của anh ta làm mọi người phấn chấn. Mọi người đều mong mỏi có một vị quan phụ mẫu vì dân vì nước. Anh ta thực sự là một người tốt, nhưng do những mối quan hệ phức tạp trong chính giới, mà anh ta lại là một viên quan mới nhậm chức, còn chưa có một chỗ đứng vững chắc, chính vì vậy, anh ta không thể làm được những gì anh ta đã nói tại buổi lễ nhậm chức. Dân chúng có việc tìm tới anh ta, anh ta đều nhiệt tình giúp đỡ, ký tên, nhờ các cơ quan ban ngành giúp đỡ giải quyết. Do các đơn từ có chữ ký của anh ta quá nhiều, nhưng lại thiếu sức nặng nên không được giải quyết. Dân chúng dần gọi anh ta là ông “quan ký”. Từ đó, ông này có nói gì thì dân chúng cũng không còn tin tưởng nữa.

Trong cuộc sống, sau khi đã mất đi sự thành thực và chữ tín thì người khác sẽ không dễ gì mà tiếp tục tin tưởng bạn, do vậy mà cũng không dễ gì tiếp tục kết bạn với bạn nữa, điều đó sẽ dẫn tới sự nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn, thậm chí là nguy hiểm.

Có một câu chuyện như sau:

Một thương gia, trước lúc lâm chung đã nói với con trai của mình rằng: “Con muốn có được thành công trong việc làm ăn, thì cần phải nhớ kỹ hai điểm, đó là giữ chữ tín và thông minh”.

“Thưa cha, như thế nào là giữ chữ tín?” Người con vội hỏi.

“Nếu con ký kết hợp đồng với một người nào đó, nếu sau khi ký kết rồi con mới phát hiện ra rằng bản hợp đồng đó có thể khiến cho con khuynh gia bại sản, con vẫn phải thực hiện theo hợp đồng”.

“Vậy thế nào là thông minh?”

“Là không được ký vào bản hợp đồng như vậy!”

Đạo lý mà người thương gia đó đã nói không chỉ đúng trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán. Trong bất kỳ tình huống nào, nếu như bạn đã hứa thì dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng không được bội ước. Giả dụ bạn đã ký kết một bản khế ước, mà bạn không làm theo như những gì đã cam kết thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải một kết cục không hề may mắn.

2. Thành thực và giữ chữ tín là một thứ tài sản quý giá của con người

Trọng tín là một sự thể hiện nhân cách con người, là cơ sở nền tảng của sự giao tiếp hai bên cùng có lợi, là một sự đảm bảo quan trọng cho sự sáng tạo và của cải.

Giữ đúng lời hứa có nghĩa là thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình đã hứa hoặc cam kết. Lời nói phải giữ chữ tín.

Lời hứa là một việc rất nghiêm túc, đối với những việc không nên làm hoặc không làm được thì bạn không được hứa. Một khi bạn đã hứa thì phải tìm mọi cách mà thực hiện.

Giữ chữ tín là một đức tính của con người, là một thứ tài sản quý giá nhất của con người.

Trong cuốn “Úc ly tử” có một câu chuyện như sau:

Một thương nhân ở Tế Dương qua sông bị đắm thuyền, gặp nguy hiểm, ông ta ra sức kêu cứu. Người thương nhân đó hứa rằng: “Ai cứu tôi sẽ thưởng 100 đồng bạc”. Một người ngư dân cứu ông ta lên bờ, nhưng người thương nhân chỉ đưa cho người ngư dân 80 đồng, người ngư dân trách vị thương gia không giữ đúng lời hứa, người thương nhân lại trách người ngư dân tham lam. Người ngư dân đành bỏ đi. Sau này người thương nhân lại bị đắm thuyền, lần này ông ta lại gặp người ngư dân, người ngư dân liền nói với những người xung quanh rằng, ông ta là một người bội ước. Đám ngư dân không ai đưa thuyền tới cứu, vì vậy mà ông ta chết chìm.

Đó chính là hậu quả của việc không giữ chữ tín.

Thương nhân người Ai Cập Oxman thì lại không như vậy, câu chuyện của ông ta lại cho chúng ta biết rằng, chỉ khi biết giữ chữ tín mới là một người thông minh nhất.

Oxman sinh tại thành phố Ixmelia, ông mồ côi cha từ sớm, phải ở với mẹ. Năm 1940, ông tốt nghiệp đại học với tấm bằng ưu, đồng thời được tiếp tục học lên bậc thạc sĩ, sau đó ông lại quay trở về quê hương. Một người mới tốt nghiệp ra trường, nghèo khó, đang tìm đường đi cho mình, với mong muốn trở thành một nhà thầu xây dựng. Nhưng khi đó, ông lại là một người không có một đồng tiền trong tay, đành phải đi làm thuê cho một người họ hàng. Năm 1942, ông chia tay người họ hàng, bắt đầu thực hiện ước mơ hoài bão trở thành ông chủ thầu xây dựng. Ông khởi nghiệp khi trong tay chỉ có 180 nhân công.

Ông tin tưởng rằng, mọi sự đều do bàn tay con người tạo dựng nên, con người có thể thay đổi điều kiện sống, con người không thể trở thành nô lệ của điều kiện hoàn cảnh. Dựa theo những kinh nghiệm mà người họ hàng có, ông đã xác lập nguyên tắc kinh doanh của mình: “Mưu sự cần phải thành thực, bình đẳng cùng có lợi, chữ tín làm trọng”. Buổi đầu mới lập nghiệp, bất kể là công trình lớn nhỏ, lợi nhuận nhiều hay ít ông đều nhận làm. Công trình đầu tiên ông nhận được là một công trình rất nhỏ, đó là thiết kế và thi công một cửa hàng tạp hoá nhỏ với một số tiền đầu tư cũng rất nhỏ. Tuy vậy, ông cũng không vì vậy mà từ chối làm mà không hề đắn đo. Bản thiết kế của ông đã làm hài lòng người chủ tiệm. Từ đó, người chủ tiệm tạp hoá đi tới đâu cũng ca ngợi tài năng của ông, vì vậy, uy tín của ông ngày càng tăng. Nguyên tắc kinh doanh của ông đã khiến cho ông có được sự tin cậy của khách hàng, sự nghiệp của ông cũng ngày càng phát triển.

Những năm 50 của thế kỷ 20, một lượng lớn dầu mỏ được phát hiện và khai thác ở khu vực vùng Vịnh, ngay lập tức, các quốc gia khu vực này đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, họ muốn mở rộng hoàng cung, xây dựng nhiều đường giao thông mới, điều này đã mang lại một cơ hội lịch sử cho ông, là người nhìn xa trông rộng, ông đã đưa công ty của mình đến vùng Vịnh, ông đã diện kiến quốc vương Ả rập Chad, trình bày ý đồ của mình, đồng thời đảm bảo với quốc vương, ông sẽ xây dựng công trình với số vốn đầu tư thấp nhất và chất lượng cao nhất, lấy danh dự của mình để đảm bảo cho công trình, quốc vương đã đồng ý với lời đề nghị của ông. Sau này, khi công trình hoàn thành, ông đã đề nghị quốc vương chủ trì nghi thức, quốc vương Chad rất vừa ý với công trình do ông xây dựng. Oxman đã là người giữ chữ tín, với phương pháp là đảm bảo chất lượng và nguyên tắc kinh doanh mà có ảnh hưởng rất rộng rãi. Sau đó vài năm, ông đã mở các chi nhánh công ty tại Kuwait, Jordan, Sudan Libia, trở thành một nhà thầu xây dựng nổi tiếng tại khu vực Trung Đông.

Cách làm trọng chữ tín của Oxman trong một trường hợp nhất định nào đó thì sẽ bị thiệt thòi. Nhưng trong thiệt thòi cũng sẽ có lợi, thiệt thòi sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực và lâu dài đối với sự phát triển sự nghiệp.

Năm 1960, ông đã nhận thầu xây dựng công trình đập nước nổi tiếng thế giới. Đây là một công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn trở ngại như xây dựng trên nền địa chất phức tạp, khí hậu nóng… Trên phương diện lợi nhuận, nhận thầu xây dựng công trình này không thể bằng nhận xây dựng các công trình khác. Nhưng ông đã vì lợi ích của nhân dân và lợi ích quốc gia, khắc phục tất cả các khó khăn nói trên, hoàn thành được công trình thế kỷ. Sau này, đã xảy ra một sự kiện ngoài dự liệu của ông khiến cho ông phải chịu thiệt thòi.

Năm 1961, tổng thống Nassaer công bố pháp lệnh quốc hữu hoá, hầu hết các công ty lớn đều được quốc hữu hoá, công ty của ông cũng không ngoại lệ. Sau khi quốc hữu hoá, công ty của ông mỗi năm chỉ thu được lợi nhuận chỉ bằng 4/100, lương một năm của ông chỉ còn 35.000 USD, có thể nói đây là một tổn thất lớn đối với công ty của ông. Nhưng ông vẫn không quên lời hứa của mình, ông không hề nản chí, tiếp tục xây dựng công trình đập nước đó.

Tổng thống Nassaer đã nhận ra được sự cống hiến của ông với đất nước thông qua việc xây dựng con đập này, thế là năm 1964 đã tặng thưởng cho ông giải thưởng quốc gia. Ông đã luôn duy trì được hình ảnh và nguyên tắc làm việc của bản thân mình. Ông cũng không hoàn toàn bị thiệt thòi, năm 1970, sau khi Sadat chấp chính, đã trả lại công ty cho ông, công ty của ông đã có được ảnh hưởng rất lớn, đã tham gia xây dựng rất nhiều công trình nổi tiếng tại Ai-Cập. Đến năm 1981, ông đã có trong tay khối tài sản trị giá 4 tỷ USD, trở thành một tỷ phú nổi tiếng tại khu vực Trung Đông.

Phương pháp làm việc coi trọng chữ tín của ông không những tạo cho ông uy tín lớn trong giới kinh doanh mà còn có được ảnh hưởng nhất định trong chính giới. Điều quan trọng then chốt là ông đã xây dựng được hình ảnh của mình với chữ tín làm đầu.

Sau khi đã tham gia chính phủ, trở thành một trợ thủ đắc lực của tổng thống Sadat. Năm 1977, con trai của ông kết hôn với con gái của tổng thống, ông trở thành thân gia với tổng thống, quan hệ hai bên càng trở nên mật thiết. Năm 1981, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng phụ trách về vấn đề phát triển đất nước, phụ trách việc soạn thảo các đường lối phát triển đất nước. Cùng năm đó, ông được đảng Dân tộc dân chủ bầu làm chủ tịch đảng.

Oxman là một người giữ chữ tín, vì vậy trong tất cả các công việc, ông đều tỏ ra là một người cương trực thẳng thắn. Năm 1981, ông xuất bản cuốn tuỳ bút về kinh nghiệm sống và làm việc của mình. Trong cuốn sách của mình, ông đã chỉ trích cách làm của tổng thống… Chính điều này đã làm cho những người thân tín với tổng thống không vừa lòng. Quốc hội Ai-Cập chuẩn bị thành lập một uỷ ban điều tra, tiến hành điều tra về ông. Tổng thống đã phải gặp gỡ ông, thương thảo cách đối phó, cuối cùng đã đưa ra quyết định, để dẹp yên sóng gió, phải đình chỉ việc phát hành cuốn sách nói trên, ông bị buộc phải từ chức phó Thủ tướng. Sau khi Mubarac nhậm chức tổng thống, sau khi xem xét công lao cống hiến của ông với nhà nước Ai-Cập và thế giới Ả Rập, đã cho phép ông tiếp tục giữ chức chủ tịch đảng dân tộc dân chủ. Năm 1984, ông được bầu làm nghị sĩ nghị viện nhân dân.

Chữ tín đã khiến cho ông trở thành một nhà kinh doanh lớn, đồng thời cũng là con đường đưa ông đến với chính trường. Có thể nói, chữ tín là tài sản lớn nhất của cả cuộc đời của ông.

3. Sự tin cậy là một thứ giấy thông hành đặc biệt

Bất kỳ ai cũng nỗ lực tạo dựng cho mình một sự tin cậy, bởi vì nó chính là gốc rễ quan trọng của sự nghiệp của cuộc đời bạn.

Sự tin cậy là một biểu hiện của nhân cách, là cơ sở tồn tại ổn định của xã hội loài người, cũng là cơ sở giao tiếp bình đẳng cùng có lợi giữa người với người. Đồng thời, đó cũng là một bộ phận vô cùng quý giá trong nhân tính. Nó hoàn toàn khác với nguỵ quân tử và lời nói suông.

Sự tin cậy là một sự định ước giữa hai bên, đồng thời nó cũng là một bản khế ước tâm linh có sức ràng buộc. Có khi nó vô hình nhưng nó lại có sức mạnh hơn bất kỳ văn bản pháp luật và quy phạm nào. Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự tin cậy đã trở thành một phép báu quan trọng để có được lòng tin của con người.

Nếu một người mong muốn để lại danh tiếng cho muôn đời thì trước hết anh ta phải có được sự tin cậy của mọi người. Học cách để có được sự tin cậy của mọi người là thứ có giá trị hơn bất kỳ một thứ tài sản nào.

Tuy nhiên, rất ít người thực sự hiểu được cách làm cho mọi người tin cậy ở mình. Đại đa số mọi người đều vô tình dựng lên những chướng ngại vật trên con đường đi của chính mình, ví dụ như thái độ không chân thành, thiếu sự thông minh, không có khả năng trong đối nhân xử thế trong giao tiếp, v.v… Chính những điều này đã khiến cho những người xung quanh bạn phải mếch lòng.

Có một số người khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình, thường nghĩ rằng, sự tin cậy của mọi người đối với mình được xây dựng trên cơ sở tiền bạc. Một con người lắm tiền nhiều của thì tất sẽ có sự tin cậy. Thực ra, cách nghĩ đó là không đúng. So với khối tài sản trị giá hàng triệu, thì một nhân cách cao thượng, tài năng và khả năng cần mẫn có giá trị hơn rất nhiều.

Ai cũng mong muốn và nỗ lực xây dựng cho mình danh dự, mong muốn mọi người sẽ thâm giao với mình, giúp đỡ mình. Một thương gia thông minh không những cần phải có bản lĩnh trong kinh doanh mà cũng phải là một người thành thực, ngoài ra, còn phải là một người có khả năng quyết đoán trong việc xây dựng cho mình một sách lược kinh doanh.

Có rất nhiều ngân hàng có tầm nhìn rộng, họ không hề cho những ông chủ có số vốn lớn, nhưng thiếu đức hạnh và sự tin cậy vay vốn. Ngược lại, họ lại sẵn sàng hỗ trợ vốn cho những thương gia nhỏ, có số vốn không nhiều, nhưng là những người cần cù chịu khó, cẩn trọng và tin cậy.

Các nhân viên ngân hàng trước khi cho một ai đó vay tiền thường có một quá trình nghiên cứu về người vay vốn đó. Người vay vốn đó việc làm ăn buôn bán có ổn định không, có khả năng thành công hay không, chỉ khi cảm thấy đối tượng là người đáng tin cậy, không có vấn đề gì nghi vấn thì họ mới cho vay vốn.

Bất kỳ ai cũng cần phải hiểu rằng, nhân cách là một tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người. Cần phải biết rằng, chà đạp lên lòng tin của chính mình không khác nào bạn đã mang đi cầm cố nhân cách của chính mình.

4. Thành thực, giữ chữ tín là nhân cách đầu tiên cần có của con người

Trong cuộc sống hiện nay, có thể vì một câu nói thực lòng mà bạn mất đi một thứ đồ vật, nhưng trên con đường dài vạn dặm của đời người, nếu đặt thành thực và giữ chữ tín lên hàng đầu, có thể sẽ khiến cho bạn có được nhiều điều lớn lao hơn.

Con người bất kể khi làm gì cũng đều mang trong mình một mong muốn: sự thật. Chúng ta đều mong muốn có được những người thật, việc thật, bởi vì nó là biểu hiện của đức tính cao đẹp nhất – Sự thành thực và chính trực. Sự thành thực kết hợp với tri thức và kinh nghiệm sẽ trở thành một thứ trí tuệ. Một con người không có được phẩm cách trung thực thì không thể có được thành công thực sự.

George là một nhà kinh doanh bất động sản thành công của Mỹ, mà bí quyết thành công chính là ở việc trung thực. Anh bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình tại bang Ilinois. Khi mới bắt đầu, một lần, khi đưa một người đi mua một ngôi nhà bên cạnh hồ trong một cánh rừng. Người chủ ngôi nhà đó nói nhỏ với ông rằng, ngôi nhà đó về cơ bản kết cấu tương đối vững chắc, nhưng nóc nhà đã quá cũ, cần phải sửa chữa lại. Người mua là một cặp vợ chồng còn trẻ, họ nói rằng, số tiền để mua nhà cũng có hạn, vì vậy muốn mua một căn nhà có thể ở được ngay, không phải chi thêm tiền sửa chữa. Sau khi xem xong nhà, họ rất thích, lập tức quyết định sẽ mua, đồng thời lên kế hoạch chuyển tới ở.

Tuy nhiên, George đã nói với họ rằng, ngôi nhà này cần phải chi thêm 8.000 USD để sửa chữa.

Anh cũng hiểu rằng, nói ra tình trạng thực tế của ngôi nhà là mạo hiểm, có thể đổ vỡ vụ mua bán đó. Quả nhiên, đôi vợ chồng đó nghe tới số tiền chi thêm để sửa chữa ngôi nhà thì không dám mua nữa. Một tuần sau, anh được biết, cặp vợ chồng nọ đã mua được một ngôi nhà với giá tương đối rẻ.

Ông chủ của George sau khi biết câu chuyện đó tỏ ra rất giận dữ, đã gọi ông tới văn phòng, hỏi lý do tại sao lại làm đổ vỡ vụ mua bán đó.

Ông chủ hoàn toàn không vừa lòng với sự giải thích của anh, căn vặn anh: “Họ không hề hỏi anh về tình trạng ngôi nhà, anh không có trách nhiệm phải nói cho họ biết điều đó. Anh đã nói ra một điều rất ngu xuẩn, thực là vô công rồi nghề, anh đã làm hỏng tất cả”.

Sau đó thì George bị đuổi việc.

Nếu anh là một người thất bại, có thể anh sẽ nghĩ rằng: “Tôi nói sự thật với cặp vợ chồng đó thực sự là một việc làm ngu ngốc. Vì sao ta lại phải lo lắng cho việc của người khác chứ? Việc đó có liên quan gì tới ta đâu? Sau này sẽ không nhiều lời nữa”.

Tuy nhiên, anh lại mong muốn làm một người trung thực, những gì anh được học là nói lời trung thực. Cha anh đã luôn nói với anh rằng: “Con bắt tay với một người, cũng giống như con ký kết một bản hợp đồng với một người khác, con nói ra một lời phải có sự suy tính. Nếu như con muốn đứng vững trên thương trường thì phải đối xử công bằng với mọi người”. Vì vậy, anh đã đặt sự tin cậy và trung thực lên hàng đầu chứ không phải đặt tiền bạc cao hơn tất cả. Mặc dù khi đó anh hoàn toàn có thể bán được ngôi nhà đó, nhưng không vì thế mà làm tổn hại tới giá trị nhân cách của chính mình. Mặc dù mất việc, nhưng anh vẫn kiên trì nguyên tắc làm người của mình, đó là làm bất cứ việc gì cũng đều phải chân thực.

Một người họ hàng của anh, đã giúp đỡ anh kiếm được một khoản tiền, anh đã chuyển nhà tới California, mở một trung tâm môi giới bất động sản nhỏ. Vài năm sau đó, với sự chân thật và thành thực trong làm ăn nên anh đã xây dựng được uy tín. Mặc dù anh cũng bị mất vài vụ mua bán nhỏ nhưng anh dần dần đã có được sự tín nhiệm của mọi người. Cuối cùng, danh tiếng của anh đã vang xa, sự nghiệp phát triển, buôn bán phát đạt, khách hàng ở khắp cả nước. George đã phát triển lên từ chính sự thành thực và tín nhiệm của mình.

Trong cuộc sống hiện nay, có thể vì một câu nói thực lòng mà bạn mất đi một thứ đồ vật, nhưng trên con đường dài vạn dặm của đời người, nếu đặt thành thực và giữ chữ tín lên hàng đầu, có thể sẽ khiến cho bạn có được nhiều điều lớn lao hơn.

5. Gạn đục khơi trong, cầm lên thanh kiếm của lòng thành

Giương cao “thanh bảo kiếm” chân thành và chữ tín sắc bén, có thể giúp cho cuộc sống của bạn tiến về phía trước thuận lợi. Nếu như trên thanh kiếm đó có vết gỉ có thể sẽ khiến cho bước tiến của bạn trở nên khó khăn hơn.

Chân thành và chữ tín chính là một thanh bảo kiếm sắc bén, trên con đường đời dài vạn dặm, nếu muốn có được sự tin cậy và tôn trọng của mọi người, muốn có được những hợp đồng tốt thì bạn phải biết giương cao thanh kiếm đó, như vậy mới có thể đưa bạn tới thành công. Thành thực và chữ tín không phải là thứ có thể mua được, bạn phải dùng thành thực và chữ tín mới có thể đổi lại được thành thực và chữ tín.

Khi chúng ta sống trong một thời đại kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, trong rất nhiều người đã không còn tồn tại quan niệm về sự trung thực và chữ tín. Mọi người bắt đầu học các thủ đoạn, các âm mưu, hành xử không theo một nguyên tắc nào cả.

Trong thời đại danh dự bị chà đạp, sự trung thực và chữ tín bị gạt sang một bên, người chính trực không thể không cảm thấy đau xót, cũng chính vì vậy mà danh dự, sự trung thực và sự tin cậy càng thể hiện được giá trị của nó.

Vậy tại sao lại cần phải giương cao thanh kiếm danh dự? Bởi vì trong thực tế giao tiếp của con người. Danh dự và chữ tín có thể mở đường cho bạn tiến lên, có thể giúp bạn vượt qua gian nan thử thách. Nhưng điều đáng tiếc là hiện nay thanh kiếm này đã bị bụi phủ, đã bị người đời lãng quên.

Vì sao vậy? Chúng ta đã bị một số hiện tượng làm cho mờ mắt. Bạn là khách hàng, bạn hy vọng rằng bỏ tiền ra mua được hàng hoá tốt nhất, nhưng sau đó bạn phát hiện ra rằng, đồng tiền xương máu của mình bỏ ra đã mua phải một thứ phế phẩm, bạn tức giận, bạn không thể hiểu được tại sao lại như vậy. Bạn là nhà sản xuất, bạn hy vọng là người tiêu dùng không đòi hỏi quá cao, bởi vì bạn chính là người tiêu dùng của một đường dây sản xuất khác, chính vì vậy, bạn không thể làm điều gì khác.

Kinh doanh buôn bán cũng có những quy định riêng của nó, tương tự, sân khấu cũng có những quy định của sân khấu, làm người có những nguyên tắc của đạo làm người, từ xưa tới nay vẫn như vậy. Chẳng lẽ ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bỏ đi sự tin cậy, một thứ vốn có từ hàng ngàn năm nay? Thực ra, ngày nay, chúng ta rất cần sự tin cậy. Kinh tế thị trường hay nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước đều là nền kinh tế đòi hỏi có sự tin cậy. Một người không quan tâm tới vấn đề sự tin cậy mà muốn lập nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một điều không tưởng.

Không quan tâm tới danh dự là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mất đi nhân tâm. Trong quá trình giao tiếp giữa con người với con người, trong thị trường, giữa các đồng sự, trong quan hệ vợ chồng, danh dự chính là thước đo nhân cách của mỗi người. Người trọng danh dự không những được mọi người tôn trọng mà sự nghiệp cũng sẽ được thuận buồm xuôi gió. Ngược lại, những người không coi trọng danh dự thì tất sẽ bị người đời khinh rẻ, cuối cùng cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi tự than thân trách phận mà thôi.

Cần phải tuân thủ và bảo vệ sự tin cậy, có lúc có thể sẽ phải tốn một chút thời gian, sở thích, tự do, thậm chí là phải đổ máu hoặc đổi bằng tính mạng. Nhưng nếu như chúng ta không còn có lòng tin vào tất cả thế giới này thì chúng ta sẽ không thể hiểu được cái thế giới chúng ta đang sống là gì.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button