Kỹ năng mềm

Định Vị Cá Nhân

Lời giới thiệu

Hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức hay mỗi nhóm làm việc bị tác động bởi rất nhiều yếu tố liên quan đến con người như: năng lực của người lãnh đạo; điều kiện làm việc; kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là thái độ và cảm xúc của nhân viên. Khái niệm Thẻ điểm cân bằng mới bắt đầu được nghiên cứu áp dụng từ năm 1987 tại Tập đoàn Analog Devices, tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các thiết bị bán dẫn của Mỹ. Tập trung vào cả hiệu quả tài chính lẫn nguồn lực con người, Thẻ điểm cân bằng hỗ trợ các nhà quản lý dẫn dắt tổ chức của mình hướng tới những lợi ích lâu dài. Công cụ này, như một hệ thống quản lý chiến lược, giúp tập trung vào các thước đo hiệu quả và cân bằng các mục tiêu tài chính với các yếu tố khách hàng, các quy trình và nhân lực.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Thẻ điểm cân bằng cá nhân là một cuộc hành trình đi vào nội tâm, nơi các giá trị, hyi vọng, ước mơ và khát vọng đang chờ được khám phá. Hành trình này sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan và chính xác, đồng thời cung cấp cho bạn tấm bản đồ để biến ước mơ và khát vọng thành hiện thực.

Là một phần của quy trình Thẻ điểm hiệu quả tổng thể mà tôi đã giới thiệu năm 2003 trong cuốn Total Performance Scorecard: Redefining Management to Achieve Performance with Integrity (Thẻ điểm hiệu quả tổng thể: định nghĩa lại hoạt động quản lý để đạt được hiệu quả toàn vẹn), được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ, Thẻ điểm cân bằng cá nhân cũng có thể là một cách hiệu quả giúp các nhà quản lý huấn luyện người khác đạt được sự toàn vẹn và kết nối giữa công việc và cuộc sống. Lợi ích đến từ việc thay đổi hành vi cá nhân để mang lại tính hiệu quả của tổ chức, nâng cao hiệu quả và gia tăng ý thức, trách nhiệm và động lực cá nhân. Thẻ điểm cân bằng cá nhân là một bộ phận không thể thiếu của quy trình Thẻ điểm hiệu quả tổng thể ‒ một công cụ thay đổi tổ chức và văn hóa, một phương pháp để đạt hiệu quả liên tục. Sự độc đáo của nó dựa trên việc kết hợp các mục tiêu cá nhân và tổ chức để đi đến kế hoạch đánh giá hiệu quả cá nhân của mỗi nhân viên. Trọng tâm của cuốn sách này là Thẻ điểm cân bằng cá nhân ‒ hành trình tìm kiếm sự tự nhận thức, tự khám phá và tự chủ.

Điểm khởi đầu của khái niệm mới mẻ này là việc đạt được sự hiểu biết sâu sắc về bản thân. Nó cho phép chúng ta làm chủ trí tuệ cảm xúc, trí tuệ tâm hồn và mở rộng tầm nhìn, giúp chúng ta hiểu và kiểm soát bản thân, từ đó có ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình. Trên hết, phát triển cá nhân là trách nhiệm riêng của mỗi người. Đó là trách nhiệm đạo đức và nhiệm vụ phát triển cá nhân trở nên chủ động hơn của mỗi người ‒ cho sự hoàn thiện của chính họ và cho những người thân yêu, công việc, tổ chức, đất nước và thế giới. Huấn luyện cá nhân sử dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng cá nhân là một quy trình học hỏi bên trong, thuộc về tâm hồn và đạo đức. Nó liên quan đến sự cân bằng trí thông minh, trí tuệ cảm xúc và trí tuệ tâm hồn của một người; một sự cân bằng giữa não trái và não phải.

Thật dễ dàng để kiểm soát và huấn luyện bản thân hiệu quả khi sử dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng cá nhân. Nó cũng sẽ hiệu quả nếu có một người bạn, ý trung nhân hay đồng nghiệp đáng tin cậy hỗ trợ bạn trong quá trình huấn luyện. Nếu bạn chọn cách làm việc với một người đáng tin cậy, việc bạn cảm thấy an toàn, tự tin vào chính mình với sự hiện diện của người đó là rất quan trọng. Hành trình đi vào nội tâm một người rất thiêng liêng và cần được luận giải theo một cách đặc biệt.

Thực hiện Thẻ điểm cân bằng cá nhân sẽ mang lại một cách sống giàu có và đầy đủ hơn, giúp phát triển và sử dụng liên tục tài năng, việc tự học hỏi, ý thức cao hơn về trách nhiệm và kỷ luật bản thân, phát triển tính sáng tạo và hành vi đạo đức của một người. Thông qua đó, tạo điều kiện để không ngừng phát triển bản thân nhằm thêm hoàn thiện mỗi ngày và làm mọi việc đúng đắn ngay từ đầu.

Thẻ điểm cân bằng cá nhân đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và trọn vẹn đối cho quá trình chuyển đổi của con người trong các tổ chức, nó ảnh hưởng đến chiến lược, văn hóa và tính hiệu quả của công ty. Hệ thống này và sự hoàn thiện liên tục của chu trình Lập kế hoạch ‒ Thực hiện ‒ Đánh giá ‒ Thử thách (chu trình LTĐT) dựa trên một vài mô hình, hướng dẫn và công cụ mới đã được thực tế chứng minh. Một cách sống phù hợp với Thẻ điểm cân bằng cá nhân và chu trình LTĐT đưa đến dòng chảy; một quá trình tham gia trọn vẹn vào cuộc sống hạnh phúc, hứa hẹn nhiều thử thách, làm việc tích cực hơn và sử dụng thời gian rỗi hiệu quả hơn.

Ý tưởng của tôi khi giới thiệu Thẻ điểm cân bằng cá nhân đến các tổ chức là để thu hẹp sự khác biệt lớn giữa cách mọi người giao tiếp với đồng nghiệp và cách họ giao tiếp với bạn bè, gia đình. Trong những năm gần đây, tôi đã áp dụng hệ thống Thẻ điểm cân bằng cá nhân vào các công ty lớn tại nhiều nước và đã quan sát thấy các kết quả của việc thực hiện phương pháp này trong việc cải thiện từng bước hạnh phúc cá nhân, ý thức, việc tự học và tính sáng tạo, trong công việc cũng như trong cuộc sống nói chung. Đó là một quá trình phá vỡ các thói quen, cho đi và giao tiếp hiệu quả hơn thông qua cả lý luận và trực giác. Đó cũng là một quá trình phát triển và học hỏi, giúp họ trở thành những nhân viên vui vẻ, tận tụy và trung thành. Điều này không chỉ cho phép họ đóng góp hết mình mà còn thuyết phục họ hỗ trợ, bảo vệ, quảng bá và yêu quý tổ chức.

CHƯƠNG 1. Dẫn nhập

Kinh doanh nghiêng về xúc cảm nhiều hơn mức độ mà hầu hết các doanh nhân thừa nhận.

—Daniel Kahneman, GS. Đại học Princeton,

người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2002

Chiều hướng giảm sút sự tận tụy trong công việc đang lan rộng khiến cho nhiều tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới phải gánh thêm chi phí, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng kém hiệu quả và làm cho ngày càng nhiều khách hàng không hài lòng. Hàng năm, nước Mỹ thiệt hại khoảng 300 tỷ đô la Mỹ do các nhà quản lý và nhân viên không tận tụy với công việc (theo khảo sát của Tạp chí Quản lý Gallup, 2005). Việc cải thiện hiệu quả của tổ chức đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên luôn hài lòng và tận tụy với công việc. Nghiên cứu về cảm giác hạnh phúc ở nơi làm việc cho thấy sự hài lòng của nhân viên đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả làm việc của tổ chức; ngoài ra, cảm giác hài lòng cũng liên quan mật thiết với sự tận tụy ở nơi làm việc. Tạp chí Quản lý Gallup đã thực hiện cuộc khảo sát người lao động Mỹ để tìm hiểu cảm nhận của họ đối với mối quan hệ giữa cảm giác hạnh phúc và hiệu quả công việc. Các nhà nghiên cứu của Gallup phân tích kết quả dựa trên những câu trả lời nhận được để xác định đâu là những khác biệt lớn nhất giữa ba nhóm đối tượng nghiên cứu: nhóm nhân viên tận tụy, nhóm nhân viên kém tận tụy và nhóm nhân viên không tận tụy (xem phần trình bày trong khung bên dưới).

Trong công việc, cảm giác hài lòng rất quan trọng. Theo cuộc khảo sát mới nhất của Tạp chí Quản lý Gallup, những nhân viên hài lòng được trang bị tốt hơn để giải quyết các mối quan hệ công việc, sự căng thẳng và sự thay đổi.

Tạp chí Quản lý Gallup đã thực hiện cuộc khảo sát người lao động Mỹ để tìm hiểu nhận thức của họ về tác động của cảm giác hạnh phúc đến hiệu quả công việc. Các nhà nghiên cứu phân tích các câu trả lời nhận được để xác định đâu là những khác biệt lớn nhất giữa ba nhóm đối tượng nghiên cứu: nhóm nhân viên tận tụy với công việc (27%), nhóm nhân viên kém tận tụy (59%) và nhóm nhân viên không tận tụy (14%). Nghiên cứu này cho thấy các nhà quản lý đóng vai trò then chốt trong việc đem lại cảm giác hài lòng và sự tận tụy cho nhân viên. Biểu đồ dưới đây cho thấy ba mẫu nhân viên và kết quả từ cuộc thăm dò phản ứng của họ trước nhận xét: “Cấp trên chú trọng vào các ưu điểm của nhân viên” (xem trang bên).

Có 77% nhân viên tận tụy rất đồng ý với nhận xét này, trong khi đó chỉ có 23% nhân viên kém tận tụy và 4% nhân viên không tận tụy có cùng ý kiến. Khi những người tham gia khảo sát được yêu cầu mô tả mối quan hệ với các đồng nghiệp, 86% nhân viên tận tụy nói rằng mối quan hệ đó luôn luôn tốt hoặc gần như tốt. Khảo sát ở các nhân viên có mức độ tận tụy trong công việc ít hơn cho kết quả khác đáng kể: 72% nhân viên kém tận tụy miêu tả mối quan hệ luôn luôn hoặc gần như tích cực, so với chỉ có 45% nhân viên không tận tụy. Các kết luận này chỉ ra rằng mối quan hệ tốt với cấp trên ảnh hưởng rất lớn đến sự tận tụy của nhân viên. Họ kết luận rằng về cơ bản, những ai tận tụy hơn trong công việc sẽ có mối quan hệ với các đồng nghiệp tốt hơn là những người có mức độ tận tụy thấp hơn.

Khi người lao động Mỹ được hỏi về mức độ thường xuyên cảm thấy được thử thách trong công việc, 61% nhân viên tận tụy trả lời là thường xuyên. Ngược lại, chỉ có 49% nhân viên kém tận tụy và 24% nhân viên không tận tụy cùng ý kiến. Có vẻ như nhân viên tận tụy là những người nhận thức rằng công việc của họ được thử thách nhiều nhất trong số các nhân viên. Những người tham gia khảo sát cũng được hỏi về mức độ thường xuyên thấy nản lòng trong công việc. 39% nhân viên tận tụy trả lời là hiếm khi hoặc chưa bao giờ. Ngược lại, 60% nhân viên không tận tụy và 26% nhân viên kém tận tụy nói rằng họ rất thường xuyên cảm thấy nản lòng. Những câu trả lời này đưa đến kết luận rằng trong khi các nhân viên tận tụy thật sự cảm thấy được thử thách trong công việc, họ nhìn nhận những thử thách này theo cách tích cực hơn nhiều so với những nhân viên có mức độ tận tụy thấp hơn.

Tạp chí Quản lý Gallup cũng muốn tìm hiểu liệu cảm giác của nhân viên về giá trị của bản thân có ảnh hưởng đến sự tận tụy của họ hay không và câu trả lời là có. Khi được hỏi về mức độ khó khăn để công ty thay thế họ, 54% nhân viên không tận tụy nói rằng công ty sẽ rất khó khăn hoặc hơi khó khăn để tìm ra người thay thế họ, so với 76% nhân viên tận tụy. Các nhân viên tận tụy cũng cảm thấy an tâm hơn ở nơi làm việc: 54% trong số họ cảm thấy an tâm hơn trong công việc so với một năm trước, nhưng chỉ 36% nhân viên kém tận tụy và 18% nhân viên không tận tụy có cùng ý kiến.

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa hạnh phúc trong và ngoài công việc, cuộc khảo sát đưa ra câu hỏi liệu những người tham gia có thường xuyên cảm thấy hạnh phúc trong công việc không. 86% nhân viên tận tụy nói rằng họ rất thường xuyên cảm thấy như vậy, nhưng chỉ 11% nhân viên không tận tụy và 48% nhân viên kém tận tụy có cùng quan điểm. Trả lời cho câu hỏi: “Có bao nhiêu hạnh phúc trong cuộc sống của bạn bắt nguồn từ công việc?”, 45% nhân viên tận tụy trả lời là rất nhiều, so với chỉ 19% nhân viên kém tận tụy và 8% nhân viên không tận tụy.

Các kết luận này cho thấy những nhân viên tận tụy cảm nhận được niềm vui và sự hài lòng trong công việc nhiều hơn so với những nhân viên khác. Xét trên tổng thể, họ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống. Những cảm giác tiêu cực trong công việc dường như cũng ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của những nhân viên không tận tụy. Những người tham gia cuộc khảo sát được hỏi tháng trước sự căng thẳng trong công việc có làm cho họ hành xử không đúng với bạn bè và người thân nhiều hơn ba ngày hay không. 54% các nhân viên không tận tụy và 31% các nhân viên kém tận tụy trả lời “có”, trong khi chỉ có 17% nhân viên tận tụy nghĩ vậy.

Các kết quả của cuộc khảo sát Chỉ số mức độ tận tụy của người lao động (GMJ) của Tạp chí Quản lý Gallup cũng cho thấy một mối quan hệ mật thiết giữa hạnh phúc của nhân viên và sự tận tụy nơi làm việc. Những nhân viên hạnh phúc và tận tụy có vẻ dễ dàng có một mối quan hệ tốt với cấp trên, họ được trang bị tốt hơn để đối mặt với thử thách và thay đổi, họ cảm thấy được công ty đánh giá cao hơn, điều chỉnh căng thẳng công việc hiệu quả hơn và cảm thấy thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Biểu đồ dưới đây trình bày chi phí cho sự thiếu tận tụy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button