Kỹ năng mềm

Để Con Bạn Giỏi Như Einstein

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Để Con Bạn Giỏi Như Einstein ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Chẳng có gì ngạc nhiên khi ngày nay, nhiều bậc huynh và giáo viên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi dạy dỗ trẻ. Chúng ta cứ bị cuốn vào những giả định của xã hội về phương thức nuôi dạy, giáo dục thế hệ tương lai. Trong chuyện học hành của con trẻ, ai cũng bảo cần thúc đáy trẻ “càng nhanh càng tốt”. Mọi người cho rằng từng giây từng phút của trẻ đều cực kỳ quan trọng, rằng trẻ con như những tờ giấy trắng và người lớn phải là họa sĩ để vẽ lên đó những hình họa đặc sắc nhất. Những giả định đó và sự phát triển của trẻ hoàn toàn đi ngược lại các thông điệp rút ra từ các trường đại học, nơi các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em đã miệt mài nghiên cứu về quá trình phát triển và học hỏi của trẻ. Quyển sách này sẽ cho bạn cái nhìn mới mẻ về sự phát triển của trẻ dưới góc độ khoa học, từ đó góp phần loại bỏ thực trạng “sống vội” của vô số trẻ em, phụ huynh và giáo viên.

Lần đầu tiên chúng tôi nghĩ đến việc viết quyển sách này là vào giữa những năm 1980, khi giáo sư David Elkind của Đại học Tufts đến Philadelphia để nói về quyển sách nổi tiếng của ông: The Hurried Child (tạm dịch: Đứa trẻ sống vội). Giáo sư Elkind đã đề cập đến vấn đề này từ rất lâu, trước khi “thập kỷ trí não” diễn ra – tức là giai đoạn các bậc phụ huynh được bảo phải đưa việc phát triển trí não của trẻ vào danh sách “những việc cần làm ngay”.

Ông lo ngại khi thấy trẻ mẫu giáo bị “người lớn hóa” vì luôn phải mặc những bộ trang phục chỉnh tề, tham gia các hoạt động của người lớn như: học vi tính, nữ công gia chánh, tập đá bóng… Chỉ cần hai lần gõ phím tìm kiếm các thông tin nuôi dạy con cái trên Internet, những bậc phụ huynh sẽ đọc được ngay những lời cảnh báo của ông về vấn đề này. Lúc bấy giờ, tôi (Kathy) là giáo sư cấp dưới tại trường Haverford và đảm nhận nghiên cứu đề tài “Những đứa trẻ sống vội”. Quả thật, tôi đã cực kỳ ấn tượng với giáo sư David Elkind khi đón tiếp, đồng hành cùng ông trong suốt chuyến thuyết trình.

Vào thời điểm đó, tôi cũng đang làm mẹ của hai đứa con nhỏ: bé Josh 4 tuổi và Benj mới lên 2. Vừa hiểu ra lý thuyết của giáo sư Elkind quả rất đúng đắn khi bảo rằng người lớn cần dành nhiều thời gian hơn cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻ vui chơi nhiều hơn, tôi vừa cảm nhận rõ nỗi đau của một người mẹ “sống vội”. Cứ mỗi lần nghe bạn bè mách bảo về một lớp học năng khiếu hay câu lạc bộ thể thao nào đó dành cho trẻ mẫu giáo, tôi lại thấp thỏm lo lắng con mình sẽ tụt lại phía sau trong một xã hội đang mang nặng căn bệnh thành tích.

Là một nhà tâm lý về sự phát triển của trẻ, tôi hiểu giáo sư Elkind đã nói đúng về thực trạng khốn khổ của các bậc phụ huynh và trẻ con trong xã hội hiện đại ngày nay. Ấy vậy mà tôi vẫn phải cố vận dụng tất cả hiểu biết của mình mới có thể cưỡng lại ý nghĩ thúc đẩy con phát triển thật nhanh, thật xa. Dựa trên những kiến thức về sự phát triển của trẻ, tôi cho phép các con thoải mái chơi đùa. Và 16 năm sau, tôi rất vui sướng khi thấy hai cậu con trai lớn của mình (hiện tôi có tất cả ba cậu con trai) đều trúng tuyển các trường đại học mà chúng mong muốn, đồng thời trở thành những công dân hết sức hạnh phúc, thông minh và sáng tạo.

Cùng thời điểm đó, tôi (Roberta) nuôi hai đứa con và đang là giáo sư ở Đại học Delaware. Jordy lúc đó lên 9 còn Allison mới lên 5. Tôi còn nhớ khi con trai tôi thất bại trong vòng phỏng vấn tuyển sinh vào một trường tư, tôi đã tự hỏi có phải tôi đã sai lầm khi không chịu dạy cháu biết đọc trước, dù lúc đó thằng bé mới lên 4! Tôi đã để mình bị văn hóa xã hội tác động quá nhiều, trong khi lẽ ra mình phải hiểu biết và chủ động hơn nhiều người bởi tôi là chuyên viên tâm lý về sự phát triển của trẻ. Và trong giai đoạn sau, tôi đã chống lại điều đó vì đã hiểu rằng, thúc ép trẻ chỉ càng phản tác dụng, khiến trẻ sợ hãi chuyện học hành. Nhưng điều đó không có nghĩa cứ “thả rong” trẻ ở nhà. Tôi và con đã cùng tham gia các lớp học nhạc và tôn giáo. Đồng thời, tôi cố gắng tạo cơ hội cho con thỏa thích vui chơi.

Khi các con tôi được chọn vào lớp khiêu vũ dành cho sinh viên tại một câu lạc bộ địa phương, tôi đã huýt sáo vui sướng. Thật không dễ từ chối lời mời hết sức hấp dẫn ấy! Nhiều con cái của bạn bè tôi cũng tham gia lớp này. Nhưng theo kinh nghiệm rút ra từ các con của mình (nay chúng đã 20 và 24 tuổi), tôi thấy bọn trẻ vẫn thích những khoảng thời gian được chơi đùa tại nhà với bố mẹ hay với bạn bè hơn. Mới đây, cô con gái của tôi e thẹn thú nhận rằng khi còn bé, cháu từng chơi trò dùng các ngón tay trên cùng một bàn tay đóng giả các thành viên trong một gia đình. Và cháu đặc biệt thích trò chơi đó. Còn cậu con trai của tôi thì lại thích cái cầu thang phụ cũ trong nhà trước khi sửa sang lại gian bếp, vì theo cháu, đó là nơi cực kỳ tuyệt vời để chơi trò trốn tìm. Và cả hai đứa con tôi đều nhớ đã từng biến một cái thùng giấy đựng đồ gia dụng thành thiên đường án náu.

Liệu các con tôi có thiếu sót vì đã không tham gia các lớp khiêu vũ đó và do vậy, sẽ mất đi cơ hội học cách giao tiếp với người khác phái? Hay liệu chúng có thiệt thòi trong giao tiếp xã hội vì không biết các điệu nhảy đó? Tôi không nghĩ vậy. Con trai tôi tốt nghiệp một trường đại học thuộc khối Ivy League1, đã và đang có những đóng góp nhất định cho xã hội trong vai trò thành viên chương trình Teach for America. Còn cô con gái hiện đang học năm cuối đại học mỹ thuật, cũng đã góp phần cống hiến cho xã hội thông qua các hoạt động tình nguyện tại một trung tâm chống tệ nạn cưỡng hiếp. Cả hai cháu đều biết quan tâm mọi người, sống vui vẻ và hữu ích.

Chúng tôi chia sẻ như vậy để các bạn thấy rằng, ngay cả chúng tôi – những người có chuyên môn về sự phát triển và trưởng thành của trẻ – cũng có những lúc bán tín bán nghi khi cố tìm cách cân bằng cuộc sống của chính mình và của con cái. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ thấy rằng mình không phải là trường hợp ngoại lệ khi làm theo những gì “trái tim mách bảo”, dám “nói không” với những hoạt động ngoại khóa mà hầu hết những đứa trẻ ngày nay đang phải tham gia. Cuối cùng, chúng tôi chia sẻ với bạn những điều này để khi con bạn lớn lên, ngoái nhìn lại quá khứ, chúng sẽ nói cho bạn biết rằng tuổi ấu thơ được thoải mái chơi đùa cùng bạn bè và gia đình có ý nghĩa quan trọng thế nào với sự phát triển của chúng và chúng đã hạnh phúc biết bao.

ĐỌC THỬ

SỰ KHỐN KHỔ CỦA PHỤ HUYNH THỜI HIỆN ĐẠI

Một sáng thứ bảy, Felicia Montana cùng bạn bè đến trung tâm mua sắm để chọn những món đồ cần thiết cho đứa con đầu lòng sắp chào đời. Và rồi, cô bị cuốn theo quy trình mua sắm tạm gọi là “Khoa Học Và Những Phụ Huynh Thời Hiện Đại”.

Đầu tiên, cô bước vào một cửa hiệu treo tấm bảng sặc sỡ bảy sắc cầu vồng, có vẻ là nơi rất lý tưởng để bắt đầu “tour” mua sắm. Và tên gọi của cửa hiệu này cũng chính là “Điểm Khởi Đầu Lý Tưởng”. “Đây đúng là nơi có thể mua những thứ cần thiết cho bọn trẻ!” – Felicia và mấy cô bạn đều tự nhủ thế và cùng bước vào. Thế nhưng, khi bước ra khỏi cửa hiệu, Felicia chẳng còn biết mình thật sự muốn gì.

Cô nhanh chóng nhận ra những gì trong danh sách cần mua đã vượt xa những thứ thông thường như: tã giấy, xe đẩy, ghế ngồi cho bé khi đi ôtô… Cô phân vân không biết có nên mua những tranh ảnh trực quan (mặt trước in hình, mặt sau in chữ) mà các nhà sản xuất quảng cáo là “cách tốt nhất để cung cấp kiến thức cho con bạn”. Và nếu nên mua thì chọn loại nào? Loại về động vật hay loại chuyên về từ vựng? Những người bạn của cô vốn là những bà mẹ giàu kinh nghiệm nên tỏ ra khá am hiểu nhu cầu của con trẻ.

– Nhóc Jeremy nhà mình biết phân biệt tất cả các con thú ngay từ hồi mới 18 tháng cơ đấy! – Cô bạn Anna hãnh diện khoe.

– Cục cưng Alice của mình thì chuộng loại từ vựng hơn. Mới có 17 tháng mà con bé đã nói được vài từ khó rồi! – Erica cũng thêm vào.

Liệu Felicia nên chọn mua băng video nào cho con? Bé thông minh như Einstein, Thiên tài nhí Shakespeare hay Tiềm năng Van Gogh? Hay con cần cả ba loại đó? Còn loại video Bé thần đồng giúp phát triển cả não trái và não phải dành cho bé “từ 6 đến 36 tháng tuổi” thì sao?

Tất cả sản phẩm này đều hứa hẹn sẽ giúp tăng cường sự phát triển của bé nên Felicia ngầm cảm thấy nếu không mua thì con mình sẽ bị thiệt thòi lớn. Xem ra sản phẩm Bé thần đồng sẽ giúp trẻ “có đủ lợi thế thông minh để học tập vượt trội”. Cha mẹ nào mà chẳng muốn dành cho con mọi lợi thế chứ!

Felicia có phần bối rối, mất tự tin hơn khi quay lại trung tâm mua sắm. Và những cảm giác ấy càng tăng lên gấp bội khi cô vào nhà sách.

Anh Steve – chồng cô – có dặn cô mua vài quyển sách hướng dẫn cách nuôi dạy con. Khi đứng trước quầy trưng bày loại sách này, Felicia cầm lên quyển đầu tiên mà tay cô chạm đến: Làm mẹ trước khi sinh con, hướng dẫn cách làm mẹ khi bé còn là bào thai, thậm chí có hẳn một chương về “Tạo nền tảng thông minh cho bé”. Cô đặt lại quyển sách vào giữa “rừng” sách dạy con rồi đặt tay lên trán ngẫm nghĩ đến đau cả đầu.

Làm mẹ trước khi sinh con? Tạo nền tảng thông minh cho bé? Chẳng lẽ đây là những gì các bậc cha mẹ ngày nay phải lo lắng? Felicia thấy sốt ruột cho sự phát triển của đứa con trong bụng, dù rõ ràng là nó còn chưa chào đời!

TUỔI THƠ BẬN RỘN

Felica cũng nhận thấy hiện nay, cuộc chạy đua biến trẻ con thành những thần đồng nhí được khởi động ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Báo chí thường dỗ ngon dỗ ngọt các bà mẹ hãy chăm chỉ tập thể dục với lợi ích giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ. Trong khi đó, ở phần quảng cáo ngay những trang sau, họ lại thúc giục các bậc phụ huynh đi mua các đĩa CD dạy ngoại ngữ cho thai nhi. Nhiều người hẳn sẽ chẳng hề do dự tìm hiểu việc có thể sử dụng sợi quang học để truyền tải các bài học cho thai nhi trong bụng mẹ!

Và một khi trẻ chào đời, áp lực thúc đẩy chúng phát triển những kỹ năng của người lớn càng trở nên khốc liệt. Chúng bị ép phải học đọc nhanh hơn, làm tính cộng trừ nhanh hơn và thậm chí phải làm được những công việc khó khăn như nhận biết mặt mũi các nhà soạn nhạc quá cố nhiều năm trời trước khi chúng thực sự cần đến những kiến thức đó (nếu có cơ may dùng đến).

Ngành công nghiệp giáo dục ngày nay đã nhanh chóng tìm được một lượng lớn phụ huynh luôn sẵn sàng làm mọi cách nâng cao khả năng của con cái. Một cuộc khảo sát cho thấy 65% phụ huynh tin rằng tranh ảnh trực quan “rất hiệu quả” trong việc giúp trẻ lên 2 phát triển trí tuệ. Và hơn 1/3 các bậc cha mẹ tham gia khảo sát tin rằng những trẻ được cho nghe nhạc Mozart sẽ phát triển trí não tốt hơn.

Rõ ràng, phụ huynh ngày nay liên tục phải nghe các chuyên viên tiếp thị của những hãng đồ chơi rao nhan nhản rằng ngành kinh doanh đồ chơi giáo dục trẻ em mang lại cho họ đến 1 tỉ đô la lợi nhuận mỗi năm. Tình hình kinh doanh khả quan đến mức những công ty như Baby Einstein – vốn được Disney mua lại vào năm 2001 – đang không ngừng tung ra nhiều dòng sản phẩm mới, trong đó có dòng “Einstein tí hon” dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Ngay cả những người tưởng như không hề thuộc nhóm đối tượng khách hàng của các nhà sản xuất cũng bị tác động. Diane – một bà mẹ hai con ở San Francisco, nói: “Bà của tôi đang ở trong viện dưỡng lão vừa gửi cho tôi một máy chơi nhạc của Mozart và Bach vì muốn các cháu mình sẽ đứng đầu lớp!”.

Và khi trẻ càng lớn thì gánh nặng học hành của trẻ càng nặng nề và tốn kém hơn, từ học chơi đàn violon, học lái xe đạp đến chuyện học trường tư, học với gia sư.

MỘT XÃ HỘI KHÔNG NGỪNG CHẠY ĐUA: NHANH HƠN, GIỎI HƠN, NHIỀU HƠN

Ngày nay, rất nhiều người nghĩ rằng kiểu giáo dục để trẻ tự học hỏi, tự khám phá mọi thứ xung quanh và phụ huynh chỉ thỉnh thoảng hỗ trợ trẻ khi có cơ hội thích hợp đã không còn hợp thời. Người lớn bị buộc phải làm việc nhiều hơn, hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta ăn thức ăn đóng gói sẵn, hâm nóng lại bằng lò vi ba và lên lịch cho những kỳ nghỉ chớp nhoáng. Lúc nào chúng ta cũng bảo nhau rằng nhanh hơn sẽ tốt hơn, để rồi “truyền tải” nếp nghĩ này cho con trẻ lúc nào chẳng hay.

Hãy thử quan sát một ngày tiêu biểu của một gia đình Mỹ, tạm gọi là gia đình ông bà Smith.

Marie Smith là giáo viên, mỗi ngày, chị thức dậy lúc 6 giờ sáng. Trong vòng một tiếng đồng hồ, chị thay đồ cho bọn trẻ gồm Gerry (11 tuổi) và Jessica (3 tuổi), chuẩn bị bữa ăn sáng, làm vài việc nhà, xem vài mẩu tin trên ti vi rồi lái xe đưa bé Jessica đến nhà trẻ. Chồng chị, anh Brian, đến công ty MacDonnell Douglas làm việc vào lúc 6 giờ 20, tiện thể đưa nhóc Gerry đi tập bóng rổ. Marie đón bé Gerry vào lúc 7 giờ 35 sáng rồi hai mẹ con cùng đi bộ đến ngôi trường nơi Marie dạy mẫu giáo và bé Gerry học lớp 5.

Tan học, Marie đón Gerry vào lúc 5 giờ chiều rồi ghé đón luôn bé Jessica. Cô ghé mua rau củ và vài dụng cụ cần thiết cho Gerry làm bài tập ở nhà. 6 giờ chiều, Marie tạm gác chuyện bếp núc để đưa Gerry đi tập bóng đá cùng đội bóng nhà thờ hoặc đi học đàn ghi ta. Cuối cùng, những bận rộn của một ngày chỉ tạm lắng lại vào khoảng 7 giờ 30 phút tối, khi Brian đưa Gerry về nhà và các thành viên cùng ăn tối.

Thật không may, loại thời khóa biểu bận tối mắt tối mũi thế này dường như rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Những thay đổi lớn lao trong đời sống gia đình của các thế hệ gần đây là hệ quả của việc ngày càng nhiều bà vợ “xông pha” ra ngoài kiếm tiền không thua kém chồng. Vào thời điểm năm 1975, ở Mỹ chỉ có 34% bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi đi làm. Thế nhưng đến năm 1999, con số này tăng gần gấp đôi (61%). Phần lớn con của những phụ nữ này chỉ mới là trẻ sơ sinh. Dĩ nhiên, chúng ta đều biết các ông bố đã phải bươn chải kiếm tiền ngoài xã hội hơn một thế kỷ nay.

Nhưng guồng quay hối hả của xã hội ngày nay không chỉ đòi hỏi cả vợ lẫn chồng làm việc, mà họ còn làm việc nhiều giờ hơn trước.

Thực ra, người Mỹ làm việc nhiều hơn người dân bất kỳ đất nước nào, kể cả người Nhật. Số liệu nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế vào năm 1997 cho thấy, trung bình các ông bố Mỹ làm việc 51 giờ/tuần còn các bà mẹ Mỹ làm việc 41 giờ/tuần.

Bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong một cuộc khảo sát, 25% các ông bố bà mẹ Mỹ cho biết không có thời gian dành cho gia đình vì phải “đua” theo công việc. Cùng với xu thế đó, một nghiên cứu về việc sử dụng thời gian cho thấy, thời gian các bà mẹ dành cho mỗi đứa con đã thay đổi rất nhiều trong vòng 50 năm qua, cụ thể là những hoạt động họ thường làm với con. Trong khi đó, thời gian đưa đón con từ lớp học này sang lớp học khác để “làm giàu trí tuệ” lại tăng lên. Họ thường chở con đến các lớp năng khiếu rồi đứng bên ngoài cổ vũ, động viên con như những ông bố, bà mẹ kiểu mẫu.

Điều này làm nảy sinh ý tưởng về “thời gian chất lượng” từ những năm 1970. Những bậc phụ huynh nhanh chóng đón nhận khái niệm này giữa lúc khái niệm “thời gian số lượng” đang chiếm ưu thế. Họ nhanh chóng tối đa hóa chất lượng thời gian dành cho con, biến chúng thành những “đứa trẻ được lập trình” kỹ càng, tức là mọi khoảnh khắc của chúng đều được lên kế hoạch sử dụng sít sao.

Nhưng thật không may, các bậc phụ huynh ấy lại không hề có niềm vui làm cha mẹ – điều lẽ ra phải là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời. Và rồi họ nhanh chóng nhận ra rằng những hoạt động ngoại khóa lẫn kiểu “học nhồi, học nhét” ấy chẳng ích lợi gì cho con cái.

Trên tạp chí Newsweek gần đây, một bà mẹ có 4 con đã khẳng định mình tốn quá nhiều thời gian để đưa đón con tham gia các hoạt động ngoại khóa đến nỗi đứa con 1 tuổi hầu như được nuôi dạy toàn trên ôtô. Cô viết: “Khi không ở trên xe, thằng bé có vẻ như mất hẳn phương hướng”.

Các gia đình ngày nay quá bận bịu với việc kích thích trẻ phát triển nhanh và ngày càng ít có thời gian vui đùa với nhau. Cũng vì thế mà chẳng có gì ngạc nhiên khi thành phố Ridgewood ở bang New Jersey buộc phải dành ra một buổi tối mùa đông có tên gọi “Buổi tối gia đình”. Phối hợp với trường học, ban lãnh đạo thành phố đã hủy bỏ toàn bộ các hoạt động thể thao, bài tập về nhà, các lớp học thêm, kể cả những buổi học giáo lý để các bậc phụ huynh và con cái được ở nhà trọn vẹn một buổi tối! Và tất cả chỉ cần có thế thôi!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button